Ai cũng biết Mũi Cà Mau là vùng đất thiêng liêng tận cùng của tổ quốc. Những tác phẩm về mảnh đất này cũng rất hay và cần được truyền tải tới nhiều người đọc hơn. Hãy cùng VUIHOC Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức 11 tập 2 để có thể hiểu hơn về vùng đất đặc biệt này nhé!

1. Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức: Trước khi đọc 

1.1 Câu 1 trang 45 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Ba tiếng "Mũi Cà Mau" gợi lên trong em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Trả lời:

Tên gọi Cà Mau được xuất phát từ cách mà đồng bào Khmer gọi tên vùng đất này đó là "Tưk Kha-mau", có ý nghĩa là nước đen. Nước đen là màu nước đặc trưng của lá tràm trong thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống và làm đổi màu nước. Mũi Cà Mau - vùng đất tận cùng của tổ quốc, một điều kỳ diệu và độc đáo không một nơi nào có được, mà cư dân vùng này còn ví von là: “Ðất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

1.2 Câu 2 trang 45 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức 

Bạn đã biết được những gì về vùng đất Mũi Cà Mau (thông qua sách báo, phim ảnh và những phương tiện truyền thông,...)?

Trả lời:

Cà Mau là vùng đất thấp và đương nhiên thấp thì thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang xuất hiện hiện tượng bồi lở ở cả hai phía biển Đông và Tây. Cà Mau có tới 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất bãi bồi, đất than bùn, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn có diện tích 150.278 ha tập trung chủ yếu tại ven Biển Ðông và phía Nam của thành phố Cà Mau, các huyện Cái Nước, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Ðất phèn có diện tích rất lớn rơi vào khoảng 334.925 ha, chiếm tới 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở khắp các huyện trong tỉnh.

2. Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức: Trong khi đọc 

2.1 Câu 1:  Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích gì?

Tác giả đến với Mũi Cà Mau mục đích là để đi chơi. 

2.2 Câu 2: Chú ý những liên tưởng của tác giả về văn học.

Những liên tưởng của tác giả về văn học chính là những cái phai của Anh Đức, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu từ hơn 40 năm về trước. Những trang kí, trang thư và trang thơ gieo mầm dưới mỗi câu, mỗi chữ lại là hạt hy vọng ứ nghẹn những khát khao được bung nở cây trái hòa bình.

2.3 Câu 3: Trạng thái tình cảm của tác giả và mọi người khi đến với Mũi Cà Mau.

Đối với tác giả, đây là vùng đất mãi nằm trong trí tưởng tượng từ rất lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ tới ngày được xách ba lô lên và khám phá. Để rồi khi thực sự được tới Cà Mau, tác giả đã yêu và đắm chìm trong cảnh vật và con người nơi đây.

2.4 Câu 4: Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?

Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính đã xuất hiện trong liên tưởng góp phần giúp tô đậm thêm tâm trạng nhớ nhà. 

2.5 Câu 5: Từ "xứ" được nói ở đây có kết nối như thế nào với nhan đề?

Từ "xứ" ở đây để chỉ những địa điểm của mũi Cà Mau.

2.6 Câu 6: Chú ý cái nhìn của người viết đối với những chi tiết thực của đời sống được ghi lại.

Họ đều dành nhiều tình cảm cho nơi đây, lưu luyến không muốn rời. Lang thang đi qua nhiều mảnh đất, từ “xứ” như được xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đó chính là cái hãnh diện của những con người khi nhắc về quê hương của mình. Tác giả được ở nơi đây, cùng hòa vào với khung cảnh sống sinh hoạt của những con người ở Cà Mau. Ở đó có những ngôi nhà được làm bằng những thứ vật có sẵn ở đây. Có những con người rất cần cù chịu khó, đang làm công việc của mình để mưu sinh. Khung cảnh sinh hoạt của người dân Cà Mau luôn gắn liền với cây đước, nó mang đến nhiều tài nguyên, mang theo cả thứ ánh sáng đẩy lùi những khó khăn cho con người.

2.7 Câu 7 Những khó khăn, bộn bề mà con người ở đất Mũi Cà Mau đã trải qua.

Những con tôm bị ngạt thở do sình lầy, vì vậy mà những cây đước bị mọi người đốn hạ để cho ra được những vuông tôm sạch sẽ trong lành. 

2.8 Câu 8 Cách thể hiện cảm xúc của tác giả ở phần kết.

Ông thấy mọi thứ ở đây đều rất đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi nào có thể có được. Để rồi nhà văn nhớ nhung và yêu thương đến mức nước mắt nhòe đi. Tác giả phải dành cho vùng đất này rất nhiều tình cảm nên cảm xúc mới bỗng chợt dâng trào đến như thế.

3. Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với vùng Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì với người viết tản văn?

Trả lời:

- Tác giả có tâm thế “đi chơi” gợi ra sự nhẹ nhàng và vui vẻ khi đến với Mũi Cà Mau.

- Tâm thế ấy giúp cho tác giả có thể tìm ra được niềm hứng khởi và cảm xúc mới mẻ để dễ dàng quan sát, trải nghiệm và sáng tác.

3.2 Câu 2 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Tính chất tươi mới và sống động của thực tế đời sống con người ở vùng Đất Mũi được thể hiện thông qua những khung cảnh, nhân vật nào?

Trả lời:

Một số khung cảnh và nhân vật như:

- Anh bạn nhà văn Đất Mũi kể rằng đã chứng kiến đủ những xúc động của các vị khách khi tới đây: “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây đước, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để… khóc vì sướng”

- Cảnh mấy anh em nhà báo ngồi cởi trần lai rai tại một số ngôi nhà ở xã Đất Mũi, thông qua câu chuyện về những con người cụ thể, thêm thấu hiểu cách làm việc và sinh sống của cư dân nơi đây.

- Cảnh những người phụ nữ đang ngồi lột thịt ghẹ ở một cơ sở gia công thực phẩm của vợ chồng nhà anh Phúc hay chị Tuyết - một bức tranh sinh động về đời sống lao động của con người Đất Mũi.

- Câu chuyện gay cấn một thời về sự lựa chọn giữa con tôm hay cây đước, liên quan tới sinh mệnh chính trị của biết bao người, được kể lại trong căn nhà của Phó Chủ tịch xã Đất Mũi, Lê Hoàng Liêm.

3.3 Câu 3 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Đến với Mũi Cà Mau, tác giả đã liên tưởng đến những nhà thơ và nhà văn nào đã có duyên nợ với mảnh đất này? Những liên tưởng ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Tác giả đã liên tưởng tới những nhà thơ và nhà văn có duyên nợ với vùng đất này như:

  • Trước Cách Mạng: Nguyễn Bính, nhà thơ lãng mạn đã đặt chân tới Mũi Cà Mau trong những chuyến “giang hồ” mà nhà thơ tự nhận.

  • Cuộc kháng chiến chống Mỹ: Nguyễn Tuân với bút kí “Khi nào Bắc Nam được thống nhất, anh sẽ vô thăm đâu trước tiên?”

  • Anh Đức với bút kí Bức thư Cà Mau

  • Xuân Diệu với bài thơ Mũi Cà Mau

  • Sơn Nam với “một pho từ điển sống về Nam Bộ”

  • Nguyễn Ngọc Tư - một nhà văn sống và viết tại Cà Mau

- Ý nghĩa: Mũi Cà Mau chính là địa danh khơi gợi rất nhiều cảm hứng sáng tạo cho những nhà văn và nhà thơ. Đến với mũi Cà Mau cũng chính là đến với một vùng văn chương, vì thế khi viết về vùng đất này, tác giả đã thấy có những thách thức.

3.4 Câu 4 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Chất trữ tình được thể hiện như thế nào ở trong bài tản văn? 

Trả lời:

- Người viết đến với Mũi Cà Mau với một tâm thế hết sức nhẹ nhőm, nhưng kì thực để thoả mãn được nỗi “khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới”. Những rung động rất mới mẻ, tức thì của tâm hồn khi được tiếp xúc với con người cùng cảnh vật đang thay thế cho sự hiểu biết về một mảnh đất thông qua những trang văn của người khác.

- Mượn lời văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói ra nỗi niềm: “Cá thò lò… lạ lắm sao?”

- Thấy được sự bồi hồi vô cùng lạ lẫm của lòng mình đối với những kiểu bày tỏ niềm xúc động của biết bao người từ mọi miền về đây.

- Nhìn cảnh quan, sản vật và con người, lắng nghe từng lời ăn tiếng nói của “quê xứ Cà Mau” với niềm yêu mến, gần gũi và thân tình.

- Không giấu được niềm xúc động hết sức kín đáo khi rời xa Mũi Cà Mau: “Than hầm từ thân cây…. chợt cay nhòe”.

=> Chất trữ tình được thể hiện một cách trực tiếp (người viết tự bộc lộ ra cảm xúc), gián tiếp (những hình ảnh khách quan về cuộc sống có sức lay động và tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện độc đáo của tác giả).

3.5 Câu 5 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của mảnh Đất Mũi hiện ra như thế nào?

Trả lời:

Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của mảnh Đất Mũi hiện ra vừa mang chất hiện thực lại vừa mang chất trữ tình. 

3.6 Câu 6 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Theo em, trong hai phương diện sau, phương diện nào đã thực sự nổi trội ở bài tản văn này? Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời:

Theo em, trong hai phương diện phía trên, phương diện thực sự nổi trội ở bài tản văn này chính là: Tình cảm và cảm xúc chủ quan của nhân vật "tôi" (người viết) khi tiếp xúc với thiên nhiên cùng con người ở Đất Mũi. Vì thông qua tác phẩm, những tình cảm và cảm xúc của tác giả đã được hiện ra một cách rő nét. Ông đặt vào trong mỗi lời văn tình cảm và sự quan sát vô cùng tinh tế của mình. Phải dành nhiều tình cảm như thế nào thì mới thấy được cả vẻ đẹp được ẩn sâu bên trong của nơi đó và họa nó vào mỗi lời văn như vậy.

3.7 Câu 7 trang 50 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức

Nêu nhận xét của em về cách sử dụng ngôn ngữ và những biện pháp tu từ ở trong tác phẩm.

Trả lời:

Qua bài tản văn này, chúng ta có thể nhận thấy được rằng tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ để có thể thể hiện sự tò mò cũng như sự quan tâm của mình đối với mảnh đất và con người sống ở đây. Những câu hỏi tu từ đã giúp cho tác giả giải tỏa được những thắc mắc ở trong lòng mình và đồng thời truyền tải được tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào trong những từ ngữ, lời lẽ của mình. Nhờ đó, bài viết mang đậm chất tản văn đã truyền đạt được đầy đủ những ý tưởng chính một cách sâu sắc hơn.

4. Kết nối đọc viết 

Từ ý của câu "Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe", hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc đối với vùng Mũi Cà Mau.

Đoạn văn tham khảo:

Qua văn bản trên đã cho ta thấy được một mảnh đất Cà Mau trên dáng hình Việt Nam. Nó hiện ra với vẻ đẹp vô cùng tươi mới. Từ đây cho thấy đất nước của chúng ta vốn dĩ có những địa danh đẹp và nên thơ đến vậy. Những địa danh và thắng cảnh ấy càng khiến ta cảm thấy tự hào hơn về nét đẹp của dải đất hình chữ S này. Và hơn nữa là sự yêu quý dành cho những khung cảnh tuyệt đẹp nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Thông qua tác phẩm này, những tình cảm và cảm xúc của tác giả đã được thể hiện một cách rő nét. Ông đặt vào trong từng lời văn biết bao tình cảm và sự quan sát hết sức tinh tế của mình. Phải dành nhiều tình cảm như thế nào mới thấy được cả vẻ đẹp ẩn sâu phía trong của nơi này và họa nó vào trong từng lời văn như thế. Chẳng những thế mà tác giả mới thốt lên câu “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”.

 

 

Bài viết trên giúp các em chuẩn bị trước những câu hỏi cho phần Soạn bài Cà mau quê xứ sách kết nối tri thức 11 tập 2. Thông qua bài viết, hy vọng các em có thể cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những con người thân thiện nơi đây. Để học thêm nhiều tác phẩm khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc nội dung các môn học khác, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website vuihoc.vn rồi đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể học được nhiều kiến thức hay nhất cùng các thầy cô nhé!

 

Nguồn : 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-ca-mau-que-xu-sach-ket-noi-tri-thuc-11-tap-2-2424.html