Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Tự tình (bài 2)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Soạn bài Tự tình (bài 2)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam cũng như một bài thơ hay nói lên cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

1. Soạn bài Tự tình (bài 2): Đọc văn bản

1.1 Tìm hiểu về tác giả Hồ Xuân Hương

- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 mất năm 1822. Đây là một trong những nhà thơ có phần bí ẩn của nền văn học nước ta bởi gần như không có bất cứ tài liệu cổ nào ghi chép về lai lịch của bà. Theo một số tài liệu ghi chép rằng, bà sinh ra ở  Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời của người phụ nữ tài hoa này vốn không hề bằng phẳng, bà trải qua ít nhất hai đời chồng và đều là làm vợ lẽ. 

- Đến sau này, bà sống chủ yếu tại kinh thành Thăng Long thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Bà có một ngôi nhà riêng gần sát Hồ Tây và được đặt tên là “Cổ Nguyệt Đường”. Cuộc sống cá nhân ty vất vả và có phần bất hạnh nhưng bà đã nỗ lực đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm khá lớn. Giọng thơ của bà có nét rất riêng và hiện đại, có phần tinh nghịch và bà dám nói lên những điều mà nữ giới thời bà không dám lên tiếng.

- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam ta rất nhiều tác phẩm đặc sắc, hầu hết đều được viết bằng chữ Nôm như “bánh trôi nước”, “cảnh thu”, “cái nợ chồng con”,...

- Bà được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2021 và được những người yêu văn học gọi với danh xưng “bà chúa thơ Nôm”.

1.2 Tìm hiểu về chùm thơ Tự tình 

- Chùm thơ Tự tình bao gồm ba phần, là chùm ba bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

- Cả ba bài thơ đều được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.

- Đây là những dòng cảm xúc của tác giả thể hiện những đắng cay tủi nhục mà bà đã trải qua hoặc bà đã nhìn thấy. Là sự đau lòng khi thấy cả thế hệ phụ nữ bị chèn ép, áp bức bởi xã hội phong kiến bất công.

- Nhan đề “tự tình” chính là cách thể hiện tâm tư tình cảm một cách trực tiếp.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Tự tình (bài 2): Sau khi đọc

2.1 Câu 1 trang 77 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

- Tự tình được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.

- Tác phẩm nói về số phận của người phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến cổ hủ. Có thể chia tác phẩm theo bố cục 4 phần:

  • Phần 1: Hai câu đề - nói về sự buồn tủi và cô đơn của người phụ nữ

  • Phần 2: Hai câu thực - Đây là sự bẽ bàng cũng như chua xót về thân phận của người phụ nữ.

  • Phần 3: Hai câu luận - Thái độ bất khuất, không cam chịu mà phẫn uất về một kiếp người.

  • Phần 4: Hai câu kết - Sự xót xa mà ngậm ngùi về số phận đau thương của mình cùng với khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc hơn.

2.2 Câu 2 trang 77 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?

- Hai câu đề đã miêu tả được khoảng thời gian, không gian và gợi được tâm trạng:

+ Lựa chọn thời gian vào lúc “đêm khuya”. Vào khoảng thời gian này còn người hay dành để ngẫm nghĩ về cuộc sống, về sống phận. Nhất là với người phụ nữ đây còn là lúc cô có nhiều cảm xúc nhất với cuộc đời của mình.

+ Không gian bối cảnh tác phẩm:

  • Có cảnh “nước non” rộng lớn mênh mông khiến cho con người càng trở nên nhỏ bé, đơn độc hơn. Cảnh nước còn là sự xô bồ bất hảo của xã hội đương thời.

  • Không gian yên tĩnh nghe rő cả âm thanh của “văng vẳng trống canh dồn”. Sự yên ắng này còn tạo nên tâm trạng cô đơn, buồn tủi của con người.

+ Tâm trạng được thể hiện qua hai câu đề:

  • Sự “trơ” trọi của người phụ nữ. “Trơ” ở đây chính là sự đơn độc, không có ai ở bên cạnh của người phụ nữ. Đây còn là sự tủi nhục khi phải một mình đối mặt với bao mất mát đau thương mà cuộc đời ép phải nhận. “Trơ” còn chính là sự trơ lì, sau khi trải qua quá nhiều mất mát đau thương thì giờ đây người phụ nữ đã không còn bất cứ cảm xúc dư thừa nào với cuộc sống vốn bao bất công này.

  • Hồng nhan thì bạc phận, dù người phụ nữ rất đẹp nhưng vẻ đẹp này không những không được trân trọng nâng niu mà còn bị rẻ rúng, không một ai thèm quan tâm đến cô. Người phụ nữ dù có đẹp đến đâu mà không ai quan tâm, bị xã hội đánh giá coi thường thì vẫn sẽ phải chấp nhận sự tủi hổ đắng cay mà bị thực tế cuộc sống vùi dập.

 

2.3 Câu 3 trang 77 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Trong hai câu thực:

- Hành động của người phụ nữ:

  • Sử dụng men rượu để quên đi sự đời, uống rượu để làm tê liệt cảm xúc, khiến con say lặp đi lặp lại và trốn tránh thực tế.

  • Một vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại khi tỉnh rồi say, say rồi lại tỉnh.

  • Nhân vật đã chọn một trong những cách cực đoan nhất để phản kháng số phận đó là tìm đến rượu. Những cuộc sống luôn vùi dập con người đến cùng khi càng uống càng tỉnh. Men rượu vào như một chất xúc tác nhấn thêm vào nỗi đau của người phụ nữ khiến cô càng đau khổ hơn trước số phận nghiệt ngã của mình.

- Tâm trạng của nhân vật:

  • Tuổi thanh xuân rực rỡ và tươi đẹp nhất của một người thiếu nữ dần dần trôi đi không thể kiểm soát “vầng trăng bóng xế”.

  • Mối quan hệ tốt đẹp nhất của con người là câu chuyện tình duyên cũng không trọn vẹn, qua đi với muôn ngàn tiếc nuối như dòng nước trôi tuột qua bàn tay, như ánh trăng “khuyết chưa tròn”.

  • Tâm trạng của nhân vật được tác giả đề cập đến trong hai câu thực chính là sự chua xót về số phận cũng như cảm giác bẽ bàng tủi hổ của người phụ nữ.

- Trong hai câu luận:

  • Sự vật xuất hiện đều là những thứ nhỏ bé, không giá trị, dễ dàng bị mọi người con thường như hòn đá, rong rêu,...

  • Trạng thái của sự vật cũng rất bất thường như đâm toạc, xiên ngang,...

  • Tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc ngay từ những chữ đầu tiên khi lựa chọn sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, mang những động từ mạnh như “xiên ngang”, “đâm toạc” lên đầu kết hợp cùng nghệ thuật đối.

  • Những sự vật nhỏ bé nhưng đầy mạnh mẽ này đã thể hiện được sức mạnh của vạn vật trong cuộc sống. Những sinh vật nhỏ bé yếu đuối ký sinh như rong rêu vào những lúc quan trọng vẫn có thể mạnh mẽ vươn lên để thoát khỏi sự trói buộc của không gian. Sự vật yếu mềm như rêu hay nhỏ bé như đá cũng sẽ vùng lên bất chấp bản thân để phá vỡ mọi giới hạn mà xã hội áp xuống nó.

  • Có áp bức sẽ xuất hiện đấu tranh, tinh thần phản kháng của con người thời đại nào cũng có. Họ luôn muốn có thể phá vỡ bốn bức tường chật hẹp để vươn lên mọi định kiến cổ hủ của xã hội. Người phụ nữ vốn nhỏ bé cả về ngoại hình lẫn tiếng nói nhưng vẫn luôn tin vào một tương lai tươi sáng để rồi đứng lên đấu tranh cho dù biết cái giá của thất bại sẽ rất đắt nhưng cũng không muốn cả đời phải chịu sự chà đạp.

  • Đây vừa là cảm xúc phẫn uất, bực tức không chấp nhận số phận chán nản, tù túng cũng chính là khát vọng về một hạnh phúc trọn vẹn.

2.4 Câu 4 trang 77 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

- Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã xử lý rất mượt mà trong việc chuyển mạch cảm xúc của bài thơ:

- Từ tâm trạng “ngán” ngẩm, chán nản, tuyệt vọng trước cuộc sống bất công giờ đây nhân vật đã “ngán” sống, chỉ còn sinh tồn chứ không phải sinh sống nữa.

- Từ “xuân đi” thể hiện dòng thời gian luôn luôn trôi khiến cho tuổi thanh xuân của con người dần đi qua.

- Từ “xuân lại lại” là dòng tuần hoàn của thời gian, xuân đi nhưng một năm sau xuân lại trở về lặp lại vòng lặp của thời gian.

-> Trong mạch cảm xúc này chính là lời nói đầy cảm xúc mà xót xa của người phụ nữ khi tuổi xuân của cô đã dần qua không thể lấy lại nhưng thiên nhiên vạn vật vẫn đến và đi như một lẽ đương nhiên.

- “Mảnh tình” mỏng manh nhỏ bé không bao giờ có thể trọn vẹn của nhân vật như muốn nói kiếp này cô không bao giờ tìm được hạnh phúc cho riêng mình.

- Tình duyên vốn ít ỏi không đủ đầy mà giờ đây còn phải san sẻ chia nhỏ khiến cho đã ít còn ít hơn nữa.

- Tất cả những gì còn lại của nhân vật chỉ có một “tí con con”.

- Sự chuyển mạch cảm xúc trong tác phẩm còn ở trong hai câu thơ kết. Sự chuyển biến này thay đổi từ tâm trạng hờn dỗi, trách móc “tài tử văn nhân ai đó tá” chuyển đến sự chủ động của bản thân người con gái khi mà: “Thân này đâu đã chịu già tom”. Cụm từ “đâu đã chịu” đã giúp ta cảm nhận được sự kiên định mà đầy bướng bỉnh cố chấp khác với những người phụ nữ cùng thời đại của tác giả Hồ Xuân Hương.

Bà không chấp nhận hiện thực tuổi thanh xuân thì dần qua đi nhưng vẫn mãi chưa tìm được cho mình chốn để trở về. Bà vẫn đang lẻ bóng đơn côi, tình duyên thì lận đận vẫn luôn sống cảnh một mình lẻ bóng sớm chiều. Đến phần cuối của tác phẩm, mạch cảm xúc từ vô vọng bất lực với cuộc sống đã trở thành những cảm xúc vui vẻ, tràn đầy nhựa sống, đầy hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn được thể hiện trong câu thơ cuối bài.

=>  Mọi thứ như nhỏ bé lại, giảm dần. Từ thiên nhiên rộng lớn, mùa xuân kéo dài giờ chỉ còn một mảnh đời bất hạnh đáng thương của người phụ nữ. Đường tình duyên vốn không suôn sẻ, lận đận cả đời nay lại bị ép buộc san sẻ phần lớn cho người khác, chỉ có thể góp nhặt lại một tí con con cho mình gặm nhấm.

2.5 Câu 5 trang 77 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

- Chủ đề của bài thơ chính là số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến cổ hủ đương thời.

Qua chủ đề này em có thể hiểu được tư tưởng và tình cảm của tác giả. Nhà thơ như muốn trải lòng mình, cảm thương cho số phận ngang trái mà tủi nhục của những người phụ nữ dù có cố gắng đến đâu cũng không thoát được hiện thực mà xã hội đè ép. Mỗi câu thơ của tác giả không chỉ nói lên tình cảm của cá nhân mà còn là tâm trạng của biết bao thế hệ, bao người phụ nữ Việt Nam có tài có sắc, vẹn toàn đạo đức nhưng vẫn luôn bị chế độ phong kiến bó buộc. Xã hội bất công khiến cho người phụ nữ không thể phát huy thế mạnh của bản thân mà chỉ trói buộc trong gian bếp, trong căn nhà nhỏ bé. Dù có cam chịu như vậy nhưng xã hội vẫn không buông tha mà chà đạp lên sự sống của con người.

=> Nhà thơ cảm thấy tủi hổ, buồn bã trước sự lận đận trong tình duyên. Bà còn thể hiện được sự xót thương với cả thế hệ nữ giới cùng thời với mình, không biết đến ngày nào mới hết khổ. Qua đó còn là khát vọng làm chủ cuộc đời mình, làm chủ hạnh phúc và một xã hội công bằng đối xử tốt hơn với phái nữ.

2.6 Câu 6 trang 77 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.

Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng thể thơ quen thuộc, truyền thống của nền văn học nước ta đó chính là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cùng với ngôn ngữ có chọn lọc. Sự kết hợp này đã làm tôn vinh nét đẹp của tiếng Việt cũng như mang một làn gió mới đến thể loại thơ cổ vốn có phần quy chuẩn. Chính vì vậy, tác phẩm văn học này dễ dàng tiếp cận người đọc hơn, khiến cho độc giả có cảm giác gần gũi mà quen thuộc.

Việc sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đặc sắc kết hợp với những động từ mạnh và từ láy tượng thanh đã hỗ trợ thể hiện được những mong ước của tác giả về một xã hội công bằng, nhẹ nhàng hơn với người phụ nữ. Qua đó còn làm nổi bật lên sự nổi loạn trong tâm hồn thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Tự tình (bài 2) Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-tu-tinh-bai-2-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4145.html

 

 

Tovább

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Vui học sẽ gửi đến các em Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức qua bài viết dưới đây. Quá trình hình thành và phát triển cũng như những đặc điểm của tiếng quốc ngữ sẽ được giải nghĩa ngắn gọn mà dễ hiểu nhất.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Dựa vào thông tin trong bài 3 và từ các nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện những yêu cầu sau:

a. Nêu một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ.

Một số dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ:

  • Chữ quốc ngữ của đất nước Việt Nam ta được hình thành từ đầu thế kỷ XVII. Thời gian này chính là lúc các tu sĩ dòng tên truyền đạo Thiên Chúa tại đất nước ta. Hai tên tuổi nổi bật nhất của thời kỳ này chính là giáo sĩ Phran-xít-xcô đờ Pi-na và giáo sĩ A-lếch-xăng-đờ Rốt.

  • Vào cuối thế kỉ XVIII chính là lần đầu tiên chữ quốc ngữ được chỉnh sửa và hầu như các chữ đều giống như thời nay.

  • Vào cuối thế kỉ XIX vị trí và tên gọi của chữ quốc ngữ mới được quyết định.

  • Vào năm 1865, tờ báo Gia Đinh do Trương Vĩnh Ký làm chủ biên chính là tờ báo đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ.

  • Vào ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó đề đốc Hector Ohier đã tự tay ký nghị định bắt buộc từ thời điểm này tất cả các công văn ở Nam Kỳ đều phải viết bằng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán.

  • Đến năm 1879, chính quyền thực dân Pháp đã chính thức đưa chữ quốc ngữ vào giáo trình giảng dạy tại trường học.

  • Đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ được giảng dạy ở cả các tỉnh phía Bắc và trở nên phổ biến trong toàn đất nước, đến từng người dân.

  • Cải cách giáo dục của nước Việt Nam ta vào nửa cuối thế kỉ XX đã khiến cho chữ quốc ngữ được sửa đổi. So với thời nay chữ quốc ngữ gần như thay đổi hoàn toàn.

b. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm.

- Điểm giống nhau:

  • Đều là chữ viết của người dân Việt Nam.

  • Đều là hệ thống chữ viết theo nguyên tắc ghi âm.

  • Đều là sản phẩm văn hóa do người Việt Nam sáng tạo và được chỉnh sửa hoàn chỉnh sau nhiều thế kỷ.

- Điểm khác nhau:

  • Chữ quốc ngữ sử dụng những chữ Latin để ghi âm tiếng Việt, cách đọc và cách viết sẽ tương ứng với nhau. Với ngôn ngữ này khá dễ học do chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và biết được cách ghép vần là có thể sử dụng được chữ quốc ngữ. Đây là ngôn ngữ ra đời muộn nhất và trở thành ngôn ngữ chính thống của người dân Việt Nam ngày nay.

  • Chữ Nôm là cách dùng một chữ Hán có sẵn để ghi âm tiếng Việt hoặc có thể kết hợp nhiều ký tự tiếng Hán với các ký hiệu chỉnh âm để tạo ra được một chữ Nôm, cách đọc và cách viết của chữ Nôm sẽ không có sự tương ứng. Học tiếng Nôm sẽ khó hơn bởi phải có kiến thức về tiếng Hán thì mới có thể hiểu được chữ Nôm. Chữ Nôm là ngôn ngữ được xuất hiện sớm hơn và trở thành phương tiện lưu giữ những điển tích điển cố, những tác phẩm văn học từ ngàn đời nay.

2. Câu 2 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Theo em, việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ có tác động như thế nào đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta?

- Theo em việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ đã có tác động lớn đến đời sống văn hóa và xã hội của đất nước Việt Nam ta:

  • Mọi người, mọi tầng lớp đều có thể dễ dàng tiếp cận được với chữ viết, chính nhờ vậy mà xã hội ngày một văn minh, tân tiến hơn.

  • Tất cả mọi mảnh đất trên đất nước đều được thống nhất chung về chữ viết.

  • Chữ quốc ngữ sẽ bảo tồn được những giá trị văn hóa từ xã xưa bởi chữ quốc ngữ đã trở nên phổ biến, phổ cập giáo dục nên các tác phẩm khó hiểu được viết bằng chữ Hán chữ Nôm sau khi dịch sang chữ quốc ngữ sẽ tiếp cận được nhiều người đọc hơn.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

3. Câu 3 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Tìm một số ví dụ cho thấy trong chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp một âm được viết bằng những con chữ khác nhau (tương tự trường hợp /k/ được viết bằng 3 con chữ: k,q,c)

- Trường hợp âm đọc /ă/ có thể được viết bằng hai chữ /ă/ hoặc /a/. Ví dụ như an ninh với ăn mặc.

- Trường hợp âm đọc /z/ có thể được viết bằng hai chữ /d/ hoặc /gi/. Ví dụ như: gia cảnh với da diết.

- Trường hợp âm đọc /i/ có thể được viết bằng hai chữ /i/ hoặc /y/. Ví dụ như ly biệt, chi li.

4. Câu 4 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trao đổi về những lỗi chính tả thường gặp và thử xác định lý do của việc mắc những lỗi đó.

- Một số âm tiết dễ bị viết sai như ch/tr, l/n, gi/d/r hay s/x. Lý do chúng ta dễ mắc phải lỗi sai đó là:

  • Phát âm sai, chữ tròn vành rő chữ dẫn đến viết sai.

  • Người viết chưa được biết chính xác cách ghép vần và sử dụng chữ viết.

  • Lỗi đặt dấu câu sau ví dụ như: cuả, qủa,...

  • Nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do người viết chưa nắm được chính xác quy tắc đặt dấu câu.

  • Trẻ nhỏ, người nước ngoài, những người mới học tiếng Việt.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74 Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-74-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4144.html

 

Tovább

Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Új bejegyzés szövege

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có cái nhìn đa chiều nhất về đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga.

1. Soạn bài Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga: Trước khi đọc

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định nay chính là quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. 

- Khi còn dạy học, mọi người thường gọi ông với cái tên Cụ Đồ Chiểu với tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ. Sau khi hai mắt ông không còn nhìn thấy thì hiệu có thay đổi thành Hối Trai.

- Ông vừa là một nhà giáo ưu tú vừa là một bậc lương y có y đức vẹn toàn mà còn là một nhà thơ lớn trong nền văn học nước nhà. 

- Khi thực dân pháp xâm lược đánh chiếm vùng Nam Kỳ, ông đã sử dụng tài năng của mình để sáng tác các tác phẩm văn học với mục đích khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn bộ quân dân Việt Nam. Ông tích cực tham gia kháng chiến và cùng với các vị lãnh đạo bàn bạc chủ trương đánh giặc.

- Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào ngày 24 tháng 11 năm 2021. Lăng mộ của ông cũng được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1990 đến năm 2017 được bộ văn hóa thể thao và du lịch nâng lên thành di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. 

- Sự nghiệp văn chương của ông có thể chia làm hai thời kỳ sáng tác:

+ Giai đoạn đầu là những năm 5 của thế kỷ XIX: Đây là thời gian ông chắp bút viết tác phẩm “Lục Vân Tiên” và “Dương Từ - Hà Mậu”. Với những tác phẩm này, ta có thể thấy được chủ nghĩa anh hùng, tư tưởng yêu nước thương dân của ông.

+ Giai đoạn sau là từ khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định đến lúc ông mất. Thời gian này các tác phẩm của ông gắn bó mật thiết đến cuộc sống của người dân. Các tác phẩm của ông như “Văn tế nghĩa sự Cần Giuộc” hay “Lục tỉnh sĩ dân trận vong” còn là áng văn lên án mạnh mẽ tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta. Đồng thời qua đó còn là sự ngợi ca và trân trọng sự dũng cảm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù của quân dân ta. Chính giai đoạn này là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Nhân vật anh hùng em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?

- Một trong những nhân vật anh hùng mà em yêu thích nhất chính là Thánh Gióng.

- Đây là nhân vật có trong kho tàng văn học của đất nước ta. Thánh Gióng là một người anh hùng dũng cảm, mạnh mẽ đã đánh tan quân xâm lược để bảo vệ dân tộc, mang lại hòa bình cho đất nước và cuộc sống ấm no yên bình cho người dân.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga: Đọc văn bản

2.1 Hành động và lời nói của Lục Vân Tiên.

- Hành động của Lục Vân Tiên: ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy, nhắm làng xông vô.

- Lời nói của Lục Vân Tiên: Bớ đảng hung đồ.

2.2 Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp.

- Lục Vân Tiên đứng một mình với toán cướp.

- Dù chỉ có một mình nhưng Lục Vân Tiên không hề sợ hãi mà thản nhiên “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh bọn cướp.

- Hành động của Lục Vân Tiên rất nhanh, rất mạnh và dứt khoát đánh trả. Anh mạnh mẽ đánh mạnh về phía bên trái, tung hoành hướng đến phải như người anh hùng Triệu Tử dũng mạnh phá vòng Đương Dương. Đây là một anh hùng trượng nghĩa, khí khách, luôn làm việc tốt xử lý kẻ ác.

2.3 Lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga

- Qua lời nói của mình, Kiều Nguyệt Nga đã giới thiệu được quê quán của mình và lý do tại sao nàng lại đi qua nơi đây.

Thưa rằng “Tôi Kiều Nguyệt Nga”

Con nầy tì tất tên là Kim Liên.

Quê nhà ở quận Tây Xuyên,...

2.4 Lời đáp của Lục Vân Tiên.

Lời đáp của Lục Vân Tiên đã đưa ra những quan điểm của mình. Với anh làm việc nghĩa là chuyện hiển nhiên không cần nhận lại lời cảm ơn. Anh hùng chính là người thấy việc bất bình không tha, thấy việc nghĩa là phải làm.

3. Soạn bài Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần

- Có thể chia đoạn trích thành hai phần:

- Phần 1 gồm 14 câu thơ đầu nói về hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên.

- Phần 2 gồm các câu thơ còn lại là cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.

3.2 Câu 2 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.

- Lời người kể chuyện chính là những câu thơ có bình thường không có dấu câu phân cách, còn lời đối thoại của nhân vật sẽ được đặt trong hai dấu ngoặc kép.

- Lời của người kể chuyện: là những câu thơ như Chẳng qua là sự bất bình/ Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi…

- Lời đối thoại của nhân vật: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?/ Trước gây việc dữ tại mầy…”

3.3 Câu 3 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra lý do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.

  • Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp bởi anh đã nhìn thấy được cảnh lũ cướp hoành hành gây họa cho người dân.

  • Cùng với bản tính anh hùng, luôn căm ghét cái ác và là người nhân nghĩa đã khiến cho Lục Vân Tiên không chút do dự một mình xông vào trừng phạt toán cướp.

b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.

Một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên:

  • Chàng gần như tay không đánh giặc, không kịp chuẩn bị vũ khí hay tìm thêm người hỗ trợ. Anh chỉ tiện tay bẻ cành cây bên đường như một thứ vũ khí để xử lý toán cướp “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”

  • Không chỉ qua hành động mà bằng lời nói của mình đã khiến người đọc hiểu được tính cách của Lục Vân Tiên “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Hai câu thơ này đã thể hiện được sự thẳng thắn cũng như tính cách cương trực phóng khoáng của người anh hùng.

c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.

Thái độ và tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật Lục Vân Tiên:

  • Qua việc chọn lựa những từ ngữ để miêu tả hành động và lời nói của Lục Vân Tiên ta có thể thấy được thái độ ngưỡng mộ cũng như khâm phục trước vẻ đẹp của Lục Vân Tiên cũng như tinh thần cứu giúp mọi người của chàng trai này.

3.4 Câu 4 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?

- Cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga: 

  • Kiều Nguyệt Nga là một người con gái đoan trang, khuê các, luôn có ý thức tuân thủ mọi lễ nghi mà thời đại đã áp đặt cho mình.

  • Cô là người có học thức, biết nhún nhường và cẩn thận trong từng lời nói khi gọi Lục Vân Tiên là “quân tử” và tự xưng mình là “tiện thiếp”. Đây không phải là cách gọi coi thường bản thân mà chỉ đơn giản là cách khiêm nhường, ăn nói trong chuẩn mực cùng với thái độ kính trọng và biết ân với người đã cứu giúp mình.

  • Nàng là người trọng tình trọng nghĩa, sống biết trước biết sau khi cô luôn canh cánh trong lòng không biết phải làm thế nào mới có thể trả hết công ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên.

  • Kiều Nguyệt Nga còn là một người con hiếu thảo, sống đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Dù không mong muốn nhưng cô vẫn nghe lời cha mẹ làm lễ nghi gia để phụ mẫu vui lòng.

3.5 Câu 5 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

- Câu nói của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm về người anh hùng của chính tác giả Nguyễn Đình Chiểu là “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

- Em đồng tình với quan niệm của tác giả. Hai câu thơ mang ý nghĩa, người anh hùng là người thấy việc xấu sẽ lập tức can thiệp mà không lăn tăn suy nghĩ hay tính toán thiệt hơn. Qua đoạn trích, ta có thể dễ dàng thấy được hành động vội vàng xông vào đánh tan toán cướp dù không có đồng đội, không có cả vũ khí trong tay. Lục Vân Tiên làm việc tốt mà không kịp suy nghĩ, không nghĩ đến cả việc mình sẽ được gì khi mạo hiểm mà chỉ khẩn trương tìm cách cứu Kiều Nguyệt Nga. Ngay cả khi Kiều Nguyệt Nga thể hiện mong muốn trả ơn anh cũng không chấp nhận, một cái lạy cũng đồng ý lấy. 

- Từ hành động từ trong nhận thức này của Lục Vân Tiên ta đã hiểu được quan niệm về một người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu. Người anh hùng không chỉ cần có đầy đủ sức mạnh về thể chất, về học thức mà còn là người có tâm hồn mạnh mẽ, trong sáng, kiên định với những gì mình đã tin đã làm. Khi thấy hoạn nạn, với tài trí kiên cường của mình người anh hùng sẽ lập tức cứu giúp những người gặp khó khăn, luôn hành động vì lẽ phải mà không có chút tư lợi cá nhân nào xen vào.

3.6 Câu 6 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và xây dựng nhân vật trong đoạn trích: Các nhân vật trong đoạn trích đều được miêu tả qua các hành động, cử chỉ và ngôn ngữ của mình chứ không chú trọng về mặt ngoại hình. Có lẽ một phần lý do vì tác giả Nguyễn Đình Chiểu là một người khiếm thị nên ông đã quen việc sử dụng thính giác để cảm nhận vạn vật xung quanh.

- Đoạn trích đi theo một trình tự thời gian khá quen thuộc. Đầu tiên là người tốt gặp khó khăn nguy hiểm và được người anh hùng xuất hiện cứu giúp. Sau đó theo đúng mô típ anh hùng cứu mỹ nhân, mỹ nhân đền đáp lại anh hùng. Đây chính là khát vọng cũng như mong ước của mọi người khi ở hiền sẽ gặp lành, người tốt sẽ luôn có quý nhân phù trợ.

4. Kết nối đọc viết trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích của một nhân vật trong đoạn trích.

Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, chúng ta không thấy nhiều điều  về Kiều Nguyệt Nga do tác giả cũng không miêu tả chi tiết. Những điều mà ta thấy được chỉ qua lời nói, cử chỉ trong cuộc trò chuyện với Lục Vân Tiên thôi nhưng cũng có thể thấy cô là một người có nhiều đức tính tốt đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Qua lời nói của mình, người đọc có thể thấy cô Kiều Nguyệt Nga là một cô gái thanh lịch, khiêm tốn, nhẹ nhàng và là người được học hành tử tế. Cách Nguyệt Nga xưng hô với Lục Vân Tiên rất khiêm tốn, cô gọi Lục Vân Tiên là “quân tử” và tự xưng là “tiện thiếp”. Cách nói chuyện của cô vừa nhẹ nhàng lại sâu sắc. Khi Vân Tiên hỏi nguyên nhân cô gặp tai họa từ bọn cướp, Nguyệt Nga trả lời rő ràng và ngắn gọn. Câu trả lời của cô không chỉ hoàn toàn phù hợp với câu hỏi mà Lục Vân Tiên đưa ra mà còn thể hiện sự chân thành, cảm kích và tình cảm của cô. Nguyệt Nga cũng là người giàu tình cảm, sống có tình có nghĩa biết trước biết sau. Khi Vân Tiên cứu được cô, Nguyệt Nga đã cảm thấy rất biết ơn. Bởi vì Vân Tiên không chỉ cứu mạng cô mà còn cứu cả trinh tiết, cả cuộc đời sau này của nàng. Cô rất mong muốn và tìm mọi cách báo đáp công ơn cứu giúp của Vân Tiên, dù cô luôn hiểu rằng ơn này dù có làm gì cũng không thể đền đáp đủ. Nhân vật Nguyệt Nga xuất hiện tuy không nhiều nhưng đã thể hiện được hết vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn của mình.

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-luc-van-tien-danh-cuop-cuu-kieu-nguyet-nga-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4143.html

 

Tovább

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Qua Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức dưới đây, Vuihoc sẽ giúp các em hiểu thêm ý nghĩa của chữ quốc ngữ đến sự gìn giữ và phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam ta.

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?

Việc sáng tạo ra chữ Nôm đã thể hiện được những tư tưởng cũng như khát vọng của ông cha ta:

  • Mong muốn đất nước ta có ngôn ngữ riêng, người Việt có thể dễ dàng trao đổi giao tiếp với nhau bằng cả chữ viết và giọng nói.

  • Bảo vệ được nét văn hóa của người dân Việt Nam, dần dần làm giàu thêm kho tàng tiếng Việt.

  • Làm tiền đề để sáng tạo ra những tác phẩm văn học đậm bản sắc của dân tộc, có thể dễ dàng lưu truyền từ đời này sang đời khác và đảm bảo con cháu sau này vẫn có thể hiểu được những điều mà ông cha ta muốn truyền tải.

  • Góp phần mang nền văn học Việt Nam vươn tầm quốc tế, sánh vai với các nền văn học lớn trên thế giới.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.

Một số tác phẩm được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm nổi tiếng:

  • Truyện Kiều hay được biết với tên Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du

  • Quốc âm thi tập của tác giả Nguyễn Trãi

  • Hồng Đức quốc âm thi tập của tác giả Lê Thánh Tông

  • Bạch Vân quốc ngữ thi tập của tác giản Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Mời trầu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. 

3. Câu 3 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự nào? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du dùng để sáng tác không? Vì sao?

Em đọc Truyện Kiều thông qua bản dịch chữ Quốc ngữ. Theo ý kiến cá nhân của em, ngày nay Truyện Kiều vẫn cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự chữ Nôm mà tác giả Nguyễn Du dùng để sáng tác bởi vì: 

  • Đây là cách tốt nhất để có thể đảm bảo giữ được nguyên vẹn giá trị văn hóa của tác phẩm Truyện Kiều cũng như một trong những nét đẹp trong văn hóa dân tộc chính là chữ Nôm.

  • Khi bạn bè quốc tế đọc được bản gốc của tác phẩm bằng chữ Nôm thì cũng là cách quảng bá văn hóa tốt nhất. Qua đó họ có thể phần nào hiểu được văn hóa cũng như tính cách của con người Việt Nam ta.

  • Lưu truyền bản gốc viết bằng chữ Nôm sẽ giúp cho các bạn trẻ sau này hiểu sâu hơn về tác phẩm bởi có những chữ, những đoạn chỉ có chữ Nôm mới có thể lột tả hết được. 

  • Giáo dục cho các thể hệ sau truyền thống văn hóa dân tộc để họ yêu hơn, quý hơn, trân trọng hơn và có ý thức bảo tồn và phát triển nét đẹp này.

 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ hiểu thêm về chữ Quốc ngữ cũng như tự hào và bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-70-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4142.html

 

Tovább

Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức . Không chỉ là những nội dung mà tác phẩm mang đến cũng như đáp án của những câu hỏi trong sách giáo khoa mà bài soạn này sẽ giúp các em nhìn thấy rő hơn vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi và cả mặt xấu còn tồn đọng trong xã hội phong kiến đương thời.

 

1. Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ: Trước khi đọc

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều 

a) Tác giả Nguyễn Du

- Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 mất ngày 16 tháng 9 năm 1820. Ông có tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quý tộc tri thức lâu đời với rất nhiều người làm quan và có truyền thống về mảng văn học. 

- Cha ông là Nguyễn Nghiễm, đã đỗ tiến sĩ và từng là đến chức tể tướng.

- Cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du đã trải qua hầu hết những biến cố lịch sử đất nước trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ đất nước có nhiều biến động khi mà chế độ phong kiến có phần lung lay khi phong trào nông dân được nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi mà tiêu biểu nhất chính là phong trào của nghĩa quân Tân Sơn. Chính những yếu tố ngoại cảnh này đã tạo nên giọng văn tả thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du.

- Tác giả Nguyễn Du được đánh giá là một thiên tài văn học, là đại thi hào, là cây đại thụ trong giới văn học Việt Nam ta. Do những biến cố trong cuộc đời đã khiến ông có cơ hội phiêu bạt trải nghiệp rất nhiều cuộc sống trên đất Bắc nên ong có được vốn sống phong phú cũng như những kiến thức xã hội ít ai có được và sự cảm thông sâu sắc với người dân thấp cổ bé họng.

- Trong sự nghiệp văn học của mình, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm cả bằng tiếng Hán và tiếng Nôm:

  • Tiếng Nôm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh), Văn chiêu hồn,....

  • Chữ Hán: Tập thơ Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập.

- Các tác phẩm của ông phần lớn đều thể hiện được tư tưởng nhân đạo khi đề cao giá trị của con người dẫu là những con người nhỏ bé nhất trong xã hội. Thêm vào đó là sự lên án, tố cáo mạnh mẽ trước xã hội phong kiến, với những thế lực gian ác chà đạp con người.

b) Tác phẩm Truyện Kiều

- Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên Đoạn Trường Tân Thanh là một tác phẩm lớn, có chỗ đứng quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam.

- Tác phẩm bao gồm 3254 câu thơ Lục bát và được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm

- Tác phẩm có thể chia thành nhiều đoạn trích với các nội dung khác nhau nhưng tựu chung lại đều là về cuộc đời của nhân vật chính Thúy Kiều.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp. 

Tác phẩm văn học về tình yêu để lại ấn tượng tốt đẹp trong em chính là vở kịch Romeo và Juliet của nhà văn William Shakespeare. Vở kịch được sáng tác vào khoảng năm 1594-1595 và kể về câu chuyện tình yêu của chàng Romeo và nàng Juliet. Romeo và Juliet yêu nhau sâu đậm nhưng vì mâu thuẫn của hai gia tộc mà cặp đôi đã bị gia đình cấm đoán. Cha mẹ của Julia ép cô kết hôn với Bá tước Paris. Để tránh kết hôn với bá tước, cô đã uống thuốc ngừng nhịp tim để giả vờ chết. Romeo tưởng Juliet đã chết thật rồi, anh đau khổ và tự vẫn khi còn rất trẻ để đi theo người mình yêu nhất. Khi Julia thức dậy rồi nhìn thấy xác Romeo, cô đã rút dao định tự sát. Cái chết bi thảm của cả hai cùng với tình yêu đẹp đẽ của họ đã hóa giải được sự mối thù của hai gia tộc. Điều đặc biệt nhất của vở kịch là nó dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra ở nước Ý thời trung cổ.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ: Đọc văn bản

2.1 Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.

- Kim Trọng xuất hiện lần đầu ở mộ Đạm Tiên, có duyên gặp chị em Thúy Kiều.

- Ngay từ khi mới xuất hiện, Kim Trọng đã hiện lên là một con người thanh lịch, trang nhã phong cách của một người được ăn học giáo dục đàng hoàng. Chàng đi đến đâu cảnh vật như sáng lên đến đó, từ cỏ cây đến cả không gian đều tô điểm cho vẻ đẹp của chàng. Cảnh vật như có thêm sức sống, biến hóa một cách thần kỳ tỏa sáng về cả sắc lẫn hương.

- Chính sự xuất hiện tình cờ này đã khiến cho mối tình Kim - Kiều bắt đầu, Thúy Kiều đã đem lòng thương nhớ người thanh niên này ngay từ lần đầu tiên gặp mặt.

2.2 Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật.

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật:

- Thúy Kiều:

  • Ngổn ngang

  • E lẹ

  • Tình trong như đã mặt ngoài còn e

- Kim Trọng:

  • Cơn buồn

  • Chập chờn cơn tỉnh cơn mê 

  • Khách đà lên ngựa người còn nghé theo

=> Cả hai nhân vật đã có cảm tình với nhau ngay từ lần đầu gặp mặt. Hai con tim dường như cùng chung nhịp đập nhưng do còn e ngại, do lễ giáo phong kiến mà họ chưa dám thể hiện tình cảm của mình ra bên ngoài 

2.3 Bức tranh thiên nhiên.

- Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dễ dàng để lại được dấu ấn khó phai trong lòng độc giả. Bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những câu thơ "Dưới cầu nước chảy trong veo/Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha".

- Chiếc cầu lơ lửng trên dòng nước trong veo xanh ngắt cùng với bóng chiều xen chút dáng liễu đã làm chứng cho mối tình đậm sâu của Kim - Kiều.

2.4 Lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Người kể chuyện như hóa thân vào chính nhân vật để có thể trực tiếp bày tỏ tình cảm của họ. Từ những lo lắng ưu phiền vì không thể biết trước được tương lai khó lường sẽ xảy ra chuyện gì. Tìm được người thương nhưng lại không chắc có thể ở bên người đó đến cuối cuộc đời, đủ duyên chưa chắc đã đủ nợ.

3. Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?

- Đoạn trích có hai nhân vật chính là Kim Trọng và Thúy Kiều.

- Sự việc quan trọng trong đoạn trích chính là cuộc gặp gỡ vô tình của Kim Trọng và Thúy Kiều, đây là bước đầu cho cuộc tình Kim - Kiều tuyệt đẹp.

3.2 Câu 2 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật?

- Trong mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng đã được giới thiệu và miêu tả bằng lời của người kể chuyện.

- Qua những lời giới thiệu đó, người đọc có thể hình dung được Kim Trọng là một người thanh niên nho nhã, lịch sự, toát lên vẻ thư sinh của một người có học thức, có tài năng.

3.3 Câu 3 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.

Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của hai nhân vật chính là Kim Trọng và Thúy Kiều. Những từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật đó là: 

  • Tình trong như đã mặt ngoài còn e

  • giục cơn buồn

  • người còn nghé theo

=> Giờ đây, ngay sau giây phút gặp tiếng sét ái tình, hai con tim đã hòa chung một nhịp đã gần lại bên nhau. Nhưng đây là một tình cảm e ấp mà kín đáo tựa như câu thơ “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà hiền dịu trong sáng của Kiều đã làm Kim Trọng rung động ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một người hào hoa phong nhã như Kim Trọng nhanh chóng làm chủ được cảm xúc của mình, biết được đây là thứ tình cảm gì và mình muốn gì. Nhưng mọi sự việc đều kết thúc bằng cuộc chia ly không thể tránh khỏi, hai người tạm biệt nhau mà ngập tràn sự lưu luyến trong không gian.

3.4 Câu 4 trang 69 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:

a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?

  • Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:

  • Thời gian: Vào một buổi chiều

  • Không gian: Trên cây cầu gần bờ sông

  • Sự vật: Có dòng nước, có cây cây, có cành liễu, có ánh trăng và cả ngôi nhà

  • Tác giả đã thể hiện được trạng thái cảm xúc của nhân vật khi giờ đây chính không gian thiên nhiên cùng với những sự vật xuất hiện chính là minh chứng cho sự bắt đầu của một tình yêu đẹp.

b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

  • Lời của người kể chuyện: “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.

  • Lời của nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

  • Chính dấu ngoặc kép ngăn giữa các đoạn đã giúp em biết được hình thức ngôn ngữ đó.

c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.

  • Qua lời nói, nhân vật đã bộc lộ được những cảm xúc và suy nghĩ lo lắng, không chắc chắn về mối tình chưa kịp chớm nở này.

d. Xác định đặc điểm tính cách của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn thơ.

  • Qua đoạn thơ, người đọc có thể thấy được Thúy Kiều là người có tính cách trọng nghĩa trọng tình, hiểu lễ nghi và rất cẩn thận trong mọi suy nghĩ và hành động.

3.5 Câu 5 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Du: Khắc họa hình ảnh Kim Trọng bằng bút phạm ước lệ tài tình cùng với những từ Hán Việt được chọn lọc cẩn thận đã làm nổi bật được sự hào hoa, trang trọng mà không kém phần phong tình của người thư sinh.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Du: Người nghệ sĩ Nguyễn Du đã linh hoạt mà khéo léo trong việc thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc tả con người, cảnh vật thiên nhiên và cả những nét cảm xúc của mỗi nhân vật. Qua cách xây dựng nhân vật của tác giả, không chỉ Thúy Kiều trực tiếp nhìn thấy mà người đọc cũng dễ dàng rung động trước Kim Trọng.

3.6 Câu 6 trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.

- Chủ đề của đoạn trích: Tình yêu trong sáng, đẹp đẽ của đôi lứa.

- Tư tưởng tình cảm: Mong muốn một tương lai có được sự tự do trong tình yêu của đôi lứa, có thể yêu bất chấp, thuận theo cảm xúc của mình mà không bị sự gò bó của quy định trong thời phong kiến ép buộc.

4. Kết nối đọc viết trang 70 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích  2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.

Nguyễn Du đã miêu tả cảnh thiên nhiên ấn tượng trong một trích đoạn cuộc gặp gỡ giữa Kim - Kiều. “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” chính là hai câu thơ tả cảnh vật lúc đó. Trong hai câu thơ, tác giả đã vẽ nên hình ảnh thiên nhiên lúc hoàng hôn xuống với những sự vật, cảnh sắc thấm đẫm màu hồng của tình yêu. Biện pháp nghệ thuật đối lập được tác giả sử dụng rất tinh tế, dưới cầu đối với trên cầu đã tạo nên sự tương phản của cảnh tượng thiên nhiên. Người đọc có thể thấy được vẻ đẹp hiếm thấy khó tìm đầy quyến rũ chính là dòng sông với làn nước trong vắt và những hàng liễu duyên dáng khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ này tạo nên một hình ảnh thiên nhiên thật nên thơ của đoạn trích.

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-kim-kieu-gap-go-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4141.html

 

 

 

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek