Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Thực hành Thực hành tiếng Việt

Vuihoc gửi đến các em Soạn bài Thực hành Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo) chi tiết nhất và dễ hiểu nhất. Không chỉ nếu lên được cách sử dụng từ Hán Việt mà còn giải nghĩa được những từ Hán Việt thông dụng.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)

1. Câu 1 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo.

- Một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo là:

  • Nhân nghĩa: tấm lòng nhân đạo thương người, đối xử với người khác với lòng yêu thương và theo lẽ phải.

  • Phong tục: Đây là chỉ những thói quen trong sinh hoạt đời sống đã có từ nhiều đời, ăn sâu vào một xã hội nhất định và được người dân nơi đó làm theo. Phong tục sẽ truyền từ đời này sang đời khác.

  • Độc lập: Một mình làm việc gì đó hay sống một cuộc sống một mình mà không phụ thuộc bất cứ một ai khác.

 

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Kết nối tri thức

 

- Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích trên:

  • Việc sử dụng hệ thống từ Hán Việt giúp cho đoạn trích trên có thể biểu đạt tốt hơn:

  • Giúp cho văn bản trở nên xúc tích, ngắn gọn hơn.

  • Khiến cho tác phẩm giữ nguyên được những từ ngữ chính, giữ trọn vẹn ý nghĩa của từng câu trong tác phẩm

- Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

  • Cô ấy đã sống một đời nhân nghĩa.

  • Đất nước ta là một đất nước có nền văn hiến lâu đời.

  • Đất nước ta là một đất nước tụ họp nhiều anh hùng hào kiệt.

2. Câu 2 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Đọc lại đoạn 3 của văn bản Bình Ngô đại cáo (từ "Ta đây:" đến "Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều"), lập bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê các điển tích và nêu tác dụng biểu đạt của chúng theo gợi ý sau:

STT

Điển tích

Tác dụng biểu đạt

1

Đau lòng nhức óc

Giúp tăng tác dụng biểu đạt để thấy được sự căm giận với quân giặc Minh

2

Nếm mật nằm gai

Cho thấy được sự kiên trì, lòng dũng cảm của tướng sĩ Lam Sơn trong công cuộc đấu tranh giành lại đất nước

3

Quên ăn

Thể hiện được sự cần cù, miệt mài trong việc nghiên cứu binh pháp, tìm kế đánh giặc

4

Lược thao (Ghép từ Lục thao và tam lược)

Thể hiện được kiến thức sâu rộng của quân sĩ Đại Việt với binh thư

5

Tiến về đông

Nói lên mong muốn tiến về phía Đông Đô, cũng như khao khát bao đời từ Hán Cao tổ

6

Dành phía tả

Tấm lòng cầu hiền tài một cách chân thành

7

Dựng cần trúc

Sự thật về hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, gian khó mọi mặt nhưng vẫn kiên cường đoàn kết đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn

8

Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Gợi lên tình cảm yêu thương gắn bó như những người thân trong gia đình của tướng và lính nghĩa quân Lam Sơn

 

3. Câu 3 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Hầu hết các từ có yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn, không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.

- Những từ có yếu tố “nghĩa” trong nguyên tác Bình Ngô không dịch ra tiếng Việt có thể kể đến:

  • Nhân nghĩa: là lòng thương yêu con người, luôn đối xử với mọi người với lòng tốt và lẽ phải.

  • Cờ nghĩa: Lá cờ được dùng làm hiệu lệnh, đại diện cho một quân đội

  • Đại  nghĩa: là việc chính nghĩa lớn lao

  • Dấy nghĩa: Có người đứng lên tổ chức một quân đội mới, nhằm chống lại ách thống trị của thế lực xấu xa trước đó.

4. Câu 4 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó.

- Một số từ Hán Việt có yếu tố “nhân” được dùng giống với nghĩa trong từ nhân nghĩa là:

  • Nhân hậu: là người có lòng yêu thương con người, sống có tình có nghĩa

  • Nhân ái: là lòng bác ái tình yêu thương với cả thế giới

  • Nhân từ: Lòng tư bi không sân si với đời, là người hiền lành dễ tha thứ

  • Nhân văn: là một định nghĩa thuộc về văn hóa của loài người

 

 

Soạn bài Thực hành Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo) mà bài viết bên trên đã thể hiện không chỉ mang đến cho các em thêm kiến thức về từ công dụng của từ Hán Việt mà còn có thể giúp các em biết thêm một số từ Hán Việt thông dụng. Các em hãy cùng theo dői VUIHOC để có thêm những kiến thức hữu ích hơn nhé !

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-su-dung-tu-han-viet-tiep-theo-2686.html

 

 

Tovább

Soạn bài Dục Thúy Sơn sách văn 10


Bài viết dưới đây là Soạn bài Dục Thúy Sơn sách văn 10 kết nối tri thức và chân trời sáng tạo. Không chỉ mang đến nội dung của tác phẩm mà Vuihoc còn nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

1. Soạn bài Dục Thúy Sơn sách văn 10 kết nối tri thức

1.1 Soạn bài Dục Thúy Sơn trước khi đọc 

Câu 1 Hãy kể tên một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

- Đèo Ngang (Quảng Bình) là nơi khơi nguồn cảm hứng cho tác phẩm Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

- Núi Côn Sơn là nơi Nguyễn Trãi sáng tác Côn Sơn ca.

- Sông Bạch Đằng là nơi tác giả Trương Hán Siêu tạo ra tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 chi tiết

Câu 2 Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng được tác giả Nguyễn Trãi sáng tác trong một lần ông đi thuyền qua vùng sông nước Bạch Đằng. Bài thơ này đã tái hiện được một bức tranh sông Bạch Đằng hùng vĩ mà đầy hiểm trở. Đây là nơi ông cha ta đã chiến thắng oanh liệt trước sự đô hộ của quân giặc phương Bắc. Nguyễn Trãi vừa thể hiện được chất chiến sĩ trong con người mình vừa bày tỏ sự xúc động xen lẫn hoài niệm về thời gian chính bản thân mình tham gia vào những trận chiến lịch sử đó.

1.2 Soạn bài Dục Thúy Sơn trong khi đọc 

Câu 1 Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

- Tác phẩm đã được viết theo thể thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật. Mỗi tác phẩm thuộc thể loại này bao gồm tám câu, mỗi câu đủ năm chữ. Theo như luật cơ bản thì sẽ viết theo luật bằng trắc. Các câu thứ nhất, hai, thứ tư thứ sáu và thứ tám sẽ được gieo vần. Giọng thơ như tiếng nhạc nhẹ nhàng theo nhịp điệu. Niêm và vần của thể thơ ngũ ngôn bát cú cũng sẽ giống như niêm và vần của thể thơ thất ngôn bát cú.

Câu 2 Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

- Các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh ẩn dụ cần chú ý:

  • Chi tiết miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi Dục Thúy

  • Hình ảnh so sánh dáng của núi, bóng của tháp,...thêm vào đó là “gương sông” với “ánh tóc huyền” giúp ta thấy được vẻ đẹp của nàng tiên nữ.

  • Hình ảnh ẩn dụ về tấm bia đá có khắc thơ văn của tác giả Trương Hán Siêu. Ẩn dụ về cả đóa “liên hoa phù thủy thượng”, đóa hoa sen theo đạo phật tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng thanh khiết. Trên núi Dục Thúy có chùa tháp nên khi thấy hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước ta có thể hình dung ra vẻ đẹp trong trẻo mà cao quý của nơi đây. 

1.3 Soạn bài Dục Thúy Sơn sau khi đọc 

Câu 1 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức

Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

- Một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ là:

  • Ở trong bản dịch nghĩa, các từ viết bằng tiếng Hán đều được giải nghĩa đầy đủ giúp cho câu thơ được rő nghĩa hơn, ý thơ được làm nổi bật hơn dễ hiểu hơn.

  • Ở trong bản dịch thơ, bài thơ được cô đọng hơn ngắn gọn hơn nhưng có phần khiến cho nó khó hiểu hơn vì phải lược bỏ một số từ cho đủ số lượng từ trong từng câu thơ.

Câu 2 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức

Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

- Tác phẩm Dục Thúy Sơn có kết cấu đề - thực - luận - kết

  • Hai câu mở đầu là “đề”

  • Hai câu thơ tả thực tiếp theo là “thực” 

  • “Luận” là bốn hình ảnh ẩn dụ đối nhau trong hai câu thơ

  • “Kết” chính là hai câu thơ cuối

Câu 3 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

- Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả:

  • Dáng núi như đóa hoa sen nổi bên trên mặt nước.

  • Bóng của tòa tháp ở trên núi khi soi chiếu xuống mặt nước hồ được liên tưởng như một chiếc trâm ngọc xanh xinh đẹp.

  • Ngọn núi khi được ánh mặt trời chiếu xuống phản chiếu dưới mặt nước được miêu tả như một nàng thiếu nữ xinh đẹp đang rũ mái tóc dài mềm mại óng ả.

  • Qua góc nhìn và từng từ ngữ câu thơ của tác giả, người đọc có thể tưởng tượng ra vẻ đẹp của núi Dục Thúy. Đây là sự hoàn hảo của tự nhiên vừa hùng vĩ lại đầy dịu dàng thơ mộng. 

 

Câu 4 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức

Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

- Núi Dục Thúy được miêu tả cận cảnh qua các chi tiết:

  • Dáng núi như một đóa liên hoa

  • Bóng tháp trên núi khi soi xuống mặt nước như một chiếc trâm ngọc

  • Cả ngọn núi hùng vĩ khi được ánh sáng chiếu vào qua những sóng nước như một mái tóc xanh biếc.

  • Những vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng này khiến ta hiểu thêm về một tâm hồn mơ mộng đầy tài hoa của tác giả Nguyễn Trãi. Qua giọng thơ của ông, người đọc đã thấy được một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ tuyệt trần ở đất nước Việt Nam ta.

Câu 5 trang 25 SGK văn 10/2 Kết nối tri thức

Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sống kỳ vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Nỗi niềm của tác giả Nguyễn Trãi muốn được bày tỏ qua hai câu thơ cuối là về câu ca dao tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Mỗi khi nhìn thấy một cảnh vật nào ở quê hương cũng là lúc những hoài niệm ùa về, gợi cho một nhà thơ lỗi lạc trong quá khứ.

2. Soạn bài Dục Thúy Sơn sách văn 10 chân trời sáng tạo

2.1 Câu 1 trang 47 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

- Núi Dục Thúy qua lời miêu tả của tác giả hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ diễm lệ như cảnh đẹp nơi tiên giới.

- Cách miêu tả núi Dục Thúy trong hai câu thực của tác giả độc đáo ở chỗ:

  • Khéo léo sử dụng phép đối để người đọc có thể dễ dàng thấy được sự đối lập giữa sự nổi lên như đóa sen của ngọn núi và độ rơi của bóng tháp trên đỉnh núi xuống mặt nước. Tác giả đã sử dụng góc nhìn thẳng đứng để cảm nhận và miêu tả thiên nhiên nơi đây.

  • Phép đối tẩu mã ở đây là cảnh bông hoa sen nổi lên trên mặt nước. Qua bông hoa đó phát triển dần lên thành cảnh sắc của chốn bồng lai tiên cảnh.

2.2 Câu 2 trang 47 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng biểu cảm ra sao?

- Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng đan xen cả hai biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh. So sánh hình ảnh bóng của tháp như một chiếc trâm màu xanh ngọc còn ánh sáng của nơi sông nước khi phản chiếu ngọn núi như một cô thiếu nữ đang soi mái tóc xanh biếc của mình. 

- Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này khiến cho tác phẩm thơ có sức gợi hơn, tạo cho người đọc những liên tưởng tới núi non cảnh vật. Tất cả những điều đó gửi đến cho người đọc những vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

2.3 Câu 3 trang 47 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Dục Thúy đến nỗi lòng hiu quạnh khi nhớ đến quan Trương Thiếu Bảo.

- Tác giả Nguyễn Trãi đã nhớ đến Trương Thiếu Bảo bởi trước đây Trương Thiếu Bảo đã từng tới núi Dục Thúy và ông đã khắc một bài ký trên tháp nơi núi này.

- Khi Nguyễn Trãi nhớ đến Trương Thiếu Bảo như là dẫn chứng cho câu ca dao “uống nước nhớ nguồn”. Đây cũng là chứng minh cho dòng chảy của thời gian.

2.4 Câu 4 trang 47 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trong bài thơ, hình ảnh mà mang lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là hình ảnh bông hoa sen nổi trên mặt nước. Em ấn tượng bởi tưởng chừng đây là hình ảnh quen thuộc có thể dễ thấy ở làng quê Việt Nam mà qua lời thơ của tác giả lại mang theo một rung cảm khác. Đây cũng là chứng minh cho vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi.

 

VUIHOC đã gửi đến các bạn Soạn bài Dục Thúy Sơn sách văn 10 kết nối tri thức và chân trời sáng tạo. Hy vọng bài viết trên không chỉ giúp các bạn hiểu thêm góc nhìn đa chiều về tác phẩm mà còn cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ của núi Dục Thúy.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-duc-thuy-son-sach-van-10-ket-noi-tri-thuc-va-chan-troi-sang-tao-2685.html

 

Tovább

Soan bai bao kinh canh gioi

Bài viết dưới đây Vuihoc sẽ gửi tới các em Soạn bài Bảo kính cảnh giới văn 10 kết nối tri thức và chân trời sáng tạo. Không chỉ phân tích nội dung của tác phẩm, Vuihoc còn đi vào làm rő đặc điểm thơ ca của tác giả Nguyễn Trãi và mạch cảm xúc của ông khi sáng tác tác phẩm.

1. Soạn bài Bảo kính cảnh giới sách văn 10 Kết nối tri thức

1.1 Soạn bài Bảo kính cảnh giới trước khi đọc 

Câu 1: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

- Một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà em đã có cơ hội đọc là:

  • Một số tác phẩm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước,...

  • Một số tác phẩm thể thơ thất ngôn bát cú: Qua đèo ngang, Bạch đằng giang,...

>> Xem thêm: Soạn văn 10 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

Câu 2: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

- Một số đặc điểm hình thức giúp người đọc có thể dễ dàng nhận ra thể loại của bài thơ đó là:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú: Tác phẩm gồm tổng tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Trong đó có câu 1,2 và 4 hoặc chỉ có câu 2 và câu 4 có hiệp vần với nhau ở chữ cuối cùng trong câu đó. 

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Tác phẩm gồm tổng bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Trong đó câu 1,2,4 có gieo vần ở cuối câu.

1.2 Soạn bài Bảo kính cảnh giới trong khi đọc 

Câu 1: Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng

- Các động từ cần chú ý: đùn đùn, phun, đàn, tịn, hóng mát,...

- Các tính từ cần chú ý: rợp trương, thức đỏ, ngày trường,...

- Các từ láy cần chú ý: đùn đùn, dắng dỏi, lao xao,...

- Câu thơ sáu tiếng cần chú ý: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”, “Rồi hóng mát thuở ngày trường”,...

Câu 2: Hình dung về bức tranh cuộc sống

Bức tranh cuộc sống này có sự xuất hiện hòa hợp giữa thiên nhiên và con người với các gam màu nóng như màu đỏ của hoa lựu, màu vàng của ánh sáng mặt trời, màu hồng của hoa sen và màu xanh của cây hòe. Lúc này cảnh thiên nhiên rất sôi động, tràn đầy sức sống. Là nơi ở của những con người bình dị mang đậm bản sắc làng quê Việt Nam. Tất cả những đặc điểm này đã tạo nên bức tranh mùa hè xinh đẹp tại nước nhà.

1.3 Soạn bài Bảo kính cảnh giới sau khi đọc 

Câu 1 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

- Thể loại của tác phẩm: Thơ Nôm đường luật

- Bố cục: Chia thành hai phần

  • Phần 1 gồm 6 câu thơ đầu với nội dung miêu tả bức tranh mùa hè

  • Phần 2 gồm 2 câu thơ cuối là tâm trạng và mong muốn của nhà thơ

Câu 2 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ mở đầu “Rồi hóng mát thuở ngày trường” cho thấy phần nào tâm trạng và cuộc sống của nhân vật trữ tình. 

- Chữ “rồi” ở ngay đầu mang nghĩa rảnh rỗi, nhàn nhã, thư thái. Chỉ qua một từ đã thể hiện được cuộc sống lúc đó của tác giả Nguyễn Trãi. Câu thơ ngắn ngủi nhưng đã vẽ ra được bức tranh có con người thảnh thơi ngồi ngắm cảnh.

- Nhưng đó cũng là nỗi sầu của nhà yêu nước, chiến sĩ cách mạng khi mà đất nước đang lâm nguy lại chỉ có thể ngồi không hóng mát, không có cách nào cống hiến giải cứu đất nước.

 

Câu 3 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

- Cách từ ngữ, hình ảnh đã được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh mùa hè có thể kể đến: thạch lựu, hòe lục, cầm ve, hồng liên trì,...

- Khung cảnh đó có màu xanh của cây hoa hòe, có màu đỏ của cây hoa lựu, có cả màu hồng của bông sen và màu vàng chói của ánh mặt trời ban chiều.

- Cây hòe là loài cây xuất hiện đầu tiên trong đầu câu thơ. Đây là loài cây đặc trưng của vùng đất Bắc Bộ, nó phổ biến đến mức có thể gặp dễ dàng ở mọi nơi.Tác giả đã kết hợp sử dụng tính từ láy toàn phần “đùn đùn” với động từ mạnh “giương” để hỗ trợ miêu tả sự nảy nở, sum suê của cây hòe khiến cho cây hòe nói riêng và cả bức tranh trở nên có hồn không.

- Không chỉ cảm nhận bức tranh mùa hè bằng thị giác, tác giả Nguyễn Trãi còn cảm nhận bằng cả thính giác và khứu giác. Động từ mạnh “phun” kết hợp với nhịp thơ ¾ đã làm cho cảnh vật nổi rő hơn nhưng lại rất nhẹ nhàng mát dịu chứ không bị oi bức chói chang bởi nắng mùa hè.

- Tác giả đã chọn thời gian cuối ngày để miêu tả nhưng dù cho mặt trời đã lặn thì mùa hè Bắc Bộ vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ mang tính gợi cao như “phun”, “đùn đùn”, “lao xao”, “dắng dỏi”, “giương”,...

- Sự đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và cách miêu tả thiên nhiên của tác giả Nguyễn Trãi được thể hiện qua những chi tiết:

- Bằng cách sử dụng bút pháp tả cảnh một cách tinh tế tác giả đã thể hiện được những đặc trưng của mùa hè vùng Bắc bộ qua tác phẩm. Dù tất cả cảnh vật thiên nhiên đều rất giản dị, dường như không có gì quá nổi bật nhưng vẫn có thể đem lại cho người đọc cảm giác bất ngờ mới lạ như mới được nhìn thấy lần đầu.

- Không giống như phần lớn các nhà thơ Trung đại khác, tác giả Nguyễn Trãi không chọn cách sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình mà nhẹ nhàng khắc họa từng hình ảnh thiên nhiên một cách sinh động mà chân thực nhất.

Câu 4 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

- Cuộc sống của con người đã được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh và hình ảnh: 

  • Hình ảnh một làng ngư dân đánh cá với những tiếng “lao xao” của những con người lao động đang chăm chỉ miệt mài làm việc.

  • Đó là bức tranh “lầu tịch dương” đã tái hiện cuộc sống của con người cùng với âm thanh cũng đàn ve kêu gọi hè về.

  • Mối liên hệ giữa khung cảnh mùa hè đó với những ước nguyện của nhân vật trữ tình gửi gắm trong hai câu thơ cuối:

=> Khung cảnh mà tác giả khắc họa lên chính là hình ảnh cuộc sống no đủ hạnh phúc của người dân.Qua đó ta có thể cảm nhận được nguyện ước của nhân vật trữ tình chính là có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để có thể ca ngợi cuộc sống hiện nay. Khát vọng ấy không chỉ bó hẹp trong một ngôi làng nhỏ, phạm vi nhỏ mà còn dành cho mọi miền quê, mọi con người trên toàn thế giới. Khát vọng lớn nhất của nhân vật trữ tình, của tác giả Nguyễn Trãi chính là mong ước toàn nhân loại có một cuộc sống yên bình ấm no đủ đầy.

Câu 5 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ?

- Vị trí của câu lục ngôn trong tác phẩm: Ở câu đầu tiên và câu thơ cuối cùng

- Giá trị của hai câu thơ lục ngôn: Chỉ qua hai câu thơ sáu chữ đã có thể gây ra được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về cả mặt nội dung lẫn hình thức. Ngoài ra nó còn thể hiện được phong cách riêng biệt của nhà thơ. 

Câu 6 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

- Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được:

  • Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi, ông là người yêu thiên nhiên, luôn sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên. Tác giả luôn muốn hòa mình với thiên nhiên, chan hòa với vạn vật nhưng vẫn không quên thực tại.

  • Nhà thơ Nguyễn Trãi còn là một người toàn tài, văn vő song toàn. Không chỉ tài năng mà ông còn giữ được cho mình một tâm hồn trong sáng, luôn sống trung thực đứng đắn. Gần như cả cuộc đời mình ông đã dành để nghĩ cho hạnh phúc của nhân dân, là khát khao ấm no hạnh phúc của toàn nhân loại.

1.4 Kết nối đọc viết trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)

Tác phẩm Bảo kính cảnh giới của nhà thơ Nguyễn Trãi tuy vẫn sử dụng phong cách của thơ Đường nhưng ông vẫn có sự phá cách, khác biệt so với các nhà thơ trung đại khác. Ông đã thả được nét đặc trưng của mình bằng cách biến bài thơ thất ngôn thông thường trở nên mới lạ hơn khi thêm hai câu sáu chữ vào. Thêm vào đó là sự ngắt nhịp mới lạ với nhịp một, hai và ba cùng với thanh bằng ở trong mỗi cuối câu. Thanh bằng này như một tiếng thở dài trong từng câu thơ nhưng cũng không quá não nề buồn bã. Chính vì sự mới lạ phá cách này đã góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân, khiến người đọc dễ nhận ra tác phẩm của tác giả Nguyễn Trãi.

2. Soạn bài Bảo kính cảnh giới sách văn 10 Chân trời sáng tạo

2.1 Câu 1 trang 44 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).

- Tác giả Nguyễn Trãi đã quan sát rất kỹ bức tranh ngày hè và đã khéo léo miêu tả bức tranh đó một cách chân thực và sống động để nói lên tình yêu thiên nhiên đất nước của chính bản thân mình.

- Cách sử dụng hình ảnh sống động “đùn đùn” mang nghĩa dồn dập tuôn chảy ra, “giương” rộng ra, “phun”, “tiễn”,... để tạo nên sự căng tràn sức sống của vạn vật trong mùa hè. Tất cả những hình ảnh kết hợp lại khiến cho mùa hè vừa quen thuộc lại vẫn mới lạ, ấn tượng.

- Tác giả Nguyễn Trãi không chỉ sử dụng thị giác sắc bén của mình mà còn phối hợp với thính giác và khứu giác để có thể cảm nhận mùa hè một cách trọn vẹn nhất, toàn diện nhất.

2.2 Câu 2 trang 44 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- Nét đặc sắc của bài thơ đã được tác giả thể hiện qua:

  • Thể thơ đặc biệt, thất ngôn xen lục ngôn với cách ngắt nhịp độc đáo

  • Câu đầu tiên và câu cuối cùng (Câu 1 và câu 8) chỉ có sáu chữ.

  • Câu thứ ba và thứ tư sử dụng cách ngắt nhịp ¾.

  • Câu đầu tiên và câu cuối cùng có thể tách trở thành một câu hoàn chỉnh. Đây là sự khác biệt với các bài thơ Đường luật khác bởi theo truyền thống thông thường câu một và câu hai phải gắn với nhau thành một chỉnh thể, câu bảy và câu tám cũng phải gắn liền với nhau như vậy.

=> Tất cả những nét đặc sắc này đã tạo ra dấu ấn cá nhân trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi. Qua đó còn thể hiện được tài quan sát sự vật hiện tượng và khả năng mang những điều mình thấy vào các tác phẩm văn học của ông cùng với tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp của tác giả.

2.3 Câu 3 trang 44 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện xuyên suốt:

  • Câu đầu tiên: Thể hiện tâm trạng thanh thản thư thái của tác giả đang ngắm cảnh thiên nhiên.

  • Câu thứ hai đến câu thứ sáu: Là tâm trạng rộn ràng, phấn chấn của tác giả trước cảnh thiên nhiên ngày hè.

  • Hai câu thơ cuối cùng: Thể hiện niềm yêu thương tha thiết của tác giả với đất nước, với cuộc đời.

  • Từ mạch cảm xúc đó ta có thể cảm nhận được tác giả Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, luôn sống hòa mình với thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu đất nước yêu nhân dân. 

 

VUIHOC gửi đến các em bài Soạn bài Bảo kính cảnh giới văn 10 kết nối tri thức và chân trời sáng tạo. Qua bài soạn này hy vọng có thể giúp các em có góc nhìn đa chiều hơn về tác phẩm cũng như cảm nhận được bức tranh ngày hè căng đầy sức sống mà tác giả Nguyễn Trãi đã mang vào bài thơ.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-bao-kinh-canh-gioi-van-10-ket-noi-tri-thuc-va-chan-troi-sang-tao-2684.html

 

 

Tovább

Soạn văn lớp 10

Trước khi học văn trên lớp, các em học sinh cần phải chuẩn bị bài soạn văn ở nhà từ trước. Nếu các em gặp khó khăn khi chuẩn bị bài soạn thì hãy tham khảo Soạn văn 10 chương trình mới của VUIHOC nhé!

1. Soạn văn 10 - Sách kết nối tri thức

1.1 Soạn bài Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức 

  • Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

  • Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục

  • Soạn bài Chữ người tử tù

  • Soạn bài Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 37 sách kết nối tri thức 10

  • Soạn bài Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản

  • Soạn bài Thu hứng

  • Soạn bài Mùa xuân chín

  • Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

  • Soạn bài Thực hành Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 sách kết nối tri thức 10

  • Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

  • Soạn bài Yêu và đồng cảm

  • Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 sách Văn 10/1 kết nối tri thức

  • Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94 sách kết nối tri thức 10

  • Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

  • Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

  • Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 112 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

  • Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 sách kết nối tri thức 10

  • Soạn bài Xúy Vân giả dại

  • Soạn bài Huyện đường

  • Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

  • Soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam.

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 sách kết nối tri thức 10

1.2 Soạn bài Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức

  • Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi

  • Soạn bài Bình Ngô đại cáo

  • Soạn bài Bảo kính cảnh giới

  • Soạn bài Dục Thúy Sơn

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33

  • Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

  • Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

  • Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ

  • Soạn bài Thực hành tiếng việt Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

  • Soạn bài Sự sống và cái chết

  • Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt

  • Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

  • Soạn bài Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

  • Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 95

  • Soạn bài Về chính chúng ta

  • Soạn bài Con đường không chọn

  • Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

  • Soạn bài Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo)

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 120

2. Soạn văn 10 - Sách chân trời sáng tạo

2.1 Soạn bài Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo 

  • Soạn bài Thần trụ trời

  • Soạn bài Prô-mê-tê và loài người

  • Soạn bài Đi san mặt đất

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19

  • Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

  • Soạn bài Ôn tập trang 34

  • Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

  • Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la

  • Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

  • Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

  • Soạn bài Ôn tập trang 62

  • Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

  • Soạn bài Thơ duyên

  • Soạn bài Lời má năm xưa

  • Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 71

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50

  • Soạn bài Nắng đã hanh rồi

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

  • Soạn văn bài Ôn tập trang 79

  • Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

  • Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

  • Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất

  • Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 90

  • Soạn bài Chợ nổi-né văn hóa sông nước miền Tây

  • Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

  • Soạn bài Ôn tập trang 107

  • Soạn bài Thị Mầu lên chùa

  • Soạn bài Huyện Trìa xử án

  • Soạn bài Đàn ghi-ta phím lőm trong dàn nhạc cải lương

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127

  • Soạn bài Xã trưởng-mẹ Đốp

  • Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

  • Soạn bài Viết một bản nội quy nơi công cộng

  • Soạn bài Viết một bản hướng dẫn nơi công cộng

  • Soạn bài Viết một bản hướng dẫn nơi công cộng

 

 

2.2 Soạn bài Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo

  • Soạn bài Chiếc lá đầu tiên

  • Soạn bài Tây Tiến

  • Soạn bài Dưới bóng Hoàng Lan

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15

  • Soạn bài Nắng mới

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

  • Soạn bài Ôn tập trang 28

  • Soạn bài Bình Ngô đại cáo

  • Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông

  • Soạn bài Bảo kính cảnh giới

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44

  • Soạn bài Dục Thúy Sơn

  • Soạn bài Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

  • Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

  • Soạn bài Ôn tập trang 58

  • Soạn bài Đất rừng phương Nam

  • Soạn bài Giang

  • Soạn bài Xuân về

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 77

  • Soạn bài Buổi học cuối cùng

  • Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

  • Soạn bài Ôn tập trang 89

  • Soạn bài Hịch tướng sĩ

  • Soạn bài Nam quốc sơn hà

  • Soạn bài Đất nước

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100

  • Soạn bài Tôi có một giấc mơ

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân

  • Soạn bài Ôn tập trang 113 

3. Soạn văn 10 - Sách cánh diều

3.1 Soạn bài Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều 

  • Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp)

  • Soạn bài Đọc hiểu văn bản Chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)

  • Soạn bài Đọc hiểu văn bản Chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)

  • Soạn bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam)

  • Soạn bài Ra-ma buộc tội (Van-mi-ki)

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32

  • Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  • Soạn bài: Tự đánh giá Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)

  • Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)

  • Soạn bài Tự tình (Hồ Xuân Hương)

  • Soạn bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50

  • Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

  • Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng (Thuật hoài)

  • Soạn bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)

  • Soạn bài Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

  • Soạn bài Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 81

  • Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

  • Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện

  • Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

  • Soạn bài Lễ hội Đền Hùng

  • Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105

  • Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân

  • Soạn bài Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok

3.2 Soạn bài Ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều 

  • Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp

  • Soạn bài Đại cáo bình Ngô

  • Soạn bài Đọc hiểu Gương báu khuyên răn

  • Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 20

  • Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  • Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa

  • Soạn bài Kiêu binh nổi loạn

  • Soạn bài Người ở bến sông Châu

  • Soạn bài Hồi trống Cổ Thành

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54

  • Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

  • Soạn bài Ngày cuối cùng của chiến tranh

  • Soạn bài Đất nước

  • Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

  • Soạn bài Đi trong hương tràm

  • Soạn bài Mùa hoa mận

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt 79

  • Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

  • Soạn bài Khoảng trời, hố bom

  • Soạn bài Bản sắc là hành trang

  • Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc

  • Soạn bài Đừng gây tổn thương

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105

  • Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

  • Soạn bài Tự đánh giá "Phép mầu" kì diệu của văn học

4. Cách học tốt ngữ văn 10

4.1 Có một lộ trình học hợp lý 

Kiến thức ngữ văn THPT sẽ nặng và khó hơn THCS nên khi mới lên lớp 10, nhiều em còn chưa quen với cách học và lượng kiến thức mới mỗi ngày nên dễ bị nản chí. Vì vậy các em cần làm quen với áp lực học tập và tìm ra được lộ trình học phù hợp với môn văn cũng như các môn học khác. Với môn văn, các em nên học các ghi nhớ nội dung mà không cần phải đọc quá nhiều, học cách ghi nhớ thông qua từ khóa, học bằng sơ đồ tư duy... 

4.2 Học văn chủ động

Rất nhiều học sinh hiện nay đều học văn với tâm lý thụ động, tức học chỉ để đi thi chứ không thực sự để tâm vào bài học. Các em chọn cách học vẹt, học nhưng không hiểu bản chất mà chỉ ghi nhớ trước khi làm bài kiểm tra trên lớp. Cách học thụ động như vậy khiến các em không có nền tảng vững chắc, lâu dần sẽ thấy sợ môn văn. Đặc biệt khi ôn thi tốt nghiệp THPT, với lượng kiến thức cần ôn tập rất lớn thì việc học thụ động sẽ khiến các em gặp rất nhiều khó khăn. 

Thay vì đó, các em hãy chủ động hơn khi học văn. Đừng ngại đặt câu hỏi với cô giáo trên lớp. Đây là cách giúp các em đào sâu kiến thức cũng như nhanh chóng hiểu bài hơn. Sự tương tác với thầy cô giáo trên lớp rất quan trọng, giúp tạo được sự hứng thú khi học môn ngữ văn. 

4.3 Hãy đọc nhiều sách hơn

Đọc sách văn học là cách giúp các em rèn luyện được sự tư duy về ngôn ngữ. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn học nổi tiếng, các em có thể bắt trước mạch cảm nhận hoặc phong cách viết của tác giả rồi áp dụng vào bản thân để viết văn tốt hơn. Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày 30 phút không chỉ giúp các em có thêm kiến thức mà còn nâng cao khả năng nắm bắt từ ngữ, trau dồi tư duy và truyền cảm hứng khi viết văn. 

4.4 Đừng lạm dụng sách tham khảo

Các em nên nhớ rằng sách tham khảo chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải vì trên viết văn dựa trên cảm xúc, sự sáng tạo của chính bản thân chứ không phải đi cóp nhặt hay đi mượn của người khác. Dùng sách tham khảo không hề xấu bởi sách cung cấp cho chúng ta những ý tưởng, cách để viết một bài văn hoàn chỉnh chứ không phải dùng để bê nguyên xi vào bài văn của mình. 

4.5 Không buồn ngủ khi học văn

Nhiều bạn học sinh chia sẻ rằng cứ đến tiết văn là lại buồn ngủ. Nguyên nhân không phải là do môn văn khô khan mà do các em chưa biết hòa mình vào buổi học. Hãy biến giời học văn thành một tiết học thú vị bằng cách tạo các nhóm nhỏ để cạnh tranh xây dựng bài học hay tái hiện các tác phẩm văn học thành một buổi diễn xuất... Chắc chắn giờ học văn sẽ rất được mong đợi và các em sẽ không thấy buồn ngủ nữa. 

4.6 Học văn bằng sơ đồ tư duy

Nếu các em cảm thấy việc học văn quá khó nhớ thì hãy biến những kiến thức đó thành hệ thống sơ đồ tư duy. Ngay cả khi các em ngồi lại thiết lập lên sơ đồ bài học thì đó cũng là một lần các em tổng ôn lại toàn bộ kiến thức. Học theo sơ đồ được đánh giá là cách học giúp các em dễ dàng ghi nhớ và không bị rối khi học ngữ văn. Các em có thể tham khảo các mẫu sơ đồ tư duy trên mạng hoặc tự sáng tạo một sơ đồ riêng theo cách hiểu và cách trình bày sáng tạo của các em nhé!

4.7 Tập trung nghe thầy cô giảng bài

Cho dù em có áp dụng các cách nêu trên nhưng ở bài học trên lớp các em lại mất tập trung thì chắc chắn hiệu quả học môn ngữ văn 10 sẽ không tốt như mong muốn. Vì vậy, ngay từ các bài học trên lớp, các em cần tập trung nghe thầy cô giảng bài. Nếu không hiểu cần hỏi luôn hoặc hỏi sau giờ lên lớp để hiểu rő hơn bài học. 

Văn học là môn học cần các em tìm tòi và khám phá chậm rãi, các em không nên quá vội vàng khi học môn này. Trên hết, các em cần chuẩn bị thật tốt bài ở nhà để lên lớp dễ dàng tiếp thu bài giảng của thầy cô giáo hơn. VUIHOC hy vọng rằng các em sẽ xây dựng được cho mình niềm đam mê với môn học thú vị này!  

 

Trên đây là hướng dẫn Soạn văn 10 chương trình sách mới chi tiết. VUIHOC đã tổng hợp các bài soạn của ba bộ sách kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều giúp các em dễ dàng chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Truy cập trang web của vuihoc.vn để xem thêm các bài viết về kiến thức môn học hữu ích nhé! 

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-van-10-day-du-va-chi-tiet-theo-chuong-trinh-sach-moi-2601.html

 

 

Tovább

So phuc

Tổng hợp lý thuyết số phức đầy đủ nhất, cùng với cách giải các dạng bài tập tìm số phức nhanh. Các em học sinh hãy xem và rèn luyện kỹ năng tính toán ngay nhé.



Số phức luôn là phần kiến thức khó trong chương trình đại số lớp toán 12. Vậy số phức là gì có các dạng bài tập nào và làm thế nào để ăn chắc điểm dạng bài tập này? Các em hãy theo dői bài viết dưới đây để được tổng hợp đầy đủ cả lý thuyết cũng như cách giải bài tập số phức đạt điểm tối đa trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới nhé!

Mục lục bài viết
1. Số phức là gì?
2. Ứng dụng của số phức
2.1. Số phức trong hình học và lượng giác
2.2. Số phức trong các môn học khác và trong đời sống
3. Tổng hợp các khái niệm liên quan đến số phức
3.1. Số phức liên hợp
3.2. Số phức nghịch đảo
3.3. Số phức thuần ảo
3.4. Modun số phức
3.5. Argument của số phức
4. Biểu diễn hình học của số phức
5. Hướng dẫn giải các dạng bài tập số phức cơ bản
5.1. Bài tập dạng tìm số phức w=iz+z
5.2. Tìm số phức dạng e mũ
5.3. Bài tập số phức dạng lượng giác



Sau bài viết này, hy vọng các em đã nắm chắc được toàn bộ lý thuyết và bài tập áp dụng của số phức. Để có thêm nhiều kiến thức hay thì em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để có được kiến thức tốt nhất chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới nhé!


Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-so-phuc-498.html

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek