Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 12 tập 1 để nắm rő được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dői nhé!
1. Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1: Phần trước khi đọc
1.1 Tìm hiểu về tác giả Gô-gôn
- Năm sinh: 1809-1852
- Là nhà văn hiện thực lớn của nền văn học nước Nga và của toàn thế giới trong thế kỷ XIX.
- Tác phẩm nổi tiếng: truyện ngắn Những buổi tối ở ấp gần làng Đikanka (1831-1832), Miagôrốt (1835),…
- Phong cách sáng tác của tác giả:
+ Các sáng tác của ông xoay quanh chủ yếu về các yếu tố hiện thực và huyền ảo, mang đậm giá trị nhân văn và bài học làm người sâu sắc.
+ Từ trào lưu cổ điển đến trào lưu của hiện thực đều xuất hiện ở trong mỗi tác phẩm của ông.
1.2 Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1: Phần trả lời câu hỏi trước khi đọc
Giả định có đoàn đánh giá “Vì một môi trường xanh- sạch- đẹp quanh ta” đến lớp bạn, phản ứng tự nhiên của bạn là gì?
Câu trả lời chi tiết:
Phản ứng tự nhiên của em có thể sẽ là hân hoan và chào đón đoàn đánh giá "Vì một môi trường xanh - sạch - đẹp quanh ta" đến thăm lớp. Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để có thể học hỏi và thể hiện tinh thần gìn giữ môi trường sống của chúng ta. Tôi sẽ cảm thấy vô cùng hứng khởi khi thấy mọi người xung quanh đều quan tâm đến vấn đề này và mong rằng đoàn đánh giá sẽ đem đến những thông tin hữu ích và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để mọi người có thể hoạt động tích cực vào việc bảo vệ môi trường.
>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo
2. Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1: : Phần trong khi đọc
2.1 Chú ý đối thoại bộc lộ tính cách của từng nhân vật.
- Xuyên suốt trong vở kịch, các nhân vật đều nói nhỏ nhẹ để che đi những điều xấu xa của họ.
- Các nhân vật xuất hiện đều có những lời đối thoại riêng, từ đó thể hiện những nét tính cách mang phong cách riêng của từng nhân vật.
2.2 Ở những lớp kịch tiếp theo (trước khi biết mình bị nhầm là quan thanh tra) Khle-xta-kốp sẽ cư xử như thế nào?
Khle -xta -kốp tỏ ra rón rén và cẩn trọng hơn trong khi trò chuyện với mọi người.
2.3 Lời nói riêng bộc lộ nét tính cách gì của từng nhân vật?
Chánh án lo sợ mình sẽ bóc mẽ ra bản chất thật.
Khle-xta-kốp vẫn còn dè chừng, cẩn trọng đặt câu hỏi để thăm dò từ phía đối phương.
2.4 Chú ý thái độ của Khle-xta-kốp với viên Kiểm học có sự thay đổi so với hai vị khách trước.
Trong bài diễu hành, Khle-xta-kốp ban đầu rất lịch sự và khách sáo, nhưng sau đó anh ta lại thể hiện sự suồng sã và thậm chí là hỏi “vay tiền”. Điều này cho thấy anh ta sống không trung thực và thay đổi bản thân tùy theo hoàn cảnh.
2.5 “Hối lộ" là gì? Khle-xta-kốp có coi số tiền y nhận được là “nhận hối lộ" không?
“Hối lộ” là việc đưa tiền, quà hoặc thứ gì khác giá trị cho một người có vị trí quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến họ. Thường việc hối lộ sẽ được thực hiện với mục đích đem lợi ích cho bản thân hoặc một tổ chức, và điều nay thường không được pháp luật công nhận.
Trong tình huống của Khle-xta-kốp, anh ta không những nhận tiền mà còn đề cập đến “vay tiền”. Cho thấy anh ta không chỉ coi số tiền bạc nhận được là “nhận hối lộ”, mà còn có thể liên quan đến việc nợ nần hoặc những giao dịch không trong sáng.
3. Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1: Phần sau khi đọc
Nội dung chính của văn bản: Khle-xta-kốp- là một tên công chức nhỏ bị lầm tưởng thành quan thanh tra. Từ đây, bọn quan chức tham nhũng bắt đầu nơm nớp lo sợ, hợp nhau lại với nhau, tìm cách mua chuộc, hối lộ để quan thanh tra bỏ qua cho những sai phạm của họ. Văn bản đã vạch trần lên bộ máy quan lại thối nát, quan liêu của chế độ Nga hoàng, tham nhũng, hối lộ, lợi dụng quyền thế một cách có hệ thống của giới chuyên quyền nước Nga trong thế kỷ 19.
3.1 Câu 1 trang 134 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra. Từ đó xác định tình huống kịch và cho biết đó có phải là tình huống đặc trưng của hài kịch không? Vì sao?
Câu trả lời chi tiết:
Sự kiện số 1: Khle-xta-kốp là quan viên nhỏ thua bạc nhẵn nhụi đi ngang qua thành phố nhưng lại bị nhận nhầm là quan thanh tra
Sự kiện số 2: Quan chức địa phương mời hắn tới ở nhà thị trưởng và thi nhau nịnh hót, hối lộ và nói xấu.
Sự kiện số 3: Sau khi ăn uống xong, khoe khoang khoác lác, ve vãn tới vợ và con gái thị trưởng, nhận được một số tiền lớn, Khle-xta-kốp rời thành phố
→ Tình huống hài kịch diễn ra trong đoạn hội thoại trên chính là sự hiểu lầm và những nỗ lực của các nhân vật trong việc che đậy sự thật. Đây chính là tình huống nổi bật của hài kịch, nơi mà sự hiểu lầm và sự nguy hiểm của các hành động không trong sáng tạo ra một loạt các tình huống trớ trêu và gây ra tiếng cười. Sự kịch tính, hài hước càng tăng lên khi mỗi nhân vật đều ganh đua trong việc làm hài lòng quan thanh tra giả mạo, mà không hề biết rằng họ đang phạm phải sai lầm nghiêm trọng.
3.2 Câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Hình thức độc thoại (nói riêng) được xem là thủ pháp tự lật tẩy bản chất của nhân vật. Dựa vào bảng dưới đây, em hãy nêu thêm một số ví dụ:
Nhân vật |
Độc thoại |
Bản chất của nhân vật |
Chánh án |
Trời ơi! Trời ơi, xin ban phúc lành cho con! Sao tôi rụng rời cả chân tay thế này! |
Hạ mình trước pháp luật vì đã không tròn bổn phận, chức trách và nhiệm vụ của một chánh án. |
Trưởng bưu cục |
Thế mà Ngài không làm bộ chút nào, Ngài hỏi han mọi chuyện từng li từng tí |
Lo sợ sẽ bị bóc trần việc bỏ bê công việc |
Kiểm học |
Chết thật, không biết nói năng sao Chết! ăn nói như thế bỏ mẹ!
|
Cổ súy cho những tư tưởng lệch lạc, dụ dỗ, lôi kéo làm theo những nguyên tắc không chính thống |
Khle-xta-kốp |
Kỳ quái, hình như bọn họ cho mình là một chính khách. Chắc hôm qua say, mình đã loè bịp gì chúng |
Thói khôn lỏi, nhiều chiêu trò, lừa gạt |
3.3 Câu 3 trang 135 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Xác định xung đột kịch trong văn bản và phân tích ý nghĩa của nó.
Câu trả lời chi tiết:
Xung đột kịch trong văn bản trên chủ yếu ở sự hiểu lầm tai hại giữa các nhân vật. Cụ thể, các quan chức trong thị trấn nhầm lẫn Khle-xta-kốp là quan thanh tra đến từ thủ đô. Họ nhanh chóng tìm cách hối lộ và làm mọi việc để lấy lòng anh ta, không biết rằng anh ta đang lừa mình.
Ý nghĩa của cuộc xung đột này đã phản ánh việc tham nhũng và sự sợ hãi tột cùng của các quan chức trước quyền lực lớn hơn. Đồng thời cũng cho thấy sự ngu dốt và sự tham lam của con người có thể đem đến những hành động ngớ ngẩn. Qua đó, N.Gô-gôn lên tiếng gay gắt sự suy đồi đạo đức của con người trong xã hội thông qua hài kịch. Xung đột trong vở hài kịch này không chỉ tạo ra tính giải trí mà còn khiến cho người đọc phải suy ngẫm về vấn đề của xã hội nhiều hơn.
3.4 Câu 4 trang 135 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Nêu một số thủ pháp trào phúng của Gô-gôn trong đoạn trích Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra.
Câu trả lời chi tiết:
- Sự cường điệu: tác giả cường điệu hóa hành động và phản ứng của các nhân vật để làm rő lên sự ngớ ngẩn và tham lam của họ. Ví dụ, các quan chức trong thị trấn vô cùng lo lắng, hoảng sợ và đã vội vã che giấu những hành động sai trái của mình khi biết tin có quan thanh tra đến.
- Sự đảo ngược trong tình huống: Qua việc đảo ngược tình huống, như việc Khle-xta-kốp, một tên lừa đảo, bị nhầm lẫn là quan thanh tra, tác giả tạo ra sự hài hước nhưng cũng chua chát khi sự thật bị phơi bày.
- Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mỉa mai: Các câu đối thoại trong vở kịch thường bao gồm những lời lẽ mỉa mai, châm biếm đối với việc tham nhũng và sống giả tạo trong xã hội.
- Nhân vật tiêu biểu trong đoạn trích: Các nhân vật trong tác phẩm đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, từ đó Gô-gôn trào phúng, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội vô cùng sâu sắc.
3.5 Câu 5 trang 135 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Vở kịch Quan thanh tra vang lên tiếng cười sảng khoái vui nhộn nhưng cũng chứa dư vị của sự buồn bã chua chát, cảnh báo sự trừng phạt, khiến người ta suy ngẫm và ăn năn. Bạn hãy chỉ ra điều đó.
Câu trả lời chi tiết:
Vở hài kịch “Quan thanh tra” của tác giả N.Gô-gôn có thể nói là một tác phẩm đa chiều, kết hợp giữa sự hài hước và sự chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống.
- Vui nhộn và sảng khoái: tác phẩm mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem thông qua các tình huống hài hước, những biện pháp trào phúng và khẩu ngữ hàng ngày. Điều này tạo nên một không gian vui vẻ, nâng cao giá trị cảm xúc cho người xem.
- Dư vị buồn bã chua chát: bên cạnh tiếng cười tác phẩm cũng chứa đựng những dư vị của sự buồn bã. Có thể qua việc phản ánh xã hội, những khía cạnh tiêu cực trong cuộc sống.
- Cảnh báo sự trừng phạt và suy ngẫm: tác phẩm không chỉ là hài hước, mà còn chứa lời cảnh báo về hậu quả của những hành vi sai trái. Quan thanh tra là một quan có vai trò kiểm tra và giám sát, như là một biểu tượng của công lý và sự trừng phạt. Những tình tiết trong vở kịch khiến cho người xem suy ngẫm sâu sắc hơn về hành vi của mình và có thể bù đắp nếu có sai lầm.
3.6 Câu 6 trang 135 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu nào bị Gô-gôn phê phán trong văn bản Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra? Trong số đó, hiện tượng nào vẫn phổ biến trong xã hội ngày nay?
Câu trả lời chi tiết:
Trong văn bản trên, tác giả đã phê phán sâu sắc một số tệ nạn trong xã hội và những thói hư tật xấu, bao gồm:
- Sự giả dối: Phê phán những kẻ cố tình che giấu sự thật để tư lợi cho bản thân.
- Tham nhũng: Lên án việc lợi dụng quyền lực để làm việc bất chính.
- Sự sợ hãi và nịnh bợ: Chỉ trích thói nịnh hót và sự sợ sệt trước quyền lực mà không dám nhìn thẳng vào sự thật.
Trong số những hiện tượng trên, hiện tượng tham nhũng và giả dối vẫn là những vấn đề nổi trội trong xã hội ngày nay, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, công bằng và văn minh của xã hội, cộng đồng.
3.7 Câu 7 trang 135 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo
Theo bạn, có thể thay nhan đề Quan thanh tra bằng nhan đề Quan thanh tra giả được không? Vì sao trong mỗi con người chúng ta cần có một “quan thanh tra thật"?
Câu trả lời chi tiết:
Không nên thay đổi nhan đề bởi nếu dùng nhan đề “quan thanh tra giả" sẽ làm mất đi ý nghĩa ẩn dụ của nhan đề, tác phẩm.
Một số lý do chứng minh tính chính trực và trung thực được coi là điểm quan trọng trong mỗi con người khi sống trong một xã hội:
a) Tạo ra môi trường sống tích cực: Sự trung thực giúp tạo nên một môi trường xã hội tích cực, nơi tất cả mọi người đều giành sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
b) Xây dựng những mối quan hệ: Sự chính trực và trung thực chính là cơ sở to lớn của một mối quan hệ đáng tin cậy tạo nên sự bền vững.
c) Tạo ra công bằng: Sự chính trực giúp mọi người cảm thấy được đối xử công bằng và chuẩn mực.
d) Tạo ra ý thức, đạo đức: Bằng cách tuân theo ý nghĩa của sự chính trực và trung thực, con người có thể tạo dựng lên lòng tin và ý thức đạo đức.
Từ đó, có thể nói rằng, trong mỗi người, sự chính trực và trung thực chính là một chìa khóa quan trọng để xây dựng lên một xã hội và môi trường làm việc năng động, tích cực, đồng thời để phát triển tốt hơn các mối quan hệ cá nhân và xây dựng một lòng tin về đạo đức.
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 12 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Nguồn: