Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Qua Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức dưới đây, Vuihoc sẽ giúp các em hiểu thêm ý nghĩa của chữ quốc ngữ đến sự gìn giữ và phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam ta.

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?

Việc sáng tạo ra chữ Nôm đã thể hiện được những tư tưởng cũng như khát vọng của ông cha ta:

  • Mong muốn đất nước ta có ngôn ngữ riêng, người Việt có thể dễ dàng trao đổi giao tiếp với nhau bằng cả chữ viết và giọng nói.

  • Bảo vệ được nét văn hóa của người dân Việt Nam, dần dần làm giàu thêm kho tàng tiếng Việt.

  • Làm tiền đề để sáng tạo ra những tác phẩm văn học đậm bản sắc của dân tộc, có thể dễ dàng lưu truyền từ đời này sang đời khác và đảm bảo con cháu sau này vẫn có thể hiểu được những điều mà ông cha ta muốn truyền tải.

  • Góp phần mang nền văn học Việt Nam vươn tầm quốc tế, sánh vai với các nền văn học lớn trên thế giới.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.

Một số tác phẩm được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm nổi tiếng:

  • Truyện Kiều hay được biết với tên Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du

  • Quốc âm thi tập của tác giả Nguyễn Trãi

  • Hồng Đức quốc âm thi tập của tác giả Lê Thánh Tông

  • Bạch Vân quốc ngữ thi tập của tác giản Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Mời trầu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. 

3. Câu 3 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự nào? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du dùng để sáng tác không? Vì sao?

Em đọc Truyện Kiều thông qua bản dịch chữ Quốc ngữ. Theo ý kiến cá nhân của em, ngày nay Truyện Kiều vẫn cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự chữ Nôm mà tác giả Nguyễn Du dùng để sáng tác bởi vì: 

  • Đây là cách tốt nhất để có thể đảm bảo giữ được nguyên vẹn giá trị văn hóa của tác phẩm Truyện Kiều cũng như một trong những nét đẹp trong văn hóa dân tộc chính là chữ Nôm.

  • Khi bạn bè quốc tế đọc được bản gốc của tác phẩm bằng chữ Nôm thì cũng là cách quảng bá văn hóa tốt nhất. Qua đó họ có thể phần nào hiểu được văn hóa cũng như tính cách của con người Việt Nam ta.

  • Lưu truyền bản gốc viết bằng chữ Nôm sẽ giúp cho các bạn trẻ sau này hiểu sâu hơn về tác phẩm bởi có những chữ, những đoạn chỉ có chữ Nôm mới có thể lột tả hết được. 

  • Giáo dục cho các thể hệ sau truyền thống văn hóa dân tộc để họ yêu hơn, quý hơn, trân trọng hơn và có ý thức bảo tồn và phát triển nét đẹp này.

 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ hiểu thêm về chữ Quốc ngữ cũng như tự hào và bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-70-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4142.html

 

Tovább

Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức . Không chỉ là những nội dung mà tác phẩm mang đến cũng như đáp án của những câu hỏi trong sách giáo khoa mà bài soạn này sẽ giúp các em nhìn thấy rő hơn vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi và cả mặt xấu còn tồn đọng trong xã hội phong kiến đương thời.

 

1. Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ: Trước khi đọc

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều 

a) Tác giả Nguyễn Du

- Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 mất ngày 16 tháng 9 năm 1820. Ông có tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quý tộc tri thức lâu đời với rất nhiều người làm quan và có truyền thống về mảng văn học. 

- Cha ông là Nguyễn Nghiễm, đã đỗ tiến sĩ và từng là đến chức tể tướng.

- Cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du đã trải qua hầu hết những biến cố lịch sử đất nước trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ đất nước có nhiều biến động khi mà chế độ phong kiến có phần lung lay khi phong trào nông dân được nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi mà tiêu biểu nhất chính là phong trào của nghĩa quân Tân Sơn. Chính những yếu tố ngoại cảnh này đã tạo nên giọng văn tả thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du.

- Tác giả Nguyễn Du được đánh giá là một thiên tài văn học, là đại thi hào, là cây đại thụ trong giới văn học Việt Nam ta. Do những biến cố trong cuộc đời đã khiến ông có cơ hội phiêu bạt trải nghiệp rất nhiều cuộc sống trên đất Bắc nên ong có được vốn sống phong phú cũng như những kiến thức xã hội ít ai có được và sự cảm thông sâu sắc với người dân thấp cổ bé họng.

- Trong sự nghiệp văn học của mình, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm cả bằng tiếng Hán và tiếng Nôm:

  • Tiếng Nôm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh), Văn chiêu hồn,....

  • Chữ Hán: Tập thơ Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập.

- Các tác phẩm của ông phần lớn đều thể hiện được tư tưởng nhân đạo khi đề cao giá trị của con người dẫu là những con người nhỏ bé nhất trong xã hội. Thêm vào đó là sự lên án, tố cáo mạnh mẽ trước xã hội phong kiến, với những thế lực gian ác chà đạp con người.

b) Tác phẩm Truyện Kiều

- Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên Đoạn Trường Tân Thanh là một tác phẩm lớn, có chỗ đứng quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam.

- Tác phẩm bao gồm 3254 câu thơ Lục bát và được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm

- Tác phẩm có thể chia thành nhiều đoạn trích với các nội dung khác nhau nhưng tựu chung lại đều là về cuộc đời của nhân vật chính Thúy Kiều.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp. 

Tác phẩm văn học về tình yêu để lại ấn tượng tốt đẹp trong em chính là vở kịch Romeo và Juliet của nhà văn William Shakespeare. Vở kịch được sáng tác vào khoảng năm 1594-1595 và kể về câu chuyện tình yêu của chàng Romeo và nàng Juliet. Romeo và Juliet yêu nhau sâu đậm nhưng vì mâu thuẫn của hai gia tộc mà cặp đôi đã bị gia đình cấm đoán. Cha mẹ của Julia ép cô kết hôn với Bá tước Paris. Để tránh kết hôn với bá tước, cô đã uống thuốc ngừng nhịp tim để giả vờ chết. Romeo tưởng Juliet đã chết thật rồi, anh đau khổ và tự vẫn khi còn rất trẻ để đi theo người mình yêu nhất. Khi Julia thức dậy rồi nhìn thấy xác Romeo, cô đã rút dao định tự sát. Cái chết bi thảm của cả hai cùng với tình yêu đẹp đẽ của họ đã hóa giải được sự mối thù của hai gia tộc. Điều đặc biệt nhất của vở kịch là nó dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra ở nước Ý thời trung cổ.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ: Đọc văn bản

2.1 Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.

- Kim Trọng xuất hiện lần đầu ở mộ Đạm Tiên, có duyên gặp chị em Thúy Kiều.

- Ngay từ khi mới xuất hiện, Kim Trọng đã hiện lên là một con người thanh lịch, trang nhã phong cách của một người được ăn học giáo dục đàng hoàng. Chàng đi đến đâu cảnh vật như sáng lên đến đó, từ cỏ cây đến cả không gian đều tô điểm cho vẻ đẹp của chàng. Cảnh vật như có thêm sức sống, biến hóa một cách thần kỳ tỏa sáng về cả sắc lẫn hương.

- Chính sự xuất hiện tình cờ này đã khiến cho mối tình Kim - Kiều bắt đầu, Thúy Kiều đã đem lòng thương nhớ người thanh niên này ngay từ lần đầu tiên gặp mặt.

2.2 Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật.

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật:

- Thúy Kiều:

  • Ngổn ngang

  • E lẹ

  • Tình trong như đã mặt ngoài còn e

- Kim Trọng:

  • Cơn buồn

  • Chập chờn cơn tỉnh cơn mê 

  • Khách đà lên ngựa người còn nghé theo

=> Cả hai nhân vật đã có cảm tình với nhau ngay từ lần đầu gặp mặt. Hai con tim dường như cùng chung nhịp đập nhưng do còn e ngại, do lễ giáo phong kiến mà họ chưa dám thể hiện tình cảm của mình ra bên ngoài 

2.3 Bức tranh thiên nhiên.

- Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dễ dàng để lại được dấu ấn khó phai trong lòng độc giả. Bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những câu thơ "Dưới cầu nước chảy trong veo/Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha".

- Chiếc cầu lơ lửng trên dòng nước trong veo xanh ngắt cùng với bóng chiều xen chút dáng liễu đã làm chứng cho mối tình đậm sâu của Kim - Kiều.

2.4 Lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Người kể chuyện như hóa thân vào chính nhân vật để có thể trực tiếp bày tỏ tình cảm của họ. Từ những lo lắng ưu phiền vì không thể biết trước được tương lai khó lường sẽ xảy ra chuyện gì. Tìm được người thương nhưng lại không chắc có thể ở bên người đó đến cuối cuộc đời, đủ duyên chưa chắc đã đủ nợ.

3. Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?

- Đoạn trích có hai nhân vật chính là Kim Trọng và Thúy Kiều.

- Sự việc quan trọng trong đoạn trích chính là cuộc gặp gỡ vô tình của Kim Trọng và Thúy Kiều, đây là bước đầu cho cuộc tình Kim - Kiều tuyệt đẹp.

3.2 Câu 2 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật?

- Trong mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng đã được giới thiệu và miêu tả bằng lời của người kể chuyện.

- Qua những lời giới thiệu đó, người đọc có thể hình dung được Kim Trọng là một người thanh niên nho nhã, lịch sự, toát lên vẻ thư sinh của một người có học thức, có tài năng.

3.3 Câu 3 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.

Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của hai nhân vật chính là Kim Trọng và Thúy Kiều. Những từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật đó là: 

  • Tình trong như đã mặt ngoài còn e

  • giục cơn buồn

  • người còn nghé theo

=> Giờ đây, ngay sau giây phút gặp tiếng sét ái tình, hai con tim đã hòa chung một nhịp đã gần lại bên nhau. Nhưng đây là một tình cảm e ấp mà kín đáo tựa như câu thơ “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà hiền dịu trong sáng của Kiều đã làm Kim Trọng rung động ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một người hào hoa phong nhã như Kim Trọng nhanh chóng làm chủ được cảm xúc của mình, biết được đây là thứ tình cảm gì và mình muốn gì. Nhưng mọi sự việc đều kết thúc bằng cuộc chia ly không thể tránh khỏi, hai người tạm biệt nhau mà ngập tràn sự lưu luyến trong không gian.

3.4 Câu 4 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:

a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?

  • Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:

  • Thời gian: Vào một buổi chiều

  • Không gian: Trên cây cầu gần bờ sông

  • Sự vật: Có dòng nước, có cây cây, có cành liễu, có ánh trăng và cả ngôi nhà

  • Tác giả đã thể hiện được trạng thái cảm xúc của nhân vật khi giờ đây chính không gian thiên nhiên cùng với những sự vật xuất hiện chính là minh chứng cho sự bắt đầu của một tình yêu đẹp.

b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

  • Lời của người kể chuyện: “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.

  • Lời của nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

  • Chính dấu ngoặc kép ngăn giữa các đoạn đã giúp em biết được hình thức ngôn ngữ đó.

c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.

  • Qua lời nói, nhân vật đã bộc lộ được những cảm xúc và suy nghĩ lo lắng, không chắc chắn về mối tình chưa kịp chớm nở này.

d. Xác định đặc điểm tính cách của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn thơ.

  • Qua đoạn thơ, người đọc có thể thấy được Thúy Kiều là người có tính cách trọng nghĩa trọng tình, hiểu lễ nghi và rất cẩn thận trong mọi suy nghĩ và hành động.

3.5 Câu 5 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Du: Khắc họa hình ảnh Kim Trọng bằng bút phạm ước lệ tài tình cùng với những từ Hán Việt được chọn lọc cẩn thận đã làm nổi bật được sự hào hoa, trang trọng mà không kém phần phong tình của người thư sinh.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Du: Người nghệ sĩ Nguyễn Du đã linh hoạt mà khéo léo trong việc thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc tả con người, cảnh vật thiên nhiên và cả những nét cảm xúc của mỗi nhân vật. Qua cách xây dựng nhân vật của tác giả, không chỉ Thúy Kiều trực tiếp nhìn thấy mà người đọc cũng dễ dàng rung động trước Kim Trọng.

3.6 Câu 6 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.

- Chủ đề của đoạn trích: Tình yêu trong sáng, đẹp đẽ của đôi lứa.

- Tư tưởng tình cảm: Mong muốn một tương lai có được sự tự do trong tình yêu của đôi lứa, có thể yêu bất chấp, thuận theo cảm xúc của mình mà không bị sự gò bó của quy định trong thời phong kiến ép buộc.

4. Kết nối đọc viết trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích  2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.

Nguyễn Du đã miêu tả cảnh thiên nhiên ấn tượng trong một trích đoạn cuộc gặp gỡ giữa Kim - Kiều. “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” chính là hai câu thơ tả cảnh vật lúc đó. Trong hai câu thơ, tác giả đã vẽ nên hình ảnh thiên nhiên lúc hoàng hôn xuống với những sự vật, cảnh sắc thấm đẫm màu hồng của tình yêu. Biện pháp nghệ thuật đối lập được tác giả sử dụng rất tinh tế, dưới cầu đối với trên cầu đã tạo nên sự tương phản của cảnh tượng thiên nhiên. Người đọc có thể thấy được vẻ đẹp hiếm thấy khó tìm đầy quyến rũ chính là dòng sông với làn nước trong vắt và những hàng liễu duyên dáng khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ này tạo nên một hình ảnh thiên nhiên thật nên thơ của đoạn trích.

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-kim-kieu-gap-go-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4141.html

 

 

 

 

Tovább

Soạn bài củng cố, mở rộng Trang 59| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để Soạn bài củng cố, mở rộng trang 59 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1 để nắm rő được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dői nhé!

 

Soạn bài Củng cố và mở rộng Trang 61 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

1. Câu 1 Trang 59 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ ( trong Chinh phụ ngâm) và người khách tha hương ( trong Tiếng đàn mưa) có những điểm chung nào không? Vì sao?

Câu trả lời chi tiết:

- Những nỗi niềm cảm xúc của người chinh phụ và người khách tha hương có những điểm chung. Cụ thể đó là:

+ Những nỗi niềm của sự bồi hồi và sự nhớ nhung da diết: Người chinh phụ nhớ đến chồng, và lo lắng cho chồng ở nơi chiến trường; còn người khách tha hương nhớ về quê hương của mình đến mức nước mắt tuôn rơi như mưa.

+ Nỗi niềm mong ngóng, chờ đợi đến cháy bỏng nhưng lại vô vọng: Người chinh phụ mong ngóng, chờ đợi chồng mình về từng ngày, từng tháng mà mãi không thấy chồng ở nơi đâu; người khách tha hương thì lại bồi hồi, mong muốn quay trở lại quê nhà nhưng điều đó thật khó có thể xảy ra.

+ Tự thấy nỗi đau cho bản thân mình: Người chinh phụ thấy tự sầu não, ưu tư muộn phiền, đau buồn cho một kiếp người cô đơn ở nơi “buồng cũ chiếu chăn”; người khách tha hương tự buồn đau, phải tự yêu thương bản thân khi phải xa quê hương.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 Trang 59 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Những điều gì khiến cho thể thơ song thất lục bát có được những thế mạnh khi thể hiện ra những nỗi niềm, xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?

Câu trả lời chi tiết:

- Thể thơ song thất lục bát có được những thế mạnh khi thể hiện ra những nỗi niềm, xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người bởi vì:

+ Thể thơ song thất lục bát có khả năng truyền đạt những cảm xúc mạnh mẽ mà lại sâu lắng. Chính vì điều này đã khiến cho các nhà thơ ưu tiên sử dụng thể thơ này hơn để truyền tải những nỗi niềm của chính bản thân mình.

+ Đây cũng là thể thơ giàu tính nhạc họa, xuất hiện ở trong nhiều thể loại văn học (đặc biệt xuất hiện nhiều nhất trong thể ngâm khúc). Điều này giúp cho các tác giả dễ dàng thể hiện những cảm xúc của mình đến được nhiều đối tượng.

+ Bản chất của thể thơ song thất lục bát cũng mang đậm tính nét trữ tình, giàu những biểu cảm, mang đậm cái tâm hồn của người Việt

3. Câu 3 Trang 60 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm và đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát viết về hình ảnh người phụ nữ. Em hãy so sánh hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm đó với hình tượng của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

Câu trả lời chi tiết:

- Tác phẩm thơ song thất lục bát có chứa nội dung đề cập tới thân phận của người phụ nữ đó chính là tác phẩm Thân phận đàn bà của tác giả Ngọc Chi

- Thân phận hẩm hiu của người phụ nữ trong bài thơ Thân phận đàn bà và số phận của người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm đều có trong mình một cuộc đời ai oán, khổ đau, long đong, lận đận. Nếu như người chinh phụ mang trong mình nỗi khổ đau vì phải xa chồng, đau đớn cho thân phận của mình, thì người phụ nữ ở trong Thân phận đàn bà lại chịu khổ vì chiếc thân phận long đong, với một tương lai không được xác định, đành phải cam chịu tủi nhục cả một cuộc đời.

4. Câu 4 Trang 60 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Em hãy chọn và phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em thấy yêu thích nhất.

Câu trả lời chi tiết:

Trong nền thơ văn Việt Nam từ xưa đã in dấu hơn một nghìn năm lịch sử của văn hóa dân tộc, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng là một phần đóng góp cho sự vẻ vang trong đó. Những bài thơ của ông mang đến những tình cảm vô cùng chân thực và đẹp đẽ của người Việt Nam, được diễn đạt bằng những ngôn ngữ Việt Nam vô cùng gần gũi và giản dị. Trong số các bài thơ ấy tiêu biểu có thể kể đến đó là bài “Khóc Dương Khuê”.

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng nhau đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều đình nhà Nguyễn. Tuy nhiên, sau năm 1884, đất nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến cáo quan về làng ở ẩn nhưng Dương Khuê thì lại không có cái chí hướng đó, ông tiếp tục làm quan cho triều đình nhà Nguyễn bấy giờ đang là tay sai cho thực dân, cho tới tận lúc ông qua đời ở tuổi 64. Chính cái chết đột ngột của Dương Khuê là một nỗi đau không nguôi của Nguyễn Khuyến. Chẳng màng đến những chuyện khác xung quanh, lúc đó Nguyễn Khuyến chỉ nghĩ rằng mình đã mất đi một người bạn thân nhất, một thứ tình cảm quý giá mà không thứ gì có thể thay thế được. Tự bản thân ông hiểu ra được tình bạn ấy đến ngay cả chính ông cũng không thể nào có thể đo lường hết được chiều sâu, và rồi ông kêu lên những tiếng thảng thốt:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

Chẳng còn những sự trau chuốt cho văn chương chữ nghĩa, câu thơ chỉ còn là một nỗi đau, một nỗi đau vô cùng chân thành và trọn vẹn. Tiếng “thôi” có thể nghe dân giã mà tự nhiên làm sao, nhưng nó lại bộc phát từ chính sự đau đớn ở trong cői lòng của tác giả, ở trong cái hoàn cảnh xã hội mà người ta luôn tự đề cao những sự “cao nhã” ở trong văn chương thì ta thấy Nguyễn Khuyến đã coi trọng những sự chân thực trong cuộc sống đời thường đến mức nào. Tuy là có ý nói đến cái chết nhưng trong bài ông lại không dám nói hẳn từ “chết”, mà thay vào đó là câu “thôi đã…thôi rồi”, vậy đã coi như là hết, hết thật rồi, ông đã mất đi người bạn thân của mình mãi mãi. Một kẻ quyền quý có đánh rơi một viên ngọc quý độc nhất vô nhị cũng chỉ kêu được đến vậy mà thôi, nếu như không đau nỗi đau thật thì  làm sao có thể khóc lên trong mình một tiếng khóc thật đến thế. Chỉ có điều nỗi đau ấy của Nguyễn Khuyến không thể được gào thét lên, nên ông đã tự khóc với chính mình, tự mình khóc cho mình nghe, tiếng khóc đi vào lòng chứ chẳng thấu đến bất cứ ai. Lúc này ông chỉ muốn ngồi một mình, ngồi với người bạn đã khuất để cùng nhau nhớ lại những kỉ niệm đã có từ những ngày đã rất xa xôi:

“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước…
Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời.”

Tình bạn ấy đã được gắn bó kể từ khi hai người cùng nhau đi thi Hương và đỗ cùng nhau, hai người vốn khác quê, xa lạ, chẳng có quen biết gì nhưng cứ như duyên trời đã được định sẵn, họ cứ thế mà gắn bó cùng nhau. Đọc câu từ của Nguyễn Khuyến ta cảm thấy nó thật là bình dị mà cực kì gần gũi, thân mật “sớm hôm”, “tôi bác”, “cùng nhau”, chan chứa những tình cảm vô cùng gắn bó, sự “kính yêu từ trước đến sau”.

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách…
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.”

Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua cùng nhau những ngày tháng vui vẻ, thú vị, có trong mình một tâm hồn biết thưởng thức và chia sẻ những niềm vui của những kẻ cao nhân mặc khách. Tâm hồn của nhà thơ như đang rung động bản thân mình trước những kỉ niệm, đang được sống lại từng giây với những cảm giác “từng gác cheo leo”, và lắng nghe tiếng đàn tiếng hát dịu êm của “ả đào”. Là những người bạn đến với nhau như được sắp đặt của duyên số, thân nhau vì lòng mến mộ nhau, nên tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê có thể coi như là một chỗ tri âm tri kỷ, “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp…Biết bao đông bích, điển phần trước sau.” Chỉ nhấp chén rượu để thưởng thức những vị đậm và mùi thơm, vừa ngẫm nghĩ để cho thơ được phần nào thêm lai láng. Cùng nhau phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng nhau chia sẻ nỗi đau khi mất nước, ông cũng cảm thấy bản thân mình bất lực, cam chịu mà nặng nề. Không chỉ dành nỗi tiếc thương cho người bạn đã ra đi mà đây còn là thương cho chính bản thân mình, thương cho mình đã mất đi một người tri kỷ. Nguyễn Khuyến đã mang trong mình cả nỗi đau mất tri kỷ, cả nỗi đau của thời thế:

“Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên.”

Sự ra đi mãi mãi của người bạn tri kỷ là một sự mất mát vô cùng lớn đối với ông, một sự thiếu vắng lẻ loi trong cuộc đời của ông.

Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối vô cùng sâu sắc về một tình bạn tri kỷ đẹp của tác giả, góp phần khẳng định thêm về tình cảm giữa con người và  con người với nhau. Bài thơ đã để lại những cái nhìn cao đẹp về tình bạn tri kỷ cũng như nhân cách vô cùng cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

 

 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài củng cố, mở rộng trang 59 trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-59-sgk-ngu-van-lop-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4140.html

 

Tovább

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Thông qua bài viết dưới đây, Vui học sẽ gửi đến các em Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Không chỉ bài phân tích chi tiết ba tác phẩm văn học được viết theo thể loại thơ song thất lục bát mà còn nhằm mục đích giới thiệu đến các em ba bài thơ hay.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)

1. Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến

Trong kho tàng thơ ca Việt Nam ta đã đi vào lịch sử với nghìn năm đấu tranh dân tộc đã được hình thành nhờ sự đóng góp chất xám của vô số nhà thơ lớn nhỏ. Một trong những nhà thơ lớn trong đó đã đóng góp rất nhiều tác phẩm bất hủ mà ta có thể kể đến chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Những bài thơ của ông hàm chứa những tình cảm chân thật đẹp đẽ của con người Việt Nam chỉ bằng ngôn ngữ quen thuộc và giản dị. Tiêu biểu nhất trong số đó là bài thơ “Khóc Dương Khuê”.

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ tiến sĩ và cùng làm quan dưới thời nhà Nguyễn. Nhưng sau năm 1884, sau khi đất nước bị thực dân Pháp đóng chiếm Nguyễn Khuyến đã lựa chọn từ quan để về làng. Nhưng Dương Khuê lại khác, ông lựa chọn tiếp tục làm quan dưới thời thực dân Pháp làm tay sai cho bọn thực dân cho đến khi ông qua đời ở tuổi 64. Cái chết đột ngột của Dương Khuê khiến Nguyễn Khuyến rất đau khổ. Bất kể chuyện gì đã phát sinh trước đó, thời điểm đó Nguyễn Khuyến chỉ nghĩ rằng mình đã mất đi một người bạn thân thiết, một tình cảm quý giá không gì có thể thay thế được. Chính bản thân đã hiểu được giá trị không thể đong đếm được của tình bạn này và rồi chính ông đã phải chợt thốt lên:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

Không phải là một thơ tinh tế, được chau chuốt cẩn thận mà đây chỉ là một nỗi đau không nguôi đầy chân thành. Tiếng “thôi” nghe quen thuộc dân dã và cũng rất tự nhiên, phát ra từ nỗi đau của tác giả. Trong hoàn cảnh xã hội mà người ta luôn đề cao “sự tao nhã” trong văn học, chúng ta lại thấy được một Nguyễn Khuyến luôn dành sự trân trọng cho những thứ chân thực trong cuộc sống đời thường. Dù nói đến cái chết nhưng ông lại sử dụng cách nói giảm nói tránh không dám dùng đến từ “chết” mà lựa chọn cách nhẹ nhàng hơn nhưng lại có phần day dứt hơn đó là ấy nói “thôi đã…thôi rồi” thế là qua rồi, thực sự kết thúc rồi. Vào giờ phút này ông đã mất đi người bạn thân nhất của mình mãi mãi. Người ta lúc mất đi tài sản quý giá nhất, báu vật có ý nghĩa nhất cũng chỉ có thể thốt lên đau đớn đến vậy. Nếu không thực sự cảm thấy đau đớn đến khốn cùng thì làm sao tác giả có thể thoảng thế nói lên tiếng lòng một cách chân thành như vậy. Chỉ là Nguyễn Khuyến không thể hét lên đau đớn, ông chỉ có thể hét một mình trong lòng, khóc thầm với chính mình và ngồi gặm nhấm sự đau đớn không ai thấu. Lúc này ông muốn ngồi một mình, ngồi bên người bạn đã khuất để nhớ về những ngày tháng xa xôi đó có bạn có mình:

“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước…

Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời.”

Tình bạn này gắn bó kể từ khi họ cùng nhau vào trường thi cử và cùng nhau đỗ đạt làm quan. Hai người tuy quê quán khác nhau, cả tuổi thơ không chút va chạm hay có bất cứ một mối quan hệ nào nhưng may mắn thay, họ chỉ tình cờ thi chung thời điểm và được đồng hành với nhau trong khoảng thời gian dài sau đó. Đọc những lời thơ của Nguyễn Khuyến khiến chúng ta cảm thấy tình bạn thật đơn giản, thật mộc mạc nhưng lại tràn đầy tình yêu thương tôn trọng lẫn nhau. 

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách…

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.”

Những người bạn cùng chí hướng đã trải qua những ngày vui vẻ thú vị và có tâm hồn cộng hưởng, những niềm vui mà người khác sẽ không thể hiểu được. Tâm hồn nhà thơ như rung động với ký ức, sống lại những ngày “từng gác cheo leo”, nghe tiếng hát của nàng “ả đào”. Họ gặp nhau do duyên số vì ngưỡng mộ lẫn nhau, vì từng chung chí hướng mà tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê đã trở nên thân thiết nhanh chóng:“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp…Biết bao đông bích, điển phần trước sau.” Họ cùng nhau nhấp một hớp rượu thơm, cùng nhau ngắm cảnh đời để thưởng thức trọn vẹn hương vị và hương thơm đậm đà của tình bạn, của cuộc sống. Hai người bạn thân cùng sống và cống hiến dưới một triều đại, họ cùng chia sẻ nỗi đau mất nước, và cả hai đều bất lực trước hiện thực nghiệt ngã mà dân tộc phải gánh chịu. Nỗi đau của tác giả Nguyễn Khuyến càng lớn hơn khi người bạn thân thiết của ông đã ra đi trước. Không chỉ thương bạn mà ông còn thương chính mình khi phải chịu nỗi đau mất người thân, người tri kỷ, người bạn tâm giao. Nguyễn Khuyến mang cả nỗi đau của cá nhân cùng với nỗi đau của thời đại:

“Ai chẳng biết chán đời là phải

Vội vàng chi đã mải lên tiên.”

Sự ra đi không bao giờ quay trở lại của người bạn thân là một mất mát to lớn đối với tác giả Nguyễn Khuyến. Giờ đây cuộc sống của ông sẽ vắng vẻ hơn, cô đơn hơn. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” tiếc nuối sâu sắc về tình bạn thân thiết. Qua đó còn giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của tình bạn, giúp ta củng cố tình cảm giữa con người với nhau. Bài thơ thể hiện một cái nhìn đẹp về tình bạn và nhân cách cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Phân tích bài “ Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải

“Hai chữ nước nhà” là tác phẩm mở đầu cho cuốn Bút quan hoài I của tác giả Trần Tuấn Khải. Tác phẩm được ông sáng tác vào năm 1926, lấy đề tài lịch sử từ thời quân Minh chiếm đóng nước ta vào thế kỷ XV làm chủ đề chính. Quân giặc đã đánh bại cuộc đấu tranh mà người cha con người anh hùng Nguyễn Trãi làm chủ tướng. Khi Nguyễn Phi Khánh bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã định theo cha nhưng ngay khi đến cùng biên giới phía bắc Nguyễn Trãi đã nghe lời cha mình quay về báo thù cho cha và dân tộc.

Tác giả Trần Tuấn Khải đã trích lời cha khuyên con trai để viết nên một tác phẩm với tinh thần yêu nước sâu sắc và khát vọng độc lập dân tộc. Đoạn trích trong tác phẩm “Hai chữ nước nhà” gồm 36 câu thơ do Trần Tuấn Khải sáng tác năm 1926 và được in trong tập Bút quan hoài I. Trần Tuấn Khải đã ghi lại những sự kiện lịch sử và tấm gương anh hùng dân tộc với mục đích tưởng nhớ và khích lệ lòng yêu nước của các thế hệ sau này. Qua đó còn thể hiện sự tủi nhục của những con người sống trong cảnh áp bức của quân thù, những người bị mất đất đai và qua đó bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của chính tác giả. 

 

Trong lời nói đầu của bài thơ, tác giả nêu rő nguồn cảm hứng của mình xuất phát từ những suy ngẫm về những lời Nguyễn Phi Khánh đã nói với Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc. Từ chi tiết này, có thể thấy “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mượn đề tài lịch sử để thể hiện tinh thần yêu nước của nhà văn. Ở phần đầu bài thơ, tác giả gợi lên cảnh tượng đau thương khi quân Minh xâm lược nước nhà. Những hình ảnh nhân hóa rất gợi cảm như mây u ám, gió u ám, hổ gầm và chim chóc thể hiện nỗi đau của đất nước do nhà Minh cai trị. Núi sông cũng mang nỗi đau như con người. Cả không gian bao la từ phương Bắc đến phương Nam đều chất đầy máu và nước mắt của biết bao người dân Việt Nam. Lời bài thơ đã thể hiện được sự phẫn nộ của người anh hùng khi thất bại và bi kịch mà cha ông ta đã phải đối mặt. Bài thơ chất chứa đầy nỗi buồn, giọng thơ vừa nồng nàn nhiệt huyết vừa buồn bã với chính thực tại. Trước khi ra đi, người cha chỉ kịp gửi cho con tâm tư giao phó cho con một trọng trách lớn lao. Những câu chuyện lịch sử chiến đấu bao đời nay như nhắc nhở và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tiếp nối truyền thống của cha ông đi trước đã hy sinh vì độc lập của dân tộc trong mỗi chúng ta. Những hình ảnh như lửa cháy và khói, xương rừng và máu sông, pháo đài đổ nát và đất khóc khiến ta như thấy rő hơn trận chiến ác liệt. Trước khi rời đi, người cha nhìn thấy thực tế mà đất nước đang phải chịu đựng và rất đau lòng vì điều đó. Càng yêu đất nước, lo lắng cho mảnh đất quê hương thì nỗi đau mà mỗi người dân phải mang theo càng lớn hơn. Một tiếng kêu với câu hỏi tu từ gợi lên một nỗi đau vô cùng lớn lao “Con ơi! càng nói càng đau/ Lấy ai tế độ đàn sau đó mà”

Bài thơ dường như đầy nước mắt, lời phàn nàn và tiếng khóc. Đây không còn chỉ là lời nói của một người cha đối với con mình mà là lời nói của cả một dân tộc. 

Những dòng cuối bài thơ vừa thể hiện bi kịch của người cha: tuổi già, bệnh tật, sự đọa đày nơi đất khách quê người, nhưng cũng tin rằng người con sẽ báo thù cho cha mình và gánh lấy nợ nước. Lời khuyên cuối cùng dành cho người con là tình yêu đất nước, ghi nhớ lời dặn của tổ tiên để bảo vệ quê hương của mình. “Hai chữ nước nhà” là bài thơ cảm động và có tính nhân văn rất lớn. Bài thơ thể hiện nỗi đau mất nước, đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của dân tộc, khơi dậy khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Đây không chỉ là lời nói giữa cha con mà là lời nói của quê hương với người Việt Nam trong sự nỗ lực lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

3. Phân tích bài “Tiếng đàn mưa” của Bích Khê

Bài thơ “Tiếng đàn mưa” của tác giả Bích Khê đã lựa chọn một ngày mưa để khắc họa những cảm xúc đầy cảm động và sâu sắc. Mỗi khi trời mưa, cảm xúc của con người dường như trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Tiếng mưa được kết hợp với những tâm trạng như nỗi nhớ nhung, sự lo lắng và suy ngẫm về cuộc sống. Tác giả đã tái hiện cảnh mưa bằng những câu thơ nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu sắc:

"Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng

Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan

Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn

Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân."

Mưa không quá lớn, rơi xuống đất từng hạt một như những giọt buồn rơi nhẹ nhàng tạo nên cảnh mưa vô cùng sống động và hết sức mộng mơ. Nghe tiếng mưa rơi, chúng ta dường như thấy được tâm hồn thanh thản hơn, dễ rung động hơn:

"Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm lan

Cùng nước non hoa rụng mưa xuân

Mưa rơi ngoài nội trên ngàn

Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi."

Những câu thơ tạo nên khung cảnh mưa rơi, những giọt mưa như tiếng đàn dương cầm êm ả nhưng cũng như khóc trong lòng mỗi người. Cảnh mưa trở thành biểu tượng cho sự phức tạp và sâu sắc của tình cảm con người.

"Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống

Bóng dương tà rụng bóng tà dương

Hoa xuân rơi với bóng dương

Mưa trong ý khách mưa cùng nước non."

Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ diễn tả tình cảm sâu sắc của con người. Mưa chính là nguồn cảm hứng bất tận tạo nên những giai điệu trong lòng người, đánh thức nỗi nhớ và tình yêu thiên nhiên.

"Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi."

Bài thơ đã thành công nhờ việc tác giả sử dụng thể thơ song thất lục bát kết hợp với ngôn từ đầy tính biểu cảm, tái hiện được hình ảnh mưa và những cảm xúc sâu sắc của con người trước khung cảnh tự nhiên đó. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đầy tính biểu cảm và sức sống, khiến người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hòa mình vào cảm xúc của các nhân vật.

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý trong đề bài phân tích các tác phẩm văn học được viết theo thể thơ song thất lục bát. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-viet-bai-van-nghi-luan-phan-tich-mot-tac-pham-van-hoc-tho-song-that-luc-bat-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4139.html

 

 

Tovább

Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1 để nắm rő được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dői nhé!

Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức 

Nội dung chính văn bản: Văn bản trên giới thiệu về thể thơ nổi tiếng song thất lục bát ( về nguồn gốc, các đặc điểm về hình thức, nội dung, sự phát triển của thể thơ), đồng thời khẳng định rằng đây chính là thể thơ độc đáo và phổ biến của người Việt.

1. Câu 1 Trang 52 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Theo thông tin trong văn bản, thơ song thất lục bát ra đời khi nào?

Câu trả lời chi tiết:

Thể thơ nổi tiếng song thất lục bát được ra đời vào trong khoảng thế kỉ XV - XVI, với hai tác phẩm được sáng tác đầu tiên là tác phẩm Chi Nam ngọc âm giải nghĩa (được sáng tác vào khoảng thế kỷ XV) và tác phẩm Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn (được sáng tác vào năm 1505).

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

2. Câu 2 Trang 52 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Đặc điểm nổi bật nào về hình thức giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính hơn?

Câu trả lời chi tiết:

Đặc điểm nổi bật về hình thức giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính hơn đó là:

- Những câu thơ có độ dài và ngắn đan xen nhau.

- Mật độ tiếng gieo vần lớn (trung bình mỗi bốn tiếng được thêm một tiếng gieo vần).

- Những câu thơ song thất lục bát luôn phối hợp, gắn kết hài hòa với nhau.

3. Câu 3 Trang 52 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Văn bản trên đã đề cập những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thơ song thất lục bát và thơ lục bát?

Lời giải chi tiết:

Những điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa hai thể thơ song thất lục bát và thơ lục bát:

Điểm giống nhau

 

- Điểm tương đồng ở quy luật dùng ngữ thanh điệu và cách gieo vần ở cặp  câu thơ lục bát:

+ Thanh điệu được cố định ở cặp câu lục (các vị trí các tiếng thứ 2,4,6) là thanh bằng - Thanh trắc - bằng và các thanh điệu được cố định ở câu thơ bát (vị trí các tiếng thứ 2,4,6,8) là sự kết hợp của thanh bằng - trắc - bằng - bằng.

+ Vần chân được khéo léo gieo ở cả hai câu, vần lưng được gieo ở mỗi tiếng thứ 6 (hoặc tiếng thứ 4) của câu bát.

 

Điểm khác nhau

Thơ song thất lục bát

- Thể thơ song thất lục bát có thêm cặp câu lục.

- Về thanh điệu của cặp câu lục:

+ Chú trọng những quy chuẩn thanh điệu của các tiếng ở các vị trí lẻ trong mỗi câu thơ.

- Về vần: ở mỗi câu thất đều có cả vần chân và vần lưng. Cứ mỗi 28 tiếng sẽ có bảy tiếng được gieo vần.

 

Thơ lục bát

- Về vần: Trong bài thơ có 28 tiếng, nhưng chỉ có sáu tiếng được gieo vần.

- Không có cặp câu lục.

4. Câu 4 Trang 52 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Theo văn bản ở trên, vì sao thể thơ song thất lục bát vẫn được các nhà thơ sử dụng để sáng tác thơ ở trong thời kỳ hiện đại?

Câu trả lời chi tiết:

Thể thơ song thất lục bát vẫn được các nhà thơ sử dụng để sáng tác  thơ ở trong thời kỳ hiện đại vì:

- Về vẻ đẹp, sức truyền cảm hứng đặc biệt của thể thơ này: Thể thơ song thất lục bát rất giàu tính nhạc điệu, giàu sức biểu cảm, vì vậy giúp cho các nhà thơ dễ dàng truyền tải được những cảm xúc tới người đọc của mình bằng những câu thơ có thể nói là lãng mạn, tinh tế nhất.

- Thể thơ song thất lục bát luôn đem đến những ấn tượng về tình cảm thân thương, yêu mến.

5. Câu 5 Trang 52 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

Trình bày những suy nghĩ của em về nhận định của tác giả đối với thể thơ song thất lục bát: “Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình”.

Câu trả lời chi tiết:

Những nhận định của tác giả đưa ra đối với thể thơ song thất lục bát rất hay và chính xác. Thể thơ này do ông cha ta sáng tạo ra, thể hiện tinh thần sẵn sàng cải biên những gì đã có từ văn học Trung Quốc để tạo ra những cái mới lạ thuộc về bản thân. Thể thơ có sự kết hợp khéo léo của cách ngắt nhịp, gieo vần, những thanh điệu vô cùng hài hòa, nhẹ nhàng và giàu tính nhạc họa, từ đó trở thành một trong những thể thơ đặc sắc nhất, được sử dụng nhiều nhất trong thơ văn văn học Việt Nam. Vì thể thơ này được người Việt tạo ra nên thể thơ này mang đậm bản sắc, cốt cách và tâm hồn của dân tộc ta. Nội dung được truyền tải ở trong thơ song thất lục bát thường là những cảm xúc, những tâm hồn sâu lắng của tác giả với quê hương, đất nước và con người. Đây chính là đặc điểm nổi bật mà ít thể thơ nào có thể có được. Thể thơ này không chỉ phản ánh những tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam mà còn là một biểu tượng của nền văn hóa, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học Việt Nam. Thể thơ song thất lục bát xứng đáng được trân trọng và tiếp tục phát huy trong nền văn học hiện đại.

 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

NGuồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-mot-the-tho-doc-dao-cua-nguoi-viet-sgk-ngu-van-lop-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4130.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek