Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

On thi giua hk2 mon van 12

VUIHOC gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi giữa kỳ 2 môn Ngữ Văn 12 chi tiết. Bài viết tổng hợp các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kỳ. Mời các em cùng theo dői.

1. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 12: Tác phẩm trọng tâm 

1.1 Vợ chồng A Phủ

a. Tác giả Tô Hoài: 

- Là nhà văn hiện thực, chuyên viết về cuộc sống đời thường. Tác phẩm của Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn hiểu biết sâu rộng về từ vựng, cách diễn đạt tinh tế, giản dị nhưng vẫn giàu chất thơ. 

- Tác giả có vốn hiểu biết sâu rộng về phong tục, tập quá nhiều vùng miền khác nhau.

b. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ: 

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1952 và được in trong tập "Truyện Tây Bắc", giành giải nhất - giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam.

- Giá trị hiện thực: Miêu tả số phận khốn khổ của người dân lao động nghèo và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. Tái hiện bức tranh thiên nhiên và phong tục tập quán đầy màu sắc của đồng bào tân tộc. 

- Giá trị nhân đạo:  Sự đồng cảm và yêu thương với những người dân lao động ở miền núi trước cách mạng. Lên án và tố cáo tội ác của giai cấp thống trị. 

- Hình tượng nhân vật Mị: 

+  Cuộc sống thống khổ, số phận tủi nhục bất hạnh.

+  Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.

+ Sức phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông khi cởi trói cho A Phủ.

- Hình tượng nhân vật A Phủ: 

+ Số phận éo le. 

+ Phẩm chất tốt đẹp: dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

1.2 Vợ nhặt 

a. Tác giả Kim Lân: 

- Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, học hết tiểu học phải vất vả kiếm sống từ nhỏ. 

- Kim Lân chuyên viết truyện ngắn, đề tài chủ yếu xoay quanh nông thôn và người nông dân. 

b. Tác phẩm Vợ nhặt:  

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1954, cốt truyện xoay quanh nạn đói năm 1945, dựa trên 1 phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết "Xóm ngụ cư".

- Tình huống truyện: Éo le, độc đáo mới lạ với sự kiện trong nạn đói nhân vật Tràng dẫn theo người đàn bà xa lạ về nhà khiến mọi người ở xóm ngụ cư ngạc nhiên. Tràng không phải cưới vợ mà là "nhặt vợ". Đây là một tình huống truyện vừa bi thảm lại rất tình người trong thời điểm đó. Ý nghĩa của tình huống truyện này là con người trong hoàn cảnh đói khổ, khó khăn nhưng vẫn khát khao hạnh phúc gia đình. Tình huống truyện còn làm nổi bật số phận bi thương của người nông dân trong nạn đói 1945 và phản ánh tâm trạng, tính cách của nhân vật cũng như chủ đề của tác phẩm.

- Giá trị hiện thực: Tái hiện lại chân thật nạn đói năm 1945 mà người nông dân phải chịu đựng.Lên án tố cáo thực dân phong kiến chủ nghĩa phát xít đã bóc lột áp bức người nông dân vào cuộc sống bần cùng và đói khổ. 

- Giá trị nhân đạo: Thông cảm và sẻ chia với số phận của người nông dân trong thời kỳ 1945. Lên án tố cáo thực dân phong kiến và chủ nghĩa phát xít bóc lột, đẩy người nông dân vào đường cùng. Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồi của các nhân vật, sự nhân ái, lòng yêu thương và khát khao hạnh phúc của con người. Hướng tới niềm tin của cuộc sống, niềm tin chiến thắng và cách mạng. 

- Hình tượng nhân vật Tràng: 

+ Người nông dân nghèo khổ nhưng có tấm lòng nhân ái, tốt bụng và giàu tình người.

+ Cận kề cái chết, cái đói nhưng Tràng vẫn khát khao hạnh phúc, hướng về ánh sáng, tin tưởng vào tương lai. 

- Hình tượng người vợ nhặt: 

+ Là nạn nhân của nạn đói, sống vất vưởng, số phận rẻ rúng. 

+ Dù đứng trên bờ vực của cái chết nhưng thị vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình.

- Hình tượng bà cụ Tứ:

+ Cảnh ngộ đau khổ, cả cuộc đời buồn khổ. 

+ Thương con, bao dung và giàu lòng vị tha, có tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai hạnh phúc. 

1.3 Rừng xà nu

a. Tác giả Nguyễn Trung Thành

- Là nhà văn gắn bó với vùng đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến. Ông có hiểu biết và yêu mến thiên nhiên, con người nơi đây. Vùng đất này cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo nuôi dưỡng ước mơ trong các trang văn của tác giả. 

- Sáng tác của ông mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ông tập trung viết về hai cuộc kháng chiến, đề cập đến những vấn đề trong đại và xây dựng thành công hình tượng nhân vật anh hùng.

b. Tác phẩm: 

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1965, lấy cảm hứng từ việc quân Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam và đánh phá ác liệt miền Bắc Việt Nam. 

- Cốt truyện: Hai câu chuyện lồng ghép vào nhau đó là chuyện về cuộc đời của người anh hùng Tnú là cốt lői của câu chuyện về dân làng Xô Man. 

- Xung đột chính của truyện: Người dân làm cách mạng và kẻ thù Mỹ - Ngụy. 

- Phong cách truyện: Sử thi lãng mạn, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi trong giai đoạn 1945 - 1975. 

- Hình tượng rừng xà nu: Cây xà nu trở thành một phần máu thịt với dân làng Xô Man cả trong đời sống vật chất và tinh thần. Cây xà nu là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, kiên cường và bất khuất, không ham sống sợ chết, khát khao ánh sáng tự do, là biểu tượng cho sự bất diệt. Hình ảnh cây xà nu vừa mang vẻ đẹp thiên nhiên gắn bó với đời sống cũng là hình ảnh biểu tượng của con người Tây Nguyên, miền Nam và cả dân tộc Việt Nam. 

- Hình tượng nhân vật Tnú: Là người gan góc, dũng cảm và mưu trí. Anh còn là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Anh cũng có trái tim yêu thương và sôi sục căm thù giặc. Cuộc đời Tnú bi tráng và con đường đến với cách mạng điển hình góp phần làm sáng tỏ chân lý của thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giành lại độc lập và tự do.

- Tính sử thi:

+ Thể hiện qua đề tài, chủ đề của truyện, đó là cuộc đời và con đường giải phóng của dân làng Xô Man, đại diện cho số phận và con đường chiến đấu giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam.

+ Hệ thống nhân vật là cả một tập thể anh hùng với đại diện là Tnú và dân làng Xô Man và các thế hệ nối tiếp. Đây là kết tinh của vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, truyền thống bất khuất của nhân dân miền Nam, của dân tộc Việt Nam. 

+ Xung đột: Giữa nhân dân và Mỹ - Ngụy: Đây là xung đột của thời đại, của dân tộc. 

+ Hình tượng rừng xà nu: Biểu tượng cây - người.

+ Nghệ thuật trần thuật tạo nên không gian sử thi và giọng điệu ngợi ca hào hùng. 

1.4 Những đứa con trong gia đình

a. Tác giả Nguyễn Thi: 

- Ông sinh ra ở miền Bắc nhưng cuộc đời sự nghiệp lại gắn bó với nhân dân Nam Bộ. Ông viết về họ với tình cảm thủy chung, ân nghĩa. 

- Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm của Nguyễn Thi là những người dân có bản chất hồn nhiên, bộc trực, trung hậu và có lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn lòng hi sinh vì quê hương, vì độc lập và tự do của Tổ Quốc. 

- Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, có khả năng thâm nhập sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật, phân tích tâm lý nhân vật suất sắc. 

- Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất chữ tình, vừa đầy chất sống hiện thực. Ngôn ngữ phong phú và giàu giá trị tạo hình, đậm chất Nam Bộ. 

b. Tác phẩm: 

- Chủ đề: Câu chuyện kể về những người con trong gia đình có truyền thống yêu nước. Là một gia đình tập trung những nét tiêu biểu của số phận, phẩm chất nhân dân Nam Bộ trong thời kỳ kháng Mỹ.

=> Truyền thống cách mạng và lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu kiên cường và anh dũng của nhân dân Nam Bộ chính là sức mạnh lớn lao của con người Việt Nam.

- Vẻ đẹp của những người con trong gia đình: 

+ Điểm chung của hai chị em Chiến và Việt: Hai chị em được miêu tả là "khúc sông trong" của "dòng sông truyền thống" gia đình. Là thế hệ trẻ tiếp bước cha ông trong thời kỳ kháng chiến mang những điểm chung và nét khác biệt của thế hệ trẻ miền Nam. 

+ Điểm riêng của nhân vật chị Chiến: 

  • Qua cách nhìn của em trai, chị có nhiều điểm giống mẹ. 

  • Thay cha mẹ chăm lo cho em trai, lo mọi chuyện trong nhà chu toàn. 

  • Tranh nhau với em để được tòng quân trả thù cho cha mẹ. 

  • Ra đi chiến đấu với lời thề: "Nếu giặc còn thì tao mất". 

  • Trước khi ra đi làm cơm cúng cha mẹ, cùng em trai khiêng bàn thờ đi gửi nhà chú Năm. 

=> Là cô cái vừa mới lớn, vẫn còn mang trong mình một chút gì đó trẻ con nhưng cũng là một người chị hết sức lo lắng cho em trai, đảm đang, tháo vát, yêu thương cha mẹ và căm thù giặc. Chiến có tính gan góc, dũng cảm, rắn rỏi và kiên nghị - kế thừa những đức tính tốt của mẹ, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nam Bộ.

+ Điểm riêng của nhân vật Việt:

  • Vẫn còn trẻ con, thích đi chơi, câu cá, bắn chim, tranh giành phần hơn với chị. 

  • Đêm trước ngày lên đường, chị Chiến lo chu toàn mọi việc còn Việt vẫn vô cư vui đùa rồi ngủ mất. 

  • Nằng nặc đòi đi tòng quân dù chưa đủ tuổi, khi ra trận thì xôi nổi chiến đấu, quyết tâm lập công để trả thù cho cha mẹ và dũng cảm tiêu diệt được một xe bọc thép.

  • Khi bị trọng thương nằm lại một mình ở chiến trường, dù đau đớn nhưng Việt vẫn luôn ở trong tư thế chờ tiêu diệt giặc. 

  • Thương chị theo cách riêng của mình. 

=> Việt vẫn còn nét trẻ con, ngây thơ hiếu động của một chàng trai mới lớn. Nhưng cũng rất chững chạc trong tư thế người chiến sĩ dũng cảm, có tính cách kiên cường. Trong Việt có dòng máu anh hùng của con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

2. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 12: Ngữ pháp tiếng Việt 

2.1 Kiến thức về biện pháp tu từ

a. So sánh: Có tác dụng giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động hơn, gợi hình dung và cảm xúc. 

b. Ẩn dụ: Là cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, gợi những liên tưởng ý nhị và sâu sắc. 

c. Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động và gần gũi hơn, có tâm trạng, có tâm hồn gắn với con người. 

d. Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

e. Điêp từ/ngữ/cấu trúc: Giúp nhấn mạnh, tô đậm đối tượng, tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, câu thơ. 

f. Nói giảm: Làm giảm nhẹ ý muốn nói, thể hiện sự trân trọng. 

g. Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng được nói đến. 

h. Câu hỏi tu từ: Bộ lộ và xoáy sâu vào cảm xúc. 

2.2 Biện pháp tu từ cú pháp: 

- Phép lặp cú pháp: Tạp ra những câu, đoạn văn có chung một kiểu cấu tạo cú pháp làm cho câu văn có tính cân đối, tác động vào nhận thức hay tình cảm. 

- Phép liệt kê: Là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại nhằm tạo ra ý nghĩa bổ sung về nhận thức hoặc thể hiện cảm xúc, đánh giá chủ quan về các sự vật được đưa ra. 

- Phép chêm xen: Là cách thêm từ ngữ vào câu nhưng không thiết lập mối quan hệ ngữ pháp với phần câu chứa chúng. Mục đích nhằm chi tiết hóa sự việc, làm cho lời văn sinh động hơn... 

2.3 Các phép liên kết: 

- Phép nối: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.

- Phép thế: Liên kết câu và tránh lặp từ.

- Phép tỉnh lược: Liên kết câu và tránh lặp từ.

- Phép lặp từ vựng: Liên kết câu và nhấn mạnh ý.

2.4 Các thành phần biệt lập trong câu: 

- Thành phần tình thái: Thể hiện cách nhìn của người đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. 

- Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm ý của người nói.

- Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 

3. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 12: Viết văn nghị luận

3.1 Nghị luận xã hội

Vận dụng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, để viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một vấn đề nào đó gợi ra từ yêu cầu của đề. 

3.2 Nghị luận văn học 

Để làm tốt bài nghị luận văn học các em cần xác định chính xác kiểu bài nghị luận và vấn đề cần nghị luận. Bên cạnh đó các em cần nắm được các trọng tâm kiến thức sau: 

- Giới thiệu được những thông tin chung về tác giả như tên, năm sinh, thành tựu cơ bản. Thông tin về tác phẩm như năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác. 

- Nhớ được cốt truyện, nhân vật chính, các sự kiện hoặc chi tiết tiêu biểu trong truyện. 

- Diễn giải được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

- Vận dụng các kỹ năng dùng từ viết câu, các phép liên kết, biện pháp tu từ, biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích về nhân vật

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữ kì 2 môn Ngữ Văn 12 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kỳ và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé! 

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-ngu-van-12-chi-tiet-2652.html

 

 

Tovább

On thi van 11 giua ky 2


VUIHOC gửi đến các em trọng tâm ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 chi tiết. Bài viết tổng hợp các kiến thức ngữ văn cần ôn tập để làm tốt bài thi giữa kì. Mời các em cùng theo dői.


Mục lục bài viết
1. Kiến thức Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 Cánh diều
2. Kiến thức Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức
3. Kiến thức Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo

 

4. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Thực hành Tiếng Việt 4.1 Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt.

a. So sánh

- Khái niệm: Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. 

- Công dụng: Giúp miêu tả sự vật, sự việc sinh động hơn. Biểu hiện được tâm tư tình cảm của người viết. 

b. Nhân hóa: 

- Khái niệm: Là cách miêu tả hoặc gọi sự vật xung quanh bằng từ ngữ để gọi hoặc tả con người giúp cho thế giới sự vật trở nên gần gũi hơn với con người. 

- Tác dụng: Làm cho sự vật xung quanh chúng ta gần gũi hơn, biểu thị được tình cảm, suy nghĩ của con người với sự vật xung quanh.
c. Ẩn dụ: 

- Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. 

- Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

d. Hoán dụ: 

- Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. 

- Tác dụng: Tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn

4.2 Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

a. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là cách lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo nhịp điệu và sự liên kết cho các câu. 

- Biện pháp này được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ văn chương. 

b. Biện pháp tu từ đối là cách xắp xếp và đặt từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc ngữ pháp tương tự hoặc tương phải nhau ở vị trí đối xứng trong câu để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật ý nghĩa. 

- Biện pháp này thường được thực hiện giữa hai câu thơ hoặc hai cây văn goiji là trường đối, trong 1 câu thơ, một câu văn gọi là tiểu đối. 

- Biện pháp đổi dùng nhiều tỏng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi, văn chính luận trung đại tạo nên vẻ đẹp cân xứng và hài hòa cho câu văn, lời thơ. 

4.3 Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

- Tạo ra những từ kết hợp trái logic nhằm "lạ hóa" đối tượng được nói tới. 

- Sử dụng cách đảo ngữ để nhấn mạnh đến một đặc điểm nào đó của đối tượng được miêu tả. 

- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập. 

 

5. Ôn thi giữ kì 2 môn Ngữ Văn 11: Viết bài văn nghị luận5.1 Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ.

a. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ. 

b. Thân bài: 

- Khái quát về bố cục, trích đoạn, chủ đề bài thơ. 

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận. 

- Phân tích bài thơ đoạn thơ qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, đặc sắc về nội dung của tác phẩm thơ. 

- Nhận xét đánh giá bài thơ về tư tưởng, nghệ thuật, phong cách của tác giả. 

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật 

- Đưa ra những nhận định của bản thân về tác phẩm. 

5.2 Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm cần thuyết minh. 

b. Thân bài: 

- Giới thiệu về tác giả: Cuộc đời và sự nghiệp

- Gới thiệu về tác phẩm: 

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Bố cục

+ Chủ đề

+ Nội dung chính

+ Nghệ thuật đặc sắc 

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc. 

5.3 Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội

a. Mở bài: 

- Giới thiệu chung về hiện tượng đời sống cần nghị luận

- Nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghiên cứu và giải quyết hiện tượng này. 

b. Thân bài: 

- Đưa ra đặc điểm và khái niệm về hiện tượng đời sống. 

- Thực trạng, ảnh hưởng của hiện tượng đời sống

- Đưa ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống. 

- Đưa ra giải pháp

c. Kết bài: Thái độ với hiện tượng đời đống đó, đưa ra kết luận và tổng quan thuyết phục.

 

 Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữ kì 2 môn Ngữ Văn 11 mà VUIHOC đã tổng kết lại giúp các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì và đạt được điểm số như mong muốn.  Hãy truy cập vào trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết kiến thức hữu ích khác nhé! 

Nguồn: 

http://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-ngu-van-11-chi-tiet-2658.html

Tovább

On thi giua ki 2 van 10

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ gửi đến các em đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 chi tiết. Bài viết tổng hợp trọng tâm kiến thức cần ghi nhớ để làm tốt bài kiểm tra giữa kì 2. Mời các em cùng tham khảo bài viết nhé!

1. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Cánh diều

2. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Kết nối tri thức

3. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Chân trời sáng tạo
4. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Thực hành tiếng Việt
4.1 Sử dụng từ Hán Việt 

- Từ Hán Việt là từ ngữ vay mượn có nghĩa gốc tiếng Hán nhưng được ghi lại bằng chữ la tinh.

- Từ Hán Việt phát âm gần giống tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt. 

- Cấu tạo từ Hán Việt: 

+ Phần lớn là từ ghép, có môt số nhỏ là từ dùng độc lập như một từ. 

+ Bao gồm từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 

+ Trật tự từ ghép Hán Việt: có thể yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau hoặc ngược lại. 

- Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, tao nhã, thể hiện thái độ tôn kính, tránh gây thô tục, cổ kính và phù hợp với xã hội xưa. 

4.2 Biện pháp chêm xen, liệt kê

-  Biện pháp chêm xen trước hết là một thao tác trong tạo câu,còn có tính chất của một biện pháp tu từ. Bộ phân chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc đơn.
- Biện pháp liệt kê là trình bày một chuỗi các yếu tố cùng loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về một đối tượng được nói đến trong câu hoặc trong đoạn.

4.3 Lỗi về trật tự từ và cách sửa

- Trong tiếng Việt, trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong một câu có thể có nhiều các sắp xếp trật tự từ và đều đem lại những hiệu quả biểu đạt riêng. 

- Sắp xếp sai trại tự từ có thể làm câu mơ hồ về ngữ nghĩa, sai logic hoặc không diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện. 

5. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Viết bài văn nghị luận 

5.1 Nghị luận về một vấn đề xã hội 

a. Mở bài: Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài: 

- Nêu quan niệm về tư tưởng, đạo lý đó.

- Phân tích các dẫn chứng về tư tưởng, đạo lý. 

- Đưa ra ý nghĩa, khẳng định giá trị của tư tưởng đạo lý.

c. Kết bài: Khẳng định lại gái trị tư tưởng đạo lý đang bàn luận, liên hệ với bản thân. 

5.2 Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm truyện

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 

b. Thân bài:

- Khái quát chủ đề của truyện

- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật. 

- Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện. 

- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa với cuộc sống.

c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. 

5.3 Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình

a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm trữ tình

b. Thân bài: 

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích

- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình

- Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, đánh giá những đặc sắc đó

- Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của người viết tác phẩm

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo chủ đề tác phẩm

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm. 

5.4 Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen, quan niệm

a. Mở bài: Nêu thói quen, quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ và lí do viết bài. 

b. Thân bài: 

- Trình bày tác hại của thói quen/ quan niệm cần từ bỏ 

- Trình bày lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm

- Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen, qua niệm. 

- Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng.

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm

- Niềm tin vào sự cố gắng và hi vọng sự thành công khi thuyết phục người khác. 

 

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-ngu-van-10-chi-tiet-2648.html

 

Tovább

on thi giua ki 2 tieng anh 12

Chuẩn bị tốt kiến thức ngữ pháp giúp các em tự tin hơn khi làm bài thi giữa kỳ 2 môn tiếng Anh 12. Mời các em cùng tham khảo đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 12 chi tiết được tổng hợp bởi VUIHOC.


1.Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 12: Future perfect - Thì tương lai hoàn thành1.1 Cách dùng

- Thì tương lai hoàn thành diễn tả hành động sẽ hoàn thành tại 1 thời điểm xác định trong tương lai.

Ex: She will have arrived at the school by 8 a.m ( Cô ấy sẽ có mặt ở trường lúc 8 giờ sáng).

Ex: By the time of June, I will have completed my graduation thesis. ( Cho tới tháng 6, tôi sẽ phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình). 

- Dùng để diễn tả 1 hành động hoặc một sự việc hoàn thành trước 1 hành động hoặc một sự việc trong tương lại.

Ex: When mother come back, I will have cleaned my room. (Khi mẹ về, tôi sẽ dọn xong phòng mình). 

Ex: I will have made the birthday cake before the time she come tomorrow. (Tôi sẽ làm bánh sinh nhật trước khi cô ấy đến vào ngày mai).

1.2 Cấu trúc: 

(+): S + will + have + Vp2

(-): S + will + not + have + Vp2. 

(?): Will + S + have + Vp2

1.3 Dấu hiệu nhận biết: 

Trong câu có các từ, cụm từ sau thì chúng ta chia ở thì tương lai hoàn thành: 

  • By + thời gian trong tương lai. 

  • By the end of + thời gian trong tương lai. 

  • By the time

  • Before + thời gian trong tương lai.

2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 12: So sánh kép2.1 So sánh của tính từ, trạng từ: 

a. Tính từ, trạng từ ngắn:

The + adj/adv - er + S + V, the + adj/adv - er + S + V

Ex: The harder you study, the smarter you got. (Bạn càng học chăm chỉ, bạn càng thông minh hơn). 

b. Tính từ/ trạng từ dài

The + more + adj/adv + S + V, the + more + adj/adv + S + V

Ex: The more you eat, the more weight you gain. (Càng ăn nhiều bạn càng tăng cân)

2.2 So sánh của danh từ

The more/less + noun + S + V, the more/less + noun + S + V

Ex: The more books you read, the more knowledge you have (Bạn càng đọc nhiều sách bạn càng có nhiều kiến thức hơn). 

2.3 So sánh của động từ 

The more/less + S + V, the more/less + S + V

Ex: The colder the weather is, the better I like it. (Thời tiết càng lạnh, tôi càng thích).

2.4 Dạng kết hợp 

Cấu trúc 1: The more/less + N + S + V, the + tính từ ở thể so sánh + S + V

Ex: The poorer you are, the harder you have to try. (Càng nghèo càng phải cố gắng hơn)

Cấu trúc 2: The + tính từ ở thể so sánh + S + V, the more/less + N + S +V

Ex: The older he gets, the less he likes playing games. (Càng lớn anh ấy càng không thích chơi game)

3. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 12: Thể sai khiến

- Được dùng để yêu cầu, sai bảo hoặc trả tiền cho ai đó để làm việc cho mình. Thể sai khiến được dùng dưới 2 dạng chủ odonjg và bị động. 

+ Dạng chủ động ( Có đề cập đến người thực hiện hành động): 

S + have + O (person) + V nguyên thể + O. 

S + get + O (person) + to V + O

Ex: I'm going to get my dad to repair my lamp. (Tôi sẽ nhờ bố sửa đèn cho tôi)

+ Dạng bị động ( Không đề cập đến người thực hiện hành động): 

S + have + O + past participle (Vp2)

S + get + O + past participle (Vp2)

Ex: I lost my lipstic. I'll have to get another new lipstic. (Tôi bị mất son môi. Tôi sẽ phải mua một thỏi son mới khác).

4. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 12: Câu tường thuật4.1 Câu tường thuật của câu yêu cầu, đề nghị ai đó làm gì

a. Cấu trúc câu trực tiếp: 

- Câu mệnh lệnh

Ex: "Listen, please" my boss said. 

- Câu cầu khiến với modal verb: Can/ could/ would/ will... + you + V nguyên thể. 

Ex: "May I have you?" the waiter said. 

b. Cấu trúc câu gián tiếp: 

S + told/ asked + O + (not) + to V... 

Ex: "Listen, please" my boss said. => My boss asked us to listen.

4.2 Câu tường thuật khuyên nhủ

a. Cấu trúc câu trực tiếp:

- Câu tường thuật với moldal verb should/ ought to/ had better. 

Ex: "You should complete all the task before go out the company" my boss said to me. 

- Câu tường thuật điều kiện loại 2: If I were you. I would + V nguyên thể

Ex: "If I were you, I would spend money on buying a laptop" Linh said to me. 

b. Câu gián tiếp 

S + advised + O (not) to V

Ex: "You should complete all the task before go out the company" my boss said to me.

> My boss advised me to complete all the task before go out the company. 

Ex:  "If I were you, I would spend money on buying a laptop" Linh said to me.

=> Linh advised me to spend money on buying a laptop.

4.3 Một số cấu trúc câu gián tiếp khác: 

a.  Reporting Verb + To V

- agree: đồng ý

- demand: đòi hỏi

- promise: hứa

- threaten: đe dọa

- consent: bằng lòng

b. Reporting Verb + O + To V

- ask: yêu cầu

- advise: khuyên bảo

- invite: mời

- instruct: hướng dẫn

- order: ra lệnh

- warn: cảnh báo

- remind: nhắc nhở

4.4 Lưu ý khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp

a. Đổi trạng từ nơi chốn và thời gian: 

Câu trực tiếp=>Câu gián tiếp
This=>That
These=>Those
Here=>There
Now=>Then
To day=>That day
"Yesterday=>The day before
The previous day"
"Tomorrow=>The next day
The following day"
Ago=>Before
"Last night=>The night before
The previous night"
"Next week=>The following week
The week after"
"The day before yesterday=>Two day before
Earlier"
b. Đổi đại từ nhân xưng=>
Câu trực tiếp=>Câu gián tiếp
I=>He/she
We/you=>They
You (nếu là chủ ngữ)=>They/I/he/she
Me=>Him/her
Us=>Them
You (nếu là tân ngữ)=>Them/me/him/her
c. Đổi đại từ sở hữu=>
Câu trực tiếp=>Câu gián tiếp
My=>His/her
Our=>Their
Your=>Their/my/his/her
Mine=>His/hers
Ours=>Theirs
Yours=>Theirs/mine/his/hers
5. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 12: Bài tập 

Bài 1: Hoàn thành câu bằng cách chia động từ trong ngoặc: 

  1. We ___________ (do) the washing by 7 o’clock.

  2. She ___________ (visit) Longdon by the end of next year.

  3. I __________  (finish)this by 7 o’clock.

  4. Sam __________ (leave) by next week.

  5. She ________ (discuss) this with her mother tonight.

  6. They __________ (write) their essay by tomorrow.

  7. When you arrive I probably ________(start) the job.

  8. You _________ (do) a lot of your work by the end of this month.

  9. By November all the leaves (fall) ________.

  10. If he doesn’t hurry, they _________ (leave) before he comes.

Đáp án: 

  1. will have done

  2. will have visited

  3. will have finished

  4. will have left

  5. will have discussed

  6. will have written

  7. will have started

  8. will have done

  9. will have fallen

  10. will have left

Bài 2: Dùng so sánh kép viết lại những câu sau: 

1. As he gets older, he becomes thoughtful.

2. If he practices frequently, he will become a strong athlete.

3. If I save money, I can afford nice vacations.

4. As she exercise frequently, she feel healthy.

5. If she speaks fluently, she will gain confidence.

6. If you work longer hours, you earn higher salaries.

7. If he studies more diligently, he will achieve better results.

8. If she practices regularly, she can improve her skills.

9. If they run faster, they will win more races.

10. As she read more books, she expand her knowledge.

Đáp án: 

1. The older he gets, the more thoughtful he becomes.

2. The more frequently he practices, the stronger athlete he will become.

3. The more money I save, the nicer vacations I can afford.

4. The more frequently she exercise, the healthier she feel.

5. The more fluently she speaks, the more confidence she will gain.

6. The longer hours you work, the higher salaries you earn.

7. The more diligently he studies, the better results he will achieve.

8. The more regularly she practices, the more she can improve hers skills. 

9. The faster they run, the more races they will win.

10. The more books she read, the more she expand hers knowledge.

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức ngữ pháp các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì 2 môn tiếng Anh 12. Hy vọng rằng bài tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn tiếng Anh 12 mà VUIHOC đã tổng hợp dựa trên các bài học trong sách sẽ giúp các em ôn tập dễ dàng và hiệu quả hơn. Để học thêm các kiến thức mới cũng như ôn tập lại các bài học trên lớp, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé!

 

NGuồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-tieng-anh-12-chi-tiet-2637.html

Tovább

đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 11

VUIHOC gửi đến các em học sinh bộ đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 11 chi tiết gồm lý thuyết và bài tập giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức.


1. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 11: Present perfect - Hiện tại hoàn thành1.1 Cấu trúc:
(+) : S + have/has + Vp2/ed + O.

(-): S + have/ has + not + Vp2/ ed + O

(?): Have/ has (not) + S + Vp2/ ed + O?

1.2 Cách dùng
- Diễn tả sự việc vừa mới xảy ra: She have just finished the exam. (Cô ấy vừa hoàn thành kì thi).

- Diễn tả sự việc đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn liên quan đến hiện tại. I has worked for this company for 3 years. ( Tôi đã làm cho công ty này được 3 năm).

- Diễn tả sự việc xảy ra tại một thời điểm không xác định trong quá khứ. He has been in Vietnam for a long time. (Anh ấy ở Việt Nam một thời gian dài).

- Nhấn mạnh trải nghiệm của bản thân, nhấn mạnh kết quả. I have seen that show two times.( Tôi đã từng xem chương trình này 2 lần).

1.3 Dấu hiệu nhận biết
- Trong câu có các từ, cụm từ sau thì chia ở thì hiện tại hoàn thành:

just, recently, lately: gần đây, vừa mới;

ever: từng;

yet: chưa;

already: rồi;

since: kể từ khi;

before : trước đây;

 for: khoảng;

yet: chưa;

so far = until now = up to now = up to the present: cho đến bây giờ.

- Lưu ý phân biệt một số dấu hiệu sau:

since + mốc thời gian;

for + khoảng thời gian;

yet: dùng trong câu phủ định và nghi vấn;

already: dùng trong câu khẳng định;

ever, never thường được dùng với thì hiện tại hoàn thành.

- Trong các mệnh đề so sánh hơn nhất, số thứ tự, sự duy nhất hay số lần thực hiện hành động => chia ở thì hiện tại hoàn thành.

t's the first / second / ... time + HTHT.

This is the first / second ... time + HTHT.

Its + khoảng thời gian + since + sb last did sth: Đó là khoảng thời gian kể từ khi ai đó làm gì.

2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 11: Present perfect continuous - Hiện tại hoàn thành tiếp diễn2.1 Cấu trúc:
(+) S + have/ has + been + Ving

(-) S + have/ has + not + been + Ving

(?) Have/Has(not) + S + been + Ving?

2.2 Cách dùng:
- Dùng để nhấn mạnh tính liên tục của một hành động  trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại và tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Ex: I have been teaching Math since I was a third - year student. (Tôi dạy Toán từ khi còn là sinh viên năm thứ ba): Hành động dạy toán kéo dài từ khi là sinh viên, cho đến hiện tại vẫn dạy và tương lai có thể vẫn dạy).

2.3 Dấu hiệu nhận biết:
Trong câu có những từ, cum từ sau thì chia ở thì hiện tại hoàn thành:

For + time + now;

all day;

for + years;

since;

how long;

the whole week...

 

3. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 11: Perfect gerunds - Danh động từ hoàn thành3.1 Cách dùng:
- Danh động từ hoàn thành được dùng thay cho hình thức hiện tại của danh động từ khi muốn nhấn mạnh một hành động nào đó đã xảy ra trong quá khứ trước hành động của động từ từ chính trong câu.

Ex: She denied having eaten the cake. ( Cô ấy phủ nhận đã ăn bánh)

Hành động "having eaten the cake" xảy ra trước hành động "she denied"

3.2 Cấu trúc
a. V + O + prep + perfect gerund.

Các động từ thường gặp là:

thank sb for: cảm ơn ai đó;

congratulate sb on: Chúc mừng ai đó;

apologize sb for: Xin lỗi vì điều gì đó;

accuse sb of: Buộc tội ai đó;

blame sb for: Đổ lỗi cho ai đó;

criticize sb for: Chỉ trích ai đó;

suspect sb of : nghi ngờ ai đó;

praise sb for: Khen ngợi ai đó.

b. V + perfect gerund.

Các động từ thường gặp là:

forget: quên;

admit: thừa nhận;

deny: phủ nhận;

mention: đề cập;

remember: nhớ;

regret: hối tiếc.

 

4. Perfect participles in clauses of time and reason - Phân từ hoàn thành trong các mệnh đề chỉ thời gian và lý do
a. Hình thức:

Chủ động: Having + pp

Bị động: Having been + pp

b. Cách dùng:

- Dùng phân từ hoàn thành đê rút gọn mệnh đề khi hành động trong mệnh đề đó xảy ra trước hành động khác.

Ex: She finished her job and then she went out with boyfriends.

=> Having finished her job, she went out with boyfriends. ( Hoàn thành xong công việc, cô ấy đi chơi cùng bạn trai)

- Dùng để rút gọn mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian.

Ex: After she had got up, she brushed her teeth.

=> Having getting up, she brushed her teeth.

- Dùng để giải thích cho hành động trong mệnh đề chính

Ex: Having failed the exam, she cried a lot.

- Mệnh đề rút gọn được gọi là mệnh đề phân từ, hai hành động trong câu có cùng chủ ngữ.

5. Participle and to - infìnitive clauses - Mệnh đề bắt đầu bằng một ngữ phân từ và động từ nguyên mẫu có "to"
Mệnh đề quan hệ có dạng: who/which/that + V có thể được rút gọn bằng các cách sau:

5.1 Dùng hiện tại phân từ V-ing (present participle)
- Dùng khi mệnh đề quan hệ ở dạng chủ động

- Cấu trúc: who/which/that + V => Ving.

Ex: The boy who is talking to Ms. Hoa is my son => The boy talking to Ms. Hoa is my son.

( Cậu bé đang nói chuyện với cô Hoa là con trai tôi).

5.2 Dùng quá khứ phân từ V-ed/V3 (past participle)
- Dùng khi mệnh đề quan hệ ở dạng bị động.

- Câu trúc: who / which / that + V (passive) => V-PP

Ex: This dress which was made in Vietnam is ten dollars => This dress made in Vietnam is ten dollars.

( Bộ váy này được sản xuất ở Việt Nam có giá 10 đô la).

5.3 Dùng động từ nguyên mẫu có "to"
- Dùng "to V" khi danh từ phía trước đại từ quan hệ đứng trước các từ, cụm từ sau:

the first, the second;

the next, the last, the only;

Đứng trước so sánh nhất

Đầu câu có here, there

5.4 Dùng cụm danh từ/ giới từ
- Dùng cụm danh từ/ giới từ khi mệnh đề quan hệ có dạng:

S + BE + Noun/ Noun phrases /Prepositional phrases

- Cách chuyển: bỏ who, which, be.

Ex: Soccer, which is a popular sport, is very good for our health => Soccer, a popular sport, is very good for our health. (Bóng đá, một môn thể thao phổ biến, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta).

 

6. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 11: Bài tập luyện tập
Bài 1: Complete the sentences with the correct form of the verbs in brackets (Hoàn thành câu với dạng đúng của động từ trong ngoặc).

He _____ (play) soccer, so he’s tired.

 We ______ (live) in Paris for six months.

 This is the first time I (meet)__________ him.

 Jack ____ (be) to Mexico.

Minh and his father ____ (wash) the car.

 I (be)____ to Paris three times

He _____ (not/play) chess for five years.

They _____ (live) in Vietnam since they arrived in the Canada ten years ago.

It ______ (rain) all week. I hope it will stop by Monday.

How often ______ (you clean) the car this year?

Đáp án:

has been playing

have been living

have met

has been

have washed

have been

has been playing

have been living

has been raining

have you cleaned

Bài 2: Rewrite the sentence using a perfect participle (Viết lại câu bằng phân từ hoàn thành):

When the students had completed the exam, they celebrated with a party.

He had finished her work before He left the office.

After Linh had cooked lunch, she set the table for the guests.

Since he had already eaten dinner, he didn't want any dessert.

He was finally able to buy the house he wanted after saving up money for years.

She was offered a better job, and then she resigned from her current company.

When Chau had finished her presentation, she breathed a sigh of relief.

Đáp án:

Having completed the exam, the students celebrated with a party. (Hoàn thành kỳ thi, các học sinh tổ chức tiệc ăn mừng.)

Having finished his work, he left the office. (Sau khi làm xong công việc, anh ấy rời khỏi văn phòng.)

Having cooked lunch, Linh set the table for the guests. (Sau khi nấu bữa trưa xong, Linh sắp xếp bàn ăn cho khách.)

Having eaten dinner, he didn't want any dessert. (Sau khi ăn xong bữa tối, anh ấy không muốn ăn tráng miệng.)

Having saved up money for years, he was finally able to buy the house he wanted. (Sau khi tiết kiệm tiền trong vài năm, anh ấy cuối cùng đã có thể mua ngôi nhà mà anh ấy muốn.)

Having been offered a better job, she resigned from her current company. (Sau khi được đề nghị một công việc tốt hơn, cô ấy đã từ chức ở công ty hiện tại.)

Having finished her presentation, Châu breathed a sigh of relief. (Khi hoàn thành bài thuyết trình, Châu thở phào nhẹ nhőm.)

Bài 3: Choose the correct answer in the sentence (Chọn đáp án đúng trong câu):

1. My friend was disappointing/disappointed with the show. She had expected it to be better. (Bạn tôi rất thất vọng với buổi biểu diễn. Cô đã mong đợi nó sẽ tốt hơn).

2. Is he interesting/interested in chess? (Anh ấy có hứng thú với cờ vua không?)

3. The football match was very exciting/excited. My parents enjoyed it.(Trận đấu bóng đá rất sôi động. Cha mẹ tôi rất thích nó).

4. It's sometimes embarrassing/embarrassed when I have to ask my friend for her brother. (Đôi khi tôi cảm thấy xấu hổ khi phải hỏi bạn mình về anh trai cô ấy).

5. Does he easily get embarrassing/embarrassed? (Anh ấy có dễ bị xấu hổ không?)

6. My son had never expected to get the sport club. He was really amazing/amazed when he was invited it. (Con trai tôi chưa bao giờ mong đợi được tham gia câu lạc bộ thể thao. Anh ấy thực sự rất ngạc nhiên khi được mời)

7. My sister has really learnt English very fast. She has made astonishing/astonished progress.(Chị tôi thực sự đã học tiếng Anh rất nhanh. Chị ấy đã đạt được tiến bộ đáng kinh ngạc).

8. She didn't find the situation funny. Linh was not amusing/amused. (Cô ấy không thấy tình huống này buồn cười chút nào. Cô ấy không hề thích thú.)

9. It was a really terrifying/terrified experience. Afterwards everybody was very shocking/shocked.(Đó là một trải nghiệm thực sự đáng sợ. Sau đó mọi người đều rất sốc).

10. Why does he always look so boring/bored? Is his life really so boring/bored? (Tại sao anh ấy luôn trông chán nản như vậy? Cuộc sống của anh ấy thực sự nhàm chán đến vậy sao?)

Đáp án:

1. disappointed

2. interested

3. exciting

4. embarrassing

5. embarrassed

6. amazed

7. astonishing

8. amused

9. terrifying .... shocked

10. bored .... boring

 

Như vậy, để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa học kỳ 2 môn tiếng Anh, VUIHOC đã tổng hợp đề cương ôn thi học kì 2 lớp 11 môn tiếng Anh chi tiết giúp các em ôn tập dễ dàng hơn, giúp các em đạt điểm cao hơn trong bài thi. Bên cạnh ôn tập ngữ pháp, các em cần ôn tập thêm về từ vựng và khả năng nghe, đọc hiểu nữa nhé. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi của mình.


Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-tieng-anh-11-chi-tiet-2633.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek