Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự - văn 9 kntt

Những sự việc có tính thời sự là những sự việc nghiêm trọng, cần đến sự quan tâm đặc biệt của tất cả người dân. Bài viết dưới đây VUIHOC sẽ giúp các em tham khảo những bài viết với các chủ đề khác nhau Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức.

 

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

1. Bài viết về “Một vụ xả nước thải chưa qua xử lí” 

Bài tham khảo 1:

Hiện nay, sức khỏe và tính mạng của con người đang dần bị đe dọa bởi rất nhiều mối hiểm họa từ nhiều phía bao gồm thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông,… Trong số những dạng ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm môi trường nước đang là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nó không chỉ ảnh hưởng một cách trực tiếp tới sức khỏe con người mà còn là nguy cơ tiềm ẩn những bệnh cấp và mãn tính.

Trước hết, ta cần phải hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường nước? Ô nhiễm môi trường nước chính là hiện tượng mà những vùng nước như: hồ, sông, biển hoặc nguồn nước ngầm… bị nhiễm những chất độc hại có trong: chất thải sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp… chưa qua xử lý. Nói cách khác, ô nhiễm môi trường nước chính là sự thay đổi chất lượng nước không đáp ứng được những mục đích sử dụng khác nhau, vượt qua tiêu chuẩn cho phép và gây ra những ảnh hưởng xấu tới đời sống con người và sinh vật.

Hiện nay, đa số những con sông hồ ở các thành phố lớn như ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thường là nơi có dân cư đông đúc cũng như tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn đều đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Phần lớn nước thải ở trong sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày cùng với khoảng 250 tấn rác được thải ra các con sông, hồ tại khu vực Hà Nội) và nước thải công nghiệp (khoảng 260.000 m3, trong đó chỉ khoảng 10% đã được xử lý) đều không được xử lý mà đã đổ trực tiếp ra các con sông, hồ. Rất nhiều nhà máy cũng như cơ sở sản xuất như lò mổ, làng nghề, các khu công nghiệp, bệnh viện (7000 m3 mỗi ngày, có 30% được xử lý) cũng không được trang bị thêm hệ thống xử lý nước thải. 2360 con sông, suối dài trên 10km, hàng nghìn hồ và ao là con số của hệ thống nước mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước nêu trên đang dần bị suy thoái và phá hủy một cách trầm trọng vì con người khai thác quá mức và ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Thậm chí có nhiều con sông và đoạn sông đang bị “chết” dần. Không những thế, mức độ ô nhiễm môi trường nước cũng đang không ngừng gia tăng vì không thể kiểm soát hiệu quả được nguồn gây ô nhiễm.

Vậy, do đâu mà môi trường nước lại bị ô nhiễm? do đâu mà những con sông lại bị “bức tử” từng ngày. Trên thực tế, ô nhiễm môi trường nước có thể xuất phát từ những nguyên nhân tự nhiên. Các hiện tượng làm giảm đi chất lượng nước thì đều bị xem là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước (mưa, gió bão, tuyết, lũ lụt, hoạt động sống cũng như xác của những loài sinh vật khi chết ngấm vào lòng đất…). Tuy nhiên, nguyên nhân tự nhiên chỉ làm cho môi trường ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân mà chúng ta cần phải quan tâm chính là nguyên nhân nhân tạo, là những nguyên nhân xuất phát từ nhiều hoạt động của con người. Thứ nhất cần phải kể tới nguồn chất thải từ sinh hoạt và y tế. Mỗi ngày, một lượng lớn rác thải sinh hoạt và rác thải y tế thải ra môi trường mà không thông qua xử lý. Bên cạnh đó, việc dân số nước ta đang ngày càng tăng (đứng thứ 12 trên thế giới) dẫn tới lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Dân số tăng nhanh, do đó nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế cũng gia tăng theo, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường cũng tăng lên. Nguyên nhân thứ hai chính là do sử dụng quá mức những loại phân bón cũng như hóa chất độc hại ở trong nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi gia súc tạo ra nhiều loại chất thải: phân, nước tiểu và thức ăn thừa.. chưa thông qua xử lí mà đã đổ trực tiếp vào môi trường. Cùng với đó chính là các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu và trừ cỏ, phân bón dành cho cây trồng. Chúng vừa gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt lại vừa gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân sử dụng những loại phân bón và chất hóa học không kiểm soát kỹ càng, sử dụng quá mức cho phép gấp 3-4 lần. Bên cạnh đó, đa số những vỏ chai thuốc sau khi sử dụng đều bị vứt bừa bãi làm ảnh hưởng tới chất lượng nước một cách rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân cuối cùng và cũng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất đó chính là nguồn nước thải từ quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp. Khi mà những khu công nghiệp ở nước ta mọc lên ngày nhiều hơn, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng cao. Do đó, lượng chất thải từ những hoạt động sản xuất công nghiệp cũng ngày càng nhiều. Trong khi đó, nhiều khu công nghiệp đã xả trực tiếp nước thải ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lí, gây ra ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Hàng loạt nhiều vụ việc về xả thải ra môi trường mà chưa thông qua xử lí đã được đưa tin vào thời gian gần đây là dấu hiệu rất đáng báo động cho môi trường nước ở Việt Nam. Đặc biệt là vụ xả thải của Formosa làm cho cá chết hàng loạt ở vùng biển của các tỉnh miền Trung, hay vụ việc Vedan đã xả thải ra sông Thị Vải năm nào… Hành động của những công ty, nhà máy và xí nghiệp ấy đang từng ngày và từng giờ hủy hoại đi môi trường nước – nguồn sống quan trọng của con người.

Ô nhiễm môi trường nước, con người đã nhận lại những hậu quả gì? Nước là tài nguyên vô cùng quý giá và thiết yếu đối với con người. Trên thực tế, có thể thấy rằng, khi nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Khi nguồn nước ô nhiễm sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh từ đó dẫn tới suy giảm nòi giống. Ở một số địa phương của nước ta, khi nghiên cứu về những trường hợp mắc bệnh ung thư và viêm nhiễm ở phụ nữ đã cho thấy rằng có tới 40 -50% là do việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Dựa vào thông tin của daychuyenlocnuoc.info 26/1/2015: thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ tài nguyên môi trường, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 9000 người tử vong do nguồn nước và điều kiện vệ sinh quá kém. Bên cạnh đó còn có gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới được phát hiện mà việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính.

Để giải quyết được triệt để những vấn đề về ô nhiễm nguồn nước thì đòi hỏi cần phải có những chiến lược thật cụ thể. Chúng ta cần có chiến lược lâu dài chính là cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã thông qua xử lí đồng thời cải hiện hệ thống vệ sinh. Còn chiến lược ngắn hạn chính là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại nhà. Bên cạnh đó, cần phải đưa ra những chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, còn cần phải thắt chặt thêm nữa về vấn đề kiểm soát ô nhiễm, bắt buộc các doanh nghiệp (bao gồm cả quy mô lớn lẫn nhỏ) đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Có hình thức xử phạt nghiêm minh cụ thể đối với những hành vi vi phạm.

Hành vi gây nên ô nhiễm môi trường nước cũng là một hành vi mang tính “tội ác” khi chúng có thể cướp đi sinh mệnh của con người. Chính vì vậy hãy chung tay để bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung nhằm hướng đến một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn đối với mỗi con người.

Bài tham khảo 2:

Nước là một trong những món quà vô cùng quý báu mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người và tự nhiên. Cùng với không khí, ánh sáng và đất đai, nguồn tài nguyên này sẽ không bao giờ tồn tại vô thời hạn. Tuy nhiên, ngày nay, tình trạng ô nhiễm trầm trọng của nguồn nước ngọt đang dần trở thành một vấn đề rất đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Nước ngọt, mà chúng ta sử dụng mỗi ngày để uống và sinh hoạt, chính là một tài nguyên độc quyền. Không giống như nước biển sở hữu hương vị mặn, nước ngọt hiện tại chủ yếu tập trung ở trong các sông, hồ và suối tự nhiên. Một phần quan trọng khác chính là nước ngọt nằm ở dưới lòng đất, ở trong mạch nước ngầm. Người ta cũng có thể tạo ra được các hồ chứa nước, kênh đào hay hào rãnh để lưu trữ nước.

Ở rất nhiều nơi trên thế giới, nước ngọt cũng trở nên vô cùng hiếm hoi và đắt đỏ. Chúng ta thường không nhận ra được giá trị của nó cho đến khi nó bị ảnh hưởng vì sự can thiệp của con người. Các con sông và kênh rạch bị biến đổi màu sắc cũng như bị ô nhiễm mùi hôi kinh khủng, kèm theo sự xuất hiện của những váng thải và bọt khí. Sự sống trong nước dần chết đi do môi trường nước bị ô nhiễm hay bị ô nhiễm bị rác thải. Theo thống kê, ở những thành phố lớn như Hà Nội, hàng trăm nghìn mét khối nước thải cùng với hơn nghìn tấn rác thải được xả ra môi trường mỗi ngày, và chỉ có khoảng 10% được xử lý đúng với quy trình.

Hậu quả của quá trình ô nhiễm môi trường nước ngọt quá đáng sợ. Theo Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm sẽ có khoảng chín nghìn người chết do nước bẩn. Khoảng hai mươi nghìn người được ước tính bị bệnh ung thư chủ yếu vì ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm không thể sử dụng trong sinh hoạt, khiến cho người dân phải đối mặt với việc thiếu hụt nước sạch. Sự ô nhiễm này cũng đang gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho những loài sinh vật trên Trái Đất, đe dọa đến sự tồn tại của hành tinh chúng ta.

Để bảo vệ được nguồn nước, mỗi người chúng ta cần phải tăng cường nhận thức và thực hiện nhiều hành động nhỏ. Là một công dân có trách nhiệm, chúng ta không nên vứt rác một cách bừa bãi, hãy sử dụng nước sao cho tiết kiệm, và luôn kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống cung cấp nước. Việc trồng cây và sử dụng những sản phẩm tự nhiên cũng là cách để có thể bảo vệ môi trường và duy trì được nguồn nước sạch.

Bảo vệ nguồn nước sạch chính là trách nhiệm của chúng ta, nhưng cũng chính là trách nhiệm của toàn bộ nhân loại. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người, và chúng ta cần phải hợp tác để bảo vệ nó.

 

2. Bài viết về “Một vụ phá rừng phòng hộ”

Bài tham khảo 1:

Rừng không những là một vùng đất màu mỡ và ngập tràn sự sống, mà nó còn là một kho tài nguyên vô cùng quý báu của đất nước. Nó lan tỏa ở khắp nơi, mọc cao hơn so với đồng bằng và che kín mình với vẻ xanh tươi mát. Việt Nam, với diện tích của đồi núi chiếm đến ¾ tổng diện tích, được coi là một trong những quốc gia rất phong phú về tài nguyên rừng.

Rừng không chỉ là nguồn gỗ quý giá mà nó còn là người bạn đồng hành vô cùng tin cậy trong việc đối phó với những thiên tai tự nhiên. Nó giúp cho chúng ta chống lại những thảm họa như là sạt lở đất, bão lũ và cát tràn. Mỗi ngày, chúng ta đều hít thở không khí trong lành do khu rừng tạo ra, và cây xanh trong rừng còn giúp làm sạch không khí, cải thiện được môi trường sống, giữ cho môi trường xung quanh chúng ta luôn ở trong trạng thái tươi mới. Đúng vậy, rừng có thể coi là một "lá phổi xanh" của cuộc sống con người.

Rừng không phải là một cái gì đó riêng lẻ, mà chính là một hệ thống phức tạp của hàng nghìn loài cây, san sát nhau, tạo ra một nguồn cung cấp không ngừng của khí O2 quý báu. Tuy nhiên, để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của rừng, chúng ta cần phải bảo vệ nó chặt chẽ.

Việc phòng tránh thiên tai mỗi năm, như sạt lở đất, bão lũ và cát tràn, phụ thuộc mạnh mẽ vào việc bảo tồn của rừng. Nó làm nhiệm vụ ngăn chặn dòng nước lũ và ngăn chặn cát xâm chiếm vào đồng bằng. Có thể nói rằng rừng thật sự là một thứ bùa hộ mệnh, giữ cho cuộc sống của con người an lành và ổn định.

Mỗi năm, rừng cung cấp một lượng gỗ không đếm xuể, tạo ra những sản phẩm gỗ tuyệt đẹp và điêu khắc vô cùng tinh xảo. Ngoài ra, rừng còn là ngôi nhà của hàng vạn những loài động vật hoang dã, mang đến sự cân bằng tự nhiên và hài hòa trong hệ sinh thái.

Tuy nhiên, rừng đang phải đối mặt với nguy cơ bị suy thoái và tàn phá. Cháy rừng và đốt rừng để lấy đất làm nương rẫy chính là những hành động đang diễn ra ngày càng nhanh chóng và ngày một nghiêm trọng. Những hậu quả của việc đó đang trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết.

Trái đất đang phải chịu sự tác động nặng nề từ việc biến đổi khí hậu, băng tan cùng với sự lan tràn của cát. Nếu ý thức về việc bảo vệ rừng không được nâng cao, chúng ta sẽ phải chịu những thiệt hại lớn hơn nữa. Rừng cháy lan tỏa trong mùa khô đã làm mất đi nguồn tài nguyên gỗ quý báu, gây ra sự xói mòn đất và làm đồi trọc bị mất đi.

Vì vậy, việc bảo vệ và phục hồi rừng chính là một vấn đề cấp bách, và chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy cùng nhau đóng góp cho một tương lai thật bền vững, bằng việc bảo vệ rừng và biến nó thành một phần quý báu trong hành trang của chúng ta.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức
 

Bài tham khảo 2:

Khi rừng không còn tồn tại ở trên trái đất, trái đất sẽ bị khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi đó, con người sẽ chết dần chết mòn khi phải đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng lại không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ phải tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã trôi qua, những ngày tháng mà cuộc sống được gắn liền với màu xanh tươi và môi trường trong lành.

Ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang trong tình trạng báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn nhiều kẻ phá rừng một cách vô ý thức, mặc dù họ biết phá rừng là việc làm sai trái, nhưng cái sai ấy ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ còn chưa rő. Thật ra, cái sai đó rất nghiêm trọng. Họ có biết đâu rằng tàn phá rừng chính là sự thắt cổ mình do sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.

Rừng từ xưa tới nay luôn luôn là một người bạn tốt và trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có điều gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.

Rừng luôn luôn gắn liền với những sinh hoạt của con người. Vì xung quanh chúng ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của những cánh rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho tới một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều từ rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên đã ban phát cho con người.

Không những thế, rừng còn là cỗ máy lọc không khí tối tân nhất mà không có một cỗ máy nào trên thế giới có thể sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí với con người, cho chúng ta một kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa và cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng dành cho con người.

Thật không thể nào kể hết được ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng những hành động tàn phá rừng một cách rất thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ tới những nguy hiểm và tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại ở trên trái đất, trái đất sẽ bị khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi đó, con người sẽ chết dần chết mòn khi phải đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng lại không có sự sống. Dẫu cho lúc ấy có nhiều vàng bạc, con người cũng sẽ phải tiếc nuối về những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống được gắn liền với màu xanh tươi và môi trường trong lành. Đến lúc đó, sa mạc hóa sẽ có ở khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý đến, giờ đây cũng trở thành thảm nạn và hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra triền miên. Thêm nữa là thú rừng không có nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây ra biết bao nhiêu những tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành và cứ thế tiếc nuối, xót xa..

Rő ràng việc đốt rừng kéo theo rất nhiều hậu quả không lường đến: nhiệt độ của trái đất thêm nóng và bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng cũng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hay vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng và đốt rừng – tự thắt cổ mình. Sai lầm đó phải trả giá thật đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả một cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng đang ngày càng nhanh trên phạm vi thế giới, cảnh cháy rừng khủng khiếp tại Indonesia, tại Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng rất hiển nhiên, tác động xấu tới nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh sẽ biến mất! Biết bao nhiêu cây quý và thú hiếm sẽ bị tuyệt chủng! Lẽ nào ta lại tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà lại bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa và dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mới có thể mọc được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa đi vào giữa rừng. Hãy trồng thêm thật nhiều cây, gây thêm rừng hay dừng ngay việc chặt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho bây giờ, mà cho những thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, thì phải cần rất nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng lại chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tâm của mọi người phải thức tỉnh và cần hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề cấp bách duy nhất chính là nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động và tuyên truyền việc giữ gìn những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người đã xuống đường để biểu tình đòi bảo vệ rừng cũng như như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này.

Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Tràm Chim, rừng Nam Cát Tiên,…. là những khu rừng vô cùng quý giá. Nhà nước đã có pháp lệnh phải bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn thường xuyên bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một vài kẻ muốn mau chóng giàu có bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt tại Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, hay gần đây nhất chính là ở các tỉnh miền Trung… cũng do rừng đã và đang bị tàn phá, bị mất dạng, cần phải kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.

3. Bài viết về “Việc triển khai một dự án trồng cây, phủ xanh đất trồng đồi trọc” 

Bài tham khảo 1:

Rừng vốn được mệnh danh là một “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu chính là vấn đề được chính phủ rất nhiều nước quan tâm. Trồng rừng là một trong những biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất cũng như làm giàu rừng.

Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác một cách kiệt quệ. Vì vậy, để đảm bảo được nguồn tài nguyên đó và phòng tránh được những hệ lụy về sau thì chính phủ đang kêu gọi toàn dân phải trồng rừng.

Việc tổ chức sản xuất ngành lâm nghiệp gắn liền với quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vẫn còn bị hạn chế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa tương xứng với tiềm năng đang có; tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra; tốc độ phát triển rừng vẫn còn chậm và hiệu quả kinh doanh rừng trồng thì còn thấp…

Rừng là một hệ thống vô cùng phức tạp, bao gồm không chỉ những cây cối, mà còn đất đai lẫn khí hậu, tạo ra một tương tác tương hỗ đáng kinh ngạc. Các cây xanh ở trong rừng không chỉ cung cấp cho bóng mát mà còn tham gia vào việc điều hòa không khí, tạo ra một môi trường trong lành và sạch sẽ. Trong một thế giới thiếu vắng đi cây xanh, Trái Đất sẽ trở nên vô cùng ảm đạm, ô nhiễm và chịu rất nhiều biến đổi khí hậu cùng với hạn hán và lũ lụt xảy ra không ngừng. Cây xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của tất cả chúng ta.

Ngoài ra, cây xanh cũng giúp ngăn chặn được sự xói mòn, ngăn lũ lụt và sự lở đất. Việc trồng cây xanh một cách cân nhắc sẽ giúp giảm thiểu được hậu quả của những thiên tai. Hệ thống rừng còn tham gia vào việc kiểm soát khí hậu và ổn định dòng chảy của nước, và ngăn chặn sự phá hủy của gió với cát. Điều này có ý nghĩa quan trọng với việc bảo vệ con người khỏi những cơn bão hoặc thảm họa tự nhiên khác.

Về mặt kinh tế, rừng sẽ cung cấp nguồn tài nguyên quý báu như gỗ, củi và hoa quả dành cho con người. Điều này không chỉ là một lợi ích kinh tế mà còn là sự đóng góp vô cùng to lớn của rừng với cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, rừng còn là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú, với sự gắn kết chặt chẽ giữa những loài  cây và động vật. Nó cũng trở thành điểm đến thú vị cho các du khách và là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực bao gồm nông nghiệp và du lịch.

Tuy nhiên, đất nước của chúng ta ngày nay đang phải chứng kiến sự khai thác rừng một cách không bền vững và mất đi rừng làm suy giảm vô cùng nghiêm trọng môi trường sống và kinh tế của chúng ta. Khai thác trái phép gây ra xói mòn, lũ lụt, và làm gia tăng nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn. Ngoài ra, sự mất rừng còn gây ra tình trạng tuyệt chủng của những loài động vật quý hiếm.

Chính quyền và những tổ chức đã nỗ lực để quản lý và khai thác rừng bền vững. Cùng với đó, việc tạo được sự hiểu biết cho người dân về tầm quan trọng của những khu rừng và sự kết hợp giữa khai thác và tái tạo rừng là cách để phục hồi được hệ sinh thái rừng tự nhiên một cách nhanh chóng.

Hãy hành động ngay lúc này để bảo vệ rừng, bởi đó cũng chính là cách để bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.

Bài tham khảo 2:

Cây xanh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Từ thời xa xưa cho tới ngày nay, mối liên kết giữa loài người với thiên nhiên luôn vững mạnh và không thể nào tách rời. Khi chúng ta đối diện với những yếu tố tự nhiên như nước, hoa lá, cây cỏ, núi non, tâm hồn của chúng ta thường sẽ trở nên nhẹ nhàng và thư thái, như khi chúng ta tìm ra một khu vườn yên bình sau những thời gian bận rộn và hối hả trong cuộc sống.

Tuy nhiên, đất nước chúng ta đang phải trải qua quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với sự gia tăng không ngừng của những nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, và những cơ sở sản xuất. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng không thể tránh khỏi. Dưới sự tác động và phát triển của con người, những yếu tố thiên nhiên và tự nhiên đang dần dần biến mất. Khí hậu biến đổi và thời tiết bất thường, cùng với rất nhiều nguồn ô nhiễm như nguồn nước bị ô nhiễm, rác thải, khói bụi cùng với tiếng ồn đang gây ra những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là về tinh thần cho con người.

Trong bối cảnh ấy, vai trò của cây xanh trở nên vô cùng quan trọng. Cây xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp cải thiện không gian sống ở xung quanh chúng ta. Bên cạnh những biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm, việc trồng và bảo vệ cây xanh sẽ đóng vai trò quan trọng. Đầu tiên, hệ thống cây xanh giúp cải thiện được khí hậu bằng cách ngăn chặn và lọc được bức xạ từ mặt trời, điều này giúp kiểm soát được quá trình bốc hơi nước, duy trì được độ ẩm đất và không khí, và kiểm soát gió cũng như việc lưu thông không khí.

Cây xanh còn có tác dụng bảo vệ môi trường bằng việc hút khí CO2 và cung cấp khí oxy, đồng thời lọc những chất khí độc hại. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng cây xanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cùng với cuộc sống của chúng ta, mà còn đóng vai trò trang trí cho những cảnh quan tự nhiên.

Trước tất cả những lợi ích ấy, chúng ta cần phải đoàn kết để bảo vệ cây xanh. Nếu cần phải thay thế cây cổ thụ, chúng ta cần phải xây dựng một kế hoạch trồng cây có hệ thống và đảm bảo được sự giám sát chặt chẽ từ những cơ quan chức năng.

4. Bài viết về “Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn”

Bài tham khảo 1:

Mưa bão và lũ lụt là hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người, không chỉ gây ảnh hưởng về tài sản mà còn gây mất mát về người. Ở nước ta, hiện tượng thiên tai và bão lũ vẫn xảy ra hàng năm gây ra rất nhiều thiệt hại, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tỉnh miền Trung. Lũ lụt ở miền Trung cũng là một trong những vấn đề được cấp chính quyền nói riêng và người dân quan tâm hơn.

Thực tế cho thấy rằng, tại miền Trung, chưa có một năm nào là người dân không phải chịu đựng những cơn mưa dai dẳng, những trận lũ càn quét khắp xóm làng, vườn tược. Cứ vào khoảng tháng 7 tới tháng 10 âm lịch, người dân của mảnh đất ấy lại phải sống trong nỗi lo lắng vì thời tiết thay đổi thất thường, những cơn lũ có thể xảy ra bất kì lúc nào. Có những năm thậm chí lũ lụt cũng xảy ra liên tiếp, nước chưa rút kịp thì đã mưa lớn, nước tiếp tục dâng, gây ra nỗi bàng hoàng cho nhân dân. Những hình ảnh nhà cửa người dân bị chìm trong biển nước, nhà cửa, vườn tược và hoa màu mất trắng không ai không khỏi xót xa. Còn hơn thế, mỗi năm tới mùa mưa lũ, trên báo đài lại thông tin tới hàng chục người mất tích và thiệt mạng do nước lũ cuốn, thật xót xa biết bao.

Lũ quét và sạt lở đã cướp đi nơi ăn chốn ở mà bấy lâu nay người dân phải chắt chiu xây dựng, cướp đi hoa màu mà người làm nông bấy lâu nay bỏ công vun trồng chăm sóc, cướp đi sinh mạng quý giá của biết bao người. Giặc lũ lụt “đánh người” như vũ bão và giặc lũ lụt đã tàn phá đời sống người dân nghèo, làm cho con người vốn đã vất vả, lam lũ lại càng vất vả và cực nhọc hơn. Người ta thường bảo rằng mùa thu là mùa đẹp nhất, nhưng có lẽ với người dân ở miền Trung thì khác, mùa thu lại là "mùa lo lắng" của họ. Bão tháng 7, lụt tháng 8 và tháng 9 cứ liên tiếp xảy ra, họ còn chưa kịp phục hồi lại thiệt hại từ cơn lũ trước thì lại phải chịu thêm những hậu quả từ cơn lũ sau. Lũ chồng lũ, bão chồng bão và mưa xối xả ngày đêm không ngớt khiến cho người dân phải oằn mình lên chống đỡ.

Miền Trung, vùng đất đã nắng thì nắng phải cháy da, cháy thịt, đã mưa thì phải mưa cho đất ẩm, lũ tràn. Xuất phát từ vị trí địa lý vô cùng đặc thù, các tỉnh miền Trung đều chạy dọc bờ biển, những cơn bão lại được hình thành từ biển Đông, gió mùa Đông Bắc cùng với đặc trưng thời tiết tại miền Trung nên tạo điều kiện thuận lợi cho mắt bão di chuyển, hướng đến vùng đất này gây bão lũ. Mặt khác, hệ thống sông ngòi của miền Trung tuy nhiều nhưng lại ngắn và có độ dốc lớn. Khu vực sông lại là đồi núi nên mưa về nước chảy nhanh, khu vực ở phía cửa sông lại bị bồi lấp dẫn tới thoát nước không kịp, vì vậy mà gây ra lũ lụt và ngập úng. Xét về mặt chủ quan, nguyên nhân chủ yếu gây mưa lũ phải kể tới bàn tay tàn phá thiên nhiên của con người. Môi trường vì con người mà bị ô nhiễm, nạn chặt phá rừng cũng đang hoành hành liên tục. Hơn thế nữa, việc khai thác cát sỏi cũng gây ra hiện tượng xâm lấn, xói mòn và sạt lở đất ở dọc những bờ sông thêm trầm trọng.

Trước những nguyên nhân và hậu quả đó, đòi hỏi các cấp chính quyền nói riêng cũng như toàn thể nguồn dân nói chung phải cùng với nhau chống lại bão lũ. Cần có những quyết sách phù hợp để có thể giúp đỡ bà con như những công trình nhà ở chống lũ hay các công trình nước sạch cho mùa lũ,... Xây dựng được hệ thống cầu cống, củng cố bờ kè và đê điều ven các triền sông. Chủ động ứng phó khi đến mùa mưa lũ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng thiệt hại về người và tài sản. Mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không được chặt phá rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc để làm hạn chế dòng chảy của nước và tránh xói mòn đất.

Mưa bão và lũ lụt là điều không ai mong muốn bởi vì những hậu quả mà nó gây ra. Người dân miền Trung hằng năm luôn luôn cố gắng để vượt qua được thiên tai, lo lắng cho đời sống. Hy vọng rằng thời tiết sẽ ưu ái cho nơi đây hơn, mưa thuận gió hòa để cho người dân được an tâm lao động và mưu sinh.
 

Bài tham khảo 2:

Một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được nhiều sự quan tâm của toàn dư luận và xã hội hiện nay chính là hiện tượng lũ lụt đang hoành hành rất mạnh bạo ở miền Trung nước ta và gây ra quá nhiều thiệt hại về người và của.

Gần một tháng trở lại đây, nước dâng cao tại nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Bình,… ngập tới tận mái nhà. Nhiều nhà cửa ở những vùng trũng thấp bị cuốn trôi. Động vật và hoa màu cũng bị tàn phá một cách nặng nề và trôi theo dòng lũ không còn lại gì, nhiều lương thực tích trữ cũng đều bị hư hại. Người dân mất hết tài sản, bị rơi vào hoàn cảnh khốn cùng phải ngồi ở trên nóc nhà đợi người tới cứu trợ. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có rất nhiều người đã thiệt mạng do bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và mười ba cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại nơi đây.

Nguyên nhân của hiện tượng ấy là do hằng năm miền Trung nước ta phải chịu rất nhiều trận bão nặng nề. Nhưng năm nay những cơn bão mạnh hơn và có sức tàn phá khủng khiếp hơn so với những năm trước. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa chính là do hằng năm con người đã tàn phá và gây ô nhiễm môi trường nặng nề khiến cho những thiên tai càng thêm mạnh bạo hơn.

Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy được chính là đời sống người dân bị tàn phá một cách nặng nề gây ra thiệt hại lớn về người và của: nhà cửa bị cuốn trôi và người dân rơi vào đường cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt tại vùng lũ không thể di chuyển được. Tài sản mà họ gây dựng cả một đời đều bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy một cách nghiêm trọng do nước lũ,…

Hiện tại, tình hình mưa lũ vẫn có diễn biến vô cùng phức tạp, trước mắt, nhà nước và các mạnh thường quân cần phải chung tay cứu trợ đồng bào các nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì được sự sống trong những ngày mưa lũ. Khi nước lũ đã rút đi, cả nước cần phải chung tay quyên góp và giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả cũng như gây dựng lại sự sống cho nơi đây. Người dân vùng lũ cần phải thật bình tĩnh, không nên hoảng loạn vì những thiệt hại ở trước mắt.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu nói này hoàn toàn đúng đắn với đồng bào ta ở trong thực trạng người dân miền Trung đang phải đối mặt với những trận bão lũ. Có nhiều tấm gương người tốt việc tốt đã không ngại khó khăn mà lao vào tâm lũ để cứu trợ cho đồng bào, đứng ra quyên góp được một số tiền lớn để giúp đỡ cho đồng bào; trong đó phải kể tới ca sĩ Thủy Tiên, người tiên phong đi vào tâm lũ, sau đó là hàng loạt những nghệ sĩ khác như: Trấn Thành,… Người dân cả nước vô cùng đau xót và hướng về miền Trung, ủng hộ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần để giúp họ có thể vượt qua khó khăn, nói lên tinh thần tương thân tương ái của đồng bào ta: nhiều xe chuyên dụng chở lương thực từ khắp mọi miền tổ quốc hướng về miền Trung nhằm tiếp tế cho người dân,…

Bão lũ đã gây ra những hậu quả hết sức đau thương cho con người miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Những bi quan và đau khổ không khiến thời gian quay trở lại và làm giảm nhẹ đi thiên tai. Chính vì thế, người dân cần phải lạc quan hơn nữa để có thể vượt qua được giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần phải tương trợ lẫn nhau cho những mảnh đời bớt khó khăn hơn để đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

5. Bài viết về “Việc khởi động một dự án bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm” 

Bài tham khảo 1:

Trong thời đại ngày nay, việc bảo vệ động vật hoang dã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ và duy trì sự phong phú của thiên nhiên cũng như việc bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung, điều này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế và cả Việt Nam chúng ta.

Động vật hoang dã không chỉ đơn giản là những sinh vật tồn tại ở trong tự nhiên mà còn là những thành phần không thể nào thiếu của hệ sinh thái, đóng góp vào sự sống cũng như sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái. Do đó, việc bảo vệ các loài động vật hoang dã trước những mối đe dọa đến sự tồn tại của chúng chính là một trách nhiệm cấp bách mà chúng ta cần phải thực hiện.

Trong những năm gần đây, với sự kết hợp giữa những yếu tố khách quan và chủ quan, con người đã gây ra quá nhiều tổn hại đối với hệ sinh thái tự nhiên. Mặc dù có những nỗ lực bảo vệ, nhưng một vài cá nhân vẫn tiếp tục việc phá hủy môi trường và săn bắt động vật hoang dã trái phép với mục đích cá nhân mà không chịu trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Các con số thống kê về sự giảm thiểu số lượng và tình trạng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã đang ngày càng làm nổi lên những nỗi lo sâu sắc trong khắp cộng đồng. Điều này làm cho chúng ta phải nhận ra một điều rằng không chỉ có sự sống của những loài động vật đang bị đe dọa, mà còn cả sự tồn tại của chúng cũng đang gặp nguy hiểm.

Xã hội ngày nay đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và hiện đại hơn bao giờ hết, và những phương tiện truyền thông chính là công cụ quan trọng nhất trong việc tạo ra sự nhận thức cùng với tinh thần trách nhiệm đối với việc bảo vệ động vật hoang dã. Chúng ta thường xuyên gặp những thông tin, sự kiện, và lời kêu gọi về việc duy trì được số lượng và bảo vệ những loài động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, việc áp đặt những biện pháp pháp lý nghiêm ngặt và hình phạt nặng nề cho những người tham gia vào hành vi săn bắt và buôn bán cũng như tàng trữ động vật hoang dã là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ động vật hoang dã chính là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học và tạo ra được một môi trường sống an toàn cho những loài này. Chúng ta cần phải hành động ngay từ bây giờ để có thể ngăn chặn được sự suy giảm và tuyệt chủng của những loài động vật hoang dã, bảo vệ không chỉ cho chúng mà còn cho chính sự tồn tại của chúng ta ở trên hành tinh này.

Bài tham khảo 2:

Mặc dù con người là một nguy cơ lớn nhất đối với động vật hoang dã nhưng chúng ta cũng là nguồn hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, từ những cá nhân và nhóm nhỏ cho tới những tổ chức lớn, những doanh nghiệp và cả chính phủ đều đóng góp vào công cuộc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho những loài động vật hoang dã và cho chính chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu sử dụng những sản phẩm được làm từ động vật hoang dã, tới việc xây dựng và thực thi những luật pháp chống lại việc buôn bán trái phép, và việc tình nguyện tham gia vào những tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, tất cả đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ các loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang phải chiến đấu một cách kiên quyết với mọi mối đe dọa tới các loài này, theo nhiều phương pháp khác nhau.

Thú hoang dã là những loài động vật sống trong tự nhiên, không chịu ảnh hưởng hoặc can thiệp từ con người. Chúng, giống với chúng ta, xuất hiện trên hành tinh này từ hàng triệu năm trước và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. Tuy nhiên, vì lòng tham và sự thiếu hiểu biết, nhiều người đã thực hiện những hành vi săn bắt trái phép những loại thú hoang dã, gây ra nguy hiểm tới sự sống còn của chúng. Hiện tượng này không chỉ xảy ra phổ biến mà còn trở nên phức tạp hơn, gây nên một vấn đề cấp bách đáng lo ngại. Những kẻ săn bắt trộm cắp không chỉ nhắm đến những con vật trưởng thành mà còn muốn bắt cả những con non, những con đang mang thai, gây ra sự suy giảm hết sức nghiêm trọng về số lượng thú hoang dã. Ngoài ra, việc giết chết một con vật chỉ để lấy một bộ phận nhỏ của nó cũng là một hành động rất lãng phí. Điều này có thể thấy rő trong quá trình khai thác vi cá mập, khi một con cá mập toàn thân bị giết chỉ để lấy đi cái vây. Hơn nữa, nhiều hoạt động săn bắt thú hoang dã cũng không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người mà chỉ để giải trí, trang trí hay thậm chí là để thỏa mãn được sự kiêu ngạo của một nhóm nhỏ kém hiểu biết. Vấn đề ấy được thể hiện rất rő qua việc nhiều người vẫn tin rằng những sản phẩm từ thú hoang dã như cao hổ hoặc sừng tê giác có thể chữa trị được nhiều bệnh tật, đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng. Sự tham lam của con người đã khiến những kẻ phạm tội trở nên liều lĩnh và không hề sợ hãi. Chúng không chỉ săn bắt được các loài sống tự nhiên mà còn xâm nhập vào nhiều khu bảo tồn để tiến hành hành vi trộm săn. Điều này làm cho tình hình đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Trước tình hình ngày càng phức tạp và những hậu quả bi đát như thế, việc ngăn chặn và chấm dứt những hoạt động săn bắt thú hoang dã là vô cùng cấp bách. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hành động quyết liệt và toàn diện hơn ngay từ bây giờ. Đầu tiên và quan trọng nhất, cần phải áp đặt những biện pháp trừng phạt thật nghiêm ngặt đối với các hành vi săn bắt trái phép thú hoang dã. Đồng thời, việc tăng cường công tác tuần tra và bảo vệ cho những loài thú gần như tuyệt chủng là không thể nào thiếu được. Nhưng điều quan trọng nhất chính là việc tăng cường tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ các loài thú hoang dã. Chỉ thông qua những việc này, chúng ta mới có thể ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn săn bắt thú hoang dã một cách hiệu quả và bền vững hơn.

Không có hành động nào trong việc bảo vệ động vật hoang dã là nhỏ, mỗi hành động đều mang lại ý nghĩa. Dù ta không thể nào phục hồi lại được những loài đã biến mất, nhưng còn rất nhiều loài khác cũng đang đứng trên nguy cơ tuyệt diệt; chúng cần được quan tâm và cần những hành động ngay lập tức của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn đề đó mà hãy cùng nhau giải quyết: Hãy quan tâm và bảo vệ các loài động vật hoang dã trên hành tinh của chúng ta.
 

 

Trên đây là 5 chủ đề Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên). Hy vọng các em đã tham khảo kỹ và có thể biết cách viết dạng bài này. Ngoài phần soạn bài VUIHOC đã hướng dẫn phía trên, nếu các em có nhu cầu tham khảo thêm về những bài soạn văn khác, thậm chí là những bài soạn khác của môn học khác, các em đừng chần chừ, hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để tự đăng ký cho bản thân mình những khoá học một cách nhanh nhất và được nghe giảng bài trực tiếp từ những thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-trinh-bay-kien-ve-mot-su-viec-co-tinh-thoi-su-con-nguoi-trong-moi-quan-he-voi-tu-nhien-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4121.html

 

 

Tovább

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Hiện nay, trên thế giới có vô vàn những vấn đề cần được giải quyết, nhất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Bài soạn dưới đây VUIHOC sẽ hướng dẫn cách soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức đầy đủ và chi tiết nhất.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

1.  Viết bài về “Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất ở địa phương em” 

Bài tham khảo 1:

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải đã có sẵn trong tự nhiên. Con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong tự nhiên không phải là vô tận. Do đó con người phải biết cách để khai thác sao cho hợp lý để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách có hiệu quả.

Việt Nam đã được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới (xếp hạng 16/25 nước có mức độ đa dạng sinh học cao ở trên thế giới), với nhiều kiểu rừng, sông suối, đầm lầy,  rặng san hô... tạo nên môi trường sống dành cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã ở trên thế giới. Nước ta còn được biết đến là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của những loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có đến hàng chục giống gia súc và gia cầm.

Hệ sinh thái của Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, trên 21.000 loài thực vật và có khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng nhằm cung cấp vật liệu di truyền.

Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đang bị đe dọa một cách rất nghiêm trọng. Nước ta rừng vàng, biển bạc với đất phì nhiêu nhưng chúng ta quá chủ quan và đã phí phạm quá nhiều những tài nguyên này. Chúng ta giết động vật và chăn nuôi không giới hạn, phá rừng, lại làm quá nhiều thủy điện, đánh bắt cá không có giới hạn, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. Hậu quả của những việc này chúng ta đã thấy ngay trước mặt, đó là cứ hàng năm chúng ta lại phải chịu thiên tai càng nhiều hơn và nặng nề hơn. Thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm từ vài trăm cho đến vài ngàn tỷ đồng, thiệt hại cho nguồn ngân sách quốc gia. Nếu chúng ta biết hành động đúng thì nguồn ngân sách ấy có thể sử dụng cho phúc lợi và phát triển xã hội.

Đứng trước hiện trạng như thế, nhà nước đã đề ra những giải pháp tức thời và lâu dài để có thể sử dụng được, khai thác tài nguyên một cách lâu dài và chủ động. Thứ nhất, đó chính là việc nâng cao trách nhiệm, hiệu quả khai thác cũng như sử dụng tài nguyên, chủ động ứng phó với những biến đổi khí hậu nhằm phục vụ chi phát triển bền vững. Trong quá trình sử dụng tài nguyên, không chỉ khai thác một cách tiết kiệm, có hiệu quả những nguồn tài nguyên hiện có, mà cần coi trọng việc sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo, vật liệu mới; hạn chế tối đa, từng bước tiến đến chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ đồng thời thúc đẩy chế biến sâu; sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để giảm mức phát thải khí nhà kính. Đối với những loại khoáng sản chiến lược đặc thù bao gồm than, dầu khí,... cần phải có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu với xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp phục hồi môi trường sau quá trình khai thác khoáng sản; ngăn chặn và từng bước khắc phục được sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do những dự án phát triển kinh tế gây ra.

Thứ hai, đó là việc tăng cường việc quản lý tài nguyên. Tài nguyên là tài sản của quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá một cách đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, và được quản lý một cách có hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển cả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, theo một hướng bảo đảm được tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng giai đoạn.

Thứ ba, chúng ta cần phải chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở đây, trọng tâm là tiến hành đầu tư thích đáng cho những công trình trọng điểm quốc gia, những chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ động xây dựng, triển khai cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chương trình, kế hoạch ứng phó với việc biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai ở từng giai đoạn; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai cũng như giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Và cuối cùng, đó là việc đẩy mạnh những hoạt động bảo vệ môi trường. Trước tiên, hoàn thiện được hệ thống pháp luật, ban hành những chế tài đủ mạnh để có thể bảo vệ môi trường, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt được tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường việc phòng, ngừa và kiểm soát những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục được sự xuống cấp của môi trường tự nhiên. Hạn chế tiến đến khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, làng nghề, khu đô thị, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tiếp đó, để đẩy mạnh những hoạt động bảo vệ môi trường, cần phải bố trí hợp l‎ý nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho những công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành những chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt được tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Toàn xã hội cần phải tăng cường phổ biến pháp luận và tuyên truyền ứng phó với những thiên tai hay biến đổi khí hậu.

Mỗi bước tiến nhỏ của mỗi người có thể tạo nên một sự thay đổi lớn, và chúng ta cần phải tự hỏi mình: "Hôm nay, tôi đã làm được gì để bảo vệ môi trường?". Cả xã hội phải cùng đồng lòng thì tài nguyên thiên nhiên mới có thể phát triển dồi dào đúng cách, tạo ra nguồn sống và duy trì tương lai cho con em chúng ta.

Bài tham khảo 2:

Thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho tất cả chúng ta một vô vàn những kho báu quý báu. Nhờ vào sự hiện diện của thiên nhiên, đất nước của chúng ta mới có thể phát triển và thịnh vượng như ngày hôm nay. Thiên nhiên đóng một vai trò không thể thiếu và quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người.

Thiên nhiên, theo một cách hiểu đơn giản, là tất cả những gì tồn tại trong tự nhiên và không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào của con người. Nó bao gồm nước, đất đai, rừng, động thực vật cùng với tài nguyên thiên nhiên. Thiên nhiên đóng vai trò vô cùng to lớn bởi vì nó cung cấp những điều rất quý báu mà cuộc sống của chúng ta có thể dựa vào. Đầu tiên, thiên nhiên là nguồn cung cấp nước cho tất cả chúng ta, là nguồn sống cho cuộc sống của con người. Nếu không có nước, sự sống sẽ không thể nào tồn tại. Nước là một yếu tố quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ việc uống nước mỗi ngày cho tới việc trồng trọt và sản xuất. Nó còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì môi trường tự nhiên cùng với hệ sinh thái. Ngoài ra, thiên nhiên còn cung cấp đất đai cho chúng ta để trồng trọt và xây dựng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng thiết yếu để sản xuất thực phẩm và xây dựng nên cơ sở hạ tầng. Nó là nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia cùng với nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những người hiểu rő được giá trị của thiên nhiên và bảo vệ nó, vẫn còn tồn tại một số người tham lam và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Họ tiếp tục phá rừng và chặt phá cây cối một cách bất hợp pháp nhằm tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, làm mất cân bằng cho môi trường và gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi sự can thiệp thật mạnh mẽ từ phía chính phủ cùng với các cơ quan chức năng, cần phải thiết lập những biện pháp răn đe và xử lý kịp thời để có thể ngăn chặn những hành vi này.

Tất cả những vấn đề đó đã làm cho chúng ta nhận thức được sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của môi trường đến với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có nhận thức về tình hình khẩn cấp ấy và phải hành động. Là học sinh, chúng ta có thể tham gia vào việc trồng cây, gây rừng và duy trì sạch đẹp môi trường của mình. Cùng với đó, việc thu gom rác thải, sau đó tái chế và xử lý chất thải độc hại đúng cách cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta cần hưởng ứng những sự kiện và ngày lễ môi trường, cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, cần phải có chính sách rő ràng và luật pháp hạn chế khí CO2 từ ngành công nghiệp và ứng phó với những vấn đề môi trường.

Về cơ bản, thiên nhiên là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu của chúng ta và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta cần phải nâng cao ý thức và đảm bảo bảo vệ và duy trì thiên nhiên cho tương lai của chính chúng ta và cả thế hệ mai sau.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Viết bài về “Khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta” 

Bài tham khảo 1:

Như chúng ta đã biết thì hiện nay tình trạng ô nhiễm vẫn đang diễn ra khắp nơi như ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và cũng không nằm ngoài sự ô nhiễm ấy chính là ô nhiễm môi trường biển. Trong thời gian gần đây, báo chí cũng như những phương tiện thông tin đại chúng khác đã đưa rất nhiều thông tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng ven biển miền Trung làm cho cuộc sống của người dân tại nơi đây đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nữa.

Sự việc này đã gây nên nhiều mối lo ngại về việc có nên sinh sống tiếp ở vùng đất này. Chưa có một bài báo nào nói về nguyên nhân chính thức đã gây ra sự việc nói trên tuy nhiên điều chúng ta có thể dễ dàng thấy nhất đó chính là môi trường biển đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn.

Biển là nơi rất giàu có và đa dạng về mặt tài nguyên, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Không những thế, biển còn là nơi dễ dàng phát triển về mảng du lịch và phát triển ngành chăn nuôi thủy hải sản.

Tuy biển đẹp là vậy, có ích là vậy nhưng biển cũng đang dần bị ô nhiễm vì nhiều tác nhân mà tác nhân chủ yếu lại chính là do con người. Điều đầu tiên phải kể tới đó chính là do ý thức của người dân.

Hàng ngày có đến hàng tấn rác thải chưa được xử lý đổ xuống biển, người dân sống ven biển cũng lấy bờ biển để làm nơi đổ rác. Hành động thiếu ý thức của người dân cũng góp phần làm môi trường biển ngày càng ô nhiễm hơn.

Ngoài ra, nhiều nhà máy và xí nghiệp cũng xả nước thải cùng với những hóa chất vô cùng độc hại ra biển không những làm cho biển ô nhiễm thêm mà còn có tác hại xấu tới sức khỏe con người và mọi loài sinh vật sống ở nơi đây.

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra tại một số cảng hàng hải do tàu thuyền đi ra đi vào nhiều, nạo vét luồng lạch và đổ rác thải,…, một số cảng biển còn có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép ví dụ như cảng Vũng Tàu vượt đến 3,1 lần. Nhiều người dân còn đánh bắt cá bằng cách sử dụng đến bom mìn lây nhiễm rất nhiều chất hóa học có hại.

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới tình trạng biển bị ô nhiễm là do những mặt trái tồn đọng trong sự phát triển xã hội. Xã hội đang ngày càng phát triển và đồng thời nhu cầu của người dân cũng ngày càng được nâng cao, ngành du lịch biển cũng từ ấy mà phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên du lịch ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên của biển bị khai thác quá mức dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên biển đồng thời cũng thải ra một lượng rác thải không hề nhỏ xuống biển. Và một nguyên nhân nhỏ nữa chính là việc tràn dầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng làm tăng lượng tiêu thụ dầu mỏ. Lợi ích kinh tế đi kèm với việc dầu bị khai thác quá mức đã làm cho một lượng dầu lớn bị rò rỉ ra biển gây ra ô nhiễm biển, các loài cá cũng từ đấy mà chết do không có đủ oxy để tiếp tục sống gây thiệt hại rất to lớn cho môi trường biển cũng như những vùng nuôi trồng hải sản.

Nguyên nhân cuối cùng có lẽ là do nhiều cơ quan quản lý còn lỏng lẻo và chưa thực sự thắt chặt công việc kiểm soát vấn đề xử lý rác thải của nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp và những khu du lịch.

Ô nhiễm môi trường biển dẫn tới nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Nó gây hại trực tiếp tới sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi ích từ biển như hải sản, du lịch biển,… Một nghiên cứu vào năm 2008 đã cho thấy hàng năm Việt Nam đã mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút đối với các khách du lịch.

Để góp phần bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường biển nói riêng thì mỗi người cần phải nâng cao ý thức cùng với trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như không được xả rác bừa bãi ra biển hay tổ chức những cuộc đi thực tế và thu dọn bãi biển,…

Những cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường việc quản lý để giảm thiểu lượng rác thải có hại ra môi trường biển nhằm giữ cho cảnh quan thiên nhiên không bị cướp đi dưới bàn tay tử thần và để cho những người dân sống bám vào biển giảm phần nhọc nhằn về miếng cơm manh áo.

Bài tham khảo 2:

Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế với trên 1. 000. 000 km² và trên 3. 000 đảo lớn và nhỏ khác nhau, hai quần đảo đó là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo dài hơn 3. 260 km. Đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược về biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Nhưng thực trạng về ô nhiễm môi trường biển vẫn đang là vấn đề báo động “đỏ”.

Theo đánh giá của Bộ TN&MT, nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp và du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng lên và nghèo khó; lối sống giản đơn kèm theo dân trí thấp; thể chế và chính sách còn bất cập…

Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải ở trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không thông qua xử lý ra những con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra ngoài biển. Đơn cử trong quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể một lượng chất thải rắn trực tiếp ra biển, nguồn thải chủ yếu chính là những loại phân bón, thức ăn nhân tạo được sử dụng trong nuôi trồng.

Bình quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường tầm khoảng 5 tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn mét khối nước thải tính trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích nuôi tôm trên 600 nghìn ha, mỗi năm sẽ thải ra ngoài môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn.

Qua nghiên cứu, điều tra của Viện Hải dương học Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường biển cùng với hải đảo còn do nhiều địa phương khai thác và sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn đến thiếu nước ngọt, xói lở và sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Việc khai thác hải sản bằng mìn hay sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệt rất nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, gây nên hậu quả nặng nề cho nhiều vùng sinh thái biển. Nhiều hoạt động du lịch cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình như Vườn quốc gia Cát Bà với 5. 400 ha mặt nước, ngày trước từ một hòn đảo trong lành, ngày nay môi trường ở đây đã bị biến đổi kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch kết hợp với nuôi trồng thủy sản, bởi vì mỗi ngày có đến hàng nghìn tấn rác đổ trực tiếp ra biển.

Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa phải kể đến là tràn dầu rò rỉ do hoạt động của nhiều tàu và do những sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, hoặc do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có đến hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với một khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh thêm 5. 600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% là chất thải rắn độc hại còn chưa có bãi chứa và chưa có nơi xử lý. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí ở trên biển không ngừng gia tăng.

Hàng năm, trên 100 con sông của nước ta thải ra biển khoảng 880km³ nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo rất nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển bao gồm các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và rất nhiều chất độc hại từ những khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, những khu nuôi trồng thủy sản ven biển và cả những vùng sản xuất nông nghiệp.

Năm 2010, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn tại các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày và nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày, còn tổng amoni là 15-30 tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng của môi trường biển và vùng ven biển vẫn tiếp tục bị suy giảm.

Nước biển của một số khu vực đang có biểu hiện bị axit hóa do độ pH ở trong nước biển tầng mặt biến đổi. Nước biển ven bờ có những biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thủy triều đỏ đã xuất hiện tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết nhiều loại tôm cá đang được nuôi trồng tại vùng này.

Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn tới nơi cư trú tự nhiên của các loài động thực vật bị phá hủy, gây tổn thất to lớn về đa dạng vùng bờ. Khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và có trên 70 loài đã được xếp vào sách đỏ Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra tại các cảng do liên quan tới hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, việc nạo vét luồng lạch và đổ phế thải. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt khi đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động có hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép, như cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần hay cảng Nha Trang vượt 1,1 lần…

Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình nhất là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1. 122km² rạn san hô, nếu hệ sinh thái ấy bị mất đi, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thủy mạc” không còn có tôm cá nữa. Đó là thông điệp mà những nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã và đang cảnh báo.

Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đến nay đã có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ từ 0 đến 25%), 60% thuộc loại thấp (từ 26 đến 50%), 17% còn tốt (từ 51 đến 75%) và chỉ còn 3% rất tốt (trên 75%).

“Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như tình hình hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hải Phòng, Quảng Ninh, theo đà này 20 năm nữa san hô sẽ không còn trong vùng biển Việt Nam” – theo Viện Hải Dương học Việt Nam cảnh báo.

3. Viết bài về “ Quan điểm sống xanh và ý nghĩa của nó”

Bài tham khảo 1:

Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà nó còn đang dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm "Sống Xanh" của tác giả Jen Chillingsworth, tác giả đã rất mạch lạc về triết lý "Ăn sạch – Uống lành – Sống bền vững". Sự liên kết vô cùng mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên không thể nào phủ nhận. Trước tình trạng hiện tại của hành tinh, ngày càng có nhiều người chọn lựa một lối sống xanh hơn, nhằm bảo vệ cho cả tương lai của bản thân và hành tinh mà chúng ta vẫn đang sống.

Sống xanh, đơn giản là một cách tiếp cận hoàn toàn thân thiện với môi trường, hòa mình vào với sự hài hòa của tự nhiên. Trong xã hội hiện đại, nơi mà cuộc sống đang có đầy sôi động, lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà nó còn được xem là một lối sống tích cực, mang đến nhiều lợi ích cho cả cá nhân lẫn cộng đồng.

Lịch sử của loài người luôn được kết nối vô cùng chặt chẽ với tự nhiên. Mọi nền văn minh và tiến bộ đều được phát triển từ những nguồn tài nguyên mà Trái Đất ban tặng. Nhưng hiện nay, mọi thứ dường như đã có sự thay đổi. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ cùng với sự gia tăng về dân số đã khiến cho chúng ta tiêu thụ quá nhiều tài nguyên tự nhiên, đồng thời cũng tạo ra một lượng rác thải lớn không thể kiểm soát. Sự phụ thuộc vào công nghệ cùng với sự tiện lợi của cuộc sống hiện đại đã làm cho chúng ta ngày càng xa lạ với tự nhiên. Những tòa nhà chọc trời hay những cống đường quá tải và những khói bụi từ nhà máy cũng đang dần bao phủ lấy hành tinh. Tình trạng ấy là một cảnh báo rất đáng lo ngại. Ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải thay đổi cách sống và chọn lựa ra lối sống xanh để có thể bảo vệ môi trường.

Lối sống xanh không chỉ là một khái niệm, mà đó còn là một hành động cụ thể. Nó thể hiện thông qua việc sử dụng những sản phẩm có khả năng tái chế hoặc thân thiện với môi trường, cần cân nhắc trong việc sử dụng tài nguyên, và chọn lựa ra thực phẩm và lối sống lành mạnh. Mục tiêu của lối sống ấy là đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà không gây tổn thương đến môi trường. Điều này không chỉ đơn giản là một xu hướng mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người ở trên hành tinh này.

Thực hiện lối sống xanh mang đến nhiều lợi ích không chỉ cho môi trường mà còn cho sức khỏe cũng như tinh thần của chúng ta. Việc giảm ô nhiễm môi trường hay giảm lượng rác thải và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý không chỉ giúp bảo vệ cho hành tinh mà còn làm gia tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta. Sống xanh cũng giúp cho chúng ta trở nên nhẹ nhàng hơn, bằng cách dành nhiều thời gian cho tự nhiên hơn là cho công nghệ, chăm sóc động vật và sống một cuộc sống bình dị hơn

Nếu chúng ta không chọn lối sống xanh, thì không xa, hành tinh của chúng ta sẽ biến thành một bãi rác khổng lồ. Loài người và nhiều loài sinh vật khác sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu cùng với sự ô nhiễm môi trường. Tiền bạc và công nghệ không thể nào cứu vãn được tình trạng này. Đáng tiếc là, hiện nay, mặc dù nhận thức về lối sống xanh đang dần được nâng cao, nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện nó vẫn còn đang bị hạn chế.

May mắn thay, việc thực hiện lối sống xanh lại không hề khó khăn. Chúng ta có thể bắt đầu từ những thói quen đơn giản hàng ngày như tiết kiệm năng lượng, sử dụng những sản phẩm dễ tái chế và thân thiện với môi trường, và giảm thiểu việc dùng những hóa chất có hại. Trong việc ăn uống, chúng ta có thể lựa chọn những thực phẩm hữu cơ và hạn chế việc lãng phí thức ăn. Bằng cách này, chúng ta không chỉ bảo vệ được môi trường mà còn tạo ra một cuộc sống bền vững hơn cho chính chúng ta và cho cả thế hệ tương lai.

Tóm lại, có rất nhiều cách để chúng ta có thể sống xanh và sống lành. Hãy chọn lựa cho mình một cách sống xanh phù hợp, để chúng ta có thể nâng cao được chất lượng cuộc sống của mình và bảo vệ được hành tinh mà chúng ta vẫn gọi là ngôi nhà chung.

 

Bài tham khảo 2:

Trái Đất đang báo động về sự ô nhiễm trầm trọng cùng với sự cạn kiệt của những nguồn tài nguyên hơn bao giờ hết. Hành tinh của chúng ta đang trên đà phát triển với tốc độ không bền vững, dự kiến dân số trên thế giới sẽ đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050, cần tới hai hành tinh để đáp ứng được mức tiêu thụ của con người như hiện tại. Chính vì thế, sống xanh là lối sống rất tích cực, hữu ích và đang trở thành một lối sống được khá nhiều người lựa chọn. Sống xanh không chỉ đem đến sức khỏe tuyệt vời cho chúng ta mà còn góp phần giúp bảo vệ môi trường.

Vậy thì sống xanh có nghĩa là gì? Hiểu đơn giản, sống xanh là lối sống lành mạnh và bền vững, giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Lối sống ấy hướng tới đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy kiệt đi tài nguyên cho các thế hệ tiếp theo. Sống xanh đang trở thành một xu hướng tất yếu cho tương lai, không chỉ là trách nhiệm mà còn là đặc ân đối với bất kỳ ai trên hành tinh này. Mục tiêu của cách sống này là nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm tác hại của khí thải nhà kính. Tránh lãng phí bất kể nguồn tài nguyên nào từ vật dụng, thực phẩm, cách thức di chuyển,.. Sống xanh là một sự cam kết của cá nhân đối với môi trường chung của Trái Đất.

Trước hết, hãy bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt đơn giản của chúng ta. Để tiết kiệm và giảm lượng chất thải ra ngoài môi trường đất, chúng ta cần phải thay đổi một số thói quen sinh hoạt mỗi ngày. Những đồ vật xung quanh chúng ta bao gồm đồ may mặc, đồ nội thất, những thức ăn đóng hộp và đồ uống đóng chai... đều đã trải qua một quá trình sản xuất gây tác động xấu tới môi trường. Để giảm bớt những ảnh hưởng ấy, hãy chọn những món đồ thân thiện với thiên nhiên được làm thủ công không thông qua sản xuất đại trà, hoặc đồ vật được làm từ những chất liệu có khả năng tái chế và dễ phân hủy như gỗ, thủy tinh thay cho vật dụng nhựa. Bên cạnh đó, cần phải hạn chế việc sử dụng những chất tẩy rửa làm từ hóa chất, thay vào đó nên sử dụng những chất tẩy rửa sinh học và dụng cụ dọn dẹp có nguồn gốc từ vật liệu thực vật. Những hành động đó chính là cách giúp bảo vệ được nguồn nước sạch và hệ sinh thái của những loài sinh vật và giúp giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường.

Thứ hai, chúng ta cần phải học cách “ăn sạch”. Thực phẩm “xanh” chính là thực phẩm hữu cơ và tươi ngon. Bằng cách lựa chọn thực phẩm tươi sống tại nguồn, bạn đang khuyến khích việc nuôi trồng tự nhiên từ những doanh nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả. Khi nấu ăn bạn cũng có thể góp phần tiết kiệm được tài nguyên bằng cách lựa chọn những đồ dùng nấu nướng có nguồn gốc từ thực vật thay vì nhựa, chọn nồi chảo chất lượng để có thể nấu nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, đậy kỹ nắp nồi lúc nấu nướng để đồ ăn nhanh chín hơn, tiết kiệm được năng lượng hơn, tắt bếp từ và rút phích cắm hoặc vặn kỹ bình gas khi đã nấu nướng xong, thay thế màng bọc thực phẩm bằng những dụng cụ dự trữ thức ăn có thể sử dụng nhiều lần. Lượng khí Mê-tan do thức ăn thừa thải ra có tác hại rất khủng khiếp cho môi trường hơn cả khí carbon dioxide. Chính vì thế, chúng ta cần phải điều chỉnh lại thói quen trong nấu nướng và ăn uống, hạn chế việc loại bỏ những thức ăn thừa bằng cách nấu vừa đủ và bảo quản bằng những vật dụng được làm từ thủy tinh.

Thứ ba, mỗi người cần phải tiết kiệm và sử dụng năng lượng điện sao cho hợp lý. Nguồn điện bạn sử dụng cho những vật dụng hằng ngày được sản xuất trong nhiều nhà máy nhiệt điện hoặc thủy điện, và cả hai hình thức ấy đều gây tác động xấu tới hệ sinh thái. Hãy tham gia chiến dịch giờ Trái Đất (Earth Hour) mỗi ngày bằng cách tắt bớt bóng đèn và thiết bị điện không cần thiết để giảm bớt chi phí sinh hoạt hàng tháng, mà còn hạn chế được nguồn điện cần sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Dùng nước hợp lý cũng là một cách để “sống xanh”, nước sạch đang được xem là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất. Với xu hướng ấm dần lên của Trái Đất, nguồn tài nguyên quan trọng ấy đang dần bị cạn kiệt. Tiết kiệm nước sẽ giúp hệ thống lọc nước của các thành phố giảm bớt công suất làm việc và vẫn bảo đảm được lượng nước đến mọi người. Hơn thế, việc hạn chế sử dụng nước đóng chai cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm giảm đi hiệu ứng nhà kính vì nước đóng chai vốn được tạo ra từ quy trình sản xuất chai nhựa, vận chuyển và một lượng lớn rác nhựa đã bị thải ra môi trường. Sử dụng phương tiện di chuyển công cộng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế được khí thải. Đi bộ hoặc đạp xe vừa giúp cải thiện được sức khỏe vừa giúp giảm thiểu lượng CO2 và chất phóng xạ thải ra môi trường từ quá trình đốt cháy nhiên liệu cho những loại xe chạy bằng động cơ.

Thứ tư, chính là việc sử dụng và tái chế. Đồ nhựa thường rất khó để phân hủy và mất đến 1000 năm để có thể phân hủy hoàn toàn. Vậy nên để “sống xanh”, hãy tái sử dụng những vật dụng được làm từ nhựa một cách thông minh. Như rửa sạch rồi phơi khô các loại túi nhựa có thể tái chế, refill (làm đầy lại) những bình nhựa đựng dầu gội, sữa tắm,… đã sử dụng hết. Đồng thời, hạn chế sử dụng đến đồ nhựa một lần, phân loại rác thải đúng theo quy định để việc tái chế được dễ dàng hơn. Đối với chất thải hữu cơ, chúng ta có thể ủ chúng để tạo ra phân bón sinh học nhằm tránh lãng phí và giảm bớt lượng rác thải ra môi trường.

Cuối cùng, chúng ta không thể không nhắc đến xu hướng thời trang xanh. Chọn lựa quần áo được làm từ chất vải cotton tự nhiên vì chúng yêu cầu ít tài nguyên hơn so với các loại vải may mặc thời trang khác. Đối với việc giặt giũ mỗi ngày, hãy chọn mua nước giặt hoặc bột giặt được chiết xuất từ những nguyên liệu giặt tẩy từ tự nhiên. Ngoài ra, việc phơi khô tự nhiên thay cho sấy cũng giúp bạn tiết kiệm được tài nguyên điện. Hơn thế, hãy suy nghĩ về việc mua lại trang phục cũ (second-hand). Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp giảm bớt đồ đạc dư thừa, tìm hiểu về lối sống tối giản cũng chính là một cách để sống xanh và nhẹ nhàng hơn khi giảm thiểu được đồ đạc trong cuộc sống.

Qua đây, có thể thấy rằng, lối sống xanh không chỉ đem đến lợi ích cho sức khỏe của con người mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của hành tinh. Chúng ta cần phải nhận thức và hành động tuân theo lối sống xanh, từ việc sử dụng những sản phẩm hữu cơ tới việc ứng dụng những phương tiện giao thông công cộng, để giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường và đảm bảo được sự phát triển bền vững của hành tinh.

4. Viết bài về “ Tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay” 

Bài tham khảo 1:

Nhắc đến nước, người ta thường nghĩ đến một cái gì đó dồi dào, bao la và vô tận, bởi trên thực tế có hơn 70% diện tích bề mặt trái đất là nước. Thế nhưng khi nói đến nước ngọt đó lại là điều ngược lại bởi chỉ có khoảng 2,5% nước ngọt có thể sử dụng, nước ngọt đã ít nước sạch lại càng khan hiếm hơn. Trong bối cảnh sự phát triển đang không ngừng của đất nước, càng ngày chúng ta lại càng sử dụng nhiều nước, nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt đã bị đe dọa ô nhiễm mỗi ngày. Cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn nước sạch từ đó mới có thể chung tay gìn giữ và bảo vệ nguồn nước sạch.

Liên Hợp Quốc đã có những dự báo về nguồn nước sạch vào năm 2020, khi đó nhu cầu nguồn nước sạch trong sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt của người dân đều tăng lên gấp đôi, sẽ có khoảng 40% dân số trên thế giới phải sống trong cảnh thiếu thốn nước sạch vì những hệ luỵ không tiết kiệm và không bảo vệ nguồn nước. Thực trạng nước sạch ở Việt Nam cũng đang trong tình trạng đáng báo động vì ô nhiễm và khan hiếm nước sạch, khoảng 20% dân số chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch và 30% dân số chưa nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của nguồn nước sạch. Vì thế rất cần thiết phải nâng cao nhận thức của mọi người dân về vai trò của nguồn nước sạch để từ đó mọi người mới biết trân trọng và bảo vệ nguồn nước sạch. Thứ nhất, nguồn nước sạch được sinh ra trong tự nhiên là thành phần quan trọng trong những quá trình phát triển tự nhiên, có nguồn nước sạch thì mới có cây xanh tươi tốt, bầu không khí trong lành cùng với hệ sinh thái phát triển.

Thứ hai, nguồn nước sạch là không thể nào thiếu trong các quá trình sản xuất sinh hoạt, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, không có nước sạch thì không thể tưới tiêu, chăm bón hay vệ sinh. Sinh hoạt của con người từ việc tắm rửa và ăn uống đều cần tới nước sạch, chính vì vậy nước sạch sẽ quyết định tới sức khoẻ của con người. Nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống cũng như sức khỏe của con người, chỉ cần bạn ăn phải nguồn nước bị ô nhiễm bạn sẽ gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe, hàng năm có gần 200 nghìn người mắc phải các các bệnh về ung thư có liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ cần có một con kênh bị đổ rác thải hay phân chuồng hoặc nước xả thải tức khắc nguồn nước ô nhiễm sẽ lan ra khắp nơi, ngấm vào đất, bầu không khí sẽ bị ô nhiễm không thể nào hít thở được. Như vậy nếu không có nguồn nước sạch thì chúng ta không thể đảm bảo được những nhu cầu về mặt sinh hoạt thiết yếu chứ chưa nói tới việc sản xuất, công nghiệp hay sức khoẻ. Nguồn nước sạch có hạn và hạn hẹp vì thế mọi người phải biết sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn nước sạch, tuy có thể bỏ tiền ra để mua nước sạch nhưng hãy sử dụng tiết kiệm và nghĩ tới lúc dù có tiền cũng không thể nào mua được nước sạch để dùng. Bên cạnh đó cần phải hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn, nhiễm độc.

Vai trò của nguồn nước sạch đối với con người hết sức quan trọng và không thể nào thay thế được, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ cũng như cải thiện nguồn nước sạch. Bảo vệ nguồn nước sạch không chỉ là việc riêng của một cá nhân, tổ chức hoặc đoàn thể nào mà là của chung cho toàn xã hội, hãy chung tay để bảo vệ nguồn nước sạch vì chính sức khoẻ, sự phát triển cũng như sự tồn tại của chúng ta.

 

Bài tham khảo 2:

Nước quan trọng là thế, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu nước sạch và nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hay thiếu nước sạch sinh hoạt làm gia tăng nguy cơ mắc những bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da và một vài căn bệnh khác. Trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết vì bệnh tiêu chảy mỗi năm. Theo ước tính của WHO, cho đến nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc sử dụng nước bị nhiễm arsenic với nồng độ cao hơn so với nồng độ cho phép là 10 mg/lít. Vì vậy, vai trò của nước sạch đối với đời sống rất quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển vượt trội về kinh tế xã hội và sự bùng nổ dân số. Ở rất nhiều vùng và lưu vực sông, lượng nước cần sử dụng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có khả năng cung cấp, nghĩa là chẳng những vượt quá xa với ngưỡng lượng nước cần có để duy trì được sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để có thể cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

Những rừng xanh bạt ngàn tại Trường Sơn, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc đang bị chặt phá để lại nhiều núi đồi trơ trọi và xám ngắt, canh tác nông lâm nghiệp không được hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào những thuỷ vực… đã và sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt và ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng ngày càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch cũng ngày càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở những vùng mưa ít.

Nhận thức về giá trị của nguồn nước đối với cuộc sống của con người chính là một trong những ưu tiên hàng đầu bởi mục tiêu phát triển bền vững của mọi quốc gia. Con người hoàn toàn có thể bảo đảm tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu ở hiện tại của mình mà không gây phương hại tới việc đáp ứng nhu cầu của những thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu những tổn hại tới hệ thống kinh tế – xã hội và môi trường.

Do sự biến đổi về nhiệt độ cùng lượng mưa, hiện nay nhiều nơi ở trên thế giới thường xuyên không có đủ nước để có thể đáp ứng nhu cầu của con người khi 70% diện tích của Trái Đất được nước bao phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước nằm trong các nguồn ấy có thể khai thác sử dụng làm nước uống. Vì thế, trong thế kỷ XXI, tình trạng thiếu nước cũng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhất trong những vấn đề về nước, đe dọa đến sự phát triển bền vững. Theo đánh giá của những cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia ở trên thế giới bị thiếu nước và tới năm 2025, con số này sẽ rơi vào khoảng 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới bị rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng . Ở một vài quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người cũng đang bị giảm đáng kể. Và mặc dù, Hội nghị về nước của Liên hợp quốc trong năm 1997 đã thống nhất, “tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác hay địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền được tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng bảo đảm cho những nhu cầu cơ bản của mình, theo đó, tiếp cận với nước uống chính là quyền cơ bản của con người”, song, cho tới nay, số người thiếu nước sạch vẫn không ngừng gia tăng.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng khan hiếm nước có thể thấy được do những yếu tố sau: Một là, sự gia tăng nhanh của dân số thế giới. Ngày nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt không ngừng tăng. Theo đó, những tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay ở trên thế giới ngày càng nhiều. Đó là sức ép rất lớn tới tài nguyên nước do khai thác quá mức phục vụ cho những nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm và sản xuất công nghiệp; tạo ra những nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên ở các khu vực đô thị hay khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… gây ô nhiễm đến nguồn nước sạch. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa những nước công nghiệp hóa với các nước đang phát triển gia tăng, dẫn tới sự nghèo đói ở những nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở những nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ấy ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa những nước phát triển công nghiệp với các nước kém phát triển dẫn tới tình trạng di dân dưới mọi hình thức, ảnh hưởng đến sự phân bố các nguồn nước.

Hai là, môi trường sinh thái đang bị phá hoại bởi nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… Trong nhiều năm vừa qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây nên những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái và tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn và thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn đến 2 tỷ người, tức là 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước đó sống tại những quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng sẽ có nguy cơ bị đe dọa vì nước sử dụng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất cũng khiến cho nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng cao, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm ở một số nơi và khu vực trên thế giới.

Ba là, sự ô nhiễm về tài nguyên nước. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, những khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước đang ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở trong nông nghiệp, lượng nước thải ra ngoài môi trường của những nhà máy luyện kim, hóa chất, nhiệt điện, thực phẩm, cùng với lượng nước thải tạo ra do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bốn là, sử dụng và quản lý tài nguyên nước chưa hợp lý. Sự cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước đang ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có những biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị một cách đầy đủ và công tác quản lý vẫn còn lỏng lẻo. Hầu hết những quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống để giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng của nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí.

Vì thế, yêu cầu đặt ra cho nhân loại ngày nay chính là chúng ta phải làm gì để có thể giảm thiểu tình trạng khan hiếm nước sạch? Trước hết cần phải nhận thức rő ràng việc sử dụng nguồn nước phải đi đôi với việc bảo vệ vì nước không phải là tài nguyên vô tận. Các cơ quan chức năng cần phải có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước hơn, đưa ra nhiều biện pháp để kêu gọi tất cả những thành viên trong xã hội nâng cao được ý thức, cùng hành động tích cực và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên này. Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách bảo vệ môi trường mới, những chính sách nhằm kiểm soát và xử lý ô nhiễm có tính răn đe đối với những nhà máy xí nghiệp, đầu tư xây dựng những dự án công trình xử lý nước thải; người dân phải sử dụng sao cho hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, có ý thức với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không lạm dụng các hóa chất, phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật, không đổ rác thải bừa bãi xuống sông hồ, mỗi cá nhân nên tích cực vận động và tuyên truyền để mọi người quan tâm đến tầm quan trọng của nguồn nước sạch, nâng cao được ý thức trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

Bạn có thật sự muốn cho bản thân và xã hội có một cuộc sống khỏe mạnh? Vậy hãy hành động để có thể bảo vệ cuộc sống của chính bạn và những người xung quanh bằng cách sử dụng thật hợp lý và tiết kiệm nguồn nước.

5. Viết bài về “ Tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người” 

Bài tham khảo 1:

Một trong những vấn đề nóng đang được cả xã hội quan tâm nhất hiện nay, đó chính là vấn đề biến đổi khí hậu. Khi cuộc sống của con người ngày một phát triển, sự tác động tới môi trường ngày càng lớn, dẫn tới khí hậu sẽ bị biến đổi khắp toàn cầu. Đây đang là vấn đề rất đáng lo ngại không chỉ của riêng một quốc gia nào mà là của cả nhân loại.

Biến đổi khí hậu có thể được hiểu đó là sự thay đổi về khí hậu, âm thầm ngày ngày diễn ra trong suốt một khoảng thời gian, tác động trực tiếp tới khí hậu, tới môi trường sống của loài người cũng như của hàng nghìn sinh vật khác sinh sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu có thể là sự nóng lên của trái đất hoặc nước biển dâng cao do hiện tượng băng tan, cũng có thể đó là sự thay đổi hoạt động trong quá trình hoàn lưu khí quyển…Và những thiên tai mà nhân loại đang phải hứng chịu trước mắt chính là động đất, núi lửa và sóng thần… dẫn tới sự thiệt hại rất lớn cho nhân loại.

Vậy nguyên nhân là do đâu, vì đâu mà dẫn đến biến đổi khí hậu? Đầu tiên phải kể tới chính do sự tác động của con người tới thiên nhiên như việc chặt phá rừng dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân bằng; sử dụng bừa bãi những loại hóa chất và thuốc trừ sâu có hại cho môi trường… rồi chất thải từ công nghiệp được thải ra của những nhà máy sản xuất công nghiệp, khói từ các khu đô thị, giao thông… dẫn tới hiệu ứng nhà kính và sự nóng dần lên của trái đất. Chính con người đã và đang ngày đêm đục khoét cũng như khai thác những nguồn tài nguyên quý giá và làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Không chỉ vậy, chiến tranh nổ ra liên miên với khói lửa, bom đạn, vũ khí hạt nhân.., cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của chúng ta. Tất cả sẽ như một ngòi nổ dẫn tới sự giận dữ của thiên nhiên, dẫn tới sự diệt vong của trái đất và loài người vào một tương lai không xa.

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của những sinh vật ở trên trái đất, bao gồm cả con người. Những hiện tượng xảy ra liên tiếp nhau gần đây như bão lũ, sóng thần và động đất, núi lửa… đã làm cho chúng ta phải gánh chịu biết bao nhiêu đau thương. Chưa kể tới sự xuất hiện ngày càng nhiều của những căn bệnh lạ mà nền y học thế giới chưa tìm ra được nguyên nhân cũng như phương án chữa trị, tất cả đều vì biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường sống mà ra.

Để ngăn chặn cũng như làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức để bảo vệ trái đất và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức hơn, sẽ giúp cho trái đất mỗi ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề hơn nữa. Ngoài ra nhà nước và các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có những biện pháp cứng rắn, sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ chuyên chặt phá rừng và xả chất thải gây hại cho môi trường không khí cũng như môi trường nước. Tuyên truyền và vận động mỗi cá nhân phải tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để có thể giảm thiểu tối đa những tác hại tới thiên nhiên.

Thật vậy, có thể thấy rằng biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng mỗi chúng ta, mà là của toàn xã hội và toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để xây dựng và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, cho một tương lai tươi đẹp ở phía trước.

Bài tham khảo 2:

Trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển, chúng ta không chỉ quan tâm tới vấn đề kinh tế mà còn dành sự chú ý đặc biệt đến môi trường khí hậu. Trên khắp thế giới, biến đổi khí hậu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu khi ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của chúng ta.

Biến đổi khí hậu của Trái Đất chính là sự thay đổi ở trong hệ thống khí hậu, do cả yếu tố tự nhiên lẫn tác động nhân tạo trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó. Nó bao gồm sự nóng lên của trái đất, sự tăng mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ của quá trình hoàn lưu khí quyển, và chu trình tuần hoàn nước ở trong tự nhiên, cũng như những hiện tượng như nóng lên toàn cầu hay hiệu ứng nhà kính,...

Những thách thức của biến đổi khí hậu không còn quá xa lạ khi chúng ta thường xuyên được nghe về tăng nhiệt độ trung bình ở nhiều quốc gia. Nhiều hiện tượng kỳ lạ xuất hiện, như tuyết rơi tại sa mạc hoặc nhiệt độ lên tới gần 60 độ C. Số liệu thống kê cho thấy rằng cơn bão ở biển Đông có chiều hướng sẽ gia tăng, mùa bão kéo dài và quỹ đạo của bão cũng không dự đoán được. Trong khi ở Mỹ, lũ lụt kinh hoàng đã gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng tới kinh tế quốc dân.

Đằng sau biến đổi khí hậu chính là sự giải thích cho nhiều hiện tượng ấy. Một phần nhỏ chính là do sự biến đổi của tự nhiên, nhưng phần lớn lại là do con người. Dân số gia tăng, nhu cầu về nhà ở cũng như thực phẩm tăng cao, cùng với quá trình khai thác gỗ một cách không kiểm soát và đốn hạ gỗ rừng quý hiếm. Những nhà máy và xí nghiệp đang xả thải nước chưa thông qua xử lý trực tiếp ra biển, gây ô nhiễm nặng nề như vụ xả thải của xí nghiệp Formosa tại Hà Tĩnh, Việt Nam. Khói bụi từ xe máy và công nghiệp đã gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Con người chính là nguyên nhân chính của quá trình biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu mang đến quá nhiều hậu quả tiêu cực, từ lụt lội, mất mát rừng, cho đến sự suy giảm đa dạng sinh học và nhiều loại cây quý hiếm đang ở trên bờ vực tuyệt chủng. Đối diện với những thách thức đó, chúng ta cần phải có biện pháp ngăn chặn. Mỗi người cần phải thức tỉnh và đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường: giảm rác thải, trồng nhiều cây xanh, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường,... Chính phủ cũng cần phải thực hiện chính sách khai thác có trách nhiệm đồng thời kêu gọi sự hợp tác toàn cầu để có thể bảo vệ hành tinh chung của chúng ta.

Trái Đất là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta, vì thế, chúng ta cần phải đoàn kết và hành động để có thể bảo vệ nó khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chỉ khi chúng ta đồng lòng thì ngôi nhà này mới có thể giữ được vẻ xanh tươi và tồn tại mãi mãi.

 Trên đây là phần Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) Văn 9 tập 1 kết nối tri thức của VUIHOC. Hy vọng thông qua những bài viết tham khảo ở trên, các em đã nắm được các ý cần có trong một  bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

 

Ngoài phần soạn bài VUIHOC đã hướng dẫn phía trên, nếu các em có nhu cầu tham khảo thêm về những bài soạn văn khác, thậm chí là những bài soạn khác của môn học khác, các em đừng chần chừ, hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để tự đăng ký cho bản thân mình những khoá học một cách nhanh nhất và được nghe giảng bài trực tiếp từ những thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-viet-bai-van-nghi-luan-ve-mot-van-de-can-giai-quyet-con-nguoi-trong-moi-quan-he-voi-tu-nhien-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4120.html

 

Tovább

Soạn bài Sơn Tinh - Thủy Tinh| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Dưới đây chính là Soạn bài Sơn Tinh - Thủy Tinh| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức mà Vuihoc đem đến cho các em. Đây sẽ là sự so sánh trực quan nhất giữa tác phẩm Sơn Tinh Thủy Tinh trong truyền thuyết với tác phẩm thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Nhược Pháp.

Soạn bài Sơn Tinh - Thủy Tinh Văn 9 tập 1 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 27 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện, cách kể giữa truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ cùng tên của Nguyễn Nhược Pháp.

Điểm giống nhau:

  • Giống nhau về cốt truyện, đều có nội dung cuộc đi hỏi vợ của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

  • Giải thích hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra hàng năm.

  • Mong muốn, niềm tin về việc chế ngự tự nhiên, chiến đấu với thiên tai của nhân dân ta.

Điểm khác nhau:

- Phương thức kể chuyện:

  • Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh: Phương pháp dân gian truyền miệng

  • Bài thơ Sơn Tinh - Thủy Tinh: Là tác phẩm có tác giả rő ràng, được lưu truyền dưới dạng tác phẩm thơ

- Nội dung, cốt truyện

  • Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh: Khi nêu ra yêu cầu để lấy công chúa, vua Hùng đã nêu cụ thể rő ràng từng đặc điểm thời gian và số lượng của lễ vật “Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.”

  • Bài thơ Sơn Tinh - Thủy tinh: Chỉ nói là cần đưa lễ vật để cưới công chúa nhưng không nói rő là lễ vật gì, hay là số lượng và thời gian cần có. Trong bài thơ tập trung hơn cả là về trận đánh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Câu 2 trang 27 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh thể hiện cụ thể như thế nào? Theo em, người kể chuyện có bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật nào không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?

- Miêu tả cụ thể sức mạnh và phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh:

  • Phép thuật của Sơn Tinh: “Vung tay niệm chú, núi từng dải, nhà lớn, đồi con lổm cổm bò”

  • Phép thuật của Thủy Tinh: “Bắt quyết hô mây to nước cả; Giậm chân rung khắp làng xung quanh”, “ào ào mưa đổ xuống như thác”, “cây xiêu, cầu gãy, nước hò reo”, “lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc”, “bò lợn, cột nhà trôi theo”...

  • Theo em, người kể chuyện có phần nào đó bộc lộ thái độ thiên vị hơn với Sơn Tinh. Bởi trong khi nói đến sức mạnh và phép thuật của Sơn Tinh, tác giả khéo léo chọn các chi tiết có lợi hơn với người dân, miêu tả hình ảnh thần núi làm mọi việc vì người dân. Còn khi nói đến sức mạnh của Thủy Tinh lại là những động từ, những phép thuật gây ra thiên tai không tốt cho dân chúng. Khi sức mạnh của Thủy Tinh xuất hiện đã khiến cho cả vua Hùng lẫn công chúa Mị Nương cảm thấy sợ hãi.

3. Câu 3 trang 27 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Liệt kê những chi tiết miêu tả Mị Nương. Những chi tiết đó giúp em hình dung thế nào về nhân vật?

- Những chi tiết miêu tả công chúa Mị Nương: “xinh như tiên trên trần”, “viền má hây đỏ”, “tóc xanh”, “tay ngà trắng nőn”, “hai chân nhỏ”, “miệng nàng hé thắm như san hô”,...

- Sau khi đọc những chi tiết này, người đọc có thể dễ dàng hình dung hình ảnh một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, dung mạo mỹ miều nhẹ nhàng như một nàng tiên giữa nhân gian.

4. Câu 4 trang 27 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh được nhà thơ miêu tả bằng những chi tiết nào? Phân tích một chi tiết gây ấn tượng mạnh đối với em.

- Những chi tiết miêu tả cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

  • Choàng nghe sóng vỗ reo như sấm.

  • Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai

  • Sóng cả gầm reo lăn như chớp

  • Cá voi quác mồm to muốn đớp.

  • Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng

  • Càng cua lởm chởm giơ như mác

  • Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo

  • Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,

  • Đạp lòng đất núi, gầm, xông xáo.

  • Sấm ran, sét động nổ loè xanh.

  • Tôm cá xưa nay im thin thít,

  • Mở quác mồm to kêu thất thanh.

=> Chi tiết gây ấn tượng mạnh đối với em chính là cảnh tượng “Tôm cá xưa nay im thin thít/ Mở quác mồm to kêu thất thanh”. Trong kiến thức của em cũng như từ trước đến nay với em, tôm cá là loài vật không tiếng nói, không thể gây ra tiếng động. Cuộc chiến này phải kinh khủng ầm ĩ đến mức nào mà tôm cá từ xưa đến nay vốn im lặng giờ cũng kêu to thất thanh để chiến đấu.

5. Câu 5 trang 27 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Tính chất kì ảo thể hiện như thế nào trong câu chuyện được kể bằng thơ này? Cách miêu tả những yếu tố kì ảo có gì đặc sắc?

- Tính chất kì ảo được thể hiện trong câu chuyện được kể bằng thơ này chính là cách miêu tả hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh như trong chi tiết miêu tả ngoại hình của Sơn Tinh với ba mắt. Chi tiết tiếp theo có thể kể đến chính là về thú cưỡi của hai vị thần chính là trên lưng rồng lưng hổ,...

- Cách miêu tả những yếu tố kì ảo đó giúp cho tác phẩm thơ trở nên hấp dẫn hơn, dễ dàng gây ấn tượng cho người đọc. Qua đó còn thể hiện được những liên tưởng tài tình cũng như trí tưởng tượng của tác giả. Từ những chi tiết vô thực như trận chiến giữa những loài động vật trên cạn cùng với những loài thủy hải sản dưới nước hay là những phép biến hóa khôn lường của thần núi và thần biển cả.

6. Câu 6 trang 27 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh?

  • Theo em, những điều tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh - Thủy Tinh chính là:

  • Những yếu tố kì ảo vô thực

  • Cách kể chuyện và lựa chọn hình ảnh thơ hấp dẫn

  • Nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình

  • Câu thơ bảy chữ cùng với thể thơ tự do có thể biến hóa linh hoạt

 

 

Qua Soạn bài Sơn Tinh - Thủy Tinh| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức này, VUIHOC đã cung cấp cho các em nội dung chi tiết của tác phẩm. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như có thêm kiến thức đa chiều về tác phẩm.

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4095.html

 

Tovább

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Qua Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức Vuihoc sẽ mang đến cho các em câu trả lời chính xác nhất cho các câu hỏi trong sách giáo khoa. Các em sẽ phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm khác nghĩa.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:

a. sinh trong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên.

  • Sinh trong từ Sinh thành nghĩa là sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ một đứa trẻ thành người.

  • Sinh trong từ sinh viên nghĩa là người học tại các trường cao đẳng đại học.

b. bá trong từ bá chủ và bá trong cụm từ nhất hô bá ứng.

  • Bá trong từ bá chủ nghĩa là kẻ thống trị của một vùng, một khu vực và có ảnh hưởng trong các khu vực xung quanh.

  • Bá trong cụm từ nhất hô bá ứng nghĩa là số nhiều, trăm.

c. bào trong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào.

  • Bào trong từ đồng bào nghĩa là những người cùng đất nước, cùng huyết thống.

  • Bào trong từ chiến bào nghĩa chỉ cái áo giáp được tướng sĩ thời xưa sử dụng khi đánh trận.

d. bằng trong từ công bằng và bằng trong từ bằng hữu

  • Bằng trong từ công bằng là sự cân bằng, không thiên vị bất cứ bên nào.

  • Bằng trong từ bằng hữu có nghĩa chỉ mối quan hệ bạn bè.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Câu 2 trang 23 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong các câu sau:

a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng.

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

  • Kinh ở đây mang nghĩa gây ra sự kích động, giật mình.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với kinh ngạc: kinh nghiệm, kinh thành,...

b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua.

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

  • Kỳ ở đây mang nghĩa khác lạ, không giống với bình thường.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với kì lạ: kỳ vọng, kì thi,...

c. Song trường có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

  • Nghi ở đây là sự nghi ngờ, không tin được.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với đa nghi: Thích nghi, uy nghi,...

d. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

  • Ngộ ở đây là sự hiểu ra, tỉnh ra điều gì đó.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với tỉnh ngộ: hội ngộ, giác ngộ,...

3. Câu 3 trang 23 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.

  • Với kinh nghiệm của mình, tôi có thể làm tốt công việc được giao.

  • Tôi rất tự tin vào kì thi học kỳ sắp tới.

  • Với khả năng thích nghi tốt của mình, tôi có thể dễ dàng hòa nhập với mọi môi trường khác nhau.

  • Gia đình tôi luôn hội ngộ đầy đủ các thành viên vào mỗi dịp tết đến.

4. Câu 4 trang 23 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.

a. Mỗi tác phẩm văn học là chính thể, trong đó, các bộ phận có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.

  • Chính thể nghĩa là một hình thức tổ chức của nhà nước

  • Sửa lại đúng: chỉnh thể.

b. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng về chỉnh thể.

  • Chỉnh thể nghĩa là một khối thống nhất có sự chặt chẽ liên kết với nhau.

  • Sửa lại đúng: chính thể.

5. Câu 5 trang 24 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nghĩa của từ cải biên khác với nghĩa của từ cải biến như thế nào? Điều gì tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ đó?

  • Cải biên nghĩa là sự thay đổi, sửa đổi những điều cũ theo hướng mới hơn.

  • Cải biến nghĩa là sự thay đổi hoàn toàn một sự vật sự việc.

  • Qua cách sử dụng yếu tố âm và vần của hai từ biên và biến đã tạo nên sự khác biệt về nghĩa của cả hai từ.

 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-22-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4094.html


 

Tovább

Soạn bài Dế chọi| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Dế chọi| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Không chỉ là những nội dung mà tác phẩm mang đến cũng như đáp án của những câu hỏi trong sách giáo khoa mà bài soạn này sẽ giúp các em nhìn thấy rő hơn mặt xấu còn tồn đọng trong xã hội phong kiến đương thời.

1. Soạn bài Dế chọi: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Bồ Tùng Linh 

- Tác giả Bồ Tùng Linh sinh ngày 5 tháng 6 năm 1640 mất ngày 25 tháng 2 năm 1715.

- Ông lấy tự là Lưu Tiên và Kiếm Thần. Cũng có người gọi ông với cái tên Liễu tuyền cư sĩ.

- Ông sinh ra trong gia đình tiểu thương ở huyện Truy Xuyên tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và sống dưới triều đại nhà Thanh.

- Ông đỗ tú tài từ năm 18 tuổi nhưng đến năm 71 tuổi ông mới được bổ nhiệm làm cống sinh.

- Hầu hết cả cuộc đời của ông dành cho việc dạy học và sưu tầm những mẩu chuyện dân gian.

- Bồ Tùng Linh có tài sáng tác với cả các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là tiểu thuyết Liêu trai chí dụ với 16 quyển. Trong đó có tổng 448 truyện dân gian mà ông dành cả đời sưu tầm với 431 tập truyện chính và 17 tập truyện phụ. 

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này? 

- Tuy chưa có cơ hội chơi nhưng em đã từng được quan sát trò chọi dế.

- Theo kiến thức cá nhân, em biết được chọi dế là một trò chơi dân gian đã xuất hiện từ rất lâu đời. Dế chọi được chọn là con dế đực với sức khỏe tốt. Hai con dế sẽ chiến đấu với nhau nhằm mua vui cho người xem. Đây là trò chơi quen thuộc của trẻ con ở các vùng quê, bởi đây cũng là nơi xuất hiện rất nhiều dế.

Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?

Nếu một đất nước mà nhà vua lại mải mê chơi trò chọi dế thì đất nước đó không thể phát triển được.Người dân sẽ lâm vào cảnh đói nghèo, lầm than.Nhà vua sẽ bỏ bê việc đất nước khiến cho cả nền kinh tế đi xuống thậm chí nền độc lập dân tộc cũng có thể bị nguy hiểm.

Khi nhà vua quá ham mê chơi thì quan lại sẽ tìm cách để cống nạp những con dế tốt nhất. Và tất nhiên gánh nặng đó sẽ đổ vào đầu người dân khi họ phải bỏ công sức, bỏ công việc đồng áng chỉ để đi bắt dế.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Soạn bài Dế chọi: Đọc văn bản 

2.1 Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện

- Thời gian diễn ra câu chuyện: vào thời nhà Minh, đời Tuyên Đức

- Không gian: Có hai địa điểm chính là trong hoàng cung và trong ngôi làng của nhân vật

- Sự việc liên quan đến nhan đề của truyện: 

  • Nhà vua thời này rất thích trò chơi chọi dế và muốn người dân phải cống nộp dế tốt vào trong hoàng cung.

  • Do muốn lấy lòng nhà vua, các tri huyện đều yêu cầu người dân tìm dế tốt để hắn mang vào cung nộp cho vua. Cứ cấp trên lệnh xuống cấp dưới và cuối cùng người chịu khổ vẫn là người dân thường.

2.2 Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện

- Nhân vật chính trong truyện là Thành.

- Hoàn cảnh của tác phẩm: Là chức quan nhỏ trong làng, Thành bị quan trên ép xuống phải tìm dế để nộp cho nhà vua. Nhưng do không muốn và không dám quấy nhiễu người dân mà Thành bị đánh đập dã man khi không có dế để cống nộp.

2.3 Cô đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện?

- Nhờ vợ đến xem cô đồng bói toán đã chỉ dẫn cho Thành nơi để tìm kiếm dế,

2.4 Điều gì xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”?

- Dường như phần hồn của con Thành đã nhập vào trong chú dế nên dù cậu bé sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”.

2.5 Con dế mới bắt được có gì kì lạ?

- Con dế mới bắt được có hình dạng khá kỳ lạ. Nó vừa nhỏ, vừa ngắn lại có màu tía. Hình dáng con dế mà lại giống như con chó với đầu vuông chân dài cùng với cánh như hoa mai.

2.6 Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?

- Sau khi đọc thì các điều em dự đoán đều chính xác.

3. Soạn bài Dế chọi: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.

- Những sự kiện tạo nên cốt truyện:

  • Do đam mê chơi chọi dế mà nhà vua ra lệnh cho quan lại tìm bắt và lựa chọn những con dế tốt để cống nạp vào cung.

  • Thành không tìm được dế nên bị đánh đập.

  • Vợ Thành nhờ bà đồng chỉ dẫn tìm ra con dế chọi khỏe.

  • Con Thành trong lúc chơi vô tình làm dế chạy mất.

  • Do sợ hãi nên con Thành bỏ nhà đi rồi bị ngã xuống giếng.

  • Con của Thành sống lại nhưng trở nên ngờ nghệch với thần thái đờ đẫn.

  • Trong nhà Thành xuất hiện con dế khỏe mạnh, Thành bắt được và mang nó lên cống nạp cho quan trên. Con dế này tuy nhỏ bé nhưng lại có thể thắng bất cứ con dế nào.

  • Thành được ban thưởng lớn khi con dế ở trong cung trở thành con dế bất bại, đã khiến nhà vua rất vui.

  • Hơn một năm sau khi Thành được nâng lên làm tú tài, con trai của anh mới trở lại bình thường và mọi người mới biết trong khoảng thời gian đó chính cậu bé đã biến thành con dế vô địch.

- Nhận xét:

  • Về không gian và thời gian, cả hai yếu tố này đều gắn liền với sinh hoạt thường ngày của các nhân vật trong truyện.

  • Nhân vật chính trong truyện là những người khác nhau với giai cấp xã hội khác nhau trong thời phong kiến. Từ nhà vua, quan đến những người dân thường. Tác phẩm dân gian với nhân vật là người thường chứ không có thần tiên hay yêu ma. Yếu tố thần kỳ duy nhất của tác phẩm chính là chi tiết cậu con trai nhập hồn vào con dế.

3.2 Câu 2 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ như thế nào? Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng những gì? Phân tích ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống.

- Vì con dế mà gia đình Thành đã có những thay đổi đối lập hoàn toàn, có thể nói là “lên voi xuống chó”. 

- Do không có dế chọi cống nạp mà Thành bị quan trên trách phạt, đánh đến trăm trượng khiến cho anh bị chấn thương nặng chỉ có thể nằm trên giường. Vì vậy mà có những khi Thành chỉ muốn tự tử luôn cho xong. Sau khi có dế, con trai Thành vô tình làm mất mà con anh do sợ mà té giếng khiến cho gia đình lo lắng, u sầu trong khoảng thời gian dài.

- Nhưng cũng vì con dế tốt mà cả nhà Thành được đổi đời:

+ Nhờ con dế chọi vô địch mà Thành được nâng lên làm tú tài.

+ Gia đình anh trở nên giàu có khi được ban thưởng từ nhà to cửa rộng, ruộng đồng bao la với bao đàn gia súc đến cả ngựa xe áo lông,...

=> Sự đối lập trong hai hoàn cảnh này đã tố cáo cả một chế độ. Hệ thống cầm quyền của xã hội phong kiến đã gây ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ người dân. Từ công sức lao động của người dân đến cả tính mạng của họ cũng không bằng một con dế nhỏ bé. Coi nhân dân không bằng động vật khi vận mệnh của họ còn không bằng con dế, phụ thuộc vào những điều vô cùng nhỏ bé vô nghĩa. Một con dế có thể đem lại tai họa hay là khiến một gia đình sống không bằng chết nhưng một con dế cũng có thể khiến cho cả một dòng họ, cả một ngôi làng trở nên vinh hoa phú quý.

3.3 Câu 3 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Truyện có những yếu tố kì ảo nào? Các yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?

- Những yếu tố kì ảo trong truyện chính là:

  • Bà đồng có thể chỉ cho Thành chính xác nơi có thể tìm thấy dế tốt.

  • Hình dáng kỳ lạ của con dế: trông như con chó với cánh hoa mai, đầu vuông và chân dài. Con dế bé xíu nhưng lại có thể nhảy xa hơn cả thước.

  • Con trai của Thành sau khi té giếng trở nên ngốc nghếch, lờ đờ như người gỗ. 

  • Sau khi tỉnh lại một năm, con Thành kể lại trong năm qua mình đã trở thành con dế chọi vô địch mà bố đã tiến vua.

- Những yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa quan trọng cho tác phẩm:

  • Những chi tiết không có thực đó đã giúp cho câu chuyện trở nên logic, hợp lý hơn. Đây chính là vạch nối giữa các chi tiết trong tác phẩm.

  • Những yếu tố này giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung khung cảnh của tác phẩm cũng như nhìn thấy hiện thực nghiệt ngã của nhân dân trong chế độ phong kiến.

3.4 Câu 4 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả khi miêu tả hiện thực đó?

- Tính chất hiện thực của truyện đã được thể hiện qua các chi tiết và sự việc:

  • Thời gian và không gian cụ thể rő ràng.

  • Cách xây dựng nhân vật và chọn lựa chi tiết truyện rất thực tế, phù hợp với xã hội phong kiến đương thời.

  • Qua các chi tiết hiện thực trên đã thể hiện được thái độ của tác giả. Đây chính là lời phê phán một xã hội phong kiến thối nát khi những kẻ cầm quyền chỉ cố gắng hưởng thụ cuộc sống trên chính những nỗ lực và xương máu của người dân thấp cổ bé họng. Đây chính là sự châm biếm tự nhiên nhất mà lại sâu sắc nhất.

3.5 Câu 5 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

 Phân tích lời người kể chuyện trong đoạn văn từ “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan”.

- Từ đoạn văn “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan” tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ 3.

- Người kể chuyện là người chứng kiến toàn diện từ đầu đến cuối diễn biến sự việc. Từ hoàn cảnh xảy ra đến suy nghĩ và hành động của từng nhân vật trong truyện đều được người kể nhìn thấy rő ràng.

3.6 Câu 6 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Những đặc điểm nào của truyện truyền kỳ được thể hiện trong truyện Dế chọi?

- Những đặc điểm của truyện truyền kỳ được thể hiện trong truyện Dế chọi là:

  • Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm mạch nối, giúp cho tác giả phản ánh được hiện thực của cuộc sống.

  • Cốt truyện được sử dụng theo câu chuyện dân gian với các sự kiện có thật trong cuộc sống.

  • Cách sắp xếp chi tiết truyện theo trật tự tuyến tính nhất định với quan hệ nhân quả rő ràng.

4. Kết nối đọc viết trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

 Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.

Dế chọi là tác phẩm văn học dân gian mang nhiều yếu tố kì ảo và là tác phẩm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của “Liêu Trai chí dị”. Từ chính cốt truyện hấp dẫn cùng với yếu tố kì ảo mà truyện đã vẽ lên hiện thực đen tối của xã hội phong kiến. Chính vì vậy, có thể nói chuyện mang giá trị hiện thực sâu sắc. Yếu tố thần kì đầu tiên là việc bà đồng nói cho Thành nơi có thể tìm thấy dế để cứu sống chính Thành cũng như cả gia đình Thành có hy vọng được sống bình yên. Sau đó xảy ra sự việc đau lòng là con của Thành nhảy xuống giếng và bị đuối nước. Tuy nhiên, tác giả không dừng lại ở đó, ông tiếp tục sử dụng yếu tố kì ảo để hồi sinh cậu bé, và rồi cậu bé nhập hồn trở thành một con dế. Chính nhờ chú dế vô địch mà con Thành biến thành mà gia đình họ Thành đã bước sang một trang mới với cuộc sống giàu có, cao quý. Từ các yếu tố kỳ ảo có trong văn bản, có thể thấy những chi tiết không có thực lại  được tác giả sử dụng đã tạo nên sức hấp dẫn cho cốt truyện. Từ đó làm nổi bật giá trị hiện thực của một xã hội tàn ác, áp bức, gây biết bao đau thương cho những người dân chăm chỉ lương thiện. Đồng thời, nó thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc và lòng thương với những người dân thấp cổ bé họng luôn phải chịu đàn áp của chế độ cầm quyền.

 

Qua bài viết trên, VUIHOC đã mang đến cho các em Soạn bài Dế chọi Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-de-choi-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4093.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek