Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có cái nhìn đa chiều nhất về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

1. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Dữ

- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ thứ 16. Ông sinh ra tại huyện Trường Tân nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. 

- Ông là con cả của tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Tương truyền rằng Nguyễn Dữ chính là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Phùng Khoang. 

- Nguyễn Dữ đậu Hương Tiến, làm quan thời nhà Mạc đến thời nhà Lê ông giữ chức tri huyện. Nhưng do bất mãn với thời cuộc mà ông xin về quê nuôi mẹ rồi ở ẩn trong núi rừng Thanh Hóa.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là Truyền kỳ mạn lục. Đây là tác phẩm gồm những ghi chép tản mạn về những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dan gian. Ông viết ra tác phẩm này trong thời gian ẩn cư tại núi xứ Thanh.

- Tác phẩm gồm tổng hai mươi truyện và được viết hoàn toàn bằng chữ Hán.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?

- Với hiểu biết của em, trong xã hội phong kiến cũ người phụ nữ không được coi trọng. Họ luôn sống phụ thuộc vào người chồng, phải sống dưới những chuẩn mực mà xã hội đề ra. Cả cuộc đời họ không những phải công dung ngôn hạnh mà còn phụ thuộc vào tam tòng tứ đức. Ở nhà thì theo cha, cưới chồng theo chồng đến khi chồng mất lại phụ thuộc vào con trai. 

- Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.

- Về người phụ nữ, em ấn tượng nhất với tác phẩm Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương. 

- Tác phẩm nói về sống phận lênh đênh, bấp bênh của người phụ nữ. Cũng chính là sự ca ngợi phẩm chất trong sáng mà đầy nghĩa tình của những người phụ nữ Việt Nam xưa.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương: Đọc văn bản 

2.1 Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh

- Chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết: Người con gái Nam Xương, thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.

- Chi tiết giới thiệu nhân vật Trương Sinh: Cũng người làm Nam Xương, tính tình đa nghi, hay phòng bị quá mức với vợ.

2.2 Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?

Theo em, sau khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh sẽ trở về và gia đình sẽ lại đoàn tụ hạnh phúc.

2.3 Trương Sinh có thái độ như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?

- Sau khi nghe thấy những lời nói của con trẻ, Trương Sinh ngay lập tức có thái độ nghi ngờ vợ mình. Anh ta nghĩ rằng trong thời gian mình chiến đấu nơi chiến trường thì hàng đêm luôn có đàn ông đến nhà sống với vợ mình.

2.4 Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?

- Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh khác hoàn toàn với dự đoán trước đó của em.

2.5  Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?

- Nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang thì câu chuyện sẽ thiếu đi đoạn kết. Sau khi Trương Sinh biết được sự thật nhưng không thể cứu được vợ mình, Trương Sinh sẽ không thể gặp được vợ lần cuối cũng như ăn năn trước vợ vì hành động ghen tuông mù quáng của mình

2.6 Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?

- Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng vì cô muốn minh oan cho chính mình. Cô không muốn bị mang tiếng xấu mà chết, muốn được giải oan khuất.

3. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm

- Cốt truyện: Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời cay đắng và cái chết đầy đau thương của nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là người con của mảnh đất Nam Xương, cô được miêu tả là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nhưng chồng cô - Trương Sinh lại là một người có tính đa nghi quá đà, rất dễ nghi ngờ vợ vô lý. Chiến tranh bùng nổ khiến Trương Sinh phải ra chiến trường chiến đấu, Vũ Nương ở nhà chăm lo cho mẹ già cùng với con nhỏ, một thân cáng đáng cả một gia đình. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời nói vô tình vô ý của con nhỏ nên đã nghi ngờ vợ không chung thủy trong thời gian mình không ở nhà. Cái bóng mà nàng hay bảo với con đó là cha vô tình trở thành nỗi oan không thể hóa giải. Dù nói thế nào mọi người cũng không tin sự trong trắng của mình nên Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh trong sạch. Sau khi chìm mình dưới nước sông, cô gặp Phan Lang và nhờ có anh mà cô có thể hiện hồn về gặp chồng lần cuối khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho cô. Nhưng sự đã rồi, dù đã được minh oan trinh tiết của mình nhưng cô cũng không thể sống lại, chỉ có thể mãi mãi ở chốn thủy cung.

- Bố cục tác phẩm: Có thể chia văn bản thành ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình” - Đoạn đầu đã giới thiệu các nhân vật trong tác phẩm cũng như nêu lên được những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “nhưng việc trót đã qua rồi” - Nỗi oan khuất không thể tỏ cùng ai của Vũ Nương.

  • Phần 3: Còn lại - Vũ Nương được minh oan, chứng minh trinh tiết của mình.

3.2 Câu 2 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những nét gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?

- Ở ngay phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật được những đặc điểm của nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh.

- Vũ Nương hiện lên là người phụ nữ truyền thống, đẹp người đẹp nết, luôn lo lắng chu toàn cho gia đình.

- Trương Sinh là một người chồng đa nghi, dễ nghi ngờ vợ mình.

- Lời người kể có vai trò quan trọng trong việc khắc họa nhân vật. Qua lời người kể, người đọc có thể dễ dàng thấy được những đặc điểm nổi bật của nhân vật cũng như hình dung rő ràng được cặp vợ chồng Trương Sinh - Vũ Nương.

3.3 Câu 3 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rő các khía cạnh: 

a. Nỗi đau đớn của nhân vật.

Qua lời than của Vũ Nương, ta có thể thấy được nỗi đau đớn khi bản thân sống trong sạch thủy chung mà lại bị chính người chồng đầu ấp tay gối nghi ngờ, không tin tưởng. Nàng đã sử dụng hết lời lẽ để mong sự tin tưởng từ chồng, nói đến cả tình nghĩa vợ chồng, nói đến bao thăng trầm trong cuộc sống đã cùng nhau trải qua chỉ mong chồng đừng nghi oan cho mình, mong có thể hàn gắn lại gia đình đang trên bờ vực tan vỡ.

b. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.

- Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì là sự phát triển trong tâm lý của các nhân vật.

- Khi bị chồng hiểu lầm, Vũ Nương đã sử dụng hết ngôn ngữ lý lẽ để mong chồng tin tưởng mình luôn sống đúng đạo làm vợ. Nhưng khi Trương Sinh vẫn nghi ngờ, không tin thì ngôn ngữ của Vũ Nương như đẩy đến đỉnh điểm khi mà cô mất hết niềm tin, chán nản, tuyệt vọng dẫn đến quyết định nhảy sông tự vẫn lấy cái chết minh oan.

3.4 Câu 4 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Cho biết nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương

- Nguyên nhân trực tiếp: Sự đa nghi của người chồng, sự ghen tuông độc đoán của Trương Sinh đã bức Vũ Nương không thể minh oan cho chính mình, phải lựa chọn cái chết.

- Nguyên nhân gián tiếp:

  • Do chế độ phong kiến khắc nghiệt với người phụ nữ. Những người phụ nữ thời này luôn phải sống dưới sức ép của xã hội, với những chuẩn mực mà xã hội đề ra mà không thể phản kháng. Một xã hội bất công với phụ nữ khi họ phải sống theo tam tòng tứ đức, luôn phải phụ thuộc cả cuộc đời vào người chồng.

  • Cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối. Vũ Nương vốn gia cảnh nghèo khó còn Trương Sinh lại là con nhà phú hào nên vốn dĩ đôi vợ chồng này đã không bình đẳng trong chính tư duy lẫn kinh tế. Thói đời luôn là sự khinh rẻ của giàu với nghèo, sự không công bằng trong tiếng nói đã khiến Vũ Nương luôn phải chịu đựng nhẫn nhục trong chính cuộc hôn nhân của mình.

  • Lễ giáo phong kiến hà khắc khiến cho người phụ nữ không có tiếng nói riêng, luôn phải đặt chữ trinh tiết lên hàng đầu. Người phụ nữ mà thất tiết không chỉ bị chồng vứt bỏ mà còn bị cả xã hội đánh giá, hắt hủi chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất là cái chết để minh oan. 

  • Do chiến tranh tàn ác đã chia rẽ bao gia đình hạnh phúc. Nếu không có chiến tranh thì Trương Sinh sẽ không phải ra chiến trường, Vũ Nương cũng không phải sử dụng cái bóng để dỗ con khi vắng chồng.

3.5 Câu 5 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?

- Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Phan Lang được khắc họa:

  • Thời gian trong cả quá khứ lẫn hiện tại.

  • Không gian: Ở trong vùng đất Nam Xương và cả dưới thủy cung.

  • Trong câu chuyện, sự xuất hiện của Phan Lang có tác dụng kết nối hai nhân vật chính trong câu truyện và giải oan cho Vũ Nương.

3.6 Câu 6 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

- Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua các chi tiết:

  • Chi tiết Vũ Nương trở về: ngồi trong chiếc kiệu hoa ở giữa dòng sông. Theo sau nàng là năm mươi chiếc xe cờ tán với vőng lọng rực rỡ cả con sông lúc ẩn lúc hiện.

  • Đoạn kết kỳ ảo này có tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm:

  • Minh oan cho Vũ Nương, khắc họa hoàn chỉnh vẻ đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương. Người tốt sẽ luôn được minh oan dù cái kết có tệ như thế nào.

  • Tạo nên cái kết mà ai cũng mong muốn.

  • Niềm cảm thông, đau xót của tác giả với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.

3.7 Câu 7 trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu chủ đề tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó. 

- Chủ đề của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”: nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.

- Suy nghĩ của em về chủ đề tác phẩm chính là sự thương cảm với số phận nghiệt ngã của người phụ nữ trong chế độ cũ. Nhưng đây cũng là sự tôn trọng tuyệt đối với những người vợ, người mẹ dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ được trọn vẹn sự trong sạch, công dung ngôn hạnh.

4. Kết nối đọc viết trang 16 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, có một chi tiết đắt giá mang đến sự thay đổi hoàn toàn cho cốt truyện chính là hình ảnh chiếc bóng. Hình ảnh cái bóng mang nhiều giá trị mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn truyền tải với người đọc. Thứ nhất, cái bóng có giá trị hiện thực, tượng trưng cho hoàn cảnh đau khổ, đáng thương của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến ​​nói chung.

Không có chồng bên cạnh, cái bóng trở thành thứ mà Vũ Nương dùng để dạy dỗ con mình. Đó là hình ảnh thu nhỏ của sự cô đơn, tố cáo hiện thực tàn khốc khi chiến tranh đã chia cắt bao gia đình, khiến cho bé Đản phải sống những ngày tháng không cha, còn Vũ Nương phải sống xa chồng. Thứ hai, cái bóng cũng là yếu tố dẫn đến sự oan ức của Vũ Nương. Vì tin vào sự ngây thơ của con nhỏ cùng với sự ghen tuông mù quáng nên cái bóng trở thành nguyên nhân khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ mình ngoại tình, khiến Vũ Nương phải chịu oan ức và lựa chọn cái chết để minh oan. Cái bóng xuyên suốt câu chuyện mà bé Đản nói đến chính là chi tiết thắt nút thắt của câu chuyện, khi Trương Sinh đã hiểu rő mọi việc thì tất cả đã quá muộn rồi. Tóm lại, qua sự xuất hiện của cái bóng chính là hình tượng nghệ thuật thể hiện những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4091.html

 

 

Tovább

Soạn văn 9 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

Trước khi học văn trên lớp, các em học sinh cần phải chuẩn bị bài soạn văn ở nhà từ trước. Nếu các em gặp khó khăn khi chuẩn bị bài soạn thì hãy tham khảo Soạn văn 9 chương trình mới của VUIHOC nhé!

1. Soạn văn 9 - Sách kết nối tri thức

1.1 Soạn bài Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

  • Chuyện người con gái Nam Xương

  • Thực hành tiếng Việt trang 17

  • Dế chọi

  • Thực hành tiếng Việt trang 22

  • Sơn Tinh - Thủy Tinh

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

  • Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

  • Củng cố, mở rộng trang 34

  • Nỗi niềm chinh phụ

  • Thực hành tiếng Việt trang 44

  • Tiếng đàn mưa

  • Thực hành tiếng Việt trang 47

  • Một thể thơ độc đáo của người Việt

  • Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)

  • Củng cố, mở rộng trang 59

  • Kim - Kiều gặp gỡ

  • Thực hành tiếng Việt trang 71

  • Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

  • Thực hành tiếng Việt trang 75

  • Tự tình (bài 2)

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

  • Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay

  • Củng cố, mở rộng trang 84

  • Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích

  • Đọc mở rộng trang 87

  • Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người

  • Thực hành tiếng Việt trang 94

  • Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

  • Thực hành tiếng Việt trang 101

  • Ngày xưa

  • Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)

  • Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)

  • Củng cố, mở rộng trang 111

  • Thực hành đọc: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

  • Rô-mê-ô và Giu-li-ét

  • Thực hành tiếng Việt trang 122

  • Lơ Xít

  • Bí ẩn của làn nước

  • Thực hành tiếng Việt trang 131

  • Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)

  • Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

  • Củng cố, mở rộng trang 139

  • Thực hành đọc: Âm mưu và tình yêu

  • Đọc mở rộng trang 142

1.2 Soạn bài Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức

  • Ba chàng sinh viên

  • Thực hành tiếng Việt trang 15

  • Bài hát đồng sáu xu

  • Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời

  • Thực hành tiếng Việt trang 28

  • Viết truyện ngắn sáng tạo (truyện có yếu tố trinh thám)

  • Kể một câu chuyện tưởng tượng

  • Củng cố, mở rộng trang 37

  • Thực hành đọc: Ba viên ngọc bích

  • Tiếng Việt

  • Thực hành tiếng Việt trang 50

  • Mưa xuân

  • Thực hành tiếng Việt trang 54

  • Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng

  • Tập làm một bài thơ tám chữ

  • Viết đoạn văn nghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

  • Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

  • Củng cố, mở rộng trang 64

  • Thực hành đọc: Miền quê

  • Đọc mở rộng trang 65

  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

  • Thực hành tiếng Việt trang 71

  • Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta

  • Thực hành tiếng Việt trang 76

  • Bài ca chúc tết thanh niên

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội)

  • Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)

  • Củng cố, mở rộng trang 85

  • Thực hành đọc: Chuẩn bị hành trang

  • Yên Tử, núi thiêng

  • Thực hành tiếng Việt trang 95

  • Văn hóa hoa - cây cảnh

  • Thực hành tiếng Việt trang 100

  • Tình sông núi

  • Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

  • Củng cố, mở rộng trang 109

  • Thực hành đọc: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

  • Đọc mở rộng trang 112

  • Thách thức đầu tiên: Đọc để trưởng thành

  • Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách - Viết bài quảng cáo về sách dưới hình thức văn bản đa phương thức

  • Về đích: Ngày hội với sách Phát triển văn hóa đọc - Tiến hành một cuộc phỏng vấn về sách, văn hóa đọc, vấn đề gợi ra từ cuốn sách và những trải nghiệm đọc, viết trong dự án văn học - lịch sử tâm hồn

2. Soạn văn 9 - Sách kết nối chân trời sáng tạo

2.1 Soạn bài Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

  • Quê hương

  • Bếp lửa

  • Vẻ đẹp của sông Đà

  • Thực hành tiếng Việt trang 20

  • Mùa xuân nho nhỏ

  • Làm một bài thơ tám chữ

  • Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

  • Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

  • Ôn tập trang 30

  • Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ

  • Ý nghĩa văn chương

  • Thơ ca

  • Thực hành tiếng Việt trang 42

  • Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước

  • Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

  • Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

  • Ôn tập trang 54

  • Vườn quốc gia Cúc Phương

  • Ngọ Môn

  • Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận

  • Thực hành tiếng Việt trang 71

  • Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

  • Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

  • Ôn tập trang 86

  • Chuyện người con gái Nam Xương

  • Truyện lạ nhà thuyền chài

  • Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Thực hành tiếng Việt trang 109

