Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 sách văn 10 kết nối tri thức

Học sinh nên tích cực thực hiện các hoạt động củng cố, mở rộng kiến thức để nắm vững kiến thức, nâng cao năng lực tư duy và sáng tạo. Dưới đây là bài soạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 sách văn 10 kết nối tri thức mà VUIHOC mang lại nhằm giúp các em rèn luyện kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 sách văn 10 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 68 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Nội dung

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng hoàng lan

Một chuyện đùa nho nhỏ

Ngôi của người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Nhân vật chính

Giăng-van-giăng, Gia-ve, Phăng- in

Nhân vật Thanh, Nga

Na-đi-a, nhân vật tôi

Điểm nhìn

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: điểm nhìn thay đổi theo từng nhân vật

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật Thanh

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật xưng “tôi”

Chủ đề

Những người có uy quyền trong cuộc sống

Thiên nhiên bình yên, giản dị với những kỉ niệm ấm áp

Hồi ức về kỉ niệm đẹp, nhỏ bé trong quá khứ

2. Câu 2 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Nội dung

Người kể chuyện thứ nhất

Người kể chuyện thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể chuyện xưng “tôi”

Người kể chuyện giấu mình, không xưng “tôi”

Chức năng của lời kể

Có tác động chủ quan đến câu chuyện

Tác động khách quan đến câu chuyện

Khả năng bao quát điểm nhìn

Khả năng bao quát không rộng, câu chuyện mang tính chủ quan nhiều hơn

Khả năng bao quát rộng, câu chuyện mang tính khách quan hơn

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, mà chỉ là nghe và kể lại

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cao cho độc giả, khả năng tác động cao

Mang lại độ tin cậy không cao, khả năng tác động thấp

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Kết nối tri thức

3. Câu 3 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

- Những dấu hiệu có thể giúp cho ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện:

+ Lời thoại gắn với một nhân vật cụ thể.

+ Lời biểu thị ý thức, suy nghĩ và tâm trạng, nó mang cách thể hiện của nhân vật cụ thể.

- Lời nhân vật trong truyện thường tồn tại ở 2 dạng: lời thoại trực tiếp và lời thoại gián tiếp.

4. Câu 4 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

a)  Tìm ý và lập dàn ý

  • Mở bài: 

Giới thiệu đôi nét về tác giả Thạch Lam, khái quát truyện “Dưới bóng hoàng lan”, nhân vật Thanh và chủ đề của truyện

  • Thân bài: 

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu qua nội dung của tác phẩm: Truyện “Dưới bóng hoàng lan” nói về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà và được gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật từ đó làm rő chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh mà nhân vật xuất hiện: không gian, thời gian, ngoại hình và cả tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của truyện: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với bà và trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật và chủ đề đem lại: Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho độc giả cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của nhân vật Thanh.

  • Kết bài: 

Khẳng định lại ý nghĩa của nhân vật đối với việc làm nổi bật chủ đề.

 

b) Viết đoạn

  • Mở bài:

Nhà văn Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, ông cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam luôn thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần trở về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện khai thác diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tinh tế, từ đó đã làm nổi bật lên chủ đề. Đó là những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc hay những khung cảnh bình dị, thân quen nhưng vẫn luôn đủ sức để nâng đỡ tâm hồn của con người.

  • Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà.

Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cả cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh lên tỉnh làm rồi đi về hàng năm vào các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ về trước hai năm. Có phải cuộc sống thị thành đã nhiều lúc khiến cho Thanh quên người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời, luôn mỏi mắt trông chờ anh. Đáp lại tiếng gọi bà ơi, một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra và rơi xuống mặt bàn. Anh chàng định thần, nhìn con mèo của nhà anh. Thanh mỉm cười đi lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần khác, Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào đó lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ, nó khiến anh thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ vẫn đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian thì đứng lặng. Phong cảnh nơi đây vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà anh vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong khung cảnh bình yên và thong thả của chốn quê xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ cùng những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hình ảnh ấy hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng lạ thường. Và hình ảnh những cô gái xinh xắn trong tà áo trắng, cùng mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà anh cũng khiến cho chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Thanh cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia dường như đang dừng lại trên bậc cửa.

5. Câu 5 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

  • Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: Thanh là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà. Anh chàng có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng mà luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu và sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến câu chuyện: Khi gặp bà, Thanh có tâm trạng vui mừng và nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì anh lại cảm thấy nhẹ nhőm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ khi nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng chính là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng nhân vật Thanh, chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về những thứ tình cảm như gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên của làng quê yên bình.

  • Luyện tập nói: Cần luyện lập thường xuyên để có thể cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

6. Câu 6 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được kể bằng ngôi thứ nhất. Chuyện kể về cuộc gặp gỡ và chia xa giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu, từ đó đã khái quát tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 

- Truyện ngắn “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài được kể bằng ngôi thứ nhất. Đó là câu chuyện về thế giới loài vật thông qua hành trình của nhân vật Dế Mèn, tác giả đã gửi gắm vào trang viết những bài học về cách sống của con người.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 sách văn 10 kết nối tri thức. Hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-68-sach-van-10-ket-noi-tri-thuc-2717.html

 

 

 

 

Tovább

Soan bai tri thong minh nhan tao

Bài viết này VUIHOC sẽ cùng các em tìm hiểu về một chủ đề thú vị được mọi người quan tâm đó chính là Trí thông minh nhân tạo. VUIHOC cùng các em chuẩn bị trước Soạn bài Trí thông minh nhân tạo sách kết nối tri thức 11 tập 2. Sau khi soạn, các em có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích về công cụ hiện đại này.

1. Soạn bài trí thông minh nhân tạo sách kết nối tri thức: Trước khi đọc 

Chia sẻ những điều em đã biết và muốn được biết về trí thông minh nhân tạo.

Gợi ý:

Những điều em đã biết: Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng anh là Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc về lĩnh vực khoa học máy tính (tiếng anh là Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình với mục tiêu giúp cho máy tính có thể tự động hóa những hành vi thông minh như con người. Cụ thể: biết suy nghĩ và lập luận để có thể giải quyết được vấn đề, biết giao tiếp vì hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết tự học hỏi và thích nghi, …Công nghệ AI tạo ra máy móc cùng với hệ thống thông minh dựa vào việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ có liên quan, giúp thực hiện được các công việc yêu cầu đến trí thông minh của con người. Nhìn chung, đây là một ngành học rất rộng, bao gồm những yếu tố tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Một số ví dụ phổ biến về AI đó là phần mềm dịch thuật tự động, ô tô tự lái, trợ lý ảo trên điện thoại hoặc đối thủ ảo khi chơi các trò chơi trên điện thoại.

Điều em muốn biết chính là trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có thực sự thay thế được con người hay không?

 

2. Soạn bài trí thông minh nhân tạo sách kết nối tri thức: Trong khi đọc 

2.1 Đọc nhan đề và đoạn mở đầu, xác định chủ đề của văn bản.

Chủ đề: Công nghệ AI đã tiến dần vào cuộc sống của con người

2.2 Chú ý các mốc thời gian và số liệu trong đoạn văn. 

Từ năm 2008 - 2040 thì AI sẽ có thể chính thức đương đầu với những nhà thiết kế ra nó. Số liệu trong văn bản đó là 10 tỉ lệnh mỗi giây.

2.3 Tóm tắt nội dung chính trong đoạn văn.

AI là trí thông minh được sử dụng để bổ sung thay vì vượt qua trí tuệ loài người. Trong tương lai, AI sẽ có khả năng học hỏi trong lúc vận hành và phản ứng lại với những sự kiện bất ngờ. Ví dụ như: chẩn đoán về bệnh và phẫu thuật, lập kế hoạch cho quân sự và ra lệnh chiến đấu, chăm sóc khách hàng một cách tự động hóa, những chú rô-bốt với trí óc sáng tạo và tính tự động nhân tạo có khả năng dự đoán và đối phó với tội phạm.

2.4 Những quan niệm khác nhau về khả năng của trí thông minh nhân tạo

Ray Kurzweil - nhà tương lai học và nhà phát minh người Mỹ đã từng công khai đánh cược với Mitchell Kapor - người sáng lập ra công ty phần mềm Lotus, rằng máy tính sẽ vượt qua được bài kiểm tra Tu-rinh vào năm 2029. Nhưng nhiều chuyên gia khác nói không, Bill Calvin- nhà thần kinh học lý thuyết người Mỹ, cho rằng não loài người phức tạp đến mức máy tính sẽ không thể nào mô phỏng được, hoặc nếu có chúng sẽ tiếp thu cả điểm yếu và không toàn vẹn về cảm xúc bên cạnh trí thông minh tuyệt vời của con người.  

2.5 Cách đặt câu hỏi về suy luận của tác giả về những điều có thể xảy ra trong tương lai.

Cách suy luận và đặt câu hỏi của tác giả vô cùng độc đáo, nó không chỉ giúp làm nổi bật vấn đề mà chúng ta đang muốn đề cập đến mà nó còn giúp cho chúng ta dễ dàng nắm bắt được những thông tin một cách chính xác hơn và trả lời những câu hỏi một cách chặt chẽ hơn nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.

2.6 Các từ ngữ liên kết thể hiện mối quan hệ giữa các ý chính, ý phụ trong đoạn văn.

Các từ ngữ liên kết như thứ nhất và thứ hai và quan hệ từ "nếu - thì". 

3. Soạn bài trí thông minh nhân tạo sách kết nối tri thức: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 74 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức 

Hãy sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt ra các mốc thời gian cùng các thành tựu chính trong quá trình phát triển của trí thông minh nhân tạo. Các thông tin ấy gợi cho bạn những suy nghĩ gì?

3.2 Câu 2 trang 74 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Đánh giá hiệu quả thông tin của sơ đồ đã được tác giả sử dụng.

Trả lời:

Sơ đồ được tác giả sử dụng đã trực quan hóa những mốc thời gian và các sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của trí thông minh nhân tạo. Nhờ việc sử dụng sơ đồ, các thông tin này đã được trình bày ngắn gọn, mạch lạc và logic, giúp cho người đọc dễ nắm bắt được thông tin.

3.3 Câu 3 trang 74 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Xác định chủ đề, những ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu của văn bản.

Trả lời:

Chủ đề 

Ý chính

Ý phụ

Dự báo về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo 

Tốc độ phát triển của trí thông minh nhân tạo

- 1956: đặt ra thuật ngữ về trí thông minh nhân tạo
- 2008: máy tính cá nhân có khả năng xử lý được khoảng 10 tỷ lệnh mỗi giây.
- 2040: máy tính được dự đoán có khả năng xử lý gần 100 nghìn tỉ lệnh trên mỗi giây.
 

Những loại trí thông minh nhân tạo

AI mạnh
AI yếu
 

Những quan điểm trái chiều về trí thông minh nhân tạo

- Một số người tin rằng khả năng học hỏi và phản ứng của máy tính.
- Một số người cho rằng máy tính không thể nào vượt qua được não bộ của con người.
 

Tác động của trí thông minh nhân tạo đến đời sống con người

- Nuôi dưỡng những ý tưởng, danh tiếng và thông tin.
- Giúp người mua và người bán tạo ra được nhiều hàng hóa hơn.
- Tạo ra được nhiều tri thức hơn với ít thiên lệch và theo đuổi một dải những quy định rộng hơn.
 

Dự đoán về những viễn cảnh có thể xảy ra

- Phải chăng não bộ của con người chỉ như bộ máy vật chất, có thể bị thay thế bằng máy móc và con người có thể đạt đến sự hợp nhất với máy móc?
- Khi máy móc trở nên thông minh, điều gì có thể sẽ xảy ra với những người đang làm những việc mà máy móc có thể đảm nhiệm trong tương lai?
 

3.4 Câu 4 trang 74 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Theo bạn, những ý kiến trái chiều về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo cùng với những câu hỏi ở phần cuối văn bản cho thấy sự quan điểm và thái độ gì của tác giả?

Trả lời:

Tác giả đã cho rằng có rất nhiều người đang nghi ngờ về sự phát triển của công nghệ AI diễn ra quá nhanh chóng.

Những câu hỏi cuối bài để gợi mở cho người đọc một cái nhìn rất khách quan về vấn đề AI ngày càng phát triển và có tác động to mạnh đến đời sống con người. Bài viết cho thấy tác giả đang muốn cảnh báo thế giới tương lai không nên quá lạm dụng việc sử dụng công nghệ AI.

 

3.5 Câu 5 trang 74 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

 Tác giả đã đưa ra những dự đoán gì trong tương lai của trí tuệ nhân tạo? Bạn có đồng tình với những dự đoán ấy không? Vì sao?

Trả lời:

Tác giả đã dự đoán rằng loài người sẽ phải bước vào một kỉ nguyên tiến hóa mới, thời điểm mà chúng ta bắt đầu hợp nhất lại với máy móc và đạt được sự bất tử tại một mức nào đó. Thứ hai ngay cả khi máy móc không đạt được độ tinh tế như đã nói thì nhiều khả năng chúng sẽ trở nên vô cùng thông minh. Vậy nên trong tương lai máy móc có thể đảm nhận nhiều chức năng giống như con người ở thời điểm hiện tại. 

Em không đồng tình với dự đoán phía trên của tác giả vì máy móc là do con người thiết lập ra cho nên những chỉ số của chúng đều sẽ được kiểm soát dưới sự nghiên cứu của con người. Nên việc chúng sẽ xâm chiếm vào thế giới loài người là không có khả năng, nếu như có một sự cố nào có thể xảy ra thì con người sẽ nhanh chóng khắc phục được tình huống.

3.6 Câu 6 trang 74 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Tìm hiểu thêm những tác phẩm nghệ thuật về trí thông minh nhân tạo. Bạn suy nghĩ như thế nào khi liên hệ những thông tin trong văn bản với các tác phẩm nghệ thuật mình đã biết?

Trả lời:

Lần đầu tiên trung tâm triển lãm tại thủ đô Paris của Pháp, tổ chức một buổi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật được làm ra bởi Trí tuệ nhân tạo (AI), (từ ngày 4/12/2022 đến ngày 14/01/2023). Với tên gọi là 7.1, nhóm nghệ sĩ Obvious đã giới thiệu với công chúng về 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, được phục dựng cũng như tái hiện lại với một góc nhìn hết sức mới lạ, do trí tuệ nhân tạo làm ra. Vì muốn giữ được những yếu tố nghệ thuật nên các bức tranh mà AI tạo ra cũng được một hoạ sĩ vẽ nguyên bản bằng màu. Thay vì ký tên của tác giả: Obvious, các bức tranh được ký hiệu bằng một dãy số, thuật toán tạo ra tác phẩm đầu tiên cho nhóm. Để nhắc nhở mọi người rằng đó chính là sáng tạo của AI. Tác phẩm nghệ thuật đó đã cho em thấy có những nhiếp ảnh gia phải dành cả đời để có thể tìm kiếm chủ đề chụp ảnh. Có rất nhiều thứ có thể thực hiện để tạo ra một bức ảnh đẹp, ví dụ như căn góc hoặc cài đặt máy ảnh riêng biệt. Đối với nghệ thuật có sử dụng Trí tuệ nhân tạo cũng tương tự như thế. Đây là một phong trào nghệ thuật, dành cho những đối tượng thông thạo lập trình và những yếu tố kỹ thuật khác, có thể tạo ra được những thứ mới lạ và thú vị, thông qua việc sử dụng các thuật toán. Trí tuệ nhân tạo là nói về một công cụ phục vụ cho con người. Một là chúng ta sẽ phải chấp nhận việc hợp tác với công cụ này để có thể tạo ra được nhiều tác phẩm hơn và sáng tạo theo cách khác biệt. Hai là chúng ta sẽ ruồng bỏ thứ công nghệ này, và có thể nói : “Được thôi, tôi không muốn loại công nghệ này tồn tại” ! Vấn đề là cho dù trong trường hợp nào thì công nghệ cũng sẽ không ngừng phát triển. Câu hỏi đặt ra đó là chúng ta sẽ sử dụng chúng như thế nào.

4. Kết nối đọc - viết trang 74 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 từ) để tóm tắt những thông tin thú vị mà bạn vừa thu thập được về trí thông minh nhân tạo.

Đoạn văn tham khảo:

Trí thông minh nhân tạo được coi là một phát minh vĩ đại của con người vào thế kỉ XX bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Từ việc thay thế cho con người trong lĩnh vực công nghiệp nặng hoặc độc hại. Ngày nay, với sự phát triển hết sức vượt bậc của nó, AI đang dần dần thay thế con người trong các ngành dịch vụ như nhà hàng, thu ngân và quán ăn… Và gần đây nhất chính là sự kiện kết hôn của con người với rô bốt, sự kiện ấy đã đặt ra một câu hỏi lớn rằng rô bốt có thực sự thay thế được con người trong tương lai gần phải không? Không ai có thể biết được câu trả lời cho câu hỏi này vì sự phát triển của AI sẽ vẫn sẽ được tiếp diễn và chúng ta không thể làm gì được ngoài việc kiểm soát tốt chúng bằng trí thông minh của chúng ta. Vì vậy, con người phải thật sự tỉnh táo với việc sử dụng trí thông minh nhân tạo. 

 

Bài viết trên đã trả lời rất chi tiết các câu hỏi khi Soạn bài Trí thông minh nhân tạo sách kết nối tri thức 11 tập 2. Sau khi đọc bài soạn tham khảo, hy vọng các em có thể tiếp thu được thêm nhiều thông tin thú vị về công cụ hiện đại này để ứng dụng nó một cách hợp lý vào đời sống. Để học thêm nhiều tác phẩm khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc nội dung các môn học khác, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website vuihoc.vn rồi đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể học được nhiều kiến thức hay nhất cùng các thầy cô nhé!

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-tri-thong-minh-nhan-tao-sach-ket-noi-tri-thuc-11-tap-2-2435.html

 

 

Tovább

Soan bai nu phong vien dau tien

Tác phẩm “Nữ phóng viên đầu tiên” kể về Manh Manh, người tiên phong cho nữ quyền và cho thơ mới trong hội Tao Đàn. Bà được đánh giá rất cao trong cộng đồng và báo chí. Cùng VUIHOC Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên sách kết nối tri thức để hiểu hơn về nghệ thuật và nội dung tác phẩm này nhé!

1. Soạn bài nữ phóng viên đầu tiên sách kết nối tri thức: Trước khi đọc 

Hãy chia sẻ những điều em đã biết về cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến và giai đoạn đầu thế kỉ XX

Lời giải:

Đời sống của những người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và giai đoạn đầu thế kỉ XX rất khổ cực, bất hạnh và phải chịu nhiều nỗi đau đớn. Họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại. Ví dụ như vào thời phong kiến, phụ nữ không có quyền đi học hoặc ra ngoài chơi mà luôn phải ở nhà để chăm con và làm công việc nhà. Vào giai đoạn đầu thế kỉ XX, phụ nữ vẫn tiếp tục bị chèn ép đủ đường vì chính sách nô dịch hà khắc thời phong kiến. 

>> Xem thêm: Soạn văn 11 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

2. Soạn bài nữ phóng viên đầu tiên sách kết nối tri thức: Trong khi đọc 

2.1 Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Cách mở đầu của văn bản là một câu hỏi gợi mở ra cho độc giả, gây được sự tò mò thích thú cho người đọc. Cách mở đầu văn bản vô cùng sáng tạo khi đặt ra câu hỏi tu từ, gợi ra sự tò mò của người đọc, đồng thời nó cũng làm hé mở ra phần nội dung của tác phẩm ở đoạn sau.

2.2 Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.

Manh Manh nữ sĩ có tên thật là Nguyễn Thị Kiêm sinh năm 1914, mất năm 2005, con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, có quê quán ở Gò Công. 

Bà học tại Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài sau đó bước vào nghề báo. Ban đầu bà chỉ là một phóng viên thường, viết cho các mục nhỏ với bút hiệu là YM, Nguyễn Văn MYM. 

Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932) thì tên tuổi của bà sáng lên thông qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và chiến đấu cho nữ quyền. 

Bà Khiêm đã xuất hiện trong thời kỳ này khi mới chỉ mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà cũng chỉ được làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết ra một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ cho Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng hơn với những cuộc diễn thuyết. 

2.3 Chú ý các trích dẫn trực tiếp

- “Vì có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn là thơ nên chúng tôi hoãn lại việc đăng lên báo ... và phê bình luôn có thể.”

- “Từ hai tháng trước, hôm 26 Juillet 1993, ...một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế. “

- “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị đẹt mất ... lối thơ xưa nên gọi là Thơ mới.”

...

2.4 Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?

Buổi diễn thuyết đã thu hút được đông đảo thành phần tham gia.

2.5 Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

Lời nói và hành động của nhân vật đã thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới mẻ nam nữ bình đẳng. 

2.6 Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?

Ngoại hình của nhân vật được khắc họa là một người thấp lùn cùng dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu và môi nhọn như mỏ chim,... đôi mắt sáng ngời thể hiện sự thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng và duyên dáng. Nhằm mục đích khắc họa về vẻ ngoài xấu và cái đẹp trong phong thái của bà. 

2.7 Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Những công lao đóng góp của bà đã và đang dần bị lãng quên. 

3. Soạn bài nữ phóng viên đầu tiên sách kết nối tri thức: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức 

Văn bản đã được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá về hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự ấy.

Trả lời:

Văn bản đã được triển khai theo trình tự thời gian từ thời niên thiếu của nhân vật đến lúc cuối đời. Việc triển khai văn bản theo trình tự ấy sẽ bao quát được toàn bộ cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rő ràng nhất. 

3.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Phong trào xã hội nào đã được nhắc đến trong văn bản? Theo em, cách tác giả viết về phong trào đó có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

Phong trào xã hội đã được nhắc đến trong văn bản chính là chủ nghĩa phụ nữ. Theo em, cách tác giả viết về phong trào này là vô cùng tôn trọng.

3.3 Câu 3 trang 70 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung của nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung đó có được tái hiện một cách khách quan hay không? Tại sao?

Trả lời:

Nhân vật đã được tái hiện dưới nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo và các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với nhiều tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một nhà báo, một thi sĩ hay một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại về những sự kiện và hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp những lời nói của bà, lời nhận xét và đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp ấy làm nổi bật lên quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời cũng giúp tái hiện lời ăn tiếng nói cũng như không khí của cuộc tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của cuộc sống xã hội Việt Nam thời kì này.

3.4 Câu 4 trang 70 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại đã được tái hiện trong văn bản? 

Trả lời:

Không khí thời đại đã được tái hiện trong văn bản thông qua các phong trào và các cuộc biểu tình đòi quyền lợi dành cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa và xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, khi đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ với cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ với những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do và bình đẳng cho người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả được cục diện trăm hoa đua nở của báo chí vào thời kì đầu, không khí đối thoại và tranh luận diễn ra vô cùng sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, không gian cộng đồng cùng những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của người dân.

3.5 Câu 5 trang 70 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Qua văn bản, bạn biết được thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Trả lời:

Qua văn bản, ta có thể thấy được rằng phong trào Thơ mới đã từng diễn ra vô cùng mạnh mẽ và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Nội dung của Thơ mới hết sức đa dạng, nó không chỉ xoay quanh những câu chuyện bình thường như nỗi xa nhà, xa quê, tình yêu quê hương hay đất nước mà nó còn mang tới nội dung về bình đẳng giới, về nữ quyền mà những người phụ nữ luôn muốn gửi gắm. Sự lan tỏa của phong trào chính là khi phụ nữ dám nói lên tiếng nói của mình. 

3.6 Câu 6 trang 70 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Trả lời:

Từ bài viết, ta có thể thấy được vị thế của phụ nữ trong những cuộc vận động xã hội có vai trò hết sức đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ thường đóng vai trò làm mẹ, làm vợ và quán xuyến mọi công việc từ nhà cửa đến bếp núc. Không phủ định được sự quan trọng của đàn ông trong gia đình nhưng nếu thiếu phụ nữ thì cũng rất khó khăn. Không chỉ có vai trò quan trọng với gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng có khả năng nắm những vai trò quan trọng.

4. Kết nối đọc - viết trang 70 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Vị thế của phụ nữ hiện nay đã thay đổi như thế nào khi so với vị thế của phụ nữ Việt Nam vào đầu thế kỉ XX? Hãy viết đoạn văn ngắn để trình bày hiểu biết của em về vấn đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Người phụ nữ luôn có vai trò và vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia đình được coi như một tế bào của xã hội thì người phụ nữ sẽ được coi là hạt nhân của tế bào đó. Gia đình là nơi thể hiện được sự bình đẳng và nâng cao vị thế của những người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ trong thời hiện đại càng không thể nào tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường ấy, người phụ nữ mới có thể thực hiện được đầy đủ chức năng của mình. Điều cần làm là làm thế nào để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi cho phụ nữ để họ phát huy được khả năng đó.

Trước hết, người phụ nữ cần có một việc làm ổn định để đảm bảo được cuộc sống, có cơ hội học tập nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào những hoạt động xã hội, các đoàn thể và câu lạc bộ, có thời gian để hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc cho sức khỏe và làm đẹp cho chính mình. Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài công việc thực hiện thiên chức, vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình còn phải không ngừng học hỏi và rèn luyện để có thể trở thành người có tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống và khả năng tính toán, có sức khỏe tốt để tiếp cận và nắm bắt kịp thời những kiến thức khoa học, thực tiễn để phục vụ công tác. Thực tế, ngày càng có nhiều người phụ nữ tham gia vào các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã dám mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay được coi là phù hợp với nam giới. Họ đã thật sự thoát ra khỏi những định kiến và lễ giáo cổ hủ, hà khắc để sống tốt hơn và đem lại nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có sự bình đẳng giới, nhận thức về vai trò cùng với vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với những công việc nội trợ mà còn tích cực tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu và không ít người trong số họ đã có thể đạt đến những địa vị rất cao trong tất cả các lĩnh vực.

Tuy những thành tựu về khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ cho người phụ nữ, giảm bớt được sức lao động cho họ trong công việc nội trợ nhưng người phụ nữ vẫn là người đảm nhận công việc nhà, từ việc bếp núc đến việc dạy dỗ con cái, chăm lo cho đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc bên ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần cùng việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ cũng rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng là phụ nữ như công nhân, buôn bán thì quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình cũng đang là mối đe dọa cho nhiều phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện thì ở đó đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ cũng đều bị tổn thương.

Để phát huy được vai trò và vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính họ, chị em phụ nữ cũng cần được sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực từ phía gia đình cùng xã hội; Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ đều cần tích cực học tập, rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống ngày nay. Một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cũng cần tạo điều kiện để những người phụ nữ có thời gian học tập và tham gia hoạt động xã hội, có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt nhất vai trò của mình trong gia đình lại vừa đóng góp được cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của họ cũng như xây dựng một gia đình hạnh phúc và bền vững.

 

Chủ đề về nữ quyền luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm đến và tác phẩm “Nữ phóng viên đầu tiên” cũng nói về chủ đề như vậy. Sau khi đọc Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên sách kết nối tri thức của VUIHOC, các em hãy tự suy ngẫm về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm này. Ngoài ra, để học thêm nhiều tác phẩm khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc nội dung các môn học khác, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website vuihoc.vn rồi đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể học được nhiều kiến thức hay nhất cùng các thầy cô nhé!

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-nu-phong-vien-dau-tien-sach-ket-noi-tri-thuc-2434.html

 

 

Tovább

Soan bai doc hieu cay diem cuoi cung 

Cây diêm cuối cùng là câu chuyện cảm động về cây diêm cuối cùng giữa hai nhân vật kẻ thù và sau đó là những suy nghĩ về tình cảm của con người trong cuộc sống. Cùng VUIHOC Soạn bài Thực hành đọc cây diêm cuối cùng sách kết nối tri thức để tìm hiểu kỹ hơn về các chi tiết có trong tác phẩm này.

Soạn bài Thực hành đọc cây diêm cuối cùng sách kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 60 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Cách kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình ở trong bài tản văn. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ để có thể trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Tản văn tự sự vẫn lấy những sự kiện, nhân vật và cảnh vật làm nội dung biểu đạt chủ yếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức biểu đạt chính. Nó chú trọng vào kể việc, ghi người và tả cảnh nhưng không giống như kể việc, ghi người hay tả cảnh trong tiểu thuyết. Kể chuyện trong tản văn là việc trần thuật một số phiến đoạn của các sự kiện, ghi người là việc ghi ra một số mặt quan trọng của nhân vật còn tả cảnh là việc miêu tả một số phương diện nào đó của cảnh vật; hơn nữa, những sự việc, con người và cảnh vật này đại đa số chỉ là những sự việc, con người và cảnh vật mà tác giả đã từng tiếp xúc qua, tác giả thường sử dụng nhân xưng ngôi thứ nhất. “Tôi” làm sợi dây liên kết giữa những phiến đoạn của sự kiện, những mặt nào đó của nhân vật hay phương diện nào đó của cảnh vật; thủ pháp miêu tả thường là việc vận dụng lược thuật và phác họa, ngôn ngữ vốn ít ỏi cốt chỉ vẽ ra tình trạng của sự kiện và thần thái của nhân vật hay đặc sắc của cảnh vật. Tản văn tự sự được chia thành: tản văn ký sự, tản văn tả cảnh, tản văn ghi người.

Tản văn trữ tình chính là tản văn lấy sự bộc lộ tư tưởng và tình cảm của tác giả làm chủ đạo, điều căn bản của nó chính là bộc lộ tình cảm. Trữ tình ở đây đã chỉ ra rằng nội dung chủ yếu của nó chính là tình cảm, đồng thời cũng chỉ ra được thủ pháp biểu hiện chủ yếu của nó đó là trữ tình. “Tình” trong tản văn trữ tình luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Tản văn trữ tình ưu tú cần lấy “tình” làm sợi dây sắp đặt kết cấu và tính chủ quan của nó thực sự mãnh liệt. Ở phương diện này, tản văn trữ tình và thơ trữ tình có một điểm giống nhau, nhưng tản văn trữ tình khác với thể loại thơ trữ tình ở chỗ không trực tiếp bộc lộ ra nỗi lòng mà phần nhiều là sự việc sản sinh tình cảm, mượn cảnh để nói tình, lấy vật để nói chí, “tình” của nó phải có cái để dựa vào, tình thấm vào bên trong cảnh và vật rồi cũng bộc lộ ra, tình cảm chủ quan cùng cảnh vật khách quan có thể nhập vào làm một. Ngoài ra tình cảm trong tản văn trữ tình không tập trung như trong thơ trữ tình, nó thường thể hiện sự trải rộng của tư tưởng tình cảm ở một tổ chức, sắp xếp vô cùng công phu của tài liệu. Ngôn ngữ tản văn khác với ngôn ngữ thơ trữ tình là điều đã rất rő ràng.

 

2. Câu 2 trang 60 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức 

Tính chất lạ lùng mang màu sắc hư cấu của câu chuyện và cách thể hiện cảm xúc và suy tư của tác giả. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ câu chuyện để có thể trả lời được câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện mang rất nhiều điểm hư cấu nhưng cái để người đọc chú ý ở đó lại chính là tình cảm của nhân vật ở trong truyện. Trong bão tuyết dữ dội hay bão bùng của thiên nhiên, con người có thể vượt qua được nó để sống sót. Hay việc gặp kẻ thù ở trong một hoàn cảnh éo le ấy mà không bị giết cũng là một sự việc hư cấu bởi trong hoàn cảnh ấy, người đó có thể hoàn toàn giết nhân vật tôi bởi vì anh chưa xác định được đó là thù hay bạn.

Nhưng đó chỉ là một yếu tố góp phần tạo nên thành công của câu chuyện, thành công lớn nhất của nó phải kể đến là việc thể hiện tình cảm và cảm xúc hết sức chân thật của tác giả. Mọi sự việc diễn ra một cách quá nhanh nhưng nó đều được tái hiện lại ở trong suy nghĩ chậm của tác giả khiến cho anh cảm thấy bản thân mình chưa kịp phản ứng lại được với tình huống của hiện tại bởi vậy sau từng hành động, nhân vật tôi đều sẽ ngẫm nghĩ về hành động đã xảy ra. Đây có lẽ là một nét đặc sắc trong câu chuyện này. 

 

 

Cây diêm cuối cùng là một tác phẩm rất hay của Cao Huy Thuần nói về những suy nghĩ về tình cảm con người trong cuộc sống. Bài viết Soạn bài Thực hành đọc cây diêm cuối cùng sách kết nối tri thức này sẽ giúp các em làm rő về nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Nếu các em muốn tham khảo về những bài soạn khác trong chương trình ngữ văn 11 hay thậm chí là những kiến thức về môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập website vuihoc.vn để đăng ký những khóa học và trải nghiệm học cùng thầy cô VUIHOC ngay nhé!

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-doc-cay-diem-cuoi-cung-sach-ket-noi-tri-thuc-2427.html

 

Tovább

Soan bai Ca mau que xu

Ai cũng biết Mũi Cà Mau là vùng đất thiêng liêng tận cùng của tổ quốc. Những tác phẩm về mảnh đất này cũng rất hay và cần được truyền tải tới nhiều người đọc hơn. Hãy cùng VUIHOC Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức 11 tập 2 để có thể hiểu hơn về vùng đất đặc biệt này nhé!

1. Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức: Trước khi đọc 

1.1 Câu 1 trang 45 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Ba tiếng "Mũi Cà Mau" gợi lên trong em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Trả lời:

Tên gọi Cà Mau được xuất phát từ cách mà đồng bào Khmer gọi tên vùng đất này đó là "Tưk Kha-mau", có ý nghĩa là nước đen. Nước đen là màu nước đặc trưng của lá tràm trong thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống và làm đổi màu nước. Mũi Cà Mau - vùng đất tận cùng của tổ quốc, một điều kỳ diệu và độc đáo không một nơi nào có được, mà cư dân vùng này còn ví von là: “Ðất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

1.2 Câu 2 trang 45 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức 

Bạn đã biết được những gì về vùng đất Mũi Cà Mau (thông qua sách báo, phim ảnh và những phương tiện truyền thông,...)?

Trả lời:

Cà Mau là vùng đất thấp và đương nhiên thấp thì thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang xuất hiện hiện tượng bồi lở ở cả hai phía biển Đông và Tây. Cà Mau có tới 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất bãi bồi, đất than bùn, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn có diện tích 150.278 ha tập trung chủ yếu tại ven Biển Ðông và phía Nam của thành phố Cà Mau, các huyện Cái Nước, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Ðất phèn có diện tích rất lớn rơi vào khoảng 334.925 ha, chiếm tới 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở khắp các huyện trong tỉnh.

2. Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức: Trong khi đọc 

2.1 Câu 1:  Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích gì?

Tác giả đến với Mũi Cà Mau mục đích là để đi chơi. 

2.2 Câu 2: Chú ý những liên tưởng của tác giả về văn học.

Những liên tưởng của tác giả về văn học chính là những cái phai của Anh Đức, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu từ hơn 40 năm về trước. Những trang kí, trang thư và trang thơ gieo mầm dưới mỗi câu, mỗi chữ lại là hạt hy vọng ứ nghẹn những khát khao được bung nở cây trái hòa bình.

2.3 Câu 3: Trạng thái tình cảm của tác giả và mọi người khi đến với Mũi Cà Mau.

Đối với tác giả, đây là vùng đất mãi nằm trong trí tưởng tượng từ rất lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ tới ngày được xách ba lô lên và khám phá. Để rồi khi thực sự được tới Cà Mau, tác giả đã yêu và đắm chìm trong cảnh vật và con người nơi đây.

2.4 Câu 4: Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?

Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính đã xuất hiện trong liên tưởng góp phần giúp tô đậm thêm tâm trạng nhớ nhà. 

2.5 Câu 5: Từ "xứ" được nói ở đây có kết nối như thế nào với nhan đề?

Từ "xứ" ở đây để chỉ những địa điểm của mũi Cà Mau.

2.6 Câu 6: Chú ý cái nhìn của người viết đối với những chi tiết thực của đời sống được ghi lại.

Họ đều dành nhiều tình cảm cho nơi đây, lưu luyến không muốn rời. Lang thang đi qua nhiều mảnh đất, từ “xứ” như được xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đó chính là cái hãnh diện của những con người khi nhắc về quê hương của mình. Tác giả được ở nơi đây, cùng hòa vào với khung cảnh sống sinh hoạt của những con người ở Cà Mau. Ở đó có những ngôi nhà được làm bằng những thứ vật có sẵn ở đây. Có những con người rất cần cù chịu khó, đang làm công việc của mình để mưu sinh. Khung cảnh sinh hoạt của người dân Cà Mau luôn gắn liền với cây đước, nó mang đến nhiều tài nguyên, mang theo cả thứ ánh sáng đẩy lùi những khó khăn cho con người.

2.7 Câu 7 Những khó khăn, bộn bề mà con người ở đất Mũi Cà Mau đã trải qua.

Những con tôm bị ngạt thở do sình lầy, vì vậy mà những cây đước bị mọi người đốn hạ để cho ra được những vuông tôm sạch sẽ trong lành. 

2.8 Câu 8 Cách thể hiện cảm xúc của tác giả ở phần kết.

Ông thấy mọi thứ ở đây đều rất đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi nào có thể có được. Để rồi nhà văn nhớ nhung và yêu thương đến mức nước mắt nhòe đi. Tác giả phải dành cho vùng đất này rất nhiều tình cảm nên cảm xúc mới bỗng chợt dâng trào đến như thế.

3. Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với vùng Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì với người viết tản văn?

Trả lời:

- Tác giả có tâm thế “đi chơi” gợi ra sự nhẹ nhàng và vui vẻ khi đến với Mũi Cà Mau.

- Tâm thế ấy giúp cho tác giả có thể tìm ra được niềm hứng khởi và cảm xúc mới mẻ để dễ dàng quan sát, trải nghiệm và sáng tác.

3.2 Câu 2 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Tính chất tươi mới và sống động của thực tế đời sống con người ở vùng Đất Mũi được thể hiện thông qua những khung cảnh, nhân vật nào?

Trả lời:

Một số khung cảnh và nhân vật như:

- Anh bạn nhà văn Đất Mũi kể rằng đã chứng kiến đủ những xúc động của các vị khách khi tới đây: “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây đước, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để… khóc vì sướng”

- Cảnh mấy anh em nhà báo ngồi cởi trần lai rai tại một số ngôi nhà ở xã Đất Mũi, thông qua câu chuyện về những con người cụ thể, thêm thấu hiểu cách làm việc và sinh sống của cư dân nơi đây.

- Cảnh những người phụ nữ đang ngồi lột thịt ghẹ ở một cơ sở gia công thực phẩm của vợ chồng nhà anh Phúc hay chị Tuyết - một bức tranh sinh động về đời sống lao động của con người Đất Mũi.

- Câu chuyện gay cấn một thời về sự lựa chọn giữa con tôm hay cây đước, liên quan tới sinh mệnh chính trị của biết bao người, được kể lại trong căn nhà của Phó Chủ tịch xã Đất Mũi, Lê Hoàng Liêm.

3.3 Câu 3 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Đến với Mũi Cà Mau, tác giả đã liên tưởng đến những nhà thơ và nhà văn nào đã có duyên nợ với mảnh đất này? Những liên tưởng ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Tác giả đã liên tưởng tới những nhà thơ và nhà văn có duyên nợ với vùng đất này như:

  • Trước Cách Mạng: Nguyễn Bính, nhà thơ lãng mạn đã đặt chân tới Mũi Cà Mau trong những chuyến “giang hồ” mà nhà thơ tự nhận.

  • Cuộc kháng chiến chống Mỹ: Nguyễn Tuân với bút kí “Khi nào Bắc Nam được thống nhất, anh sẽ vô thăm đâu trước tiên?”

  • Anh Đức với bút kí Bức thư Cà Mau

  • Xuân Diệu với bài thơ Mũi Cà Mau

  • Sơn Nam với “một pho từ điển sống về Nam Bộ”

  • Nguyễn Ngọc Tư - một nhà văn sống và viết tại Cà Mau

- Ý nghĩa: Mũi Cà Mau chính là địa danh khơi gợi rất nhiều cảm hứng sáng tạo cho những nhà văn và nhà thơ. Đến với mũi Cà Mau cũng chính là đến với một vùng văn chương, vì thế khi viết về vùng đất này, tác giả đã thấy có những thách thức.

3.4 Câu 4 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Chất trữ tình được thể hiện như thế nào ở trong bài tản văn? 

Trả lời:

- Người viết đến với Mũi Cà Mau với một tâm thế hết sức nhẹ nhőm, nhưng kì thực để thoả mãn được nỗi “khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới”. Những rung động rất mới mẻ, tức thì của tâm hồn khi được tiếp xúc với con người cùng cảnh vật đang thay thế cho sự hiểu biết về một mảnh đất thông qua những trang văn của người khác.

- Mượn lời văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói ra nỗi niềm: “Cá thò lò… lạ lắm sao?”

- Thấy được sự bồi hồi vô cùng lạ lẫm của lòng mình đối với những kiểu bày tỏ niềm xúc động của biết bao người từ mọi miền về đây.

- Nhìn cảnh quan, sản vật và con người, lắng nghe từng lời ăn tiếng nói của “quê xứ Cà Mau” với niềm yêu mến, gần gũi và thân tình.

- Không giấu được niềm xúc động hết sức kín đáo khi rời xa Mũi Cà Mau: “Than hầm từ thân cây…. chợt cay nhòe”.

=> Chất trữ tình được thể hiện một cách trực tiếp (người viết tự bộc lộ ra cảm xúc), gián tiếp (những hình ảnh khách quan về cuộc sống có sức lay động và tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện độc đáo của tác giả).

3.5 Câu 5 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của mảnh Đất Mũi hiện ra như thế nào?

Trả lời:

Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của mảnh Đất Mũi hiện ra vừa mang chất hiện thực lại vừa mang chất trữ tình. 

3.6 Câu 6 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Theo em, trong hai phương diện sau, phương diện nào đã thực sự nổi trội ở bài tản văn này? Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời:

Theo em, trong hai phương diện phía trên, phương diện thực sự nổi trội ở bài tản văn này chính là: Tình cảm và cảm xúc chủ quan của nhân vật "tôi" (người viết) khi tiếp xúc với thiên nhiên cùng con người ở Đất Mũi. Vì thông qua tác phẩm, những tình cảm và cảm xúc của tác giả đã được hiện ra một cách rő nét. Ông đặt vào trong mỗi lời văn tình cảm và sự quan sát vô cùng tinh tế của mình. Phải dành nhiều tình cảm như thế nào thì mới thấy được cả vẻ đẹp được ẩn sâu bên trong của nơi đó và họa nó vào mỗi lời văn như vậy.

3.7 Câu 7 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Nêu nhận xét của em về cách sử dụng ngôn ngữ và những biện pháp tu từ ở trong tác phẩm.

Trả lời:

Qua bài tản văn này, chúng ta có thể nhận thấy được rằng tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ để có thể thể hiện sự tò mò cũng như sự quan tâm của mình đối với mảnh đất và con người sống ở đây. Những câu hỏi tu từ đã giúp cho tác giả giải tỏa được những thắc mắc ở trong lòng mình và đồng thời truyền tải được tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào trong những từ ngữ, lời lẽ của mình. Nhờ đó, bài viết mang đậm chất tản văn đã truyền đạt được đầy đủ những ý tưởng chính một cách sâu sắc hơn.

4. Kết nối đọc viết 

Từ ý của câu "Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe", hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc đối với vùng Mũi Cà Mau.

Đoạn văn tham khảo:

Qua văn bản trên đã cho ta thấy được một mảnh đất Cà Mau trên dáng hình Việt Nam. Nó hiện ra với vẻ đẹp vô cùng tươi mới. Từ đây cho thấy đất nước của chúng ta vốn dĩ có những địa danh đẹp và nên thơ đến vậy. Những địa danh và thắng cảnh ấy càng khiến ta cảm thấy tự hào hơn về nét đẹp của dải đất hình chữ S này. Và hơn nữa là sự yêu quý dành cho những khung cảnh tuyệt đẹp nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Thông qua tác phẩm này, những tình cảm và cảm xúc của tác giả đã được thể hiện một cách rő nét. Ông đặt vào trong từng lời văn biết bao tình cảm và sự quan sát hết sức tinh tế của mình. Phải dành nhiều tình cảm như thế nào mới thấy được cả vẻ đẹp ẩn sâu phía trong của nơi này và họa nó vào trong từng lời văn như thế. Chẳng những thế mà tác giả mới thốt lên câu “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”.

 

 

Bài viết trên giúp các em chuẩn bị trước những câu hỏi cho phần Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức 11 tập 2. Thông qua bài viết, hy vọng các em có thể cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những con người thân thiện nơi đây. Để học thêm nhiều tác phẩm khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc nội dung các môn học khác, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website vuihoc.vn rồi đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể học được nhiều kiến thức hay nhất cùng các thầy cô nhé!

 

Nguồn : 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-ca-mau-que-xu-sach-ket-noi-tri-thuc-11-tap-2-2424.html

 

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek