Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Vui học sẽ hướng dẫn các em cách Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm cách chính xác khi sử dụng các trích dẫn trong tác phẩm văn học.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 100 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

So sánh hai cách trích dẫn tài liệu trong từng trường hợp dưới đây và cho biết cách nào đúng quy định. Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.

Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.

(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)

Trong ví dụ a, cách 2 là cách trích dẫn tài liệu đúng vì đã nêu được rő về cả tác giả cũng như xuất xứ của tài liệu tham khảo đó.

Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” (Nguyễn Bá Học).

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)

Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Trong ví dụ b, cách 1 là cách nêu trích dẫn tài liệu đúng bởi đã ghi rő được xuất xứ và tác giả của đoạn trích dẫn đó.

2. Câu 2 trang 101 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?

a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: – [...] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".

(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người)

Dấu hiệu trong đoạn trích trên cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn: Có đầy đủ cả tác giả lẫn tên của tác phẩm chứa trích dẫn đó.

b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thể nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng.

(Bên kia sông Đuống)

(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)

Dấu hiệu trong đoạn trích trên cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn: Có tên của tác phẩm chứa trích dẫn đó và tác giả sáng tác ra tác phẩm đó.

c. Từ hơn nửa thế kỷ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc “Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín." (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”).

(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam – Đôi điều cảm nhận)

Dấu hiệu trong đoạn trích trên cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn: Có đầy đủ cả tên tác giả lẫn tên của tác phẩm chứa hai trích dẫn đó.

Qua ba đoạn ví dụ, ta có thể rút ra bài học đó là khi phân tích những vấn đề cần nghị luận, nếu muốn sử dụng tài liệu tham khảo ta cần sử dụng đúng cách và ghi rő đầy đủ thông tin cần thiết. Đây là cách tôn trọng tác giả của tài liệu cũng như chắc chắn rằng nó không biết thành lời văn của mình.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

3. Câu 3 trang 101 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?

Việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp trong tạo lập văn bản sẽ khiến ra tình trạng đạo văn, vi phạm về bản quyền tác giả khi vô tình biến tài liệu đó thành giọng văn của mình.

Việc trích dẫn tài liệu một cách gián tiếp là cách biến tài liệu trích dẫn đó trở thành lời văn của chính mình hay là dùng cách hiểu của mình để thể hiện lại tài liệu đó nhưng vẫn phải đảm bảo có đầy đủ thông tin của tài liệu.

 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm trong việc hiểu thêm về các cách sử dụng các tài liệu tham khảo vừa hữu dụng vừa chính xác. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-100-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4151.html

 

Tovább

Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Cùng theo dői phần soạn bài Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi để tìm hiểu về những suy nghĩ và quan điểm của tác giả về những phẩm chất cần có của một người viết truyện cho thiếu nhi thông qua việc phân tích tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

1. Soạn bài Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi: Trước khi đọc

Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về chủ đề những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn những cảm nhận của em về tác phẩm ấy.

Trả lời

- Em đã từng đọc được câu chuyện Sọ Dừa. Nhân vật chính là Sọ Dừa với ngoại hình rất khác lạ người tròn hệt như một trái dừa không có chân và cũng không có tay, chú bé chỉ lăn qua lăn lại khắp nhà.

- Điều em thấy ấn tượng nhất chính là tuy có ngoại hình khác thường nhưng chú bé lại rất thông minh, hiền lành và chăm chỉ, biết giúp đỡ cha mẹ

2. Soạn bài Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi: Đọc văn bản

2.1 Cách giải thích của tác giả bài nghị luận về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận.

Trả lời:

- Tác giả đã giải thích về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận bằng cách giải thích về ý nghĩa sâu xa của chữ “quỷ”: Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh dùng ở đây để chỉ ra sự kì dị trong nhân dạng.

2.2 Những lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng để phân tích thái độ của các nhân vật trong truyện đối với Quỳnh.

Trả lời:

- Lí lẽ: Trong mắt của mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển và để mua vui cho đám đông vốn hồn nhiên, vô tâm.

=> Bằng chứng: Họ lấy anh ra làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hay thỏa mãn tính hiếu kỳ hay lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.

- Lí lẽ: Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng vẫn luôn đúng mực, người luôn đứng ra để trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách khá mênh mông.

=> Bằng chứng: Bàn có hai người, nhưng mỗi người lại ngồi tít một đầu, chừa một khoảng trống ở giữa.

- Lí lẽ: Với Quỳnh, Nga sợ.

=> Bằng chứng: Và khi, một cách rất tình cờ, biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã vô cùng hoảng sợ: “Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cãi mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình”.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2.3 Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người.

Trả lời:

- Nhân dạng hóa ra không phải là vẻ bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định trong một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán dựa trên các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá thông qua cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan thực hiện được các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn và định giá dựa trên chuẩn mực và quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng.

- Không chỉ nhân tính mà ngay cả nhân hình cũng sẽ đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn và đều là những tạo tác mang tính chất văn hóa.

2.4 Lí giải của tác giả về cách ứng xử cũng như phản ứng của chúng ta trước một chân dung khác lạ.

Trả lời:

- Lí giải của tác giả: Trong bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại những quy chuẩn. Những quy chuẩn này trong khi thiết lập những giới hạn được xem là hợp thức bao giờ cũng sẽ hàm ẩn trong nó sự bãi trừ và gạt bỏ những gì đi chệch ra ngoài giới hạn được định đoạt ra.

2.5 Quan điểm của tác giả về phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi.

Trả lời:

- Không nên đối xử với những ngoại lệ hay những bất thường như những gì sai lạc, như những sự tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần phải hình dung về những tồn tại khác.

- Không nên biến những nhân vật ở trong những tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành các nhân vật hoàn hảo.

- Phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn với tâm hồn sâu sắc và từng trải.

2.6 Quan điểm của tác giả về nhân vật ở trong tác phẩm văn học thiếu nhi.

Trả lời:

- Những nhân vật ở trong tác phẩm văn học thiếu nhi không nên là một mẫu nhân vật hoàn hảo. Các nhân vật nên mang theo một phần hiện thực, điều đó mới giúp cho người đọc tự điều chỉnh được cách ứng xử của mình với những điều được xem là “lệch chuẩn”.

2.7 Vì sao tác giả bài nghị luận lại cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn với tâm hồn sâu sắc và từng trải.

Trả lời:

- Tác giả cho rằng cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn với tâm hồn sâu sắc vì: người lớn đã trải qua một quãng thời gian thơ ấu, trải nghiệm rất nhiều biến cố, họ sẽ có sự nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc đời, tình người cùng với giá trị của con người. Từ góc nhìn của người lớn, tác giả có thể lụm nhặt được cả những điều đẹp đẽ lẫn xấu xí, giúp cho trẻ em có cái nhìn đa chiều hơn về con người.

3. Soạn bài Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 99 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Văn bản bàn luận về vấn đề nào? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận ở trong văn bản này có điểm gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người.

Trả lời:

- Văn bản bàn luận về vấn đề: Thông điệp sâu sắc kèm theo những gợi mở đầy suy nghĩ về phẩm chất của một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi thông qua văn bản Thằng quỷ nhỏ.

- Phạm vi của bài viết này rộng hơn so với “Người con gái Nam Xương – bi kịch của một kiếp người.” Ở tác phẩm của Nguyễn Đăng Na chỉ tập trung vào số phận người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương. Còn với Trần Văn Toàn, ông đã viết ra những suy nghĩ đáng quý và những bài học khác nhau khi viết về một tác phẩm thiếu nhi thông qua đọc Thằng quỷ nhỏ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

3.2 Câu 2 trang 99 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Xác định những luận điểm chính trong văn bản. Các luận điểm đó có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

- Luận điểm chính:

+ Những suy ngẫm của tác giả thông qua nhân vật Quỳnh cùng với những câu chuyện xoay quanh Quỳnh.

+ Câu chuyện con người và xã hội hiện hành khi được đúc kết ở trong câu chuyện của Quỳnh.

+ Một số thảo luận về phẩm chất của những tác phẩm cần có trong một tác phẩm thiếu nhi

- Mối quan hệ: Tác giả đi từ câu chuyện để từ đó mà đưa ra vấn đề cần bàn luận là những phẩm chất cần phải có của một tác phẩm dành cho thiếu nhi.

3.3 Câu 3 trang 99 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (1) và cho biết tác giả bài nghị luận đã sử dụng những lí lẽ và bằng chứng nào để phân tích nhân dạng của nhân vật Quỳnh và thái độ của những nhân vật khác đối với nhân dạng đó. Em có nhận xét gì về những lí lẽ bằng chứng đã được tác giả sử dụng?

Trả lời:

- Lí lẽ và bằng chứng:

+ Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng chính là sự kì dị ở trong nhân dạng.

+ Quỳnh là người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ - được miêu tả với những đặc điểm như sau: hai vành tai to…thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.

+ Nhân dạng khá lạ lẫm với chúng bạn khiến cho cậu bé ấy phải chịu thân phận của một kẻ lạc loài.

+ Chẳng những vậy, sự lạc loài khiến cho mọi tình cảm của một con người bình thường nếu xuất hiện ở nhân vật Quỳnh thì trong mắt bạn bè đều là một thứ gì đó khác thường.

- Những lí lẽ bằng chứng của tác giả sử dụng khá thuyết phục và hợp lí. Sau khi đưa ra những lí lẽ, tác giả đều đưa thêm bằng chứng đi kèm khiến cho những lí lẽ bằng chứng thêm phần chặt chẽ và liên kết. 

3.4 Câu 4 trang 99 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (2) và cho biết tác giả đã có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một số lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu ở trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.

Trả lời:

- Tác giả có quan niệm rằng: Nhân dạng hóa ra không phải là vẻ bề ngoài, nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán dựa trên các chuẩn mực giá trị.

+ Nhân dạng của riêng cá nhân nhưng lại được định giá thông qua cộng đồng.

+ Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường ở trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ đó vị thế của một kẻ lạc loài ở trong mắt đồng loại.

+ Một mặt bạn bè dành cho Quỳnh một cách ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng nhưng mặt khác bản thân Quỳnh lại thấy ứng xử đó của cộng đồng là tự nhiên và chú chấp nhận nó.

3.5 Câu 5 trang 100 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong phần (2) tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta đối với một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng tới truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả đã lý giải rằng: Vì nó hoạt động theo cách bị loại trừ với những gì còn lại, những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn hay những gì dị thường.

- Việc liên tưởng có tác dụng giúp minh chứng cho việc quy chuẩn về sự thống nhất giữa nhân hình với nhân tính.

3.6 Câu 6 trang 100 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong phần (3) theo tác giả một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi cần có những phẩm chất như thế nào? Những câu văn nào giúp em nhận ra được điều đó?

Trả lời:

- Cần có những phẩm chất:

+ Không nên đối xử với những ngoại lệ hay những bất thường như những sai lạc mà có lẽ cần phải hình dung về chúng như những tồn tại khác.

+ Không nên biến những nhân vật ở trong văn học thiếu nhi thành những nhân vật hoàn hảo.

+ Viết cho trẻ em từ góc nhìn của một người lớn sâu sắc và đã từng trải.

3.7 Câu 7 trang 100 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong đoạn cuối của bài nghị luận, tác giả đã cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ như thế nào về quan niệm này?

Trả lời:

Quan niệm này vô cùng đúng đắn. Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua biết bao nhiêu khó khăn, tuổi thơ sẽ được phát hiện lại được chiếu sáng như thế mới tạo nên được một tác phẩm thiếu nhi sâu sắc.

3.8 Câu 8 trang 100 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở trong văn bản (Cách đặt vấn đề, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, tổ chức luận điểm, ngôn ngữ...)

Trả lời:

- Nghệ thuật:

+ Tác giả đã đặt vấn đề một cách trực tiếp dựa vào suy nghĩ của bản thân.

+ Tổ chức luận điểm: Những luận điểm được tổ chức sắp xếp một cách rất chặt chẽ và theo một trình tự.

+ Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng: Các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, được trình bày ngay phía sau luận điểm.

4. Kết nối đọc viết trang 100 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

Viết một đoạn văn (dài khoảng 7 – 9 câu) chia sẻ những suy nghĩ của em về ý kiến “Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”.

Trả lời:

“Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Thực ra cảm hứng về cái hoàn hảo ấy chính là một hạn chế phổ biến ở trong văn học Việt Nam nói chung. Chính bởi cảm hứng xây dựng nên những nhân vật hoàn hảo mà các nhà văn Việt Nam, trong nhiều trường hợp, khi viết cho người lớn sẽ thường gây cho người ta cảm giác rằng họ là những đứa trẻ ngây thơ. Còn khi viết cho trẻ em thì lại thường gây cho người ta ấn tượng rằng họ là những người lớn đạo mạo và nông nổi. Rốt lại, dù viết cho bất cứ ai, họ cũng không khiến cho người đọc (trẻ em hoặc người lớn) bắt gặp được mình ở trên trang sách.

 

Thông qua phần Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, chắc hẳn các em đã nắm được những phẩm chất mà người viết truyện thiếu nhi cần có. Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/soan-bai-tu-thang-quy-nho-cua-nguyen-nhat-anh-nghi-ve-nhung-pham-chat-cua-mot-tac-pham-viet-cho-thieu-nhi-4150.html

 

Tovább

Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về tấn bi kịch của Vũ Nương cũng như số phận của phụ nữ trong xã hội phong kiến.

1. Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người: Trước khi đọc 

1.1 Câu 1: Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.

- Một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người có thể kể đến: Vợ nhặt của tác giả Kim Lân, Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, Tự tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương,...

1.2 Câu 2: Trong bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.

- Chi tiết mà em cảm thấy ấn tượng nhất trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chính là chi tiết chiếc bóng.

- Chi tiết này chính là nút thắt trong tác phẩm, là chi tiết hình thành nên tấn bi kịch của Vũ Nương.

2. Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người: Đọc văn bản 

2.1 Cách đặt vấn đề của tác giả.

- Tác giả đã đặt vấn đề bằng cách giới thiệu qua về tác phẩm, về nhân vật chính Vũ Nương và đưa ra lời nhận xét của bản thân về số phận con người qua chính tác phẩm Người con gái Nam Xương.

- Đây chính là cách đặt vấn đề một cách gián tiếp để thể hiện suy nghĩ và tình cảm của bản thân mình qua một tác phẩm, một câu chuyện hoặc qua cuộc đời của người khác.

2.2 Nhận xét của tác giả về cuộc đời Vũ Nương.

- Cuộc đời của Vũ Nương được tác giả nhận xét là một đời ngắn ngủi của con người. Tuy vậy nhưng cô đã có thể hoàn thành được trách nhiệm mà một người phụ nữ phải gánh vác đó là làm con, làm con dâu, làm vợ và làm mẹ.

- Nhưng dù cô đã làm rất tốt mọi nghĩa vụ của mình nhưng vào ngày đáng lẽ cô sẽ là người hạnh phúc nhất khi chồng của cô đã trở về, cha của con trai cô đã quay lại thì cuộc đời nghiệt ngã đã khiến cô phải chịu mọi oan khuất, phải lìa xa gia đình của mình.

2.3 Nét tính cách của nhân vật Trương Sinh được tác giả tập trung phân tích.

- Tác giả đã tập trung phân tích tính ghen tuông mất kiểm soát cũng như sự đa nghi vô căn cứ của Trương Sinh.

2.4 Lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng để bày tỏ suy nghĩ về nhân vật Trương Sinh.

- Lý lẽ và bằng chứng đã được tác giả sử dụng để bày tỏ suy nghĩ về nhân vật Trương Sinh là:

  • Lý lẽ 1: Trong ba năm chiến đấu ngoài chiến trường đã khiến anh mệt mỏi, có cảm giác chán chường. Vậy mà khi về đến nhà, anh lại thấy được cảnh tượng đau lòng.

  • Bằng chứng 1: Lúc anh về thì mẹ mấy khiến cho anh rất đau khổ.

  • Lý lẽ 2: Là người cùng một làng, biết nhau từ rất lâu nên anh thừa hiểu được phẩm chất của vợ mình.

  • Bằng chứng 2: Chính vì yêu thích tính cách cũng như phẩm chất của Vũ Nương mà Trương Sinh đã xin mẹ mang trăm lạng vàng đến nhà để đem nàng về làm vợ.

  • Lý lẽ 3: Cơn ghen tuông của Trương Sinh đã bùng nổ.

  • Bằng chứng 3: Do câu nói vô tình của bé Đản nói về người đàn ông đêm nào cũng đến với vợ mình.

  • Lý lẽ 4: Do tính đa nghi của mình nên chàng đã không còn đủ tỉnh táo để phân tích lời con trẻ nói.

  • Bằng chứng 4: Cơn giận tăng lên khiến chàng không nghe cả những lời van xin giải thích của vợ mình.

  • Lý lẽ 5: Sự ghen tuông của một người nông dân nóng tính vốn không được học hành đầy đủ đã nóng lên rồi biến thành cơn day dứt không thể biến mất.

  • Bằng chứng 5: Không quan tâm đến lời nói và thái độ của mình, Trương Sinh la hét ầm lên cho hả cơn giận và rồi mắng nhiếc đuổi vợ mình ra khỏi nhà.

2.5 Cách tác giả phân tích chi tiết chiếc bóng trên vách - chi tiết mang tính thắt nút - mở nút.

- Tác giả đã phân tích chi tiết mang tính thắt nút mở nút của câu chuyện chính là chi tiết chiếc bóng:

  • Nhà văn Nguyễn Dữ khéo léo ví hình ảnh chiếc bóng như tình cảm khăng khít của đôi vợ chồng vừa dùng nó để tô đậm sự ân hận của Trương Sinh khi vợ mình lựa chọn cái chết để chứng tội. Cái bóng còn là minh chứng cho lỗi lầm của cả vợ và chồng.

  • Chi tiết chiếc bóng trên vách này còn đặc biệt đến mức không thể tìm thấy chi tiết tương tự trong các tác phẩm truyện truyền kỳ kể cả ở trong kho tàng văn học Việt Nam hay Trung Quốc.

2.6 Vì sao tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng?”

  • Tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng?” bởi vì:

  • Cô vốn là người hiểu rő tính cách đa nghi, ghen tuông của chồng mình nhất nhưng lại tạo ra sai lầm khó giải thích.

=> Do quá thương con, muốn con cảm nhận được tình cha mà cô lại lựa chọn nói dối con. Chính việc không giải thích này cùng với việc đứa trẻ tuổi còn quá nhỏ để có thể suy nghĩ trước khi nói đã tạo ra tấn bi kịch của cuộc đời cô. Sau này khi con cô trưởng thành, nếu nó biết nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ mình sẽ khiến nó ân hận và đau khổ khôn cùng.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2.7 Nhận định của người viết về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.

- Tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng tài hoa của mình để tạo nên nét độc đáo mà không tác giả nào có thể làm ra trong tác phẩm truyện truyền kỳ.

- Nguyễn Dữ đã có thể dung hòa được cả hiện thực nghiệt ngã cùng với ước mơ và khát vọng sống, giữa cả cái ảo ảnh cùng với điều trong thực tế.

- Ông đã sử dụng sự thần kỳ khi đưa Vũ Nương trở lại nhân gian để minh oan cho chính bản thân mình nhưng nó cũng chỉ tồn tại trong giây lát và rồi biến mất đi mãi mãi.

- Tạo ra khát vọng cho Trương Sinh, để anh ta có cơ hội nhận lỗi với vợ mình nhưng cũng chính tác giả là người đưa anh ta trở lại với hiện thực nghiệt ngã không thể thay đổi.

2.8 Cách tác giả kết thúc vấn đề.

Tác giả đã lựa chọn kết thúc vấn đề bằng cách nêu lên những đặc điểm nổi bật của nhân vật chính Vũ Nương cũng như số mệnh của những người phụ nữ trong thời phong kiến. Qua đó khẳng định một lần nữa sức hấp dẫn cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm.

3. Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.

- Vấn đề được nghị luận trong toàn tác phẩm là tấn bi kịch của cuộc đời Vũ Nương.

- Có thể chia tác phẩm thành bố cục 5 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Miếu vợ chàng Trương” - Giới thiệu về nội dung của tác phẩm.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “hàm hồ và mù quáng” - Nhận xét về cuộc đời của Vũ Nương qua lời tác giả.

  • Phần 3: Tiếp theo đến “muốn nói với người đời” - Những nhận xét về tính cách của Trương Sinh cũng như lý do chủ quan dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.

  • Phần 4: Tiếp theo đến “bi kịch gia đình” - Những độc đáo trong nghệ thuật sáng tác truyện truyền kỳ của tác giả Nguyễn Dữ.

  • Phần 5: Phần còn lại - cách tác giả kết thúc vấn đề của tác phẩm.

3.2 Câu 2 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?

- Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự từ cụ thể chi tiết đến bao quát, từ nguyên nhân dẫn đến bi kịch dẫn đến hậu quả của nó.

- Trình tự của các luận điểm lần lượt: (1)Nêu lên những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Thị Thiết - (2)tập trung phân tích tính ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh - (3)Nguyên nhân dẫn đến bi kịch và nói lên hậu quả của chúng - (4)Phân tích chi tiết quay trở lại của Vụ Nương càng nổi bật lên tấn bi kịch của gia đình - (5)Ý nghĩa của tác phẩm mà tác giả muốn truyền tải.

3.3 Câu 3 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?

- Bi kịch lớn nhất của Vũ Nương chính là dù cô đã hết lòng yêu thương lo lắng cho hai người thân nhất trong gia đình nhưng chính họ lại là người gây ra nỗi oan trái khiến cô phải lựa chọn cái chết.

- Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch đó qua:

  • Lý lẽ: Cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã kịp làm trọn nghĩa vụ của một kiếp đàn bà: làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ.

  • Bằng chứng: Trong thời gian ba năm chồng đi chiến đấu cô đã hết lòng lo cho mẹ già, vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc đứa con trai bé bỏng.

  • Lý lẽ: Hai người thân thương nhất, gần gũi nhất lại là kẻ gây ra oan trái cho đời nàng.

  • Bằng chứng: Do đứa trẻ ngây thơ cùng lời trẻ con vô tình và người chồng ghen tuông mù quáng không chịu nghe vợ nói lời giải thích.

3.4 Câu 4 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì đã khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lý giải của tác giả?

- Theo tác giả, nguyên nhân khiến cho Vũ Nương lựa chọn nhảy xuống sông tự tử chính là do cô muốn chứng minh sự trắng của mình với chồng, với xã hội.

- Cách lý giải này của tác giả rất hợp lý do ông đã dựa vào từng chi tiết trong truyện cũng như dựa vào tính cách của cả hai nhân vật chính để lựa chọn cách kết thúc đau thương này.

3.5 Câu 5 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rő ở phần (4)?

- Những nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rő ở phần (4):

  • Sự dung hòa của hiện thực với ước mơ, giữa điều tồn tại trong thực tế với những ảo ảnh.

  • Chủ nghĩa hiện thực được dung hòa một cách trọn vẹn với chủ nghĩa hiện thực.

3.6 Câu 6 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (3) và phần (5), cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn nào giúp em hiểu rő về nét độc đáo đó?

- Tác giả đã làm nổi bật lên nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách phân tích chi tiết những hình tượng và chi tiết mang tính biểu tượng.

- Những câu văn giúp em hiểu rő về nét độc đáo đó là:

  • “Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ, không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam cũng như các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc…”

  • “Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.”

3.7 Câu 7 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?

- Phần (5) có vai trò nhấn mạnh bi kịch của số phận con người trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” và giúp khẳng định lại ý nghĩa và điểm nổi bật khiến tác phẩm khác với các truyện truyền kỳ khác.

- Câu văn giúp em xác định được vai trò ấy là:

  • “Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong truyện truyền kì.”

  • “Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.”

  • “Có lẽ vì vậy mà Người con gái Nam Xương vẫn có sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay.”

3.8 Câu 8 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm Người con gái Nam Xương không được tác giả bài nghị luận phân tích, chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang… Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học?

- Những suy nghĩ của em về việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là:

  • Lý lẽ và dẫn chứng có tác dụng giúp cho luận đề được rő ràng nhất, cần phải sử dụng những lý lẽ và dẫn chứng có liên quan mật thiết đến luận đề.

  • Lý lẽ phù hợp có thể nói lên được một phía cạnh nào đó của luận đề.

  • Không nên liệt kê các bằng chứng dài dòng như kể chuyện mà cần phân tích theo suy nghĩ của mình.

4. Kết nối đọc viết trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không? Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.

Chi tiết hình ảnh chiếc bóng trên vách tường trong Truyện "Người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết độc đáo và có ý nghĩa rất quan trọng trong mạch truyện. Hình ảnh chiếc bóng của Vũ Nương phản chiếu trên tường chơi đùa cùng con trai là một yếu tố quan trọng vừa là nút thắt cho câu truyện cũng là chi tiết hóa giải mọi vấn đề. Có thể thấy rő hình ảnh cái bóng là hiện thân của tình yêu thương tình mẹ con và đạo đức làm vợ. Cái bóng cũng là nguyên nhân dẫn tới bi kịch của Vũ Nương và gia đình nhỏ của cô. Cái bóng đã khiến Trường Sinh ghen tuông nghi ngờ vợ nhưng cũng chính nó đã thức tỉnh ảnh và giúp anh nhận ra nỗi oan của vợ mình. Qua hình ảnh chiếc bóng, tác giả đã truyền tải được những triết lý sâu sắc, đầy tính nhân văn. Cuộc sống luôn đầy rẫy những sự bất công mà con người không thể đoán trước hay kiểm soát được. Có thể nói tác phẩm "Người con gái Nam Xương" chính một bi kịch của con người từ chi tiết cái bóng trên vách tường.

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nguoi-con-gai-nam-xuong-mot-bi-kich-cua-con-nguoi-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4148.html

 

 

Tovább

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Truyện Kiều là một tác phẩm lớn, có vị trí vững chắc trong kho tàng văn học nước ta. Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức mà Vuihoc mang đến dưới đây sẽ giúp các em củng cố hơn về cả nội dung lẫn phương thức nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 83 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:

“Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả…”

(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)

- Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích: Cả hai đoạn đều thể hiện được lần đầu tiên gặp gỡ của Kim Trọng với Thúy Kiều cũng như ấn tượng đầu tiên của Kim với Kiều.

- Điểm khác nhau chính là cách miêu tả mang nét riêng biệt:

  • Trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ của đại thi hào Nguyễn Du: tác giả đã lựa chọn khung cảnh ngoài trời với cảnh vật thiên nhiên và không gian mở. Tuy không có sự xuất hiện trực tiếp của Thúy Kiều nhưng ta có thể thấy được hình ảnh của cô qua ấn tượng mạnh mẽ mà mà Kim Trọng thấy được ở Thúy Kiều.

  • Đoạn trích trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Trọng được gặp trực tiếp cả Thúy Kiều lẫn Thúy Vân trong một không gian nhỏ bé hơn. Tác giả đã không miêu tả ngoại hình của Kim Trọng mà chỉ thể hiện sự ấn tượng và mong muốn được lấy cả hai người đẹp Vân - Kiều của anh.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 trang 84 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài.

STT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung chủ đề

Đặc sắc nghệ thuật

1

Kim Trọng - Thúy Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Lục bát

Tác giả đã viết nên sự thương cảm, xót thương của mình với những số phận con người tài hoa vẹn toàn nhưng lại bị xã hội phong kiến cổ hủ vùi dập. Qua đó còn thể hiện mưu cầu hạnh phúc, niềm tin vào một tương lai tươi sáng của con người cũng như lên án chế độ phong kiến khắt khe không còn giữ được sự công bằng trước đồng tiền.

Đại thi hào Nguyễn Du đã rất khéo léo sử dụng nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật. Thể thơ lục bát có phần quen thuộc kết hợp với các hình ảnh thơ đã khiến cho người đọc có thể thấy được rő ràng cảnh gặp gỡ của Kim Trọng với Thúy Kiều. Thế giới nội tâm của nhân vật được thể hiện rő ràng qua cách lựa chọn thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ.

2

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Lục bát

Đoạn trích đã thể hiện được khát vọng cũng như chủ nghĩa anh hùng của tác giả. Qua đó thể hiện những phẩm chất quan trọng trong tính cách của Lục Vân Tiên cùng với Kiều Nguyệt Nga.

Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần gũi với cuộc sống khiến cho tác phẩm dễ tiếp cận với phần lớn đọc giả. Kết hợp với ngôn ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội của phương Nam cùng với sự linh hoạt trong giọng thơ giúp  cho tính cách của nhân vật được thể hiện rő ràng hơn.

3

Tự tình 2

Hồ Xuân Hương

Thất ngôn bát cú đường luật

Chùm thơ Tự tình đã nói lên bi kịch của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy bất công. Qua đó còn thể hiện được tâm trạng phẫn uất, cố gắng đấu tranh mà không có kết quả của những người phụ nữ có cả sắc lẫn tài.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cùng với hệ thống tiếng Việt chọn lọc, không chỉ nêu lên nội dung bà muốn truyền tải mà còn tạo ra làn gió mới cho thể thơ truyền thống này.

3. Câu 3 trang 84 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:

Em lựa chọn đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

a. Xác định vị trí và bố cục của đoạn trích.

- Vị trí đoạn trích nằm ngay trong đoạn đầu của tác phẩm

- Bố cục của đoạn trích có thể chia thành 4 phần:

  • Đoạn 1 bao gồm bốn câu thơ đầu tiên - Giới thiệu cơ bản về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

  • Đoạn 2 gồm bốn câu thơ tiếp theo - Miêu tả vẻ đẹp dịu dàng của Thúy Vân.

  • Đoạn 3 gồm mười hai câu thơ tiếp - Miêu tả vẻ đẹp sắc sảo, nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều.

  • Đoạn 4 gồm 4 câu thơ cuối cùng - Nhận xét về cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều Thúy Vân qua ngoại hình của hai nàng. 

b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.

- Hình tượng của Thúy Vân trong đoạn thơ đầu hiện lên với vẻ đẹp đầy trang trọng, quý phái mà rất nhẹ nhàng dễ gần. Vẻ đẹp này được so sánh với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.

- Từ mái tóc đến nụ cười, từ giọng nói hay phong thái và ngũ quan của nàng đều như hoa như nguyệt đầy đoan trang tươi tắn.

- Ngoại hình xinh đẹp đến mức mây phải thua, tuyết phải nhường gần như đã thể hiện được cuộc đời êm đềm mà nhẹ nhàng sẽ đến với nàng.

c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Nội dung của đoạn trích đã thể hiện được dung mạo mỹ miều tuyệt trần của hai chị em Kiều - Vân. Qua đó cũng thể hiện được số mệnh khác biệt của hai chị em.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để khắc họa vẻ đẹp của hai chị em, lấy thiên nhiên để làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-83-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4147.html

 

Tovább

SOẠN BÀI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (TRONG ĐỜI SỐNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY)

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức dưới đây sẽ là tổng hợp năm bài nghị luận văn học với năm chủ đề khác nhau mà Vuihoc gửi đến cho các em tham khảo.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

1. Bài viết về “Tình bạn khác giới ở tuổi học trò” 

Tuổi học trò là giai đoạn chuyển tiếp từ thời điểm con người còn nhỏ bé đến lúc trưởng thành. Đây là lúc con người có những thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất, tâm lý lẫn nhu cầu mở rộng các mối quan hệ ngoài gia đình. Kết giao và làm quen với nhiều bạn bè mới có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của các thanh thiếu niên. Giao lưu với bạn bè cùng giới và khác giới ở tuổi dậy thì sẽ mở ra cánh cửa cho cuộc sống trưởng thành trong xã hội của mỗi người. Chính việc giao tiếp với bạn bè giúp thanh thiếu niên có cuộc sống phong phú hơn, có nhiều trải nghiệm hơn và đóng vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Trong đó, tình bạn khác giới có vai trò đặc biệt, giúp học sinh phát triển nhân cách và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hiện tại và tương lai của mỗi người.

Đầu tiên có thể thấy tình bạn khác giới hầu hết sẽ xuất hiện ở những đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ quá bận rộn công việc, không có thời gian để trò chuyện cũng như giúp các bạn xử lý các vấn đề về tâm sinh lý tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi này, các bạn học sinh đang trong giai đoạn có những thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Cùng với khoảng cách thế hệ khiến cho bố mẹ và con cái sẽ không tránh khỏi sự đối ngược trong suy nghĩ nên các bạn học sinh tự hiểu rằng có những ý kiến ​​mà cha mẹ họ chắc chắn không đồng ý. Ở tuổi học sinh, các bạn sẽ có những thắc mắc về đủ thứ như giới tính, tình dục, tín ngưỡng, định hướng tương lai,…Có rất nhiều bạn cảm thấy ngại ngùng khi muốn nói chuyện với bố mẹ về những chủ đề đó.

Nhất là ở trong văn hóa phương Đông, những chủ đề này khá tế nghị mà ít cha mẹ nào có đủ kiến thức cũng như kỹ năng để dạy con mình đúng cách. Xã hội phát triển hơn, khoảng cách giữa nam nữ cùng gần nhau hơn và nhất là sau khi các bạn đi học thì họ sẽ có rất nhiều cơ hội để kết giao với bạn bè khác giới. Tình bạn giữa hai giới được hình thành trong môi trường học tập, nơi các bạn làm việc, tập thể dục hay ở những sân vui chơi. Tình cảm khác giới nảy sinh và dần dần phát triển thành mối quan hệ tình cảm giữa hai hoặc nhiều người dựa trên tính cách, sở thích và quan điểm chung.Tình bạn thân thiết là khi cả hai bên hiểu và đồng cảm sâu sắc với nhau, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau. Tình bạn thân thiết còn có đặc điểm là luôn tìm cách hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi lo lắng hay trăn trở. Một người con trai và một người con gái hoàn toàn có thể trở thành bạn tốt của nhau. 

Thông thường luôn có một khoảng cách lớn hơn với nhau về mặt vật lý trong mối quan hệ tình bạn khác giới so với tình bạn cùng giới. Trong một số trường hợp, tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu, nhưng không phải tất cả. Tuy nhiên, chúng ta phải tránh suy nghĩ khẳng định rằng tất cả tình bạn khác giới bằng đều là tình yêu, ngay cả khi chúng ta rất thân thiết. Mỗi người chúng ta hãy coi tình bạn là một điều quan trọng trong cuộc sống, nhất là tình bạn khác giới sẽ còn khó khăn hơn thế. Vì vậy, kết bạn đã khó mà làm sao để giữ lửa cho tình bạn không bao giờ tắt lại càng là điều khó khăn hơn nữa. Hãy nhớ rằng công thức chung cho một tình bạn đẹp, lâu dài chính là sự chân thành sự tin tưởng và thật lòng với nhau. Tôi mong chúng ta sẽ luôn có được cho mình những tình bạn đẹp, là bến đỗ mỗi khi ta có những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Bài viết về “Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò”

Trong thời gian gần đây, những xung đột và mâu thuẫn giữa các học sinh hay nghiêm trọng hơn nữa chính là tình trạng bạo lực học đường đã khiến tất cả ngành giáo dục cũng như các cơ quan chức năng phải đau đầu. Đây là thực trạng gây ra những bức xúc cũng như khiến cho cả gia đình, nhà trường và chính các bạn học sinh phải hoang mang và lo lắng. Xã hội thông tin phát triển, chỉ cần lên trang mạng tìm kiếm Google gő cụm từ “Bạo lực học đường" thì chỉ trong chưa đầy một giây, Google sẽ hiển thị 3.140.000 kết quả liên quan đến trường hợp bạo lực học đường trong thực tế. Đây là con số thực sự nhiều đến đáng sợ và đáng báo động đỏ. Hoặc chỉ cần lên Youtube xem những hình ảnh, video bạo lực mà học sinh đã quay và đăng lên mạng thì chúng ta sẽ thấy được sự kinh khủng ở trong các trường hợp đó. Những đoạn phim đã ghi lại cảnh đánh đập vô nhân đạo trong đó các nam nữ sinh mặc quần áo đồng phục, đánh đấm nhau, túm quần áo và giật tóc nhau. Những hành động này không chỉ gây ra những tổn thương về mặt thể xác cho chính người bị hại mà còn khiến cho nạn nhân và những người chứng kiến bị ám ảnh khó có thể chữa được.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa. Nhưng phần lớn thường xuất phát từ các nguyên nhân sau: kết quả học tập, mâu thuẫn trong mối quan hệ và tình cảm giữa các bạn, hay chỉ đơn giản là có những học sinh cá biệt tìm thấy niềm vui trong việc bắt nạt kẻ yếu. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn nạn bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động và có thể bùng nổ nhanh chóng và lan rộng trên tất cả các khu vực. Và càng nguy hiểm hơn nữa khi chính các em lúc gặp phải sự bất công hay mâu thuẫn không chọn sử dụng sự giúp đỡ từ thầy cô, nhà trường mà lại tìm cách trả thù theo kiểu “xã hội đen”. 

Những nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực học đường có rất nhiều, trong đó có những nguyên nhân chủ quan đến từ bản thân các em và những nguyên nhân khách quan đến từ yếu tố bên ngoài. Ngoài những yếu tố từ cá nhân các em do tính cách từ khi sinh ra thì nguyên nhân lớn hơn chính là do cách giáo dục của gia đình, nhà trường và cả xã hội. Nhiều học sinh trưởng thành trong gia đình có cha mẹ hay người thân thường có thói quen nói bậy, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề hay có những hành động không theo chuẩn mực của xã hội. Thói quen ứng xử hàng ngày của họ vô tình tạo ra những suy nghĩ không tốt ở trẻ, họ chính là một tấm gương xấu mà các bạn học sinh vô tình học hỏi và hành động theo dẫn đến những hành vi không tốt ở trường học với bạn bè. Những mâu thuẫn này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, khôn lường. Nó gây ra chấn thương cả về tinh thần lẫn thể chất. Nhất là với trường hợp học sinh bị bạn bè đánh đập rồi quay phim, hậu quả của việc thước phim đó bị lan truyền sẽ gây ra những tổn thương tâm lý, sốc tinh thần, cảm thấy nhục nhã với bạn bè và bối rối với mọi người xung quanh. Một trong những vụ bạo lực học đường nổi tiếng, lan truyền rất nhiều trên các trang mạng xã hội thời điểm đó chính là vụ ba học sinh đã phối hợp hành hung bạn học ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Hay ở chính thủ đô Hà Nội đã từng xảy ra vụ 1 học sinh có hành vi bạo lực như xé áo, giật tóc với bạn giữa vườn hoa trong công viên. Vụ việc một học sinh trường THPT Chu Văn An thành phố Hồ Chí Minh đánh bạn rồi quay phim đã gây xôn xao dư luận trong một khoảng thời gian rất dài. Còn chưa kịp tìm ra phương án giải quyết thì vào tháng 5/2010, một học sinh lớp 10 trường THCS Hồng Bàng, tỉnh Đồng Nai đã đâm chết bạn ngay trước cửa lớp học. Một giáo viên dạy môn vật lý tại trường THPT Trần Quang Diệu, Huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi đã bị chính nhóm học sinh của mình đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thùy Trâm. Chỉ một vài trường hợp đưa ra nhưng đã chứng minh được sự sa sút đạo đức của một số giới trẻ Việt Nam ngày nay. Càng đau lòng hơn khi những học sinh, giáo viên bị bạo hành không hề bị thương nhẹ mà phải nhập viện vì vết thương trên cơ thể thậm chí họ bị gãy chân tay, chấn thương sọ não hay nặng hơn là đánh mất cả tính mạng đáng quý của mình. 

Vậy chúng ta phải làm gì để giải quyết vấn đề đầy nhức nhối này. Có bốn giải pháp phải thực hiện cấp bách để loại bỏ xung đột và bạo lực trong môi trường giáo dục. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là việc toàn xã hội phải hợp lực củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và kiểm soát được các tệ nạn xã hội. Cần có các biện pháp để kiểm soát, ngăn chặn và trừng phạt các hoạt vi gây tổn hại đến môi trường văn hóa - xã hội. Các trò chơi bạo lực phải bị nghiêm cấm. Mỗi gia đình phải tập trung nâng cao văn hóa gia đình. Trong mỗi gia đình, người lớn phải làm gương, cần giao tiếp và ứng xử đúng mực và loại bỏ hoàn toàn bạo lực khỏi đời sống gia đình. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các trang truyền thông cần quan tâm đến văn hóa, đạo đức và sự tuân thủ của mọi người dân và thường xuyên lên những bài liên quan đến chủ đề này.  Xã hội và ngành giáo dục phải xác định lại rő ràng vai trò, địa vị, quyền hạn và trách nhiệm của người giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Danh dự của giáo viên và nhà trường phải được bảo vệ và phải có cơ chế thích đáng để xử lý những học sinh có hành vi hay suy nghĩ không phù hợp. Những người thầy giáo cô giáo cũng cần gần gũi hơn với học sinh, để nhanh chóng nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của từng học sinh và có cách xử lý đúng đắn. Tình yêu thương và trách nhiệm là cách ngăn chặn bạo lực học đường hiệu quả nhất. Học sinh phải nghiêm túc đánh giá bản thân mình, có khả năng tự chủ, dám nhận sai lầm khi mắc lỗi và không tái phạm những lỗi đó trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu tiếp tục vi phạm, cần xử lý nghiêm bằng những chế tài. Cả xã hội cần chung tay để xây dựng một đất nước không bạo lực.

3. Bài viết về “Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình” 

Xung đột giữa các thế hệ là điều khó có thể tránh khỏi bởi những khoảng cách vô hình của thời gian, có thể được gây ra bởi những lý do rất khác nhau chẳng hạn như bất đồng quan điểm, thiếu trách nhiệm trong mọi việc,... Nhưng dù xuất phát từ vấn đề nào thì “chìa khóa” để giải quyết những khác biệt trong suy nghĩ đó luôn luôn là sự thẳng thắn chia sẻ, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Mâu thuẫn là vấn đề khó tránh khỏi khi chung sống với nhau,nói một cách đơn giản, xung đột gia đình là tình trạng các thành viên không đồng nhất về tư duy, tầm nhìn, hành vi và định hướng trong tương lai. Xung đột thể hiện qua lời nói, hay chính sự im lặng và đôi khi bao gồm cả hành vi bạo lực thể chất. Mâu thuẫn gia đình thường do khác biệt về quan điểm và đôi khi có thể phát sinh do xung đột lợi ích.

Khác với những mối quan hệ ngoài xã hội khác của mỗi người, gia đình mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng quan trọng và đặc biệt không thể thay thế. Vì vậy, cả cha mẹ và con cái đều phải cẩn thận trong cả hành động lẫn lời nói để vấn đề mâu thuẫn không đi quá xa. Mâu thuẫn gia đình thường liên quan đến nhiều thứ và phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của mỗi người. Tác nhân chính gây ra mâu thuẫn trong mỗi gia đình chính là sự thiếu chia sẻ, thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm, thiếu công bằng và quan trọng nhất là sự khác biệt về lối sống và suy nghĩ của mỗi thế hệ. Mâu thuẫn rất dễ nảy sinh giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em ruột nếu họ có sự khác biệt về lối sống. Mỗi người đều có những đặc điểm tính cách, quan điểm và suy nghĩ riêng, điều này khiến họ hình thành nên những góc nhìn khác nhau về cuộc sống. Vì vậy, sự khác biệt trong quan điểm sống là điều dễ hiểu và không thể tránh khỏi.

Giải pháp hiệu quả nhất cho những mâu thuẫn trong gia đình chính là mỗi người cần biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Khi xảy ra xung đột, hầu hết mọi người đều khó giữ được bình tĩnh và vô tình mọi người đều nói ra những lời làm tổn thương người khác. Sau khi hết nóng giận, họ mới xem xét lại vấn đề và nhiều khi lúc đó đã là quá muộn khi lời nói ra sẽ không thể thu hồi lại. Thay vì cứng đầu khăng khăng với quan điểm của mình, hãy thử lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác. Tôn trọng lẫn nhau giúp cuộc sống gia đình luôn hòa thuận, mỗi người đều cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi chung sống cùng nhau. Mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng nên tôn trọng suy nghĩ của nhau, không nên dùng độ tuổi để ép buộc người khác nghe theo ý của mình. Ở tuổi dậy thì, trẻ nhỏ có suy nghĩ khá bốc đồng vì thiếu hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ nên tôn trọng con cái và nói chuyện với chúng để hiểu thêm về những mặt tích cực và tiêu cực trong quan điểm của chúng. Bằng cách này, các bạn nhỏ sẽ cảm thấy được tôn trọng và biết cách suy nghĩ chín chắn hơn. Ngoài ra, mỗi thành viên nên bày tỏ suy nghĩ của mình và đặt mình vào vị trí của người kia. Hơn hết, con cái nên chia sẻ những mong muốn, định hướng của mình với cha mẹ. Khi trẻ không có cách giải quyết bất cứ vấn đề gì thì cha mẹ sẽ là hậu phương vững chắc, đưa ra các lời khuyên và nhiều khi có thể thay chúng đưa ra những quyết định mà chúng chưa thể đảm nhận được trách nhiệm với nó. Nhưng dù thân thiết đến đâu cha mẹ cũng cần tôn trọng quyền riêng tư của con, ví dụ như cha mẹ không nên tùy tiện đọc nhật ký, tin nhắn, lịch sử cuộc gọi của con.

Có thể thấy, gia đình luôn là nơi để trở về, mang lại sự bình yên, nhẹ nhőm cho mỗi tâm hồn. Vì vậy, mỗi người đều phải có trách nhiệm để gia đình luôn là mái ấm làm chỗ dựa của mỗi cá nhân. Học cách lắng nghe, trung thực và quan trọng nhất là luôn đặt tình yêu thương gia đình lên hàng đầu là cách bỏ qua những mâu thuẫn, những lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng tới một gia đình hạnh phúc.

4. Bài viết về “Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi” 

Một trong những câu hỏi khó trả lời với hầu hết mỗi người chính là chúng ta thường sử dụng thời gian rảnh của mình để làm gì? Chúng ta đã biết phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng cuộc sống chưa? Hàng ngày mỗi người chúng ta đều bận rộn với công việc và học tập. Đối với học sinh, các bạn luôn bận rộn với việc học trên lớp, học thêm và cả việc tự học ở nhà. Đối với người đi làm, họ đã mất một phần ba thời gian mỗi ngày, dành 8 tiếng mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn để làm việc nếu khối lượng công việc nặng nhọc và cần phải làm thêm giờ, sau đó là những công việc nhà không tên để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta chắc chắn luôn có những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi này đúng cách? 

Thời gian là một khái niệm khá trừu tượng vì ta không thể nhìn thấy nó. Nhất là đối với những người bận rộn, nó luôn là thứ hiếm hoi và rất quý giá nhưng đối với những người rảnh rỗi hơn thì nó lại quá dài. Thực tế chứng minh thời gian là nguồn tài nguyên quý giá không ai có thể kiểm soát được mà ta chỉ có thể chủ động sử dụng nó một cách tốt nhất. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết sử dụng thời gian của mình một cách hợp lý và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của mình. Một sinh viên từng kể với tôi về lịch trình hàng ngày của anh ấy: anh ấy cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho việc học tập và các hoạt động khác, học ở trường 6-8 tiếng tùy ngày, mỗi ngày 2 tiếng học thêm, 3 tiếng tự học ở nhà, còn lại nghỉ ngơi, thư giãn và làm những việc mình thích. Nghe có vẻ là cách phân bổ thời gian hợp lý nhưng tôi tự hỏi chúng ta đã dành thời gian rảnh rỗi để làm việc gì. Chúng ta có thể dành thời gian rảnh rỗi để làm những việc mình thích, chăm sóc bản thân, dành thời gian cho gia đình hoặc đơn giản chỉ để giải trí. Thời gian rảnh không chỉ là thời gian trong ngày mà còn cả cuối tuần, ngày lễ hay những ngày ta không có việc phải làm. Ngày nay, hầu hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ thường dành thời gian cho mạng xã hội và đắm chìm trong thế giới ảo nhiều hơn là thế giới thật ta đang sống. Không ai có thể phủ nhận rằng mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, đây là một nơi có sức hấp dẫn rất lớn và khiến thời gian trôi qua nhanh chóng.

Tôi đã từng xem thống kê thời gian mình sử dụng điện thoại và dùng các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Tiktok... Kết quả đáng ngạc nhiên cho thấy tôi đã dành tới 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày chỉ để xem các đoạn clip ngắn vô nghĩa. Chỉ cần đăng nhập vào trang mạng xã hội dành để kết nối như Facebook, Instagram tôi sẽ thấy được những gì bạn bè đang làm và thậm chí tôi không thể rời mắt khỏi điện thoại vì mải mê với các sự kiện, tin tức trên mạng xã hội. Theo thống kê, trong năm 2023 trung bình mỗi người Việt Nam sẽ sử dụng Internet khoảng 6 giờ 42 phút mỗi ngày trên tất cả các thiết bị - tương đương với 1/4 thời gian một ngày. Trong đó, họ sử dụng mạng xã hội trong 2 giờ 33 phút, nhiều hơn mức trung bình của thế giới là 2 giờ 16 phút. Con số này cho thấy nhiều người đã lựa chọn sử dụng thời gian rảnh rỗi trên điện thoại để đắm mình vào thế giới ảo thay vì dành thời gian cho gia đình, bạn bè hay những hoạt động xã hội ý nghĩa.

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Một trong số đó chính là do con người chưa thực sự nhận thức được giá trị của thời gian. Một số bạn trẻ còn chủ quan cho rằng mình còn nhiều thời gian và lãng phí phần lớn tuổi trẻ của mình. Nguyên nhân cũng có thể là do sự sai lệch trong giáo dục và chính gia đình họ cũng đang sử dụng thời gian lãng phí như thế. Một lý do khác là sức hấp dẫn rất lớn của mạng xã hội. Ngoài ra, sự đa dạng của các hình thức giải trí địa phương có tác động đáng kể đến việc mọi người ít lựa chọn ra ngoài hơn. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều bạn trẻ biết sử dụng thời gian rảnh rỗi rất hiệu quả. Họ dùng thời gian của mình để làm những điều quá lớn lao như từ thiện hay tham gia các dự án cộng đồng. Hoặc đơn giản hơn là những hành động như đọc sách, báo để bổ sung kiến thức hay chơi thể thao, trồng cây và giúp đỡ gia đình luôn là những hoạt động hữu ích trong khoảng thời gian rảnh rỗi hạn chế trong ngày. Những điều tưởng chừng đơn giản này lại mang lại nhiều lợi ích cho mỗi người, giúp bản thân trở nên năng động, khỏe mạnh cả về tinh thần và thể chất. Nói chung việc sử dụng thời gian rảnh tùy thuộc vào quyết định của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nó một cách hiệu quả, mang lại nhiều giá trị cho bản thân và thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Đặc biệt đối với học sinh, chúng ta phải sắp xếp có ý thức tự lên lịch trình làm việc và học tập trong ngày để có thể chủ động quản lý thời gian và biến thời gian thành công cụ hữu hiệu cho việc học tập và phát triển bản thân.

5. Bài viết về “Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu

cực trên mạng xã hội” 

Trong xã hội ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của mạng xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi chúng ta. Dường như mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội có rất nhiều lợi ích, giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn như kết nối các mối quan hệ, cập nhập chia sẻ thông tin kiến thức, chia sẻ các cảm xúc cá nhân hay lớn hơn chính là kiếm thêm thu nhập từ việc kinh doanh bán hàng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế lớn, mạng xã hội cũng chính là con dao hai lưỡi ẩn chứa nhiều rủi ro ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng khác nhau. Vì là một trang mạng cá nhân nên thông tin đưa lên mạng không thể được kiểm soát và chọn lọc sao cho phù hợp với cuộc sống. Có thông tin chính xác tích cực thì chắc chắn cũng không thiếu những thông tin sai lệch và những bình luận có tiêu cực trên mạng xã hội khiến cho mọi người bị kích động và làm tổn thương đến tâm lý mọi người. Câu hỏi "Khi chứng kiến ​​bạo lực trên mạng xã hội, hầu hết chúng ta đều lo lắng và sợ hãi. Vậy bạn làm cách nào để vượt qua cảm giác tiêu cực này?" chính là trăn trở lớn cũng như những thắc mắc của mỗi người đặc biệt là các em học sinh khi nói đến chủ đề mạng xã hội.

Vấn đề bạo lực ngôn ngữ trên mạng xã hội chính là hành vi lạm dụng những thông tin được đưa ra một cách sai lệch gây sự hiểu lầm cho mọi người hay chính là những bình luận của các “anh hùng bàn phím” dù vô tình hay cố ý đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của những người khác. Việc này được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm kẻ xấu sử dụng điện thoại thông minh, trò chơi trực tuyến, mạng xã hội,... làm việc không tốt để đạt được mục đích của các nhân. Nhiều người cho rằng internet chỉ là thế giới ảo, làm sao có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thực, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bắt nạt trên mạng tuy chỉ xảy ra trực tuyến trên màn hình điện thoại, màn hình máy tính nhưng hậu quả mà nó gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thực của mọi người. Nó sẽ khiến người bị hại có cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn khi kẻ xấu có thể sử dụng những điểm yếu hoặc những thứ nhạy cảm mà họ lấy được trên điện thoại cá nhân của nạn nhân để kiểm soát hành động của họ trong chính đời thực. Theo dữ liệu mà nhiều tổ chức đã thống kê được, chỉ trong năm 2019 đã khoảng 37% trẻ em trong độ tuổi vị thành niên từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã phải chịu cảnh bắt nạt qua mạng xã hội. 30% trong đó đã phải chịu đựng liên tục và diễn ra rất nhiều lần. Hay theo thống kê từ khảo sát trực tuyến trên tám quốc gia của Tổ chức Ân xá Quốc tế, có đến 41% phụ nữ cho biết họ từng bị đe dọa ít nhất một lần qua các trang mạng xã hội. 

Vấn đề thông tin sai lệch và những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội dẫn đến những tổn thương lớn với mỗi người ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn hậu quả nhưng chúng ta vẫn chưa có những biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề này. Một số giải pháp có thể mang lại hiệu quả ngay tại thời điểm xảy ra sự việc có thể kể đến: Khi bạn bị bạo lực bằng những dòng chữ trên mạng xã hội, chắc chắn ngay lúc biết được sẽ không thể tránh khỏi cảm giác hoảng loạn và sợ hãi. Để tránh tình trạng trên và khiến cho cảm xúc ngày càng tiêu cực hơn, bạn cần cố gắng giữ cho mình thái độ bình tĩnh, không trả lời, chia sẻ bất cứ thông tin nào tại thời điểm đó và tìm gia đình, bạn bè thậm chí nếu nghiêm trọng thì tìm đến các lực lượng chức năng để được hỗ trợ sớm nhất và hiệu quả nhất. Ngoài ra, phải xác định được nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực mạng để có thể tìm giải pháp triệt để. Sau khi trấn an được tinh thần ổn định, hãy chia sẻ với bạn bè, gia đình, thầy cô để được hỗ trợ và tìm phương hướng để giải quyết. Trong trường hợp bị đe dọa, bạn có thể liên hệ với chính quyền càng sớm cả tốt. Bạo lực mạng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống và việc học tập cũng như làm việc của chúng ta. Vì vậy, để ngăn chặn điều này, chúng ta phải suy nghĩ kỹ trước khi đăng tải, chia sẻ bất cứ thông tin gì lên trên mạng xã hội. Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh. Hãy sử dụng mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của bạn, tránh xa những mục đích vô dụng và không cần thiết.

 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và góc nhìn mới trong cả năm chủ đề mà bài viết đã nhắc tới. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-viet-bai-van-nghi-luan-ve-mot-van-de-can-giai-quyet-trong-doi-song-cua-hoc-sinh-hien-nay-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4146.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek