Học sinh nên tích cực thực hiện các hoạt động củng cố, mở rộng kiến thức để nắm vững kiến thức, nâng cao năng lực tư duy và sáng tạo. Dưới đây là bài soạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 sách văn 10 kết nối tri thức mà VUIHOC mang lại nhằm giúp các em rèn luyện kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 sách văn 10 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 68 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Nội dung

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng hoàng lan

Một chuyện đùa nho nhỏ

Ngôi của người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Nhân vật chính

Giăng-van-giăng, Gia-ve, Phăng- in

Nhân vật Thanh, Nga

Na-đi-a, nhân vật tôi

Điểm nhìn

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: điểm nhìn thay đổi theo từng nhân vật

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật Thanh

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật xưng “tôi”

Chủ đề

Những người có uy quyền trong cuộc sống

Thiên nhiên bình yên, giản dị với những kỉ niệm ấm áp

Hồi ức về kỉ niệm đẹp, nhỏ bé trong quá khứ

2. Câu 2 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

Nội dung

Người kể chuyện thứ nhất

Người kể chuyện thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể chuyện xưng “tôi”

Người kể chuyện giấu mình, không xưng “tôi”

Chức năng của lời kể

Có tác động chủ quan đến câu chuyện

Tác động khách quan đến câu chuyện

Khả năng bao quát điểm nhìn

Khả năng bao quát không rộng, câu chuyện mang tính chủ quan nhiều hơn

Khả năng bao quát rộng, câu chuyện mang tính khách quan hơn

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, mà chỉ là nghe và kể lại

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cao cho độc giả, khả năng tác động cao

Mang lại độ tin cậy không cao, khả năng tác động thấp

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Kết nối tri thức

3. Câu 3 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

- Những dấu hiệu có thể giúp cho ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện:

+ Lời thoại gắn với một nhân vật cụ thể.

+ Lời biểu thị ý thức, suy nghĩ và tâm trạng, nó mang cách thể hiện của nhân vật cụ thể.

- Lời nhân vật trong truyện thường tồn tại ở 2 dạng: lời thoại trực tiếp và lời thoại gián tiếp.

4. Câu 4 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

a)  Tìm ý và lập dàn ý

  • Mở bài: 

Giới thiệu đôi nét về tác giả Thạch Lam, khái quát truyện “Dưới bóng hoàng lan”, nhân vật Thanh và chủ đề của truyện

  • Thân bài: 

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu qua nội dung của tác phẩm: Truyện “Dưới bóng hoàng lan” nói về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà và được gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật từ đó làm rő chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh mà nhân vật xuất hiện: không gian, thời gian, ngoại hình và cả tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của truyện: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với bà và trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật và chủ đề đem lại: Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho độc giả cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của nhân vật Thanh.

  • Kết bài: 

Khẳng định lại ý nghĩa của nhân vật đối với việc làm nổi bật chủ đề.

 

b) Viết đoạn

  • Mở bài:

Nhà văn Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, ông cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam luôn thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần trở về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện khai thác diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tinh tế, từ đó đã làm nổi bật lên chủ đề. Đó là những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc hay những khung cảnh bình dị, thân quen nhưng vẫn luôn đủ sức để nâng đỡ tâm hồn của con người.

  • Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà.

Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cả cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh lên tỉnh làm rồi đi về hàng năm vào các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ về trước hai năm. Có phải cuộc sống thị thành đã nhiều lúc khiến cho Thanh quên người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời, luôn mỏi mắt trông chờ anh. Đáp lại tiếng gọi bà ơi, một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra và rơi xuống mặt bàn. Anh chàng định thần, nhìn con mèo của nhà anh. Thanh mỉm cười đi lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần khác, Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào đó lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ, nó khiến anh thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ vẫn đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian thì đứng lặng. Phong cảnh nơi đây vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà anh vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong khung cảnh bình yên và thong thả của chốn quê xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ cùng những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hình ảnh ấy hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng lạ thường. Và hình ảnh những cô gái xinh xắn trong tà áo trắng, cùng mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà anh cũng khiến cho chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Thanh cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia dường như đang dừng lại trên bậc cửa.

5. Câu 5 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

  • Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: Thanh là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà. Anh chàng có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng mà luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu và sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến câu chuyện: Khi gặp bà, Thanh có tâm trạng vui mừng và nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì anh lại cảm thấy nhẹ nhőm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ khi nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng chính là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng nhân vật Thanh, chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về những thứ tình cảm như gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên của làng quê yên bình.

  • Luyện tập nói: Cần luyện lập thường xuyên để có thể cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

6. Câu 6 trang 69 SGK Văn 10/2 kết nối tri thức

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được kể bằng ngôi thứ nhất. Chuyện kể về cuộc gặp gỡ và chia xa giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu, từ đó đã khái quát tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 

- Truyện ngắn “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài được kể bằng ngôi thứ nhất. Đó là câu chuyện về thế giới loài vật thông qua hành trình của nhân vật Dế Mèn, tác giả đã gửi gắm vào trang viết những bài học về cách sống của con người.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 sách văn 10 kết nối tri thức. Hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-68-sach-van-10-ket-noi-tri-thuc-2717.html