Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Kiến thức ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10


Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10 chi tiết bao gồm kiến thức ngữ pháp trong các bài học. Tham khảo ngay để biết trọng tâm ngữ pháp cần ôn tập cho bài thi nhé!

1. Ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10: Conditionals - Câu điều kiện1.1 Câu điều kiện loại 1: 

- Cách sử dụng: Câu điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, được dùng để đưa ra lời gợi ý hoặc đề nghị, cảnh báo hay đe dọa. 

- Công thức: If + S + V(s/es), S + will/can/shall... + V

Ex: If I have money, I will by a new car. 

If you need a cup of tea, I can get you one. 

1.2 Câu điều kiện loại 2:  

- Cách dùng: Câu điều kiện không có thật ở hiện tại

- Công thức: If + S + V2/ Ved, S +would/ could/ should…+ V. ( Lưu ý to be: luôn dùng were/ weren't)

Ex: If I had a lot of money, I would buy a lot of toys. 

1.3 Bài tập về câu điều kiện: 

Bài 1: Hoàn thành câu với dạng đúng của động từ trong ngoặc: 

1. I _________ (not be) surprised if you _________ (enjoy) that show.

2. If Mai _________ (come), there ___________ (not be) enough seats.

3. If they __________ (work) hard, they ___________ (pass) their exams.

4. We ________ (have) a camping if it _______ (not rain).

5. If I _______ (go) to Vietnam, I _________ (send) you a postcard.

Đáp án: 

1. won’t be – enjoy

2. comes – won’t be

3. work – will pass

4. will have – doesn’t rain

5. go – will send

Bài 2: Viết lại câu với từ cho sẵn: 

1. If / we / not / go shopping / by 9 p.m. / the shop / be / closed.

2. If Minh / not be / ready / by 8 a.m. / his friend / go / without him.

3. If / you / send / your sister / this gift/ it / come / to / her / tomorrow.

4. Linh / get / a / high-paying / job / if / she / do / well / in / interview.

5. Tuấn / miss / the flight / if he / not / be / in a hurry.

Đáp án: 

1. If we don’t go shopping by 9 p.m, the shop will be closed.

2. If Minh isn’t ready by 8 a.m, his friend will go without him.

3. If you send your sister this gift, it will come to her tomorrow.

4. Linh will get a high-paying job if she does well in the interview.

5. Tuấn will miss the flight if he is not in a hurry.

2. Ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10: The Passive voice - Câu bị động1.1 Cách chuyển câu chủ động sang bị động

a. Cấu trúc: 

Active: S + V + O +...

Passive: S + be + V3/ed + (by O) + ...

b. Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động ta thực hiện 2 bước sau: 

+ Bước 1: Xác định chủ ngữ (S), động từ (V), tân ngữ (O) và thì của động từ trong câu chủ động

Ex: My mother arranges the books on the shelves every weekend 

          S               V1             O

+ Bước 2: Đem O lên làm chủ ngữ,chuyển S xuống làm tân ngữ và đặt sau by. Thêm động từ to be phù hợp với thì của động từ trong câu chủ động và chuyển động từ chính sang V3/ed

Ex: The books are arranged on the shelves by my mother every weekend. 

                 S          be      V3/ed                               By + O

1.2 Lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động 

a. Trường hợp có liên từ "and" và giới từ "of", ta phải xác định đầy đủ chủ ngữ và tân ngữ trong câu chủ động.

Ex: She and I see the TV program. 

The TV program is seen by her and me. 

He bought a box of candy last night. 

A box of candy was bought last night. 

b. Trong câu bị động, "by + O" luôn đứng sau trạng từ chỉ nơi chốn và trạng từ chỉ thời gian. 

Ex: The books are arranged on the shelves by my mother every weekend.

                                                  địa điểm           tân ngữ           thời gian

c. Trong câu bị động, ta có thể bỏ: by people, by us, by them, by someone. 

d. Trong các thì có các trợ động từ (auxiliary verbs) như am/is/are/was/were/has/have/had/... 

Active: S + auxiliary verbs + V + O +...

Passive: S + auxiliary verbs +be + V3/ed + (by O) + ...

Ex: Minh was watching a film at 7 o'clock last night. 

            S    Aux       V          O

A film was being watched by Minh at 7 o'clock last night. 

1.3 Bài tập về câu bị động 

Bài tập: Chuyển những câu sau sang câu bị động: 

1. He opens the book.

2.  She doesn’t buy the cooker.

3. Does that man rob the bank?

4. My mother is baking a cake.

5. Linh is choosing a gift for her best friend's birthday.

6. My parents have taken care of my dog well.

7. Why did many students visit the Ho Chi Minh Mausoleum last week?

8. She was not playing chess in her room at 7 o’clock yesterday morning.

9. After Huyen had watched the film, she studied.

10. My father will buy a luxury car.

Đáp án: 

1. The book is opened by him. 

2. The cooker is bought by her. 

3. Is the bank robbed by that man?

4. A cake is being baked by my sister.

5.  Linh is choosing a gift for her best friend's birthday.

6. My dog has been taken care of well by my parents. 

7. Why was the Ho Chi Minh Mausoleum visited by many students last week?

8. Chess was not being played in her room by her at 7 o’clock yesterday morning.

9. After the film had been watched by Huyen, she studied.

10. A luxury car will be bought by my father. 

3. Ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10: Reported speech - Câu tường thuật 

Câu tường thuật (hay câu trần thuật) dùng để tường thuật lại nội dung lời nói của người khác bằng chính ngôn ngữ của mình và không sử dụng dấu trích dẫn. 

3.1 Câu tường thuật dạng câu hỏi

- Người nói hoặc người viết tường thuật lại một câu hỏi bằng cách sử dụng các động từ tường thuật như ask, want to know, wonder... 

- Câu tường thuật dạng câu hỏi sẽ bỏ đi dấu chấm hỏi, trật tự các từ trong câu hỏi đưa về vị trí S + V + O giống như câu trần thuật ( Không đảo trợ động từu lên trước chủ ngữ).

- Câu hỏi Yes/No dùng cấu trúc: 

S + ask + (O) + if/whether + S + V

S + want to know/ wonder + if/whether + S + V. 

3.2 Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh: 

- Câu trúc: ask/tell + O + to V. 

- Ngoài động từ ask, tell, người học có thể sử dụng các động từ khác biểu thị nghĩa yêu cầu, ra lệnh (thay cho “say”) bao gồm: order, command, instruct, forbid, request, beg, urge

Ex: The man said to us, “Please wait outside.” The man told us to wait outside. 

3.3 Một số câu tường thuật đặc biệt: 

- Thuật lại một lời hứa: Promised to do something

 “I will buy you a new car”, my dad said. My dad promised to buy me a new car.

- Thuật lại một lời đe dọa:Threatened to do something

 “Give me all your money or I’ll kill you”, said the robber. The robber threatened to kill me if I didn’t give him all my money.

- Thuật lại một lời cảnh báo: Warned somebody (not) to do something

- Thuật lại một lời nhắc nhở: Reminded somebody to do something. 

- Thuật lại một lời động viên: Encouraged somebody to do something

- Thuật lại một lời cầu khẩn: Begged/implored somebody (not) to do something

- Thuật lại một lời đề nghị: Offered to do something

- Thuật lại một sự đồng ý: Agreed to do something

3.4 Cách chuyển câu trực tiếp sang câu bị động 

Bước 1: Chọn động từ tường thuật phù hợp với ngữ cảnh của câu. 

Bước 2: Lùi thì của động từ: Động từ trong câu tường thuật được viết lùi 1 thì so với câu trực tiếp. 

Câu trực tiếp

Câu tường thuật

Present simple (Hiện tại đơn)

Past simple (Quá khứ đơn)

Present continuous (Hiện tại tiếp diễn)

Past continuous (Quá khứ tiếp diễn)

Present perfect (Hiện tại hoàn thành)

Past perfect (Quá khứ hoàn thành)

Present perfect continuous (Hiện tại hoàn thành tiếp diễn)

Past perfect continuous (Quá khứ hoàn thành tiếp diễn)

Past simple (Quá khứ đơn)

Past perfect (Quá khứ hoàn thành)

Past continuous (Quá khứ tiếp diễn)

Past perfect continuous (Quá khứ hoàn thành tiếp diễn)

Can

Could

Will

Would

Must

Must/ Had to

 

- Lưu ý một số động từ dưới đây không lùi thì của động từ: 

  • Khi động từ tường thuật được chia theo thì hiện tại đơn, hiện tại hoàn thành hoặc tương lai. Các động từ tường thuật được chia theo thì hiện tại đơn (says), hiện tại hoàn thành (has said), tương lai đơn (will say) nên động từ “work” không lùi thì, vẫn chia theo thì hiện tại đơn như câu trích dẫn. 

  • Khi câu tường thuật diễn tả một chân lý, một hành động lặp đi lặp lại theo thói quen. 

  • Câu được tường thuật ở câu điều kiện loại 2 hoặc 3. 

  • Mệnh đề sau wish. 

  • Mệnh đề sau would rather.

  • Không thay đổi thì của mệnh đề sau “It’s (high/ about) time”

  • Động từ trong câu được tường thuật có thời gian xác định. 

  • Khi câu trích dẫn sử dụng trợ động từ như should, would, could, may, might, ought to thì không có sự khác biệt về thì giữa câu trực tiếp và câu tường thuật. 

Bước 3: Chuyển đổi đại từ và tính từ sở hữu để đảm bảo về nghĩa. 

  • Ngôi thứ nhất ở câu trực tiếp đổi theo chủ ngữ của mệnh đề ở câu tường thuật.

  • Ngôi thứ 2 trong câu trực tiếp đổi theo tân ngữ của mệnh đề chính ở câu tường thuật. 

  • Ngôi thứ 3 trong câu trực tiếp giữ nguyên không đổi. 

Bước 4: Chuyển đổi từ chỉ thời gian, địa điểm. 

Câu trực tiếp

Câu tường thuật

last week/month

the week/month before

the previous week/moth

yesterday

the day before

next week/month...

the following week/month

the next week/month

tomorrow

the following day

the next day

today

that day

here

there

this

that

tonight

that night

 

3.5 Bài tập về câu tường thuật 

Đổi những câu trực tiếp sang sang câu gián tiếp: 

  1. My mother said, “I like this song.”

  2. “Where is your parents?” My friend asked me.

  3. “Say hello to teacher,” My mother said.

  4. We don’t speak Japanese,” they said.

  5. “Does he know Linh?” she wanted to know.

  6.  “If I  were you, I would buy that book”, she said.

  7. “Would you like to come to my son's full month party next Friday?” He said.  

  8. Remember to lock the door,” she said.

  9. “I’m sorry because I’m late,” he said.

  10.  “Don’t touch that fire, will you,” said the mom.

Đáp án: 

  1. My mother said she liked that song.

  2. My friend asked me where my parents was.

  3. My mother asked me to say hello to teacher. 

  4. They said that they didn’t speak Japanese.

  5. She wanted to know if he knew Linh. 

  6.  She advised me to buy that book.   

  7. He invited me to come to her son's full month party next Friday.

  8.  She reminded me to lock the door.

  9. He apologized for being late.

  10. Mom warned the child not to touch the fire.

4. Ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10: Articles - Mạo từ 4.1 Mạo từ không xác định "a/an" 

- A/an dùng trước danh từ số ít, đếm được, an đứng trước nguyên âm hoặc âm "h" câm. 

Ex: a doctor, a bag, an animal, an hour... 

- Dùng trong các cấu trúc:

  •  so + adj + a/an + noun: She is so pretyt a girl. 

  • such + a/an + noun: It's such a beautiful dress.

  • as + adj + a/an + noun + as: She is as pretty a girl as her friend.

  • How + adj + a/an + noun + verb!: How beautiful a house you are?

- Dùng trong các cụm từ chỉ số lượng: a pair, a lot of, a little, a few... 

- A/an không được dùng trong: 

  • One được dùng thay a/an để nhấn mạnh: There is a book on the table, but one is not enough. 

  • Trước các danh từ không đếm được: Milk is also a kind of drink. 

  • Trước danh từ đếm được số nhiều: Cats are faithful animals.

4.2 Mạo từ xác định "the"

- Mạo từ the được dùng trong các trường hợp sau: 

  • Trước những vật duy nhất: the world, the sun, the moon...

  • Trước các danh từ được xác định bởi cụm tính từ hoặc mệnh đề tính từ: the house with blue fence, the girl that we met... 

  • Trước các danh từ được xác định qua ngữ cảnh hoặc được đề cập trước đó. 

  • Trước các danh từ chỉ sự giải trí: the theater, the church... 

  • Trước tên máy bay, tên tàu thuyền: The titanic... 

  • Trước tên sông, núi, đại dương: The Himalayas, the Mekong river... 

  • Trước tên quốc gia: The United States... 

  • Trước danh từ chỉ tập hợp: the poor, the rick

  • Trong so sánh nhất. 

  • Tên người ở số nhiều (gia đình). 

  • Danh từ đại diện cho một loài: the cat, the dog... 

  • Trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn: in the morning, in the street... 

  • Số thứ tự: the first, the second, the third... 

  • Chuỗi thời gian hoặc không gian: the next, the following... 

- Mạo từ the không dùng trong các trường hợp sau: 

  • Trước danh từ số nhiều nói chung. 

  • Danh từ trừu tượng, không đếm được. 

  • Các danh từ chỉ màu sắc.

  • Các môn học. 

  • Các vật liệu, kim loại. 

  • Tên các nước, châu lục, thành phố. 

  • Tên người, tên chức danh. 

  • Các bữa ăn, món ăn, thức ăn.

  • Các trò chơi thể thao, trò chơi. 

  • Các loại bệnh. 

  • Ngôn ngữ, tiếng nói.

  • Các kì nghỉ, lễ hội. 

4.3 Bài tập về mạo từ: 

Điền các mạo từ a, an, the thích hợp vào chỗ trống: 

  1. ………. dog.

  2. ………. Pacific Ocean.

  3. ………. comic book.

  4. ………. piano.

  5. ………. sea.

  6. ………. hours.

  7. ………. apple.

  8. ………. planet.

  9. ………. mountain range.

  10. ………. snake

Đáp án: 

  1. a

  2. the

  3. a

  4. a

  5. a

  6. an

  7. an

  8. a

  9. a

  10. a

5. Ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10: Relative clauses - Mệnh đề quan hệ 5.1 Mệnh đề quan hệ xác định

- Được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước và không thể thiếu thì sẽ khiến câu không rő nghĩa. Mệnh đề được nối bằng các đại từ quan hệ who, whom, which, that... hoặc các trạng từ quan hệ why, when, where... 

Ex:  I need to meet the boy. The boy is my friend's son. 

I need to meet the boy who is my friend's son. 

5.2 Mệnh đề quan hệ không xác định 

- Dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước đã được xác định rő, là phần giải thích thêm. Nếu bỏ đi mệnh đề chính vẫn rő nghĩa. Mệnh đề này thường được tách khỏi mệnh đề chính bằng dấu phẩy.

- Ta dùng mệnh đề không xác định khi: Trước danh từ quan hệ có this/that/these/those, trước từ quan hệ là tên riêng hoặc danh từ riêng. 

Lưu ý: Không dùng that trong mệnh đề quan hệ không xác định. 

5.3 Bài tập về mệnh đề quan hệ: 

Nối câu bằng các đại từ quan hệ: 

  1. The first girl has just come. She knows the truth.

  2. The most beautiful girl loves dancing. I like her blue eyes so much.

  3. Someone is trying to contact you. She looked for your address two hours ago.

  4. She bought the car. Her mother had recommended it.

  5. Lam met a young man. I used to work with him for a very long time.

  6.  The cake is on the table. My mother bought it.

  7. The robber was arrested. Sam reported him to the police immediately.

Đáp án: 

  1. The first girl who knows the truth has just come.

  2. The most beautiful girl, whose blue eyes I like so much, loves dancing.

  3. The person who looked for your address two hours ago is trying to contact you.

  4. She bought the car her mother had recommended.

  5.  Lam met a young man I used to work with for a very long time. 

  6. The cake my mother bought is on the table.

  7.  The robber Sam reported to the police immediately was arrested.

 

 Trên đây là tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 10 mà VUIHOC đã tổng hợp giúp các em dễ dàng ôn tập hơn. Bên cạnh đó, các em cần phải thường xuyên luyện tập các dạng bài để ghi nhớ cấu trúc. Mở rộng thêm vốn từ vựng bằng cách đọc thêm sách báo bằng tiếng Anh... Truy cập vuihoc.vn để học thêm thật nhiều kiến thức các môn học nhé! 

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-tieng-anh-10-chi-tiet-2632.html

 

Tovább

Kiểm tra giữa kỳ 2 môn hóa 12 

Kiểm tra giữa kỳ 2 môn hóa 12 cần ôn tập những kiến thức nào? Tham khảo ngay đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết để biết các chủ đề cần ôn tập nhé!


Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Đại cương về kim loại
1.1 Sự ăn mòn kim loại

a. Khái niệm: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
b. Các dạng ăn mòn kim loại: Có 2 dạng
- Ăn mòn hóa học: Là quá trình oxi hóa khử, electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.  
- Ăn mòn điện hóa: Là quá trình oxi hóa khử do tác dụng của chất điện li => tạo dòng electron di chuyển từ cực âm đến cực dương.
c. Chống ăn mòn kim loại: Có 2 cách
- Bảo vệ bề mặt bằng cách sơn, mạ tráng... giúp vật liệu bền với môi trường.
- Phương pháp điện hóa: Dùng kim loại hoạt động hơn để bảo vệ ( kim loại đó sẽ bị ăn mòn trước
 

1.2 Điều chế kim loại

a. Phương pháp nhiệt luyện
b. Phương pháp thủy luyện

c. Phương pháp điện phân


2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ
2.1 Kim loại kiềm
2.2 Hợp chất kim loại kiềm
2.3 Kim loại kiềm thổ
2.4. Hợp chất của canxi
3. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Nhôm và hợp chất
3.1 Nhôm
3.2 Hợp chất của nhôm
4. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 chi tiết: Luyện giải một số bài tập
4.1 Bài tập về kim loại
4.2  Bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm
Bài 1: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là?

Bài 2: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3→ X → Y → Al.
Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

Bài 3: Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 12 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé! 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-hoa-12-chi-tiet-2629.html

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 11 

Chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài kiểm tra giữa kỳ 2 môn hóa cùng VUIHOC trong Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 11 chi tiết. Mời các em cùng theo dői bài viết dưới đây.

1. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 11 chi tiết: Alkane1.1 Khái niệm, danh pháp

a. Khái niệm

- Alkane là các hydrocacbon no mạch hở chỉ chứa liên kết đơn C-H và C-C trong phân tử. 

b. Danh pháp: 

- Alkane không phân nhánh: Phần nền (số lượng nguyên tử cacbon) + ane

+ Gốc Alkyl: Phần nền (số lượng nguyên tử cacbon) + yl: methyl (CH3-); ethyl (C2H5-)...

+ Alkane mạch nhánh gồm alkane mạch chính kết hợp với 1 hay nhiều nhánh. Tên theo danh pháp thay thế của alkane mạch phân nhánh: Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên alkane mạch chính. 

1.2 Tính chất vật lý

- Ở điều kiện thường alkane từ C1 - C4 và neopentane ở trạng thái khí, từ C5 đến C17 ở trạng thái lỏng, không màu. Từ C18 trở lên là chất rắn màu trắng. 

- Alkane mạch nhánh có nhiệt độ sôi thấp hơn so với đồng phân alkane không phân nhánh. 

- Alkane nhẹ hơn nước, ít tan trong nước. 

1.3 Tính chất hóa học 

a. Phản ứng thế halogen: 

b. Phản ứng cracking và reforming

c. Phản ứng oxi hóa 

1.4 Điều chế và ứng dụng của alkane: 

a. Điều chế: Alkane trong công nghiệp được lấy tự nhiên, có nhiều trong dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu... 

b. Ứng dụng: Làm nhiên liệu, làm nguyên liệu tổng hợp, làm dung môi... 

2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 11 chi tiết: Hydrocacbon không no2.1 Khái niệm, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý

a. Khái niệm: Hydrocacbon không no là những hydrocacbon trong phân tử có chứa liên kết đôi, liên kết ba gọi chung là liên kết bội hoặc đồng thời cả liên kết đôi và liên kết ba.

b. Đồng phân: Alkene và Alkyne có các đồng phân cấu tạo, alkene từ C4 có thể có đồng phân hình học. 

c. Danh pháp: Phần nền - vị trí liên kết bội - ene hoặc yne. 

d. Tính chất vật lý:

- Ở nhiệt độ thường, Alkene và Alkyne từ C2 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 - C17 ở trạng thái lỏng, từ C18 trở lên ở trạng thái rắn. 

- Không tan hoặc tan ít trong nước, tan trọng một số dung môi hữu cơ.

2.2 Tính chất hóa học của hydrocacbon không no: 

a. Phản ứng cộng: Hydro hóa Alkene và Alkyne thu được alkane tương ứng. Phản ứng có điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao và chất xúc tác kim loại. 

b. Phản ứng cộng halogen: Alkene hoặc  Alkyne phản ứng với dung dịch bromine => dung dịch mất màu. 

c. Phản ứng công hydrogen halide vào Alkene và Alkyne tạo thành halogenoalkane tương ứng. 

d. Phản ứng cộng nước tạo ra alcohol, sử dụng chất xúc tác là phosphoric acid hoặc sulfuric acid. 

e. Phản ứng trùng hợp của alkene

f. Phản ứng của alk-1-yne với AgNO3 trong NH3 để nhận biết các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch. 

g. Phản ứng oxi hóa

- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn làm mất màu thuốc tím

3CH2=CH2 + 2KMnO4 +4H2O \large \rightarrow 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH

- Phản ứng cháy tỏa nhiều nhiệt: 

2.3 Ứng dụng và điều chế hydrocacbon không no

a. Điều chế 

b. Ứng dụng: Sản xuất dược phẩm, tổng hợp polymer để sản xuất chất dẻo, tơ, sợi cao su, sản xuất alcohol, cumene...

3. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 11 chi tiết : Hydrocacbon thơm3.1 Khái niệm, danh pháp

- Arene là những hydrocacbon trong phân tử có chứa một hay nhiều dòng benzene.

3.2 Tính chất hóa học

a. Phản ứng thế: 

b. Phản ứng cộng:

c. Phản ứng oxi hóa

3.3 Ứng dụng và điều chế

a. Điều chế 

- Trong công nghiêp, benzen được điều chế từ quá trình reforming phân đoạn dầu mỏ chứa các alkane và cycloalkane C6 - C8.

- Ethylbenzene được điều chế từ phản ứng giữa benzene và ethylene với chất xúc tác acid rắn là zeolite. 

b. Ứng dụng của arene: nguyên liệu đầu vào để tổng hợp polymer, dung môi, thuốc nhuộm, dược phẩm, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp...

4. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 11 chi tiết: Luyện tập 

Bài 1: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là bao nhiêu?

Bài 2: Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm: H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị cracking (10%). Khối lượng phân tử trung bình của A là? 

Bài 3: Hỗn hợp X gồm: C2H6, C2H2, C2H4 có tỉ khối so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là?

Bài 4: Cho V lit (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 đi qua ống chứa xúc tác Ni, đun nóng thu được
hỗn hợp gồm 3 hidrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 13,5.Phần trăm thể tích khí C2H2 trong X là?

Trên đây là toàn bộ kiến thức trọng tâm ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 11. Để làm tốt bài thi giữa kì 2 môn hóa bên cạnh việc ôn tập lý thuyết thì các em cần luyện thật nhiều dạng bài, đề thi thử để nắm chắc cách giải các bài hóa 11. Truy cập vuihoc.vn để xem thêm các bài viết khác về kiến thức hóa 11 nhé! 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-hoa-11-chi-tiet-2621.html

Tovább

Thi giua hk2 mon hoa 10

Kiến thức hóa ôn thi giữa kỳ 2 lớp 10 cần chú ý những chủ đề nào? Mời bạn theo dői ngay đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết của VUIHOC nhé!

1. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết: Phản ứng oxi hóa - khử1.1 Số oxi hóa - khử

- Số oxi hóa là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng các cặp electron chung coi như chuyển hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

- Quy ước 1: Số oxi hóa của nguyên tử dạng đơn chất bằng 0 (Feo, Alo...)

- Quy ước 2: Trong phân tử hợp chất, số oxi hóa của nguyên tử kim loại nhóm A là +n; phi kim nhóm A trong hợp chất với kim loại hoặc hydro là 8 - n ( với n là STT nhóm)

- Quy ước 3: Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng không

- Quy ước 4: Với in on mang điện tích thì tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion. 

1.2 Chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa - khử

a. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng trong đó nguyên tử (hay ion) này nhường electron cho nguyên tử (hay ion) kia. 

+ Quá trình oxi hóa và quá trình khử luôn xảy ra đồng thời trong một phản ứng. 

+ Điều kiện xảy ra phản ứng: Chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh để tạo thành chất oxi hóa và chất khử yếu hơn. 

b. Chất oxi hóa: là chất nhận electron => số oxi hóa giảm. 

c. Chất khử: Là chất nhường electron => số oxi hóa tăng.

1.3 Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử  

Thực hiện theo 4 bước sau: 

Bước 1: Xác định số oxi hóa các nguyên tố. Tìm ra nguyên tố có số oxi hóa thay đổi. 

Bước 2: Viết các quá trình làm thay đổi số oxi hóa

+ Chất có oxi hóa tăng: Chất khử - ne => Số oxi hóa tăng. 

+ Chất có số oxi hóa giảm: Chất oxi hóa + ne => Số oxi hóa giảm.

Bước 3: Xác định hệ số cân bằng sao cho số e cho = số e nhận. 

Bước 4: Đưa hệ số cân bằng vào phương trình, đúng chất và kiểm tra lại theo trật tự kim loại - phi kim - hidro - oxi.


2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết: Năng lượng hóa học2.1 Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra ngoài môi trường. 

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng. 


2.2 Biến thiên enthalpy của phản ứng

a. Biến thiên enthalpy của phản ứng

b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

2.3 Tính biên thiên enthalpy của phản ứng  

- Tính biên thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành: 

- Tính biên thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết: 


3. Luyện tập một số dạng bài ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 103.1 Bài tập oxi hóa - khử

a. Lưu ý khi làm bài: 

- Khi hoàn thành chuỗi phản ứng tính số oxi hóa để biết đó là phản ứng oxi hóa - khử hay không. Để chứng minh hoặc giải thích vai trò của một chất trong phản ứng thì trước hết dùng số oxi hóa để xác định vai trò và lựa chất phản ứng.

- Áp dụng định luật bảo toàn electron dựa trên định luật bảo toàn nguyên tốt theo sơ đồ. 

- Một số chất có hai khả năng axit - bazo mạnh và oxi hóa - khử mạnh thì xét đồng thời. 

- Một chất khi phản ứng với chất khác mà có cả 2 khả năng phản  ứng axi - bazo và oxi hóa - khử thì được xét đồng thời. 

b. Bài tập

3.2 Bài tập về năng lượng hóa học...

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần nhớ trong quá trình ôn thi giữa kỳ 2 môn hóa 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại giúp các em. Bên cạnh đó, VUIHOC cũng đã liệt kê một số dạng bài tập hóa 10 có thể sẽ xuất hiện trong đề thi.  Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thêm bài ôn thi giữa kì các môn học khác nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-hoa-10-chi-tiet-2619.html

 

 

 

 

Tovább

On thi giua hk2 mon ly 12

Kiểm tra giữa kỳ 2 môn lý cần ôn tập những kiến thức nào? Mời bạn cùng tham khảo ngay đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12 chi tiết của VUIHOC dưới đây.

1. Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12: Dao động và sóng điện từ 1.1 Mạch dao động

a. Khái niệm: Mạch dao động là một mạch điện kín do cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C. 

b. Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong mạch dao động lý tưởng:

c. Chu kỳ và tần số dao đông riêng của mạch dao động: 

1.2 Điện từ trường

a. Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy. Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy. 

b. Từ trường của mạch dao động: 

c. Điện từ trường: Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường, từ trường đó biến thiên theo thời gian và sinh ra điện trường xoáy. Hai trường biến thiên này liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất là điện từ trường.

1.3 Sóng điện từ và nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến 

a. Khái niệm sóng điện từ: Là diện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. 

b. Đặc điểm: 

- Sóng điện từ mang năng lượng. 

- Sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường cũng sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ, phản xạ như ánh sáng. 

- Dao động của từ trường, điện trường tại một điểm trong sóng điện từ luôn cùng pha với nhau. 

- Sóng điện từ là sóng ngang.

- Sóng điện từ lan truyền tốt trong mọi môi trường. Tốc độ của dòng điện từ trong môi trương nhỏ hơn chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi. 

- Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với tốc độ là c = 3.10^8 m/s. 

c. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến: 

- Phải dùng các sóng điện từ cao tần. Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là sóng mang. 

- Phải biến điệu sóng mang: Dùng micro để biến dao động âm thành thành dao động điện cùng tần số, dao động này ứng một sóng điện từ gọi là sóng âm tần.

- Ở nơi thu tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa. Bộ phận này được gọi là mạch tách sóng. Lao sẽ biên dao động điện thành dao động âm. 

- Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuếch đại chúng bằng mạch khuếch đại.

d. Sơ đồ máy phát thanh và thu thanh:  

2. Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12: Sóng ánh sáng2.1 Tán sắc ánh sáng

- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm sáng phức tạp tạo thành các chùm sáng đơn sắc. 

- Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. 

- Chiết suất của các chất trong suốt đối với ánh sáng có màu khác nhau thì khác nhau. Chiết suất có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng màu đỏ và lớn nhất với ánh sáng màu tím: nđỏ < ntím

- Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng kính tăng theo chiết suất nên các chùm tia sáng có màu khác nhau trong chùm sáng tới bị lăng kính làm lệch những góc khác nhau khiến chùm tia sáng bị xòe rộng thành nhiều chùm đơn sắc. 

2.2 Giao thoa ánh sáng

a. Nhiễu xạ ánh sáng: Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Mỗi chùm sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định. 

b. Hiện tượng giao thoa ánh sáng:

c. Khoảng vân (i): Là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp. 

2.3 Các loại quang phổ
a. Quang phổ liên tục: Là một dãy sáng có màu sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

- Điều kiện phát sinh: Do vật rắn, lỏng, khí có tỉ khối lớn bị nung nóng phát ra.

- Đặc điểm:

+ Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

+ Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Nhiệt độ càng cao miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn.

- Ứng dụng: Xác định nhiệt độ của vật phát sáng.

b. Quang phổ vạch phát xạ: Gồm hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

- Điều kiện phát sinh: Quang phổ vạch phát xạ là do chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng.

- Đặc điểm:

+ Quang phổ liên tục không phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

+ Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, vị trí, màu sắc và độ sáng tỉ đối của các vạch.

- Ứng dụng: Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học, nồng độ và tỉ lệ của các nguyên tố đó trong hợp chất.

c. Quang phổ vạch hấp thụ: Là hệ thống các vạch tối trên nền quang phổ liên tục.

- Điều kiện phát sinh: Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của đám khí hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn phát ra ánh sáng.

- Đặc điểm: Ở một nhiệt độ nhất định, một đám khí hay hơi có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng chỉ có khả năng hấp thụ nhứng ánh sáng đơn sắc đó. Như vậy, quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố cũng có tính chất đặc trưng riêng cho nguyên tố đó.

2.4  Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
a. Tính chất chung:

- Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng nhưng không nhìn thấy được.

- Tính chất:

+ Tia hồng ngoại và tia tử ngoại tuân theo các định luật: Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ gây ra hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.

- Miền hồng ngoại có bước sóng trong khoảng 760 nm đến vài nm: 0,76.10-6 m - 10-3 m.

- Miền tử ngoại có bước sóng trong khoảng 380 nm đến vài nm: 10-9 m - 0,38.10-6 m.

b. Tia hồng ngoại: Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bản chất là sóng điện từ và có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

- Nguồn phát ra tia hồng ngoại:

+ Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.

+ Trong ánh sáng mặt trời có khoảng 50% năng lượng của chùm tia sáng thuộc về các tia hồng ngoại.

+ Người ta thường dùng các bóng đền có dây tóc bằng vonfram nóng sáng, có công suất từ 250W đến 1000W

- Tác dụng: Tác dụng nhiệt, gây ra một số phản ứng hóa học, biến điệu được như sóng điện từ cao tần.

- Ứng dụng: Dùng để sấy hoặc sưởi ấm, dùng trong chế tạo phim ảnh, chế tạo bộ điều khiển từ xa.

c. Tia tử ngoại: Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bản chất là sóng điện từ và có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng.

- Nguồn phát ra tia hồng ngoại:

+ Các vật bị nung nóng trên 3000oC phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

- Khoảng 9% công suất của chùm ánh sáng mặt trời phụ thuộc vào các tia tử ngoại.

+ Các đèn hồ quang điện cũng là nguồn phát tia tử ngoại mạnh.

- Tác dụng:

+ Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh hấp thụ mạnh.

+ Có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

+ Làm một số chất phát quang.

+ Ion hóa không khí.

+ Gây ra một số phản ứng hóa học, quang hợp.

+ Có tác dụng sinh học.

- Ứng dụng: Trong công nghiệp dùng để phát hiện các vết nứt, vết xước nhỏ trên bề mặt sản phẩm. Trong y học dùng để chữa bệnh còi xương.

2.5 Tia X 

a. Bản chất tia X: Các electron trong tia âm cực tương tác với hạt nhân nguyên tử và tới các electron ở các lớp trong làm phát ra sóng điện từ có bước sóng rất ngắn mà ta gọi là bức xạ hãm, tức tia X.

- Tia X là sóng điện từ có bước sóng ngắn 10-8 - 10-12 m. 

- Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X là các bức xạ điện từ không nhìn thấy. 

b. Tính chất: 

- Có khả năng đâm xuyên mạnh. 

- Tác dụng mạnh lên kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất. 

- Có khả năng ion hóa không khí. 

- Có tác dụng sinh lý, hủy ngoại tế bào, giết vi khuẩn.

d. Công dụng: 

- Trong y học dùng để chiếu điện, chụp điện, chữa bệnh ung thư nông, gần da.

- Làm các máy đo liều lượng tia X. 

- Trong công nghiệp để dò các lỗ hổng, lỗi nằm sâu trong các sản phẩm đúc. 

3. Các dạng bài tập ôn thi giữa kì 2 môn Lý 123.1 Bài tập vê dao động sóng điện từ

Bài 1: Một mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm không thay đổi và 1 tụ điện có hai bản tụ phẳng đặt song song và cách nhau 1 khoảng cố định. Để phát ra sóng điện từ có tần số dao động tăng gấp 2 lần thì diện tích đối diện của bản tụ là bao nhiêu?

Lời giải: 

Bài 2:  Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C, cuộn cảm L. Điện trở thuần của mạch
không đáng kể. Dòng điện qua mạch có phương trình i = 2.10-2sin(2.106t)(A). Viết phương trình dao
động của điện tích trong mạch. 

Lời giải: 

Bài 3: Mạch dao động LC có điện tích cực đại trên tụ là 9 nC. Điện tích của tụ điện vào thời điểm nănglượng điện trường bằng 1/3 năng lượng từ trường bằng bao nhiêu?

Lời giải: 

3.2 Bài tập về sóng ánh sáng

Bài 1: Một lăng kính có góc chiết quang là 60°. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đó là 1,5.Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới 60°. Tìm góc lệch của tia ló và tia tới?

Lời giải: 

Bài 2: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 60o, có chiết suất đối với tia đỏ là 1,514; đối
với tia tím là 1,532. Góc lệch cực tiểu của hai tia này là bao nhiêu?

Lời giải: 

Trên đây là tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12. Các em hãy nhanh tay note lại các kiến thức này sử dụng ôn tập thật tốt cho bài kiểm tra giữa kì của mình nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức các môn học khác nhé! 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-ly-12-chi-tiet-2613.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek