Dưới đây là phần soạn bài Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo| Văn 9 tập 1 Cánh diều dễ hiểu và đầy đủ nhất mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em tham khảo. Bài viết sẽ giúp các em thấy được rằng không phải cuộc sống vật chất sẽ quyết định tất cả mà đời sống tinh thần cũng là vấn đề vô cùng quan trọng.
Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo Văn 9 tập 1 Cánh diều
1. Câu 1 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là D. Song thất lục bát
2. Câu 2 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và chú ý vào nội dung và cảm xúc
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C.Vui vì nhà nghèo mà ấm cúng, con cái chăm ngoan
3. Câu 3 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A. Câu song thất tái hiện cuộc sống đạm bạc, câu lục bát thể hiện thái độ vui vẻ, đoàn kết trong gia đình
4. Câu 4 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C.Từ ngữ giản dị, mộc mạc, thân mật, gần gũi
5. Câu 5 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản sau đó liên hệ so sánh văn bản khác
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C. Cùng sử dụng thể thơ song thất lục bát
>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều
6. Câu 6 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Nội dung chính của bài thơ có liên quan như thế nào đến nhan đề Cảnh vui của nhà nghèo?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản cùng với nhan đề, tìm mối liên hệ giữa nội dung với nhan đề
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của bài thơ "Cảnh vui của nhà nghèo" có mối liên quan vô cùng chặt chẽ với nhan đề. Bài thơ tả lại cảnh vui vẻ của một gia đình nghèo, nơi mà niềm vui không phụ thuộc vào bất cứ thứ tài sản vật chất nào mà tồn tại ở trong tình yêu thương cùng với sự đoàn kết gia đình.
Nhan đề "Cảnh vui của nhà nghèo" xác định một bối cảnh chủ đề đó là nhà nghèo, nhưng điểm nổi bật ở trong nhan đề đó là từ "vui". Nhan đề được đặt trước với một trạng thái tích cực, một trạng thái vui vẻ và hạnh phúc. Vì vậy, nội dung chính trong bài thơ là nói đến hoàn cảnh nghèo khó của gia đình nhưng vượt lên trên tất cả đó là niềm vui ấm áp cùng với sự yêu thương nhau trong hoàn cảnh khó khăn và giữ tinh thần lạc quan, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Nhan đề bài thơ đã khái quát rất đúng về nội dung của cả bài
7. Câu 7 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Hãy tìm ra các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 và cho biết tác dụng của chúng ở trong đoạn thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ dòng 19 tới 28
Lời giải chi tiết:
Những từ láy: xa xa, khó khăn, quây quần, chồng chồng, vợ vợ, con con, chiều chiều, tối tối, mai mai, thảnh thơi.
Tác dụng:
+ Tạo ra sự sinh động và hấp dẫn cho đoạn thơ
+ Nhấn mạnh vào sự quây quần, yêu thương của gia đình giữa vợ chồng với con cái cùng nhau vượt qua được những tháng ngày khó khăn
8. Câu 8 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Nhận xét về vần và nhịp trong bài thơ
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản sau đó tìm vần và nhịp
Lời giải chi tiết:
Bài thơ sử dụng nhịp thơ rất đa dạng: 4/4, 3/4, 2/2/2,…. khiến cho giọng thơ trở nên linh hoạt và sinh động
Cách gieo vần cũng tuân thủ theo quy tắc của thể thơ song thất lục bát
9. Câu 9 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Theo em, cái vui của cảnh nhà nghèo đã được thể hiện qua bài thơ này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản sau đó rút ra nội dung cốt lői
Lời giải chi tiết:
Cái vui của cảnh nhà nghèo chính là mặc dù khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng và con cái vẫn luôn đoàn kết, yêu thương nhau. Vợ chồng luôn quan tâm nhau, con cái biết cách giúp đỡ cha mẹ, dù cho nghèo khó nhưng họ vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc.
Trên nền tảng ấy, vợ chồng trong gia đình nhà nghèo biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Họ không để cho cuộc sống khó khăn làm mất đi tình yêu thương và sự quan tâm dành cho nhau.
Ngoài ra, bài thơ cũng nhấn mạnh về vai trò quan trọng của con cái ở trong gia đình nhà nghèo. Dù còn nhỏ và không có được nhiều tài sản, con cái vẫn hiểu và biết giúp đỡ cha mẹ. Họ chia sẻ gánh nặng cho gia đình, cống hiến và tạo điều kiện tốt nhất dành cho cuộc sống của gia đình.
Mặc dù phải đối diện với nghèo khó, nhưng gia đình nhà nghèo ở trong bài thơ vẫn cảm nhận được sự hạnh phúc và niềm vui từ tình yêu cùng với sự đoàn kết gia đình. Điều này cho thấy rằng cái vui không chỉ phụ thuộc vào mặt vật chất mà còn xuất phát từ tình cảm và sự sum vầy ở trong gia đình.
10. Câu 10 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Em thích nhất câu thơ nào ở trong bài Cảnh vui của nhà nghèo? Tại sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất là câu thơ “Bày ra cái cảnh có trời/Vui buồn cũng tự ở người thế gian” vì hai câu thơ chính là triết lí hết sức đúng đắn. Câu thơ đã khẳng định rằng niềm vui và nỗi buồn không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài mà nằm hoàn toàn trong tâm thái và suy nghĩ của mỗi người. Bất kể bạn đang sinh sống trong hoàn cảnh giàu có hay nghèo khó, sự vui vẻ hay sự buồn bã đều phụ thuộc vào cách mà bạn nhìn nhận và đánh giá cuộc sống.
Câu thơ này muốn khuyến khích chúng ta tìm kiếm được niềm vui từ bên trong và không phụ thuộc quá nhiều vào những thứ tài sản vật chất. Nó nhấn mạnh rằng trạng thái tâm lý và cách tiếp nhận cuộc sống của mỗi chúng ta quan trọng hơn nhiều so với những thứ tài sản và cảnh vật xung quanh.
Phần Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo| Văn 9 tập 1 Cánh diều phía trên sẽ tiếp thêm sự tự tin cho người đọc rằng dù cuộc sống có nghèo khó nhưng chỉ cần luôn lạc quan với nhau thì vẫn có niềm vui. Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!
Nguồn: