Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43| Văn 9 tập 1 Cánh diều dưới đây sẽ hướng dẫn các em về nội dung của một số điển tích điển cố quen thuộc cũng như tác dụng của chúng trong mỗi tác phẩm.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43 Văn 9 tập 1 Cánh diều
1. Câu 1 trang 43 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B
a) Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/ Cỗ xe cầu hiền thường chăm chăm còn dành phía tả. (Nguyễn Trãi) ghép với 2) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: "Tín Lăng Quân người nước Nguy, nghe nói Hầu Doanh là người hiền tài, đem xe đi đón. Tín Lăng Quân ngồi bên hữu (bên phải), dành bên tả (bên trái) cho Hầu Doanh để tỏ ý đặc biệt tôn trọng.". Câu văn mượn chuyện này để ngụ ý: Lê Lợi luôn mong đợi người hiền tài.
b) Chí làm trai dặm ngàn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. (Chinh phụ ngâm) ghép với 3) Điển cố, lấy ý từ câu của Mã Viện thời Hán: “Bậc trượng phu nên chết ở nơi biên giới, chốn chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây ... ". Câu này ngụ ý: Làm trai phải đánh đông dẹp bắc, xả thân nơi chiến trường vì nghĩa lớn.
c) Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai (Nguyễn Du) ghép với 4) Điển cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên (Trung Quốc): “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” (Ngoảnh lại một cái làm xiêu thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước của người.). Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.
d) Nuôi con những ước về sau,/ Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi. (Nguyễn Du) ghép với 1) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Vua Vũ Hán Đế kén phò mã, cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì được làm phò mã”. Câu thơ mượn chuyện này để ngụ ý: Cha mẹ Thuý Kiều mong muốn gả con vào nơi xứng đáng.
2. Câu 2 trang 43 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
-
Điển tích: Bể dâu
-
Ý nghĩa của điển tích này chính là ám chỉ sự thay đổi nhanh chóng và biến chuyển mạnh mẽ xảy ra trước mắt chúng ta.
b)Bấy lâu nghe tiếng má đào/Mắt xanh chẳng để ai vào đó không?
-
Điển cố: Mắt xanh
-
Ý nghĩa: Trong đời nhà Tần, Nguyễn Tịch nổi danh với việc ứng xử với mọi người. Khi ông giao tiếp với người mà mình thích thì ông sẽ nhìn thẳng nên người đối diện sẽ nhìn thấy tròng mắt màu xanh. Nhưng khi gặp người mà ông ghét thì ông sẽ nhìn nghiêng, lườm họ nên họ sẽ chỉ nhìn thấy được tròng mắt màu trắng. Chính vì vậy, ''Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?'' ám chỉ người con gái tài sắc vẹn toàn được rất nhiều người đàn ông yêu thương hỏi cưới. Ai được nàng chấp nhận sẽ thường được gọi là “lọt vào mắt xanh” của cô gái.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều
3. Câu 3 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”.
Câu chuyện kể về một ông lão gọi là Tái Ông sống ở gần biên giới phía Trung Bắc có nuôi một con ngựa giá trị. Thế nhưng bằng cách nào đó tự nhiên con ngựa đã đi chạy khỏi chuồng và biến mất. Khi người quen đến nhà hỏi thăm, ông đã tự an ủi bản thân nói với họ “Mất ngựa biết đâu lại là điềm may”. Quả nhiên, sau vài ngày con ngựa không những quay lại mà còn mang theo mấy con ngựa đẹp về cùng. Những người hàng xóm biết tin lập tức đến chia vui, ông liền nói: “Ôi dào! Được thêm ngựa biết đâu lại là hoạ đó”. Tái Ông thực sự rất thiêng, nói gì được ngay nấy. Con trai ông thấy con ngựa đẹp nên mải mê tập cưỡi ngựa, cưỡi nó cả ngày cho đến một ngày bị ngã ngựa và gãy chân. Đến lúc ai cũng xác định đây là tai họa thì Tái Ông lại bình tĩnh nói “Biết đâu lại là phúc đó!”. Và tất nhiên, lời của ông lại một lần nữa linh nghiệm khi mà ngay sau đó, kẻ thù xâm chiếm đất nước và tất cả thanh niên đều phải ra trận. Nhưng trong trận chiến phần chết là điều chắc chắn thì con trai ông vì bị gãy chân mà không phải ra chiến trường. Cả gia đình ông được sống với nhau cả đời, con ông vui vẻ lấy vợ sinh con nối dői tông đường. Đúng là trong hạnh phúc luôn có tai họa và trong tai họa cũng sẽ có phần hạnh phúc, cuộc sống thật khó có thể đoán trước được.
Ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”: Cuộc sống luôn khó lường không thể dự đoán trước điều gì. Một điều may mắn đến không có nghĩa không có xui xẻo nhưng những điều xui xẻo khi đến cũng không có nghĩa ta sẽ gặp họa.
Qua bài viết phía trên VUIHOC đã giúp các em biết cách Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Các em hãy thường xuyên tương tác với các bài viết trong website vuihoc.vn hoặc trực tiếp đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!
Nguồn:
https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-43-van-9-tap-1-canh-dieu-4287.html