  • Dế chọi

  • Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

  • Kể một câu chuyện tưởng tượng

  • Ôn tập trang 121

  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

  • Thúy Kiều báo ân báo oán

  • Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì

  • Thực hành tiếng Việt trang 138

  • Tiếng đàn giải oan

  • Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

  • Thực hiện cuộc phỏng vấn

  • Ôn tập trang 148

2.2 Soạn bài Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

  • Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

  • Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên)

  • Thực hành tiếng Việt trang 15

  • Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

  • Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

  • Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

  • Ôn tập trang 29

  • Chiếc mũ miện dát đá Be-rô

  • Ngôi mộ cổ

  • Cách suy luận

  • Thực hành tiếng Việt trang 46

  • Kẻ sát nhân lộ diện

  • Viết một truyện kể sáng tạo

  • Kể một câu chuyện tưởng tượng

  • Ôn tập trang 62

  • Nỗi nhớ thương của người chinh phụ

  • Hai chữ nước nhà

  • Bức thư tưởng tượng

  • Thực hành tiếng Việt trang 74

  • Tì bà hành

  • Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

  • Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

  • Ôn tập trang 83

  • Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

  • Tình yêu và thù hận

  • Cái roi tre

  • Thực hành tiếng Việt trang 104

  • Cái bóng trên tường

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

  • Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

  • Ôn tập trang 117

  • Nhớ rừng

  • Mùa xuân chín

  • Kí ức tuổi thơ

  • Thực hành tiếng Việt trang 128

  • Sông Đáy

  • Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

  • Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tình thuyết phục của một ý kiến

  • Ôn tập trang 138

3. Soạn văn 9 - Sách cánh diều

3.1 Soạn bài Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều

  • Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

  • Khóc Dương Khuê

  • Thực hành tiếng Việt trang 18

  • Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh

  • Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  • Phân tích một tác phẩm thơ

  • Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

  • Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo

  • Hướng dẫn tự học trang 32

  • Cảnh ngày xuân

  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

  • Thực hành tiếng Việt trang 43

  • Thực hành đọc hiểu: Kiều ở lầu Ngưng Bích

  • Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học

  • Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

  • Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn

  • Hướng dẫn tự học trang 53

  • Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ

  • Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du

  • Thực hành tiếng Việt trang 66

  • Thực hành đọc hiểu: Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông

  • Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

  • Tự đánh giá: Cao nguyên đá Đồng Văn

  • Hướng dẫn tự học trang 77

  • Làng

  • Ông lão bên chiếc cầu

  • Thực hành tiếng Việt trang 92

  • Thực hành đọc hiểu: Chiếc lược ngà

  • Thực hành đọc hiểu: Chiếc lá cuối cùng

  • Phân tích một tác phẩm truyện

  • Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

  • Tự đánh giá: Những con cá cờ

  • Hướng dẫn tự học trang 114

  • Bàn về đọc sách

  • Khoa học muôn năm

  • Thực hành tiếng Việt trang 124

  • Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học

  • Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết

  • Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

  • Tự đánh giá: Phải đọc sách cách nào?

  • Hướng dẫn tự học trang 138

3.2 Soạn bài Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều

  • Chuyện người con gái Nam Xương

  • Vụ cải trang bất thành

  • Thực hành tiếng Việt trang 17

  • Thực hành đọc hiểu: Dế chọi

  • Viết truyện kể sáng tạo

  • Kể một câu chuyện tưởng tượng

  • Tự đánh giá: Gói thuốc lá

  • Hướng dẫn tự học trang 32

  • Quê hương

  • Bếp lửa

  • Thực hành tiếng Việt trang 41

  • Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân

  • Thực hành đọc hiểu: Nhật kí đô thị hóa

  • Tập làm thơ tám chữ

  • Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

  • Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ

  • Tự đánh giá: Nói với con

  • Hướng dẫn tự học trang 55

  • Quần thể di tích Cố đô Huế

  • Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội

  • Thực hành tiếng Việt trang 65

  • Thực hành đọc hiểu: Đền tháp vẫn ngủ yên

  • Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết

  • Phỏng vấn ngắn

  • Tự đánh giá: Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

  • Hướng dẫn tự học trang 77

  • Sống, hay không sống?

  • Người thứ bảy

  • Thực hành tiếng Việt trang 92

  • Thực hành đọc hiểu: Đình công và nổi dậy

  • Phân tích một tác phẩm kịch

  • Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

  • Tự đánh giá: Chị tôi

  • Hướng dẫn tự học trang 105

  • Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương"

  • Về truyện: "Làng" của Kim Lân

  • Thực hành tiếng Việt trang 116

  • Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"

  • Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

  • Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

  • Tự đánh giá: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ "Quê hương"

  • Hướng dẫn tự học trang 128

4. Bí quyết học tốt ngữ văn 9

Chương trình ngữ văn 9 rất quan trọng trong bậc học THCS bởi các bài học trong chương trình có thể sẽ xuất hiện trong đề thi vào 10. Vì vậy, để học tốt ngữ văn 9, các em nên áp dụng các bí quyết dưới đây: 

Nắm chắc kiến thức quan trọng trong tác phẩm: Trong văn học, ngoài lối hành văn sáng tạo, ý tưởng bay bổng, người viết cần chú trọng thêm phần nội dung đảm bảo viết đúng và viết đủ. Hệ thống lại toàn bộ kiến thức quan trọng trong một tác phẩm như thông tin tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, cách liên kết với đời sống thực tại, và các biện pháp tu từ, nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

Lập dàn ý trước khi viết bài văn: Lập dàn ý là cách giúp học sinh sắp xếp ý tưởng, nội dung theo hướng rő ràng, mạch lạc. Điều này giúp tránh tình trạng bí ý tưởng hoặc thiếu sót bất kỳ kiến thức quan trọng nào khi viết bài.

Luyện tập viết văn thường xuyên: Luyện viết mỗi ngày giúp các bạn học sinh tự điều chỉnh lối viết, sắp xếp ý tưởng hợp lý và cải thiện giọng văn. Việc này có thể thực hiện bằng cách viết nhật ký, đăng status lên mạng xã hội hoặc tạo trang blog riêng. 

Chọn lọc phương pháp ôn luyện thích hợp: Bạn có thể học cùng gia sư tại nhà, sử dụng ứng dụng học tập trực tuyến hoặc tham gia các khóa học trực tuyến. Việc này giúp tìm kiếm hướng làm văn hiệu quả và được sửa lỗi cách bài bản, chi tiết. 

Học văn trong tâm thế thoải mái: Tránh học văn trong tâm thế bắt buộc. Văn học không có tính đúng - sai hoàn toàn, hãy nắm chắc kiến thức trọng tâm và áp dụng khả năng ngôn từ để viết nên những điều mới mẻ, ý tưởng riêng biệt của bản thân.

Khi áp dụng các phương pháp này, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức và cải thiện khả năng viết văn, từ đó đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi. 

 

Trên đây là hướng dẫn Soạn văn 9 chương trình sách mới chi tiết. VUIHOC đã tổng hợp các bài soạn của ba bộ sách kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều giúp các em dễ dàng chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Truy cập trang web của vuihoc.vn để xem thêm các bài viết về kiến thức môn học hữu ích nhé! 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-van-9-day-du-va-chi-tiet-theo-chuong-trinh-sach-moi-4063.html

 

Tovább

Phân tích đa thức thành nhân tử| Toán 8 chương trình mới


Kiến thức phân tích đa thức thành nhân tử giúp các em nhận biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng ba cách. Đồng thời bài viết cung cấp hướng dẫn giải bài tập của bài học trong sách toán 8 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều.

1. Phân tích đa thức thành nhân tử

Định nghĩa: Phân tích đa thức thành nhân tử hay thừa số là biến đổi đa thức đố thành một tích của những đa thức. 

2. Các cách phân tích đa thức thành nhân tử

2.1 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung

- Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung là cách tìm nhân tử chung của mỗi hạng tử trong đa thức để viết thành tích của nhân tử đó với một đơn thức. Sau đó sử dụng các tính chất phân phối của phép nhân, phép cộng để viết thành tích của nhân tử đó và đa thức. 

A.B + A.C + A.D = A(B + C + D)

- Lưu ý: Với phương pháp phân tích này, các em cần chú ý đến quy tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "−" đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "−“ thành dấu "+" và dấu "+” thành dấu "−". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

2.2 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử

- Cách làm: 

Bước 1: Chọn và nhóm các hạng tử vào một nhóm sao cho các nhóm sau khi phân tích thành nhân tử có thừa số chung hoặc liên hệ các nhóm lá hằng đẳng thức. 

Bước 2: Nếu các nhóm có thừa số chung thì đặt chúng làm nhân tử chung ra ngoài khi đó trong ngoặc là tổng các thừa số của nhóm còn lại. 

2.3 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng hằng đẳng thức

- Cách làm: Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức thành nhân tử. Lưu ý sử dụng linh hoạt các hằng đẳng thức phù hợp để phân tích đa thức thành nhân tử.

>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức toán 8 chi tiết SGK mới

3. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách: Bài tập

3.1 Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử sách chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 25 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 25 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 25 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo

Bài 4 trang 25 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo

Bài 5 trang 25 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo

Bài 6 trang 25 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo

Bài 7 trang 25 SGK toán 8/1 chân trời sáng tạo

3.2 Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử sách cánh diều

Bài 1 trang 26 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 2 trang 26 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 3 trang 26 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 4 trang 26 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 5 trang 26 SGK toán 8/1 cánh diều

3.3 Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử sách kết nối tri thức

Bài 2.22 trang 44 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.23 trang 44 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.24 trang 44 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.25 trang 44 SGK toán 8/1 kết nối tri thức 

 Trên đây là kiến thức phân tích đa thức thành nhân tử trong chương trình toán 8 chân trời sáng tạo, kết nối tri thức và cánh diều. Để tham khảo thêm nhiều bài học khác, các em hãy truy cập vào trang web vuihoc.vn nhé

Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-phan-tich-da-thuc-thanh-nhan-tu-toan-8-chuong-trinh-moi-3298.html

Tovább

Hằng đẳng thức đáng nhớ|Toán 8 Chương trình mới


Hằng đẳng thức đáng nhớ là phần kiến thức quan trọng mà các em phải nắm bắt được để áp dụng trong các dạng bài tập trong chương trình toán 8 và các cấp sau này. Hằng đẳng thức đáng nhớ là kiến thức cơ bản, là nền tảng quan trọng trong quá trình học toán ở bậc THCS.

1. Các hằng đẳng thức đáng nhớ trong chương trình toán 8

1.1 Bình phương của một tổng, một hiệu

1.2 Hiệu của hai bình phương 

1.3 Lập phương của một tổng, một hiệu

1.4 Tổng và hiệu của hai lập phương 

 

>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức toán 8 chi tiết SGK mới

2. Bài tập về các hằng đẳng thức đáng nhớ

2.1 Bài tập về các hằng đẳng thức đáng nhớ sách cánh diều

Bài 1 trang 23 SGK Toán 8/1 Cánh diều

Bài 2 trang 23 SGK Toán 8/1 Cánh diều

Bài 3 trang 23 SGK Toán 8/1 Cánh diều

Bài 4 trang 23 SGK Toán 8/1 Cánh diều

 

Bài 5 trang 23 SGK Toán 8/1 Cánh diều

Bài 6 trang 23 SGK Toán 8/1 Cánh diều

2.2 Bài tập về các hằng đẳng thức đáng nhớ sách chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 4 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 5 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 6 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 7 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 8 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 9 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 10 trang 22 SGK toán 8/1 Chân trời sáng tạo

2.3 Bài tập về các hằng đẳng thức đáng nhớ sách kết nối tri thức

Bài 2.1 trang 33 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.2 trang 33 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.3 trang 33 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.4 trang 33 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.5 trang 33 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.6 trang 33 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.7 trang 36 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.8 trang 36 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.9 trang 36 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.10 trang 36 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.11 trang 36 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.13 trang 39 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 2.15 trang 39 SGK Toán 8/1 kết nối tri thức

Trên đây là những kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ cùng hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa toán 8 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều. Để tìm hiểu thêm các bài học trong chương trình toán 8, các em hãy theo dői những bài viết mới của VUIHOC hàng ngày nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-hang-dang-thuc-dang-nhotoan-8-chuong-trinh-moi-3295.html

Tovább

Các phép toán với đa thức nhiều biến|Toán 8 chương trình mới


Bài học các phép toán với đa thức nhiều biến các em sẽ được làm quen với cách thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân chia đa thức cùng hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa. Mời các em cùng tham khảo bài viết.

1. Cộng trừ hai đa thức

- Để cộng trừ hai đa thức ta thực hiện các bước sau: 

Sử dụng quy tắc dấu ngoặc để bỏ dấu ngoặc. 

Sử dụng tính chất giao hoán hoặc kết hợp để nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau. 

Thực hiện cộng, trừ các đa thức đồng dạng đó.

2. Nhân hai đa thức

- Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau, nhân các lũy thừa cùng biến rồi nhân các kết quả đó với nhau

- Để nhân đơn thức với đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các kết quả với nhau. 

- Để nhân hai đa thức, ta nhân từng hạng tử của đa thức này với đa thức kia, rôi cộng các kết quả với nhau. 

3. Chia đa thức cho đơn thức

3.1 Chia đơn thức cho đơn thức

- Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ( với A chia hết cho B), ta thực hiện các bước: 

  • Chia hệ số của A cho hệ số của B. 

  • Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của từng biến đó trong B.

  • Nhân các kết quả tìm được với nhau. 

Ví dụ: (8a2b4c3):(4ab3c) = (8:4).(a2: a).(b4 : b3).(c3: c) = 2abc2

3.2 Chia đa thức cho đơn thức

- Muốn chia một đa thức cho một đơn thức (trường hợp chia hết), ta chia từng hạng tử của đa thức cho đơn thức đó, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau. 

Ví dụ: (25a2 - 15ab) : 5ab = (25a2 : 5ab) + ( -15ab : 5ab) 

                                        = 5ab - 3

>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức toán 8 chi tiết SGK mới

4. Hướng dẫn giải bài tập SGK toán 8 mới

4.1 Bài tập các phép toán với đa thức nhiều biến sách cánh diều

Bài 1 trang 17 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 2 trang 17 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 3 trang 17 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 4 trang 17 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 5 trang 17 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 6 trang 17 SGK toán 8/1 cánh diều

Bài 7 trang 17 SGK toán 8/1 cánh diều

4.2 Bài tập các phép toán với đa thức nhiều biến sách chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 4 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 5 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 6 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 7 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 8 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

Bài 9 trang 17 SGK Toán 8/1 Chân trời sáng tạo

4.3 Bài tập các phép toán với đa thức nhiều biến sách sách kết nối tri thức

Bài 1.14 trang 16 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.15 trang 16 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.16 trang 16 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.17 trang 16 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.24 trang 21 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.25 trang 21 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.26 trang 21 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.27 trang 21 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.28 trang 21 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.29 trang 21 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.30 trang 24 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.31 trang 24 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Bài 1.32 trang 24 SGK toán 8/1 kết nối tri thức

Trên đây là tổng hợp kiến tức về các phép toán với đa thức nhiều biến cùng hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa toán 8 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều. Để tìm hiểu thêm nhiều bài học khác trong chương trình toán 8, các em hãy theo dői các bài viết mới nhất của VUIHOC nhé! 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-cac-phep-toan-voi-da-thuc-nhieu-bientoan-8-chuong-trinh-moi-3292.html

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek