Bài viết dưới đây chính là soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về tác giả Nguyễn Đình Chiểu cùng với đoạn trích nổi tiếng “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” từ tác phẩm nổi tiếng Lục Vân Tiên.
1. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Chuẩn bị
1.1 Tìm hiểu về Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu
- Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm 1822 mất ngày 24 tháng 5 năm 1888 tại làng Tân Thới phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định ngày nay chính là phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông sinh ra ở quê mẹ, xuất thân trong một gia đình nhà nho hiếu học.
- Thời nhỏ ông được mẹ nuôi dạy và theo học một ông thầy đồ cùng làng. Vì biến đổi của thời thế khiến cho năm 11 tuổi ông đã chuyển đến Huế để học tập, đến năm 18 tuổi thì ông quay trở lại Gia Định.
- Đến năm 1843, khi ông ở tuổi 21 ông đã đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Đến bốn năm sau ông lại ra Huế để chờ khoa thi vào năm 1849.
- Vào năm 1848, mẹ ông mất. Nghe tin dữ, ông đã lập tức cùng em trai về nhà chịu tang mẹ. Nhưng do khóc quá nhiều vì thương mẹ cũng như thời tiết thất thường và quãng đường di chuyển vất vả khiến cho ông bị ốm nặng. Sau thời gian được chạy chữa nhưng không hết bệnh khiến cho ông bị mù. Tai họa liên tục ập tới, sau khi mắt ông hỏng thì ông bị vị hôn thê bỏ, gia cảnh ngày càng sa sút. Trong thời gian bị ốm đã học nghề thuốc, đến năm 1851 thì ông mở trường dạy học và làm thầy thuốc với hiệu Hối Trai.
- Sự nghiệp văn chương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu có thể chia thành hai giai đoạn chính:
+ Giai đoạn đầu vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Đây chính là thời điểm ông viết ra những tác phẩm nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu. Có thể nói, đây là giai đoạn thể hiện những tư tưởng yêu nước thương dân và tư tưởng nhân nghĩa của ông.
+ Giai đoạn sau là từ khi quân Pháp chiếm Gia Định đến năm ông qua đời. Thời kỳ này cuộc sống của ông gắn bó trực tiếp với người dân trong hoàn cảnh mất nước. Lúc này các tác phẩm của ông chính là những lời phê phán, lên án mạnh mẽ quân xâm lược cũng như phê phán triều đình nhu nhược yếu đuối không thể bảo vệ đất nước.
1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
- Lục Vân Tiên được viết bằng chữ Nôm, được tác giả chắp bút vào khoảng năm 1851.
- Tác phẩm gồm 2082 câu thơ lục bát, được đánh giá là "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời”.
- Lục Vân Tiên chính là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam ta, là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều
2. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Đọc hiểu
2.1 Chú ý việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ trong cả đoạn trích.
Tác giả đã sử dụng một hệ thống từ ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ trong đoạn trích như: vô, mầy, nầy, đàng, vầy, chưa hãn dạ nầy,...
2.2 Chú ý các chi tiết miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên.
Các chi tiết miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên có thể kể đến động từ: xông vô, kêu rằng, bẻ cây làm gậy, dẹp lũ kiến chòm ong, tả đột hữu xông,...
2.3 Các lời đối thoại giữa hai nhân vật chính thể hiện phẩm chất gì của họ?
Qua lời đối thoại giữa hai nhân vật chính, người đọc có thể thấy được những phẩm chất của họ:
- Lục Vân Tiên là ăn văn vő song toàn, luôn chủ động hành hiệp trượng nghĩa, coi trọng lễ giáo, trọng nghĩa khí, làm việc thiện việc tốt mà không cần được trả ơn và đặc biệt là một người anh hùng rất dũng cảm.
- Kiều Nguyệt Nga chính là đại diện cho những người phụ nữ truyền thống thùy mị nết na, là người có tài có sắc, một thiếu nữ khuê các duyên dáng mà có học thức. Cô cũng là người trọng tình trọng nghĩa, luôn suy nghĩ tìm cách trả ơn người đã giúp đỡ mình.
2.4 Nguyệt Nga đã thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên thế nào?
Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên qua:
- Cách xưng hô: nàng đã sử dụng đại từ “quân tử” và “tiện thiếp” để nói chuyện với người ân nhân Lục Vân Tiên. Cách xưng hô này đã thể hiện được sự khiêm nhường của nàng, qua đó còn là sự dịu dàng, chuẩn mực khi đáp lại những câu hỏi của Lục Vân Tiên rất ngắn gọi nhưng lại đủ ý.
- Nàng rất áy náy và tìm mọi cách để trả ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga biết rő ân nghĩa này dù có trả bao nhiêu cũng không thể đủ được.
2.5 Vân Tiên đã có hành động thế nào trước thái độ của Nguyệt Nga?
Trước thái độ biết ơn của Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã có những hành động:
- Gạt ngay khi thấy thái độ muốn lạy để tạ ơn, anh còn từ chối luôn lời mời về nhà để cả gia đình nàng đền đáp của Kiều Nguyệt Nga “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
- Đối với Lục Vân Tiên, việc cứu giúp người gặp nạn là chuyện hiển nhiên không cần bất cứ lời cảm ơn hay đền đáp gì. Với bất cứ ai, chàng cũng sẽ lựa chọn giúp đỡ mà không cần suy nghĩ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
- Cách từ chối của Lục Vân Tiên đã giúp người đọc thấy được thái độ của chàng. Với chàng, những việc mình vừa làm xuất phát từ chính bản năng của con người, là gốc rễ của lẽ sống con người, là lời phê phán nặng nề với những ngụy quân tử.
3. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần.
Có thể chia đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thành 2 phần:
-
Phần 1: Từ đầu đến “thân vong” - Miêu tả hành động đánh đuổi quân cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên.
-
Phần 2: Tiếp theo đến hết - Thái độ và cuộc hội thoại của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
3.2 Câu 2 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều
"Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau", đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
- Cũng như câu nói 'Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau', đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga cũng đã thể hiện được hai tuyến nhân vật đối lập là:
- Phe chính nghĩa: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… thể hiện tính cách ngay thẳng, thiện lương, trọng nghĩa khí của con người.
- Phe phản diện: Phong Lai, toán cướp,... phần xấu xa, gian ác, hung dữ của những tên hèn hạ ngụy quân tử.
3.3 Câu 3 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, từ đó làm rő những nét tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ được thể hiện qua đoạn trích.
Qua hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã phần nào làm rő được những nét tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ:
Lục Vân Tiên được tái hiện lên theo mô típ của các tác phẩm văn học chữ Nôm truyền thống. Câu chuyện anh hùng cứu người đẹp, khi một chàng trai tài giỏi dũng cảm đã giơ tay ra cứu giúp một người thiếu nữ xinh đẹp thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm. Qua hành động đánh đuổi toán cướp cứu người gặp nạn, người đọc có thể dễ dàng thấy được tài năng vő thuật cũng như cốt cách anh hùng và tấm lòng trọng nghĩa của Lục Vân Tiên. Chàng chính là đại diện cho những người vő tướng, dù chỉ một mình và tay không tấc sắt vẫn sẵn sàng can đảm mà “bẻ cây làm gậy” xông thẳng vào xử lý toán cướp với đầy đủ vũ trang. Với Kiều Nguyệt Nga, thái độ của Lục Vân Tiên dường như thay đổi hoàn toàn so với toán cướp. Chàng quay trở lại với bản chất hào hoa phong nhã của mình với cách giao tiếp đầy khiêm tốn, giản dị bộc lộ bản thân là một người hào hiệp, chính trực mà rất nhân hậu khi trọng nghĩa khinh tài. Lục Vân Tiên biết được việc hai cô gái còn đang hoảng sợ hãi hùng nên đã tìm cách an ủi và ân cần hỏi han cho thấy một chàng trai chững chàng mà rất đàng hoàng tử tế “Ta đã trừ dòng lâu la”. Ngay khi thấy thái độ biết ơn cùng với lời mời về thăm nhà để gia đình họ có cơ hội đền đáp công ơn cứu mạng thì chàng đã từ chối ngay với lý do “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Đối với người anh hùng Lục Vân Tiên thì việc giúp đỡ kẻ yếu tiêu diệt quân gian ác nó đã là bản năng, là hành động mà không cần bất cứ sự đắn đo suy nghĩ nào, là lẽ tự nhiên và là bổn phận của một người anh hùng “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Với cách xây dựng hình tượng nhân vật tài tình mà chân thật đó, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã gửi đến người đọc những khát vọng cũng như niềm tin của mình về một tương lai tươi đẹp, một thế giới công bằng hơn.
Ngược lại với hình tượng người anh hùng Lục Vân Tiên đầu đội trời, chân đạp đất chính là cô gái thùy mị nết na, có nhan sắc có học thức Kiều Nguyệt Nga. Là một cô gái chốn khuê các đúng nghĩa, sự đằm thắm ân tình cũng như cách cư xử có trước có sau dường như đã ngấm vào máu của cô thiếu nữ này. Việc được Lục Vân Tiên cứu giúp lúc hiểm cảnh với cô không chỉ là cứu một mạng sống mà còn là cứu giúp cả cuộc đời trong sạch của mình “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Chính vì vậy cô càng biết ơn Lục Vân Tiên hơn, luôn miệng cảm ơn và tìm mọi cách để báo đáp công ơn đó dù cô biết rő đây là công ơn không có cách nào đền đáp cả “Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”.
3.4 Câu 4 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích.
- Đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích: ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, là những biệt ngữ xã hội mang đậm màu sắc địa phương của vùng Nam Bộ. Nếu so sánh với các tác phẩm văn học khác thì tác phẩm Lục Vân Tiên có phần thiếu đi sự chau chuốt và uyển chuyển. Nhưng với sự đa dạng và tính phù hợp của ngôn ngữ đã khiến cho giọng thơ rất tự nhiên, dễ hiểu, dễ chạm vào mạch cảm xúc của độc giả.
-
Lục Vân Tiên: những động từ thể hiện sự hùng hồn, mạnh mẽ, dứt khoát với phe phản diện Phong Lai. Nhưng với Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên lại là người rất nhẹ nhàng, quân tử, dũng cảm.
-
Kiều Nguyệt Nga: ngôn ngữ rất phù hợp với người con gái đoan trang, thùy mị, dịu dàng chốn khuê các.
-
Phong Lai: thể hiện đúng bản chất của kẻ gian ác với giọng thơ hung dữ, vô học mà rất ngạo mạn không coi ai ra gì.
3.5 Câu 5 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ để đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
- Chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nói về khát vọng về một thế giới tốt đẹp, luôn giúp đời giúp người và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Có thể xác định chủ để đó qua những hành động, lời nói, cử chỉ và thái độ của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện ngay trong đoạn trích: sự ca ngợi hết lời, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của những người anh hùng luôn giúp đời cứu người, dũng cảm, nghĩa khí, làm việc tốt mà không bao giờ cần sự đền đáp.
3.6 Câu 6 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Qua câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, em có thể thấy được những đặc sắc trong tính cách của từng nhân vật nhất là hai nhân vật chính.
Lục Vân Tiên đúng chuẩn là định nghĩa cho hai chữ anh hùng. Chàng trọng tình trọng nghĩa, luôn dũng cảm không nề hà bất cứ điều gì để giúp đỡ kẻ yếu.
Kiều Nguyệt Nga là một cô gái đẹp người đẹp nết, thể hiện đúng tính cách của những người phụ nữ của thế hệ phong kiến xưa luôn trọng ân tình, nhân hậu, dịu dàng đằm thắm.
Tất cả nội dung thơ, cách xây dựng hình tượng nhân vật hay chính cách sử dụng ngôn ngữ rất đời đã thể hiện được ước mơ và khát khao về một cuộc sống tốt đẹp không có kẻ xấu của người dân ta. Qua đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã gửi đến người đọc bài học về đạo đức sống cũng như cách để làm một người anh hùng đúng nghĩa.
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 Cánh diều . Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Nguồn:
https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-van-9-tap-1-canh-dieu-4286.html