Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều

VUIHOC hướng dẫn các em cách Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều một cách chi tiết. “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược.

1.  Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Chuẩn bị 

- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã được học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào phần đọc hiểu của văn bản này.

- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam sau đó tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.

Trả lời:

* Thơ Đường luật:

Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên khác là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với những luật được xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển vô cùng mạnh mẽ không chỉ ở trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng tại một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng hay tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.

Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể nhằm đối lập và phân biệt với những thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo những luật ấy.

Thơ Đường luật có một hệ thống những quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện trong 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.

Xét về mặt hình thức thì thơ đường luật được chia ra thành các dạng như sau:

Thất ngôn bát cú: gồm tám câu, mỗi câu có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất trong thể thơ Đường luật.

Thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

Ngũ ngôn bát cú: gồm 8 câu, mỗi câu có 5 chữ

Ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 5 chữ

Ngoài những dạng được kể ở trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác nữa. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân thủ theo những nguyên tắc đó.

* Văn bản Sông núi nước Nam:

- Bài thơ chưa rő tác giả là ai và có rất nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất đã kể như sau: Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống.

Mặc dù không rő ai là tác giả của bài thơ và có rất nhiều phiên bản khác nhau, truyền thuyết về việc hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ ấy trong tình huống cụ thể đã trở thành một câu chuyện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử và văn hóa dân gian của Việt Nam. Nó thể hiện được lòng yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc ở trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều 

2. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Đọc hiểu 

Chú ý vào yếu tố khẳng định chủ quyền có trong một “bản tuyên ngôn độc lập”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Rành rành định phận tại sách trời

- Yếu tố khẳng định chủ quyền có trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập” là được ghi trong sách trời - Giới phận lãnh thổ của người Nam đã được quy định trong sách trời, điều này trở thành một chân lý không thể nào chối cãi và không bất cứ ai có khả năng thay đổi được điều đó.

3. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều 

Qua những tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam và cho biết: Tại sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu ngữ liệu ngoài

Lời giải chi tiết:

Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống.

Bởi vậy, lý do bài thơ được gọi là thơ thần vì tương truyền rằng trong một đêm, quân sĩ nghe vọng trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm của bài thơ này cho nên rất sợ hãi ngỡ đó là thần linh đọc.

3.2 Câu 2 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Nêu đặc điểm về hình thức thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần trong bản phiên âm bài thơ)

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Áp dụng những kiến thức về thể loại

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm về hình thức thể loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

+ Số chữ: mỗi dòng có bảy chữ

+ Số dòng: bao gồm 4 dòng

+ Niêm luật: Chữ thứ hai trong câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai trong câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai trong câu 2 lại là “bằng” niệm với chữ thứ hai trong câu 3 cũng là “bằng”.

+ Vần: chỉ hiệp theo một vần trong các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư).

3.3 Câu 3 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hai dòng thơ đầu tiên khẳng định điều gì? Những từ ngữ “Nam đế”, “Nam quốc”, “tiệt nhiên”, “định phận” và “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý vào từ ngữ

Lời giải chi tiết:

- Hai dòng thơ đầu tiên khẳng định nước Nam là một đất nước có sự độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và luật pháp cai trị riêng, hiển nhiên điều đó đã được ghi cũng như đã được công nhận ở sách trời

- Tác giả sử dụng từ “Nam quốc” và “Nam để” nhằm khẳng định sự chính danh của quốc gia, của các bậc đế vương có chủ quyền ở trên lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, trong chế độ phong kiến xưa, “đế” còn là danh xưng cao nhất dành cho người đứng đầu của một nước. Đối với triều đình phong kiến Trung Hoa, chỉ có vua của họ mới được gọi là “đế”, còn vua những nước nhỏ là “vương”, thấp hơn “đế” hẳn một bậc. 

- Tất cả các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận” và “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định được chủ quyền của đất nước. Đồng thời nó còn muốn khẳng định sự tự tôn và lòng tự hào dân tộc - nước ta là một quốc gia có sự độc lập và chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém chút nào, điều này đã được khẳng định ở sách trời, không thể thay đổi.

3.4 Câu 4 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Phân tích hai dòng thơ cuối cùng cùng để làm rő cho nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả đang muốn thể hiện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó đưa ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Sau lời khẳng định hùng hồn, đanh thép về độc lập và chủ quyền dân tộc, tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép dành cho kẻ thù:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Câu hỏi vang lên một cách mạnh mẽ và dứt khoát đầy cứng rắn hướng đến bọn giặc xâm lược. Coi chúng như là “nghịch lỗ” nghĩa là tác giả đã phân định rất rő rệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa trong cuộc chiến. Ta chiến đấu vì chính nghĩa ắt có thể gặt hái được thành quả thắng lợi, còn lũ giặc dữ phi nghĩa kia sẽ phải nhận lại những hậu quả xứng đáng. Câu thơ đã thể hiện rất rő thái độ giận dữ và uất hận của tác giả dành cho kẻ thù ngang tàng đi ngược lại với chân lí, phạm phải ý trời. Càng uất giận thì ý chí chiến đấu càng tăng cao, câu thơ cuối cùng như một cú đánh vô cùng mạnh mẽ có sức cảnh tỉnh lớn đối với lũ giặc bất nhân: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Đến đây, tác giả đã trực tiếp gọi quân giặc là “chúng mày” với một thái độ vô cùng coi thường và khinh bỉ. Câu thơ thể hiện được ý chí quyết chiến và quyết thắng chống lại bọn giặc xâm lược cùng với niềm tin sắt đá vào sự thất bại tất yếu của lũ giặc ấy. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vô cùng ngắn gọn và hàm súc cùng với giọng điệu đanh thép, hùng hồn, bài thơ được đặt trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến có ý nghĩa vô cùng lớn lao với việc khích lệ, cổ vũ và động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đồng thời cũng là lời cảnh cáo đanh thép dành cho kẻ thù xâm lược.

3.5 Câu 5 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Theo em, hai dòng thơ đầu tiên và hai dòng thơ cuối cùng có mối liên hệ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản rồi chú ý đến mặt liên kết nội dung

Lời giải chi tiết:

Hai dòng thơ đầu tiên và hai dòng thơ cuối cùng có mối liên hệ rất chặt chẽ về mặt tư tưởng, cảm xúc. Nếu như hai dòng thơ đầu tiên nói về chủ quyền lãnh thổ và khẳng định về nền độc lập của nước Nam thì hai dòng thơ cuối thể hiện lòng quyết tâm cùng với ý chí chiến đấu chống lại bọn xâm lược để bảo vệ lãnh thổ ấy.

3.6 Câu 6 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Em có suy nghĩ như thế nào sau khi học bài Sông núi nước Nam? Theo em, nội dung tư tưởng của bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đưa ra suy nghĩ và bài học của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Sông núi nước Nam được coi là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống tiến vào xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân ra chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ cũng được ra đời. Tác giả khẳng định hùng hồn rằng "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là một điều đơn giản và điều hiển nhiên. Nhưng chân lý ấy phải đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn muốn khẳng định chủ quyền dân tộc và khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ và chủ quyền riêng. Những câu thơ vang lên như một niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc có sự độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định trong sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều đang làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi lũ giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cői. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền cùng sức mạnh cổ vũ quân dân và sự cảnh tỉnh kẻ thù. Bởi vậy, Bài Sông núi nước Nam gợi ra trong em một niềm tự hào cũng như lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp và truyền thống quý báu của dân tộc.

- Nội dung của bài thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay. Bài thơ là lời nhắc nhở và động viên thế hệ trẻ phải luôn biết cố gắng phấn đấu, tự hào, mạnh mẽ giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc, xứng đáng với tất cả những gì mà thế hệ cha anh đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn và bảo vệ.

Trên đây là phần Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Văn 9 tập 1 Cánh diều chi tiết mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Qua phần soạn bài, các em sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và từ đó cần phải biết được vai trò và nhiệm vụ của bản thân để xứng đáng với công sức ông cha ta đã bỏ ra.

Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-song-nui-nuoc-nam-nam-quoc-son-ha-van-9-tap-1-canh-dieu-4194.html

 

Tovább

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Dưới đây là phần soạn bài vô cùng chi tiết Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua sự phân tích hai văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, các em sẽ có thêm kiến thức để viết một bài văn nghị luận văn học.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Vẽ sơ đồ tư duy về luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu cho mỗi luận điểm của hai văn bản: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Trả lời:

* “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

* Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra được bài học như thế nào khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?

Trả lời:

* Sự tương đồng:

- Đặt vấn đề một cách trực tiếp.

- Đi từ suy ngẫm về nhân vật, chi tiết để có thể dẫn đến kết luận cuối cùng.

- Những luận điểm được tổ chức theo một trật tự phù hợp, chặt chẽ và rő ràng.

* Sự khác nhau:

Chuyện Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

- Cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề xuất hiện trong nội dung của chính tác phẩm đang được bàn luận.

- Cách tổ chức luận điểm:

Các luận điểm trong bài có vị trí và vai trò ngang bằng nhau. Sau mỗi luận điểm thì đều có các dẫn chứng và lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm.


Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

- Cách đặt vấn đề: Từ một vấn đề xuất hiện một tác phẩm văn học, tác giả đã suy nghĩ về một vấn đề chung và khái quát thêm.

- Cách tổ chức luận điểm: Trong bài có những luận điểm lớn, trong mỗi luận điểm lớn lại có các luận điểm nhỏ hơn, giúp cho luận điểm chính thêm rő ràng.

- Khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học, chúng ta cần:

+ Có những luận điểm thật rő ràng và liên kết khăng khít với nhau. Trong bài làm có thể có nhiều luận điểm chính, sau đó tới các luận điểm phụ; hoặc những luận điểm có vai trò ngang nhau, sử dụng lí lẽ và bằng chứng xác đáng để có thể thuyết phục được người đọc.

+ Cần đặt vấn đề một cách trực tiếp, dễ hiểu, có sự liên quan mật thiết với tác phẩm đang được bàn tới.

3. Câu 3 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 8 - 10 câu) phân tích về vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hay tác dụng của yếu tố kì ảo có trong một truyện truyền kì, trong đó có dùng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Trong "Chuyện người con gái Nam Xương", bên cạnh những yếu tố tả thực, tác giả Nguyễn Dữ còn đưa vào nhiều yếu tố kì ảo đặc sắc nhằm gửi gắm những quan niệm cũng như bộc lộ tư tưởng chủ đề cho tác phẩm. Yếu tố kì ảo được xuất hiện ở trong phần cuối của tác phẩm, lúc Vũ Nương được Linh Phi cứu, nàng trở lại với dương gian để nói lời tạm biệt chồng con rồi mới trở về thủy cung. Yếu tố kì ảo còn được thể hiện thông qua chi tiết Vũ Nương khi nàng trở về sau khi được giải oan. Nàng "ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng" nước mênh mông của dòng sông Hoàng Giang mà "nói vọng vào" những lời tạ từ với Trương Sinh rồi sau đó "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần" và biến mất hoàn toàn khỏi dòng nước. Những yếu tố kì ảo ấy tuy chỉ là những chi tiết nhỏ bé nhưng đã làm nên sự hấp dẫn và sự ly kỳ, đặc sắc và cuốn hút người đọc cho những câu chuyện truyền kì. Thông qua những yếu tố kì ảo ấy, tác giả Nguyễn Dữ đã lên án xã hội phong kiến quá bất công, chiến tranh phi nghĩa đã đầy đọa con người, đặc biệt là những người phụ nữ phải đi tới đường cùng. Qua đó, ông cũng bày tỏ về sự thương cảm sâu sắc của mình trước những số phận vô cùng bi kịch của người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến đương thời. Yếu tố kì ảo cũng là một chi tiết mà người dân ta sử dụng để bày tỏ về những ước mơ và nguyện vọng của mình về một xã hội thật công bằng, đòi lại công lý cho những người dân nghèo đói và bé nhỏ trong xã hội. Qua những chi tiết kì ảo nói ở trên, tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta thấy được cuộc sống và số phận của những con người nhỏ bé, đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó ta càng thêm phần trân trọng và yêu quý những người phụ nữ truyền thống, xinh đẹp lại nết na như Vũ Nương.

Bài tham khảo 2:

Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một câu truyện cổ tích Việt Nam mang tên là “Vợ chàng Trương”. Trong đó, những chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện được nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc. Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà nó chỉ hiện lên tập trung và đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên. Những chi tiết kì ảo ở trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì và hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng hãy thả rùa xanh mà chàng đã bắt được (chính là Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang đã được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa ở dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh rồi sau đó trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi mà Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng đã nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất vào trong sương khói mịt mờ. Những yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về thời điểm lịch sử, về địa danh, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của những mỹ nhân, về tình cảnh của Vũ Nương khi không có người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới thật kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng thêm độ tin cậy, khiến cho người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Bài tham khảo 3:

Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã cho thấy được khả năng tài tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả Nguyễn Du. Bút pháp so sánh và ẩn dụ, điển tích được sử dụng vô cùng tài tình. Ví dụ như: "Làn thu thủy nét ngài xuân" giúp so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của thiên nhiên, tạo ra sự thanh tao và nhẹ nhàng. "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" là một phép ẩn dụ rất độc đáo, thể hiện vẻ đẹp của Thúy Kiều vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên. "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" sử dụng điển tích nhằm tô đậm thêm vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Kiều. Từ ngữ được lựa chọn rất kỹ lưỡng, trau chuốt, giàu sức gợi tả và gợi cảm. Ví dụ như: "khuôn trăng đầy đặn", "mặn mà", "sắc sảo", "nét ngài nở nang", "nét ngài xuân", "làn thu thủy", "hoa ghen thua thắm" và "liễu hờn kém xanh",...Nhờ có sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố ngôn từ mà vẻ đẹp của Thúy Kiều được hiện ra một cách sinh động, rő nét và đầy ấn tượng. Vẻ đẹp đó không chỉ là nhan sắc mà còn nói về tài năng, phẩm chất của những người con gái tài sắc vẹn toàn.

 

Trên đây là phần Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua những văn bản được học, chắc hẳn các em có thể hiểu rő được dụng ý của tác giả và biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-111-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4155.html

 

Tovább

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi 

Trong cuộc sống hiện đại nảy sinh rất nhiều những vấn đề đáng quan tâm, nổi bật trong số đó chính là việc học môn Ngữ Văn đang ngày càng đi sai hướng. Bởi vậy, dưới đây VUIHOC sẽ giúp các em trình bày phần Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)

1. Bài nói tham khảo 1

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Từ xưa tới nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phần phong phú hơn, giúp chúng ta ứng xử lịch sự và văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, còn gọi là thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại, do đó vị trí của môn Văn trong các trường học đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh và học sinh thích chạy theo những môn học hợp thời thượng như những môn tự nhiên là toán, Lí, Hóa và môn xã hội như Anh, Tin học mà không thích con mình theo học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ thì thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, nhiều quốc gia và dân tộc đang cố gắng phát triển để có thể hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách tới trường như em không đồng tình với suy nghĩ này của họ.

Văn chương là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để cho các sĩ tử có thể khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt với con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại cả sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua cũng thấy cảm động, ngưỡng mộ và thông cảm cho số phận của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án gay gắt bọn địa chủ độc ác.

Còn trong xã hội hiện nay, việc học Văn càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp cho con người nhận thức được những cái hay và cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hoá nhân loại, lưu truyền được những cái tốt đẹp của con người qua nhiều thời đại. Văn chương dẫn chúng ta đến một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi phải có sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều muốn đề cao tình yêu thương, lòng nhân ái và sự công bằng. Giúp em nhận thấy được thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những gì giản dị nhất, có suy nghĩ, có bản lĩnh, ứng xử, lối sống đúng đắn và lành mạnh. Chẳng hạn khi đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh về xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công và đen tối. Hay là khi đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận thật lênh đênh chìm nổi của những người phụ nữ.

Không những thế văn chương còn khiến cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phần phong phú và trong sáng hơn. Nó trau dồi cả lời ăn và tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống mỗi ngày. Mỗi môn học hay mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào trong đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn và cho trái tim của mỗi con người rung lên chính là sứ mệnh của văn chương.

Như vậy văn chương là không thể thiếu ở trong cuộc sống cả xưa và nay. Thế mà trong xã hội hiện nay, việc học Văn lại bị coi nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ vô cùng buồn tẻ, nhàm chán và trở nên khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn, một người thành đạt với bộ môn khoa học tự nhiên kiếm ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, có thể giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt Nam thì lại ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu sự chính xác. Vì sao lại như vậy? Vì bạn không có đủ vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không được phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại cho nên họ đã không còn tôn trọng nền văn học văn hóa Việt Nam. Có rất nhiều bạn đã phải tốn hàng tiếng đồng hồ chỉ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này còn xuất hiện những chiếc máy vi tính, họ làm việc, viết thư và đánh chữ thay cho việc phải viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy sẽ nhanh hơn, kiểu chữ trên máy tính thì dễ đọc, dễ nhìn hơn so với viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ ngày nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ cho nên cũng nằm vào trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh và gọn hơn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Vì vậy, Văn học đã dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình và đất nước mình vì đó chính là nguồn cội của mỗi người dân Việt Nam. Làm em nhớ đến những bài thơ về chữ cái vào ngày đầu tiên em tập viết: “o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học vô cùng quan trọng nếu không chúng ta sẽ bị rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói rằng: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa hay Anh, Tin học là vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì vậy mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động vô cùng tích cực đến những môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo ra một văn bản bạn cần phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt được phần Tiếng Việt, Tập làm văn ở trên ghế nhà trường. Do vì lối sống và suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em họ học bộ môn ấy để làm ra tiền hay do đội ngũ giáo viên dạy nghề đang ngày càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng của cuộc sống làm mất đi niềm say mê về văn học vốn có. Trường học thì chưa thực sự đầu tư và bồi dưỡng giáo viên, chưa có những hoạt động ngoại khóa văn chương nhằm thu hút học sinh. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhiều học sinh không thích học Văn.

Nếu như thế thì cần phải có sự quan tâm hợp sức của toàn thể xã hội nhất là ở trong gia đình và nhà trường hướng học sinh chú ý tới vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng nhằm tôn vinh tài năng văn học của những bạn học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi những bộ môn xã hội. Đó là một số phương pháp giúp cho việc học Văn của bạn trẻ ngày nay sẽ tốt hơn và phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu ở trong cuộc sống, giúp đỡ chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng bao giờ xem nhẹ môn Văn. Đừng nghĩ một cách nông cạn rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng được nhiều vào trong xã hội hiện nay.

Trên đây là toàn bộ phần tìm hiểu và thảo luận của em về vấn đề làm sao để có thể học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

2. Bài nói tham khảo 2

Xin chào thầy cô và toàn thể các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Môn Văn là một trong những môn học vô cùng quan trọng của học sinh cấp phổ thông. Học văn là học làm người và học cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống. Môn Văn giúp cho người học biết chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh, biết rung động trước những hành động tử tế và biết đến giá trị của chân - thiện - mỹ… Những âm thanh hay hình ảnh quen thuộc của cuộc sống được phản chiếu ở trong văn chương không chỉ giúp cho học sinh mở mang kiến thức về xã hội mà còn giúp trau dồi thêm vốn từ, cải thiện được khả năng giao tiếp.

Ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Ngữ văn có chương trình học chiếm thời lượng nhiều hơn so với vật lý, sinh học hay hoá học,… Nội dung học sẽ có môn văn, tiếng việt và tập làm văn. Ở nước ta, bắt đầu học lớp 6 là học sinh đã được học môn Ngữ văn rồi. Môn học này có lượng kiến thức rất rộng và nhiều. Học sinh muốn học tốt môn ngữ văn thì cần phải dành nhiều thời gian và tìm kiếm ra phương pháp học văn hiệu quả.

Học ngữ văn còn giúp cho học sinh phát triển được năng lực về ngôn ngữ và văn học. Khi hiểu được sự giàu đẹp của tiếng việt, các em sẽ có thêm được nhiều kỹ năng để phát triển hơn trong con đường học tập cũng như làm việc ở trong tương lai.

Vì vậy, có những phương pháp mà em đã tìm hiểu để có thể học tốt môn học này:

a) Sơ đồ hóa những kiến thức trên lớp

Với phần đọc hiểu, bạn có thể lên những ý tưởng cho sơ đồ với các phần: Nội dung chính bao gồm những ý nào, nghệ thuật triển khai chia thành mấy ý, tác giả tác phẩm gói gọn như thế nào cho dễ nhớ… Mỗi trang vở không nhất thiết phải ghi hết những gì giáo viên giảng, không nên chú tâm vào việc ghi mà nên sơ đồ hóa theo cách hiểu của bản thân, còn việc mở rộng và khắc sâu những kiến thức đó bạn sẽ dành vào việc ôn tập ở nhà. Hay với phần Tiếng việt, bạn chỉ cần tự tạo cho mình một công thức riêng biệt.

b) Chuẩn bị tốt bài vở trước khi lên lớp

Bạn chỉ cần đọc qua những nội dung chính, đặt vấn đề cần thắc mắc ra giấy hay ghi nhớ bằng cách nào đó và tới lớp lắng nghe rồi trình bày ý kiến của mình thôi. Chỉ cần chúng ta đọc qua được nội dung, lúc đến lớp giáo viên giảng tới đâu bạn có thể nắm được ý cơ bản, nếu không hiểu thì bạn nên ý kiến. Không chỉ hiểu bài mà bạn dễ dàng bị lôi cuốn vào bài học thật say mê, cảm thấy thích thú vì mình đã chiếm lĩnh được một lượng kiến thức đơn giản như vậy.

Chẳng hạn với phần đọc hiểu văn bản, bạn có thể chuẩn bị bằng việc đọc trước văn bản cần học, nắm nội dung chính của tác phẩm (kể về điều gì, giới thiệu hay viết về cái gì, nhân vật nào…) và bản thân mình cảm nhận được văn bản đang muốn thể hiện ý nghĩa gì.

c) Tham gia vào các hoạt động thảo luận và trải nghiệm

Trong các giờ học, thầy cô thường sẽ tổ chức những hoạt động thảo luận nhóm, đây chính là cơ hội để bạn thể hiện được sự hợp tác và những gì bạn đã biết về bài học ngày hôm đó. Nhờ góp ý kiến và trao đổi với bạn mà chỉ cần 5 phút thôi cũng đủ để bạn có thể hiểu được vấn đề và khai thác nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Hoặc bạn có thể trải nghiệm môn học bằng tiết mục đóng vai, kể chuyện… Nhà trường luôn khuyến khích các em học sinh phát huy được năng lực sáng tạo của mình bằng những vai diễn, bạn có thể gợi ý cùng với bạn bè tham gia tiết mục tự mình sáng tác dựa trên những tác phẩm văn học. Ví dụ như: Chí Phèo, Lão Hạc, Chị Dậu, Thầy bói xem voi… Vừa có tiếng cười, lại có những kỉ niệm đẹp mà nhờ đó bài học được khắc sâu hơn. Đây cũng là phương pháp để học giỏi văn, bởi nếu hiểu được bản chất của tác phẩm thì việc nói cảm nhận, lời bình hoàn toàn dễ dàng đối với bạn.

d) Tham gia vào câu lạc bộ văn học

Câu lạc bộ văn học sẽ giúp ta có cơ hội được thử thách bản thân với những vai diễn, niềm yêu thích với bộ môn Văn học, tham gia vào các cuộc thi Văn học đầy hứng thú… Nhờ vậy môn Văn cũng trở nên đơn giản hơn với bạn, cũng như tạo hứng thú cho bạn khi khám phá nó.

Câu lạc bộ Văn học còn là nơi để hội tụ những người yêu môn Văn, muốn thử sức với môn học này. Đừng nghĩ rằng nơi này chỉ dành cho những bạn giỏi Văn mà ai cũng có thể tham gia với mục đích học hỏi, chia sẻ.

e) Ghé thăm thư viện lúc rảnh rỗi

Trên đây là phần tìm hiểu và thảo luận của em về việc làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

3. Bài nói tham khảo 3 

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn.

“Văn học là nhân học” – ý kiến của Macxim Gorki đã khái quát về bản chất của văn học. Thực vậy, văn học đã giúp cho con người nhận thức được cái hay, cái đẹp và những chuẩn mực trong cuộc sống. Bởi văn học là kết tinh của những tinh hoa văn hóa của nhân loại, văn học lưu truyền được những giá trị tốt đẹp của con người thông qua các thời đại. Giúp con người có được bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử và lối sống đúng đắn , lành mạnh.

Học văn học, con người sẽ không bị rơi vào bi kịch thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn, vì thế học văn là cần thiết. Hơn nữa, môn Ngữ văn là môn học được xếp vào nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động vô cùng tích cực đến những môn học khác. Học văn tốt chính là chìa khóa vàng để có thể đạt được thành công. Nó sẽ giúp chúng ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc. Năng lực viết văn và đọc hiểu văn bản đang ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Bởi trên thực tế, ngành nào hay lĩnh vực nào cũng đòi hỏi mỗi người phải biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ và xây dựng văn bản, lĩnh hội văn bản …Đó chính là điều kiện giúp rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, đồng thời giúp bồi đắp lí tưởng thẩm mĩ, nhân cách…Có thể khẳng định văn học vừa là môn học cơ sở giúp chúng ta học tốt các môn khác, vừa là môn học giúp giáo dục cả tư tưởng, tình cảm con người, là môn học làm đẹp cho tâm hồn.

Trong tình hình thi cử ngày nay thì vai trò của môn ngữ văn càng được khẳng định là vô cùng quan trọng vì môn ngữ văn là 1 trong 3 môn thi bắt buộc của kì thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo. Hơn nữa môn văn cũng là môn xuất hiện ở trong nhiều khối thi và những tổ hợp môn thi xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Theo quy định trong những tổ hợp xét tuyển vào cao đẳng phải có môn toán hoặc môn văn. Vì vậy học văn là vô cùng cần thiết, nhưng học thế nào cho hiệu quả thì là vấn đề không có câu trả lời chính xác, và không phải ai cũng có hứng thú để học văn. Thực tế cho thấy là nhiều bạn ngại học học văn, và thường cho rằng vì mình không có năng khiếu cho nên học chưa tốt môn văn. Đối với học văn năng khiếu không phải là yếu tố tiên quyết mà là thái độ học và phương pháp học mới là yếu tố tiên quyết.

Trước tiên, muốn học tốt môn văn hãy tạo ra cho mình niềm hứng thú học văn. Bởi trong lĩnh vực nào, để có thể gắn bó lâu dài với niềm yêu thích cũng là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng, nó góp phần giúp làm nên hiệu quả công việc. Việc học văn cũng không phải ngoại lệ. Vậy trước hết các bạn hãy tự tạo cho mình một tâm thế thật thoải mái, tích cực. Không nên mặc định rằng đây là một môn cần “phải” học mà hãy nghĩ rằng chúng ta đang chuẩn bị một hoạt động giải trí. Hãy tập trung nhập tâm vào tác phẩm, hóa thân thành nhân vật để có thể cảm nhận và thấu hiểu…

Thứ hai, cố gắng rèn luyện thói quen đọc sách. Bởi sách vừa là thầy lại vừa là bạn, “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”, sách đem đến cho chúng ta những kiến thức và sự trải nghiệm về thực tế cuộc sống, để chúng ta hiểu sâu thêm về cuộc đời về con người, từ đó lại giúp cho chúng ta dễ dàng thấu hiểu về những vấn đề xã hội, nhân sinh…trong tác phẩm. Ngoài ra đọc sách chúng ta có thể học được cách hành văn cũng như cách lập luận..và làm giàu thêm vốn từ vựng của mình.

Thứ ba: Hãy học cách ghi nhớ lượng kiến thức hiệu quả. Một trong những cách giúp cho chúng ta nhanh chóng ghi nhớ được những kiến thức cơ bản chính là sử dụng sơ đồ tư duy. Đây cũng là cách mà giáo viên hay dùng để hướng dẫn học sinh học bài. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: không có ý thức ghi nhớ các phương pháp hoặc chưa thường xuyên sử dụng…nên các bạn chưa có kỹ năng để sử dụng hiệu quả phương pháp này.

Thứ tư: Ghi nhớ phương pháp học cho từng phân môn, kiểu bài và kiểu văn bản. Đó là yêu cầu không được xem nhẹ vì nó giúp cho các bạn làm tốt tất cả các dạng bài: Đọc hiểu, nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Với mỗi dạng bài giáo viên đều sẽ hướng dẫn cụ thể như: cách nhận diện những kiến thức tiếng Việt, cách lập luận, diễn đạt, cấu trúc những kiểu bài văn nghị luận…Vấn đề quan trọng là các bạn phải ghi nhớ được những phương pháp nhận biết, diễn đạt và triển khai ý, tạo lập văn bản giống như lúc học toán các bạn phải ghi nhớ công thức vậy.

Và điều quan trọng nhất chính là phải chăm chỉ và nghiêm túc trong việc học văn. Bất kì môn học nào cũng yêu cầu có sự chăm chỉ và nghiêm túc. Với mỗi tác phẩm, các bạn nên vận dụng tất cả những kỹ năng học văn để việc học của chúng ta đạt được hiệu quả cao. Hãy vận dụng kĩ năng đọc hiểu để soạn bài từ nhà, hãy sử dụng sơ đồ tư duy để có thể ghi nhớ kiến thức trên lớp. Hãy nghiêm túc, tập trung trong  giờ học văn và hành văn. Dần dần, sự cố gắng sẽ giúp cho các bạn hiểu và yêu Văn hơn.

Trên đây là phần tìm hiểu và thảo luận của em về việc làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

 

4. Bài tham khảo 4:

Xin chào thầy cô và toàn thể các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng vô cùng phổ biến trong nhiều trường phổ thông: một thành phần học sinh không thực sự yêu thích môn Văn và thậm chí cảm thấy vô cùng ngán ngẩm khi học nó.

Nguyên nhân chính là do môn Văn thường chỉ được xem là môn thi cử để đỗ vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia. Vì điều đó, học sinh thường không có cơ hội thực sự được hiểu và đánh giá những tác phẩm văn học một cách tự nhiên. Một số tiết học Văn thậm chí còn trở nên tẻ nhạt và hời hợt, khiến cho học sinh cảm thấy buộc phải học, không có sự thú vị.

Tại sao lại diễn ra tình trạng này?

Môn Văn là một môn học đa dạng, bao gồm Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Thời lượng dành cho môn học này khá lớn, với 4-5 tiết học một tuần. Điều này đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải có kiến thức thật rộng và khả năng khái quát cao. Ngoài ra, sách giáo khoa cũng thường dài và phức tạp, đặc biệt đối với phần Tập làm văn, gây khó khăn cho nhiều học sinh.

Nội dung của môn Văn bao gồm nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như Văn học trong nước và nước ngoài, và không sắp xếp theo trình tự thời gian. Điều này làm cho việc theo dői cũng như hiểu rő các tác phẩm văn học trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những học sinh không có sự tập trung. Sách giáo khoa cũng chứa quá nhiều những văn bản nhật dụng, giảm bớt đi sự đặc trưng của văn học. Một số giáo viên cũng không chịu thay đổi phương pháp dạy học, dẫn đến bài giảng trở nên cứng nhắc và thiếu đi sự sáng tạo.

Ngoài ra, những ngành nghề mới mở ra sau khi ra trường thường có thu nhập cao hơn và cơ hội việc làm cũng dễ dàng hơn so với môn Văn. Vì vậy, nhiều học sinh và phụ huynh có xu hướng học thiên về các môn học tự nhiên. Môn Văn thường bị xem là quá lãng mạn và không có vai trò thực tế trong thế giới công việc hiện đại.

Để cải thiện tình hình này, cần có sự đổi mới trong quá trình dạy và học môn Văn. Giáo viên có thể thay đổi phương pháp dạy học của mình, tận dụng công nghệ thông tin để làm cho bài giảng trở nên thú vị hơn. Họ cũng có thể kể những câu chuyện liên quan đến bài học để tạo được thư giãn và giữ sự tập trung của học sinh.

Ngoài ra, việc sắp xếp nội dung và giảng dạy môn Văn cũng cần phải xem xét lại. Cần phải tạo ra một sự cân bằng giữa những khía cạnh của môn học và tập trung vào việc hiểu và đánh giá những tác phẩm văn học. Không nên bó buộc người dạy và người học cần phải tuân theo một "chuẩn kiến thức" cụ thể nào đó, mà cần tạo điều kiện cho sự sáng tạo và tự do trong quá trình thực hiện bài học.

Cuối cùng, môn Văn cần được đánh giá và cải thiện liên tục nhằm đảm bảo rằng nó vẫn giữ được những giá trị và ý nghĩa trong giáo dục. Môn Văn không chỉ giúp cho học sinh phát triển những kỹ năng ngôn ngữ mà còn định hướng cho họ về nhân cách lẫn đạo đức, khuyến khích sự ước mơ và hoài bão.

Trên đây là phần tìm hiểu và thảo luận của em về việc làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

5. Bài tham khảo 5:

- Người chủ trì: Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Nguyễn Hải Minh , là người chủ trì của nhóm 3. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn. Qua cuộc thảo luận, tôi mong muốn tất cả chúng ta sẽ có những phương pháp hay để học tốt môn Ngữ Văn hơn. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu dành thời gian cho việc thảo luận.

- Thành viên 1: Chào tất cả mọi người. Tôi tên là Ngô Hữu Tuấn. Trước hết, tôi thấy rằng môn Ngữ văn là bộ môn giúp cho chúng ta phát triển về cả mặt tư duy lẫn phẩm chất con người. Tuy nhiên, đây là bộ môn khó, vì thế nhiều bạn đã chểnh mảng và chán ghét học môn học này, không tìm ra cách học đúng đắn. Theo tôi, để học tốt môn Ngữ văn, chúng ta cần phải xây dựng niềm đam mê với nó. Khi bạn thấy yêu thích điều gì, tôi tin rằng bạn sẽ cố gắng nỗ lực để làm công việc ấy thật tốt. Bạn đừng nên nghĩ môn Ngữ văn chỉ là những câu văn hay câu thơ thông thường, mà hãy coi đó là những niềm cảm xúc hay tâm tư của người tạo ra câu văn, câu thơ đó. Đồng thời, bạn hãy chọn những thông điệp xuất hiện trong mỗi tác phẩm mà bạn cảm thấy tâm đắc làm kinh nghiệm sống, cách suy nghĩ của bản thân. Có như thế, bạn mới có thể tiến bộ hơn khi học Văn.

- Thành viên 2: Chào mọi người, tôi là Trần Phương Thảo. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Ngô Hữu Tuấn. Ngoài ra, tôi sẽ bổ sung thêm những phương pháp mà với tôi, nó rất hiệu quả trong quá trình học môn Ngữ văn như sau. Đầu tiên, bạn cần phải đọc nhiều sách hay. Mỗi chúng ta cần đọc ít nhất 1 cuốn sách văn, thơ của những nhà văn kiệt xuất như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Ngọc Tư,… trong vòng 1 tuần. Khi bạn đọc nhiều thì trí óc của bạn sẽ tự động lưu trữ những ý thơ và ý văn hay, từ đó bạn có thể vận dụng được những câu, từ hay cách suy nghĩ của những nhà văn ấy vào bài làm của mình. Ví dụ như tôi, tôi rất thích cuốn Hạt giống tâm hồn, vì vậy tôi đọc hết các tập của cuốn sách ấy và tham khảo cách triển khai những luận điểm, luận cứ, bằng chứng mà tác giả đã đưa ra để làm bài văn nghị luận xã hội. Bên cạnh đó, để học tốt được môn Ngữ văn, bạn cần có thái độ nghiêm túc và tập trung khi học. Rất nhiều học sinh đã chép các bài văn mẫu ở trên mạng nhằm chống đối với những bài kiểm tra của giáo viên. Hành động đó sẽ khiến cho bạn ngày càng học kém môn Văn. Hãy tìm ra phong cách văn cho mình, tự suy nghĩ khi làm văn thì chắc chắn bạn sẽ ngày càng tiến bộ thêm.

- Thành viên 3:….

- Người chủ trì: Sau khi các thành viên đã thảo luận, tôi xin được tóm gọn những phương pháp giúp chúng ta học tốt môn Ngữ văn như sau:

a)Bạn phải thật sự yêu thích và đam mê môn Ngữ văn.

b) Bạn cần phải có thái độ nghiêm túc, tự suy nghĩ và tự tìm ra phong cách viết văn cho bản thân.

c) Bạn nên đọc sách nhiều hơn và tối thiểu một tuần đọc được 1 cuốn sách.

d)…

Cuộc thảo luận ngày hôm nay rất hữu ích, giúp cho chúng ta có cách suy nghĩ mới hơn về những phương pháp học môn Ngữ văn. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã thảo luận và lắng nghe buổi thảo luận.

 

Trên đây là những mẫu Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn) mà VUIHOC đã soạn giúp các em. Thông qua bài viết này, các em cần phải nắm được các ý chính khi gặp đề bài thảo luận như trên.

Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thao-luan-ve-mot-van-de-dang-quan-tam-trong-doi-song-phu-hop-voi-lua-tuoi-lam-the-nao-de-hoc-tot-mon-ngu-van-4154.html

 

 

Tovább

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Không chỉ là một bậc thầy trong việc tả người, Nguyễn Du còn có biệt tài trong việc tả cảnh. Khung cảnh ông miêu tả đã đạt tới sự mẫu mực, cổ điển, nói lên được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Tình và cảnh trở thành hai yếu tố bổ sung làm ra chất riêng cho sáng tác của Nguyễn Du. Và tình cảnh đó đã được ông kết hợp vô cùng hài hòa nhằm phản ánh lên tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Mỗi một bức tranh của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích gắn liền với một tâm trạng của Thúy Kiều. Bức tranh đầu tiên là khung cảnh thiên nhiên hoang vắng và mênh mông, rợn ngợp:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

    …

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Sau khi bị lừa và giam nhốt vào lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều tự hiểu được hoàn cảnh của bản thân. Là một cô gái trẻ, ấy thế mà nàng lại bị “khóa xuân” ở trong cung cấm, không được giao tiếp với bên ngoài, nàng như bị giam lỏng. Khung cảnh thiên nhiên bao la và hoang vắng: trăng sáng, núi xa, cồn vàng, những bụi cỏ trải dài hết cả tầm mắt. Kiều vừa bị lừa, vừa bị đánh đập và la mắng, định tự tử nhưng không thành, nay lại bị giam ở lầu Ngưng Bích.

Trong khung cảnh đó, tâm trạng của con người làm sao cho hết buồn, hết cô đơn và tủi cực, lòng nàng ngổn ngang trăm bộn bề, tìm ra xa, rồi đi lại gần để mong có được hơi ấm trong cuộc sống, nhưng cuối cùng lại chỉ có thể làm bạn với canh khuya. Nàng đau đớn thắt lòng, chẳng thể nào làm tìm được nguồn vui ở hiện tại nên nàng đành lòng nhớ về quá khứ và nhớ về người thân. Nàng nhớ đến Kim Trọng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    …

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Nhưng nhớ về Kim Trọng càng khiến nàng đau đớn hơn. Những kỉ niệm trong sáng và đẹp đẽ của mối tình đầu bỗng ùa về, làm thắt lại trái tim vốn nhỏ bé của nàng. Nàng tự trách mình đi không có một lời báo trước để chàng Kim vẫn ngày đêm ngóng trông. Bao giờ nàng mới có thể quên đi được mối tình trong sáng và đẹp đẽ đó. Sau khi nhớ đến Kim Trọng, Thúy Kiều nhớ đến cha mẹ già, tuổi cao sức yếu mà không có người chăm lo: “Xót người tựa cửa hôm mai/ Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ/ Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” kết hợp với điển cố “sân Lai”, “gốc tử” đã cực tả về nỗi nhớ thương cũng như lòng hiếu thảo của Kiều. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói về sức mạnh của bao mùa mưa nắng, vừa nói về sự tàn phá của thiên nhiên đối với cảnh vật và con người. Nguyễn Du đã thành công khi sử dụng được ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm thía vào cảnh vật, thời gian lẫn lòng người. Nàng dường như quên đi cảnh ngộ của chính mình để lo nghĩ cho những người thân yêu.

Bức tranh thiên nhiên thứ hai cũng là tám câu thơ cuối, khi nàng trở về với hiện thực phũ phàng trước mắt mình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

    …

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Khung cảnh về chiều, với cánh buồm bé nhỏ ẩn hiện ở giữa khung cảnh mênh mông sóng nước. Con thuyền càng trở nên lẻ loi và đơn độc hơn. Nó cũng giống như cuộc đời của Kiều, đơn độc ở trên bước đường đời đầy truân chuyên, chẳng biết khi nào mới được đoàn tụ với gia đình.

Rồi đôi mắt nàng hướng đến những ngọn nước mới sa, những nhành hoa mỏng manh bị trôi dạt, rồi tự hỏi không biết chúng sẽ trôi đến đâu. Nhìn những cánh hoa tàn lụi, nàng lại càng thấy buồn hơn vì thấy hình ảnh của chúng mình ở trong đó, lênh đênh và vô định giữa sóng gió cuộc đời. Đây cũng chính là hoàn cảnh rất tội nghiệp, đáng thương của nàng. Số phận của mình cũng không được làm chủ, bị đưa đẩy và vùi dập. Tâm trạng cô đơn và bơ vơ càng được tô đậm hơn nữa.

Nhìn ra một hướng khác cũng chỉ có nội cỏ bủa vây ở bốn phía. Màu xanh tàn tạ và héo úa, nhạt nhòa, đâu còn là màu xanh non tươi tốt, mỡ màng đến tới chân trời của cảnh ngày xuân nữa. Màu xanh ấy gợi lên trong Kiều nỗi buồn vô vọng vì cuộc sống quẩn quanh và bế tắc. Hai câu thơ cuối cùng cả tình và cảnh đã đạt tới độ điêu luyện. Nỗi buồn mỗi lúc một tăng và dồn dập xô tới. Tiếng sóng ầm ầm ấy cũng chính là biết bao nhiêu phong ba bão táp đổ ập xuống cuộc đời của Kiều. Lúc này không còn là lo âu mà đó là sự kinh sợ, dần rơi vào vực thẳm của sự bất lực.

Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc, kết hợp với vốn ngôn từ phong phú, Nguyễn Du đã xây dựng rất thành công bức tranh chân dung về tâm trạng Thúy Kiều. Tấm lòng nàng ngổn ngang và đầy giông bão, nàng bất lực phải chờ đợi những khó khăn ở phía trước. Những vần thơ cũng cho thấy được tấm lòng cảm thông mà Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ với số phận bất hạnh.

Bài tham khảo 3:

Đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" có 22 câu, trích trong "Truyện Kiều" được xem là những "Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình" (Tố Hữu) . Bao biến cố khủng khiếp đã xảy ra: tai bay vạ gió, cha và em đều bị tù tội, gia sản bị bọn sai "đầu trâu mặt ngựa" cướp "sạch sành sanh" ... , phải bán mình đi để chuộc cha, trao duyên cho em, Kiều rơi vào tay của Mã Giám Sinh – Tú Bà. Sau khi "thất thân" bởi Mã Giám Sinh, bị mụ Tú Bà làm nhục thì Kiều tự vẫn nhưng rồi được cứu sống. Tú Bà đã dỗ dành Kiều:

" Người còn thì của hãy còn,

Tìm nơi xứng đáng là con cái nhà ..."

Kiều được Tú Bà đưa đến lầu Ngưng Bích với lời hứa "con hãy thong dong" , nhưng sự thật là nàng bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là một điểm dừng chân của Thúy Kiều ở trên con đường lưu lạc đầy máu cùng với nước mắt, cay đắng và tủi nhục trong suốt 15 năm trời.

Đoạn thơ không chỉ biểu lộ được tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh mà còn thể hiện được một bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự và về tả cảnh ngụ tình, về ngôn ngữ độc thoại để có thể biểu đạt nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

Sáu câu đầu là một không gian nghệ thuật và cũng là tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Có "non xa" và "tấm trăng gần"; có cả "cát vàng cồn cọ" và " bụi hồng dặm kia". Giữa một thiên nhiên vắng lặng và mênh mông, không có lấy một bóng người, Kiều chỉ còn biết " Bốn bề bát ngát xa trông". Một cảm giác rất cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng cho chính thân phận của mình, duyên số của mình. Chỉ có một mình một bóng đối diện với " mây sớm đèn khuya", nỗi lòng người con gái bị lưu lạc đau khổ, tủi nhục và ngao ngán biết bao:

" Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

Bốn chữ "như chia tấm lòng" diễn tả về một nỗi niềm, một nỗi lòng tan nát và đau thương. Vì thế, tuy sống giữa một khung cảnh đẹp êm đềm, có non xa và có trăng gần- nhưng nàng vẫn luôn cảm thấy cô đơn, bẽ bàng, bởi vì "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Kiều sao không khỏi sự cô đơn và bẽ bàng trong một cảnh ngộ đầy sự bi kịch:

" Chung quanh những nước non người,

Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu"

Tám câu thơ tiếp theo nói về niềm tưởng nhớ người yêu và nỗi xót thương cha mẹ của Thúy Kiều khi phải sống một mình ở trong lầu Ngưng Bích. Với Kim Trọng thì Kiều " tưởng người ... ". Còn với cha mẹ thì nàng đã "xót người ... ", mỗi đối tượng Kiều lại có một nỗi thương nhớ khác.

Trên đường theo Mã Giám Sinh về Lâm Trì, Kiều thương Kim Trọng phải chịu cô đơn và đau khổ "Một trời thu để riêng ai một người". Đối với cha mẹ Kiều khắc khoải "Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn." Lần này, Kiều tưởng nhớ đến chàng Kim, nhớ về lời thề dưới trăng đêm tình tự "dưới nguyệt chén đồng", thương người yêu phải đau khổ "rày trông mai chờ" và "bơ vơ" cô đơn, sầu tủi. Đến bao giờ mới nguôi ngoai, mới "phai" được nỗi thương nhớ đó? Những từ ngữ, hình ảnh chỉ không gian và thời gian cách biệt như là: "dưới nguyệt chén đồng", "rày trông mai chờ", "tin sương", "bên trời góc bể", "tấm son gột rửa" ... đã diễn tả và bộc lộ một cách vô cùng sâu sắc, cảm động tình cảm thương nhớ mối tình đầu, nay vì cảnh ngộ mà phải chia lìa đau đớn:

" Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai..."

Các động từ - vị ngữ: "tướng", "chờ", "trông", "bơ vơ", "gột rửa", "phai" ... đã liên kết với nhau thành một hệ thống ngôn ngữ độc thoại biểu đạt được nội tâm nhân vật trữ tình. Kiều nhớ thương người yêu khôn nguôi, xót xa cho chính mối tình đã nặng lời thề son sắt nhưng bị tan vỡ!

Nhớ chàng Kim rồi Kiều lại xót thương cha mẹ. Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách: "hôm mai", "cách mấy nắng mưa", những thi liệu, điển cố văn học Trung Hoa như: "sân Lai", "gốc tử" và thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", đặc biệt là hình ảnh mẹ già "tựa cửa hôm mai" đợi chờ, trông ngóng đứa con lưu lạc ở quê người đã cực tả nỗi nhớ thương của cha mẹ, nỗi đau buồn của người con gái đầu lòng không thể hay thực tế là không được chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, khi song thân đã già yếu và khi "gốc tử đã vừa người ôm".

Nguyễn Du đã sử dụng đến ngôn ngữ độc thoại kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển với phong cách dân tộc, tạo ra những vần thơ biểu cảm thể hiện được một tâm trạng bi kịch và một cảnh ngộ đầy bi kịch của Thúy Kiều. Trong chia lìa "trâm gãy gương tan" nàng vẫn muốn dành cho "người tình chung" bao tình thương nhớ "muôn vàn ái ân". Là một đứa con có hiếu, giàu đức hi sinh, khi cha mẹ già yếu không còn được sớm hôm phụng dưỡng, Kiều càng nhớ thương lại càng xót xa. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm thía vào cảnh vật, thời gian và lòng người bấy lâu nay:

" Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Tám câu cuối, đoạn điệp ngữ "buồn trông" được xuất hiện bốn lần, đứng ở vị trí đầu câu sáu của mỗi cặp lục bát. Hai chữ "buồn trông" chính là cảm xúc chủ đạo của tâm trạng "tê tái" đau thương; thương mình và cũng thương người thân, thương cho thân phận và duyên số ... . "Buồn trông" vì càng buồn thì lại càng trông, càng trông rồi lại càng buồn. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất ở trong " Truyện Kiều". Cứ mỗi cặp lục bát là một nét tâm trạng "buồn trông". Ngoại cảnh và tâm cảnh, khung cảnh thiên nhiên lẫn diễn biến tâm trạng của nhân vật được diễn tả thông qua một hệ thống hình tượng và ngôn ngữ mang tính ước lệ, mở ra một trường liên tưởng rất bi thương:

" Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa"

Cửa bể mênh mông vào ngày tàn chiều hôm càng làm tăng thêm nỗi buồn đau cô đơn của kiếp người lưu lạc. "Thuyền ai" lúc ẩn lúc hiện "thấp thoáng cánh buồm xa xa" đầy sự ám ảnh. "Buồn trông" con thuyền ai xa lạ, cánh buồm cứ xa xa "thấp thoáng" , Kiều càng nghĩ tới thân phận bơ vơ của mình ở nơi quê người đất khách.

Rồi nàng lại "buồn trông" về "ngọn nước mới sa", dői theo những cánh hoa đang trôi dạt và tự hỏi "về đâu" tới phương trời vô định nào. Cánh hoa trôi man mác đó tượng trưng cho số phận chìm nổi ở trên dòng đời không biết về đâu - Kiều nhìn hoa trôi ở trên ngọn nước mà cảm thương cho chính số phận của mình:

" Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?"

Sau hai câu hỏi tu từ về "thuyền ai" và về hoa trôi "biết là về đâu?", Kiều "buồn trông" về bốn phía "chân mây mặt đất" về nội cỏ, nàng chỉ nhìn thấy ở trên cái nền xanh xanh mịt mờ bao la chính là màu sắc tàn úa và vàng héo "dầu dầu" của nội cỏ. Màu sắc tê tái thê lương đó đã phản chiếu nỗi đau tê tái của một người con gái bị lưu lạc:

" Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"

"Nội cỏ dầu dầu" tàn úa hiện ra giữa màu "xanh xanh" nhạt nhòa của "chân mây mặt đất" chính là tâm trạng vô cùng lo âu của Kiều khi nghĩ đến tương lai mờ mịt. Sắc cỏ "dầu dầu" ấy, nàng đã một lần nhìn thấy mới ngày nào ở trên mộ Đạm Tiên.

" Sè sè nấm đất bên đường,

Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"

Nhìn xa rồi lại nhìn gần, vừa "buồn trông" lại vừa lắng tai nghe. Nghe tiếng gió, gió gào và "gió cuốn" trên mặt duềnh. Nghe tiếng "ầm ầm" của sóng, không phải là sóng reo mà là "sóng kêu". Gió và sóng đang bủa vây "xung quanh ghế ngồi". Một tâm trạng cô đơn lẻ loi đang trải qua những giờ phút vô cùng hãi hùng, ghê sợ, lo âu. Phải chăng âm thanh dữ dội ấy của gió và sóng là biểu tượng cho những tai họa vô cùng khủng khiếp đang bủa vây, sắp giáng xuống số phận của người con gái nhỏ bé đáng thương? Kiều buồn trông mà thật lo âu sợ hãi:

" Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Bức tranh "nước non người", cận cảnh là lầu Ngưng Bích, viễn cảnh là con thuyền và cánh buồm xa xa ở trên cửa bể chiều hôm, là ngọn nước và hoa trôi, là nội cỏ dầu dầu giữa một màu xanh xanh của chân mây mặt đất, là gió cuốn và tiếng sóng ầm ầm kêu ở nơi mặt duềnh ... mang ý nghĩa tượng trưng và rất giàu giá trị thẩm mĩ. Màu sắc đó, âm thanh đó của thiên nhiên vừa bao la lại vừa mờ mịt, vừa dữ dội, tất cả như đang bủa vây lấy người con gái lưu lạc đau thương trong nỗi buồn đau hãi hùng và lẻ loi.

Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu lẫn nước mắt có "ma đưa lối, quỷ đem đường" ... đối với Kiều vẫn đang ở phía trước. Đoạn thơ: "Kiều ở lầu Ngưng Bích " như chất chứa đầy lệ. Lệ của người con gái bị lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương và chua xót vì mối tình đầu đã tan vỡ, xót xa vì thương nhớ đến mẹ cha, lo sợ cho thân phận và số phận mình. Lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm và xót thương cho người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo nhưng bạc mệnh.

Các từ láy: bát ngát, bơ vơ, bẽ bàng, thấp thoáng, man mác, xa xa, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm ... kết hợp với điệp ngữ "buồn trông" đã tạo ra sắc điệu trữ tình thẩm mĩ và tô đậm thêm cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Đó chính là giá trị văn chương đích thực của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

 

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) trên đây VUIHOC đã hướng dẫn cho các em vô cùng chi tiết. Những bài viết tham khảo này sẽ giúp các em biết được cách phân tích các tác phẩm truyện văn học hay và đặc biệt nhất.

Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-viet-bai-van-nghi-luan-phan-tich-mot-tac-pham-van-hoc-truyen-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4153.html

 

 

Tovább

Soạn bài Ngày xưa| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Dưới đây là phần soạn bài Ngày xưa| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Bài thơ chính là lời khẳng định về sức sống mãnh liệt của tác phẩm Truyện Kiều, được thể hiện thông qua lời hát ru của bà. Qua đó, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về việc bảo tồn và lưu truyền những tác phẩm văn chương đặc biệt cho đời đời sau.

 

Soạn bài Ngày xưa Văn 9 tập 1 kết nối tri thức: Sau khi đọc

1 Câu 1 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cho cháu còn nhỏ, chưa thể hiểu hết được, điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Điều đó đã gợi cho em suy nghĩ về sự xuất hiện của Truyện Kiều ở trong đời sống. Dù người cháu không thể hiểu ý nghĩa trong đó nhưng đó vẫn là những lời ru quen thuộc không thể nào thay thế.

2 Câu 2 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Bài thơ cho thấy rằng “Truyện Kiều” đã được tiếp nhận theo những cách như thế nào?

Trả lời:

- Truyện Kiều đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người, được tiếp nhận thông qua những lời ru truyền từ đời này sang đời khác. Nó là một truyền thống không thể nào thay đổi.

3 Câu 3 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về sức sống của Truyện Kiều ở trong lòng người dân Việt Nam. 

Trả lời:

- Sức sống của Truyện Kiều: Tác phẩm Truyện Kiều đã có thể tồn tại cũng như phát triển bền bỉ trong văn học Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác và truyền cảm hứng cho những người yêu Truyện Kiều sáng tạo ra những hình thức sinh hoạt văn hóa như ngâm Kiều, đố Kiều, vịnh Kiều, dựa vào câu Kiều để có thể sáng tác thơ mới, tranh Kiều trên rất nhiều chất liệu khác nhau. Nhiều câu thơ ở trong tác phẩm đã được vận dụng vào nghệ thuật dân gian và trở nên vô cùng phổ biến, quen thuộc.

=> Trải qua hai thế kỷ với nhiều thăng trầm của lịch sử, Truyện Kiều vẫn có sức sống mãnh liệt ở trong đời sống của người Việt Nam, bởi nó không chỉ là câu chuyện của văn học Việt Nam mà nó còn là tâm tư và bản ngã của người Việt Nam.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

4 Câu 4 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Em có nhận xét như thế nào về hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, hình ảnh, ngôn từ, cách tổ chức và sắp xếp ý thơ…)?

Trả lời:

* Nghệ thuật:

- Thể thơ: Lục bát.

- Ngôn từ và hình ảnh giản dị, gần gũi.

- Cách tổ chức và sắp xếp giống như một câu chuyện.

 

 

Trên đây là phần Soạn bài Ngày xưa Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Bài soạn đã muốn gửi gắm thông điệp về việc bảo tồn và lưu truyền những kiệt tác cho đời sau. Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-ngay-xua-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4152.html

 

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek