Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

SOẠN BÀI THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 20 VĂN 8 TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Từ tượng hình và từ tượng thanh là những loại từ thường được sử dụng trong các bài thơ, bài văn ở trong chương trình Ngữ Văn. Bởi vậy, các em cần tìm hiểu để biết thêm chi tiết về hai loại từ đặc biệt này. Cùng tham khảo phần soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo dưới đây cùng VUIHOC để tìm hiểu ngay!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo 

1. Câu 1 trang 20 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo 

Xác định từ tượng hình và từ tượng thanh có ở trong những trường hợp dưới đây và phân tích tác dụng của chúng:

Phương pháp giải:

Vận dụng những kiến thức về từ tượng hình và từ tượng thanh

Lời giải chi tiết:

a, Từ tượng hình là chòng chành

Tác dụng: Giúp làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp gửi gắm tư tưởng tình cảm thiết tha của tác giả đến với quê hương, biết ơn sự chăm sóc và yêu thương của mẹ. 

b, Từ tượng thanh đó là thập thình

Tác dụng: Nhấn mạnh về nỗi vất vả và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ, khắc họa người mẹ vô cùng tần tảo, sẵn sàng hi sinh và sự biết ơn của người con.

c, Từ tượng hình đó là Nghênh ngang

Từ tượng thanh đó là ồm ộp

Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về dáng vẻ và âm thanh của sự vật, hiện tượng đang được nhắc tới

d, Từ tượng thanh đó là Phanh phách

Tác dụng: Giúp cho tác giả khắc họa rő nét về hình ảnh nhân vật, miêu tả được đúng tính chất của đối tượng đang được nhắc tới.

2. Câu 2 trang 20 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Liệt kê năm từ tượng hình nhằm gợi tả hình ảnh và dáng vẻ của con người cùng với năm từ tượng thanh mô phỏng lại âm thanh của thế giới tự nhiên.

Phương pháp giải:

Vận dụng những kiến thức về từ tượng hình và từ tượng thanh

Vận dụng sự quan sát, sự hiểu biết về thế giới xung quanh

Lời giải chi tiết:

- 5 từ gợi tả về hình ảnh và dáng vẻ của người: mảnh mai, cao ráo, dong dỏng, mảnh dẻ, đầy đặn, vội vàng, bầu bĩnh,…

- 5 từ gợi tả âm thanh của thế giới xung quanh: cót két, ồn ào, vo ve, the thé, khúc khích

3. Câu 3 trang 20 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Điền từ tượng thanh và từ tượng hình thích hợp vào chỗ trống:

Phương pháp giải:

Vận dụng những kiến thức về từ tượng hình và từ tượng thanh

Lời giải chi tiết:

a, tí tách/ rả rích/ lộp bộp

b, khẳng khiu

c, râm ran

d, chằng chịt

đ, cheo leo

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

4. Câu 4 trang 20 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo 

Tìm ít nhất hai ví dụ liên quan đến việc sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh ở trong những văn bản mà em đã được đọc và cho biết tác dụng của chúng ở trong những trường hợp ấy.

Phương pháp giải:

Vận dụng sự quan sát và vốn hiểu biết về từ tượng hình và tượng thanh ở trong những văn bản mà em đã được đọc hay đã được học

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ "Thu điếu" của tác giả Nguyễn Khuyến, tác giả sử dụng các từ tượng thanh và tượng hình để bài thơ trở nên giàu giá trị biểu cảm và tăng khả năng gợi hình cao hơn.

- Các từ tượng thanh như là: đưa vèo (trong câu Lá vàng trước ngő khẽ đưa vèo); đớp động (trong câu Cá đâu đớp động dưới chân bèo)

- Các từ tượng hình: Trong veo (trong câu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo); sóng biếc, gợn tý (trong câu Sóng biếc theo làn hơi gợi tí); tẻo teo (trong câu Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo); vắng teo (trong câu Ngő trúc quanh co khách vắng teo); xanh ngắt (trong câu Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt).

=>  Làm tăng thêm tính biểu cảm và biểu đạt của ngôn ngữ, làm việc miêu tả trở nên cụ thể cũng như sinh động hơn. Vì đa số từ tượng thanh và tượng hình đều là từ láy. Giúp khả năng miêu tả hay diễn tả cảnh vật và con người, thiên nhiên thêm chi tiết, thực tế và đa dạng.

Trong bài " Cảnh ngày hè" của tác giả Nguyễn Trãi:

''Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương''

=> Từ tượng thanh là "lao xao", còn từ tượng hình là "dắng dỏi" đã miêu tả về âm thanh đặc trưng của mùa hè làm cho câu thơ trở nên giàu nhạc điệu hơn.

5. Câu 5 trang 20 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Phân tích về nét độc đáo ở trong cách kết hợp từ ngữ của các trường hợp dưới đây (chú ý vào những cụm từ và câu thơ được in đậm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ sau đó phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật cách sử dụng từ ngữ

Lời giải chi tiết:

a, Tác giả đã sử dụng từ tượng hình “vấn vít” kết hợp với hình ảnh “dây trầu” và “lời ru” để thấy được sự gắn bó vô cùng chặt chẽ, không thể nào tách rời và vai trò của lời ru đối với quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ chìm sâu vào giấc ngủ, gợi nhắc đến khoảng trời cổ tích cùng với câu hát dân gian, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm. 

b, Từ tượng hình là “xao xác” được tác giả Tố Hữu đưa vào trong câu thơ đã góp phần diễn tả được tâm trạng nhớ nhung và thương nhớ quê hương tha thiết, tình cảm gắn bó máu thịt của tác giả đối với quê hương. 

c, Từ tượng hình “dập dờn” đã được tác giả sử dụng vô cùng phù hợp nhằm diễn tả chuyển động lúc gần lúc xa, lúc lên lúc xuống, lúc tỏ lúc mờ nối tiếp nhau liên tiếp và vô cùng nhịp nhàng của hình ảnh “lúa” ở trong tâm trí của người con gắn với lời ru của mẹ, đã nuôi lớn người con về cả mặt thể xác lẫn tâm hồn.

6. Câu 6 trang 21 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng đến ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

Phương pháp giải:

Nhớ lại về một kỉ niệm mà em đã được trải nghiệm trong mùa hè vừa qua.

Chú ý yêu cầu của đề bài đó là hình thức đoạn văn 200 chữ và có sử dụng từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo 1:

Không phải ai trong tất cả chúng ta cũng đều thích mùa hè. Nhưng em nghĩ rằng trời đất có bốn mùa luân phiên xuân, hạ, thu và đông để cho chúng ta có thể cảm nhận được sự diệu kì của thiên nhiên. Mùa hè không có sự mát mẻ như mùa xuân hay mùa thu. Nhưng chúng em vẫn rất vui khi mùa hè về. Từng dấu hiệu chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hạ em đều cảm nhận được. Hè tới là khi tiếng ve xuất hiện, những tia nắng chói chang và bầu không khí oi bức. Nhưng mùa hè lại là mùa em và các bạn của mình được nghỉ ngơi sau một năm học tập và có thời gian để tham gia vào các hoạt động như tập nhảy, tập bơi hay học kì quân đội, đi thiện nguyện. Đặc biệt em rất thích mùa hè vì gia đình em có nhiều thời gian được ở cùng nhau.

Cả nhà em, tất cả các thành viên đều sẽ được đi du lịch, vừa được vui chơi, em lại vừa học hỏi thêm rất nhiều điều, biết thêm được nhiều thứ mà từ trước đến nay em mới chỉ được nghe thấy. Hè năm nay cũng như thế, bố mẹ em tổ chức cho cả gia đình em đi du lịch ở Sapa. Chuyến du lịch kéo dài ba ngày hai đêm. Điều đầu tiên em cảm nhận được khi đặt chân đến thị trấn Sapa chính là không khí mát mẻ, người dân ở đây cũng rất nhiệt tình và mến khách. Đồ ăn thì ngon với nhiều món nghe tên rất lạ như: mèn mén, thắng cố..., ai lên đây cũng đều thích ăn lẩu cá tầm cùng với nướng ngói nghe xèo xèo. Tham gia một vài hoạt động của người Tây Bắc, tham quan các địa danh như bản Tả Phìn, bản Cát Cát, Sín Chải… Cảm giác được đi lên đỉnh Fansipan mới tuyệt vời làm sao, từ trên cao mà phóng tầm mắt có thể nhìn thấy được mây trời Tây Bắc vô cùng hùng vĩ và nên thơ.

Từ tượng thanh là Xèo xèo

Đoạn văn tham khảo 2:

Ông mặt trời đang tỏa nắng chói chang và làm không khí thật oi ả thì bỗng nhiên mây đen kéo đến, bầu trời nổi giông làm cho lá cây rụng lả tả, bụi bay thì mù mịt. Những đám mây lớn và nặng đã bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang đến những hạt mưa. Mưa mau dần, lẹt đẹt và xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống dưới lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng và chỉ ít phút đường bây giờ đã chỉ toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo hướng gió, cành to thì sà xuống dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường, có người trú lại, người thì lại mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc lại càng đông. Mọi người xúm xít vào nhau để cho những người khác trú.

- Từ tượng hình: chói chang, mù mịt, lả tả, xiên xẹo, lênh láng, xúm xít

- Từ tượng thanh: rào rào, lẹt đẹt,...

Đoạn văn tham khảo 3:

Mùa hè oi bức đã tới với mọi người. Cái nắng dịu đã tan nhường vị trí cho cái nắng gay gắt chiếu xuống dưới mặt sông bóng lưỡng hệt như một chiếc gương. Tận hưởng một buổi trưa hè thật oi ả khiến cho người ta cảm thấy nóng ran cả người. Những người đi mò cua bắt ốc thì mồ hôi nhễ nhại, ngước mặt nhìn lên trên bầu trời mà lấy tay áo lau mồ hôi. Khoảng sân rộng rãi giờ chỉ còn lại bóng cây mảnh khảnh đứng đó đón lấy những tia nắng gắt. Trưa hè nóng thật! Nhưng lâu lâu ông trời, thần mưa và thần sấm sẽ hội tụ tạo ra một trận mưa ào ào mát mẻ để xua tan đi cái nóng. 

- Từ tượng thanh là ào ào

- Từ tượng hình là mảnh khảnh

Đoạn văn tham khảo 4:

Về chiều, vùng quê yên ả ấy đẹp hệt như một bức tranh đa sắc màu và rộn ràng như một bản hòa tấu. Sau lũy tre làng, ông mặt trời đỏ rực hắt ngang những tia nắng cuối ngày xuống dưới vòm cây tán lá. Cánh đồng thay chiếc áo màu vàng tươi hồi sáng bằng chiếc áo màu vàng ươm. Những ngôi nhà mái ngói đỏ xen kẽ giữa những vườn cây. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp và tiếng vịt quác quác đòi ăn. Tiếng mő trâu, bò gọi sau một ngày dài đi ăn. Tiếng của các bác nông dân đang bàn tán xôn xao. Tôi gặp Liên vào buổi chiều đó. Nhà cô bạn ấy gần nhà bà nội tôi. Sáng hôm sau, tôi thấy Liên cầm một chiếc diều rất đẹp. Lúc đó, tôi thấy thích quá cho nên đã chạy sang hỏi mượn nhưng vừa mượn vừa với tay để giật lấy luôn. Liên hỏi lớn với một khuôn mặt đầy bất ngờ và giành lại: "Đây là diều của tớ mà?". Tôi bỗng òa khóc nức nở. Bà tôi chạy ra để hỏi chuyện, tôi lại được đà càng khóc lớn. Liên kể lại câu chuyện sau đó nhường tôi chiếc diều. Tôi cầm và chạy vào trong sân. Nhưng tôi lại chẳng biết chơi. Nghĩ hồi lâu, tôi lại ngó nghiêng sang phía nhà Liên. Liên thấy tôi và gọi tôi vào trong. Tôi ấp úng xin lỗi bạn rồi bảo Liên chỉ cho tôi cách chơi. Cô bạn mỉm cười sau đó kéo tôi ra một bãi cỏ rất rộng. Ở đó, từng đợt gió thổi vô cùng lớn. Liên thả dây từ từ, chiếc diều bắt đầu bay bay trong gió, càng lúc thì càng cao. Liên đưa cho tôi cầm dây diều. Thế là cả sáng hôm ấy, tôi và Liên đã chơi rất vui vẻ với nhau. Lúc về, chúng tôi đi qua một cánh đồng. Những bác nông dân ở đó vẫn đang chăm chỉ gặt hái trên đồng. Tay cầm liềm, tay cầm bó lúa, gặt rồi lại bó liên tục. Trên gương mặt của các bác mồ hôi thì nhễ nhại. Bác khẽ lau bằng chiếc khăn vẫn đội sẵn rồi lại tươi cười gặt tiếp. Ôi chao! Cái khoảnh khắc nhìn thấy những gương mặt đó tôi mới thấu hiểu được sự vất vả của những người làm ra hạt thóc và hạt gạo.

- Từ tượng thanh đó là chíp chíp, quác quác, eng éc, xôn xao

Trên đây là phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua phần soạn bài này, các em có thể nắm bắt được những kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình và thực hành được vào bài viết của chính mình.

Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn khác nằm trong chương trình ngữ văn và cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung thì các em phải nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy các dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-20-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3630.html

 

 

Tovább

Soạn bài Những chiếc lá thơm tho| Văn 8

Văn bản Những chiếc lá thơm tho nói về kỉ niệm tuổi thơ của người cháu cùng câu chuyện về những chiếc lá ở bên cạnh bà. Cùng với đó là tình yêu thương sâu sắc của người cháu dành cho người bà yêu quý của mình. Thông qua bài soạn này, các em có thể cảm nhận được tình bà cháu thắm thiết và tự cảm thấy yêu ông bà của mình hơn.

Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

1. Câu 1 trang 19 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo 

Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với người bà được thể hiện như thế nào thông qua những kỉ niệm ấu thơ?

Phương pháp giải:

Vận dụng những kỹ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Bà hay bày cho “tôi” cách để vui chơi với những chiếc lá: những con cào cào, con rết, chim sẻ,… được thắt bằng lá dừa; những cái lồng đèn được làm bằng lá cau kiểng…

- Những ngày ốm thèm được ở cạnh bà để nhőng nhẽo và sụt sịt, để bà nhanh ra phía sau nhà hái bảy tám loại lá vào và nấu cho tôi một nồi xông vào lúc ốm.

- Hình ảnh một người bà ân cần và tỉ mẩn xen những nét u sầu lúc phơi gom những lá tràm khuynh diệp.

2. Câu 2 trang 19 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Hãy nêu một số điểm giống và khác nhau ở trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản đó với văn bản khác mà em đã được đọc (ví dụ: Hương khúc của tác giả Nguyễn Quang Thiều).

Phương pháp giải:

Vận dụng thao tác phân tích và nhớ lại những văn bản viết về người bà mà em đã biết.

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai văn bản Những chiếc lá thơm tho và văn bản viết về người bà khác.

a, Điểm giống: Trong văn bản “Những chiếc lá thơm tho” nói riêng cùng với các văn bản viết về bà nói chung, hình ảnh của người bà được hiện lên luôn là sự chu đáo, tỉ mỉ và hi sinh, chăm sóc con cháu từ những điều nhỏ nhất. Đặc biệt bà luôn ân cần, nhẹ nhàng và lo lắng cho con cho cháu. Dạy cho con cháu mình biết cách làm ăn, biết yêu lao động và biết yêu thương quan tâm tới mọi người, sống sao cho có hiếu.

b, Điểm khác: Mỗi văn bản lại có cách diễn tả khác nhau về người bà vì thế hình ảnh của người bà xuất hiện ở trong mỗi văn bản sẽ không giống nhau. Mỗi văn bản do những tác giả viết khác nhau viết, mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình một hoàn cảnh, một thời gian, một không gian khác nhau và kỉ niệm khác nhau về người bà vì vậy cách thể hiện về hình ảnh người bà trong mỗi văn bản cũng không bao giờ có sự trùng lặp.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3. Câu 3 trang 19 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” ở trong những câu dưới đây: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”

Phương pháp giải:

Vận dụng những kĩ năng đọc hiểu

Phân tích và bóc tách từng vế để có thể hiểu ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của từ “thơm” ở trong câu: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai” đó là:

Từ “thơm” để chỉ tình yêu, là kỉ niệm thời thơ ấu tươi đẹp nhất của người cháu khi được ở bên cạnh bà. Tình yêu cùng kỉ niệm đó chính là những điều đẹp đẽ và ngọt ngào nhất trong quá trình trưởng thành và quá trình khôn lớn của người cháu. Tất cả sự dịu dàng và tươi đẹp đó mãi mãi khắc sâu vào trong tim của người cháu cho tới tận mai sau.

4. Câu 4 trang 19 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện liên quan đến tình cảm của cháu đối với ông bà mà em được biết hoặc em đã từng trải qua?

Phương pháp giải:

Chia sẻ cảm nhận của em về các câu chuyện em đã được nghe về ông bà hoặc chính em là người ở trong câu chuyện mà mình sắp kể.

Lời giải chi tiết:

Chia sẻ 1: 

Bà ngoại của em đã mất cách đây ba năm về trước. Em vẫn nhớ như in những ngày còn bé, bà đã bồng bế và dìu dắt cũng như yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc một điều rằng bắc nam xa cách, em không có nhiều dịp về thăm bà. Em còn nhớ khi còn nhỏ, vì bố mẹ có nhiều việc bận cho nên đã gửi em về quê để nhờ ông bà chăm sóc. Bà là người yêu thương chúng em nhất nhà. Khi đi đâu chơi bà cũng phải dẫn chị em chúng em đi theo. Thuở ấy bệnh của bà vẫn còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ vào mỗi buổi sớm, có lúc bà cũng đưa em theo, có lúc lại để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em mấy chiếc bánh rán, cốc chè đậu hoặc là nắm xôi bọc trong lá chuối... Dù đã lâu rồi không còn được ăn những thứ quà quê dân dã đó, thế nhưng em vẫn nhớ mãi hương vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi vì trong đó có gói ghém tất cả tình yêu thương của bà ngoại em chăng? Những ngày em bị ốm, bà cũng là người luôn ở bên chăm lo hết mực. Bà còn thức trắng đêm để canh cho chúng em có được những giấc ngủ ngon lành. Em rất yêu bà ngoại của em. 

Chia sẻ 2:

Câu chuyện cổ tích Bà cháu.

Ngày xưa có ba bà cháu tuy có cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc bấy giờ vô cùng đầm ấm và hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua sau đó cho hai người cháu một hạt đào và dặn dò: “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.

Bà mất, hai anh em cũng mang hạt đào của nàng tiên trồng ở bên mộ, cây đào lớn nhanh sau đó kết thành bao nhiêu trái vàng và trái bạc.

Tuy được sống trong một hoàn cảnh đầy đủ và giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã khi nhớ về bà. Cô tiên lại hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà được sống lại cho dù cuộc sống có khổ cực như xưa.

Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, bỗng lâu đài và ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém và hiền từ, dang tay ôm lấy hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Chia sẻ 3:

Câu chuyện về Cậu bé Tích Chu: kể về cậu bé Tích Chu được sống với bà nhưng lại rất ham chơi, không chăm lo cho bà để cho bà biến thành chim mà bay đi mất, cậu bé vô cùng hối hận, tìm đường lấy nước suối tiên về cho bà để bà có thể trở lại thành người.
 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Những chiếc lá thơm tho. Bài soạn mang đến cho người đọc dấu ấn về tình bà cháu thắm thiết. Hy vọng rằng những ai còn có ông bà sẽ luôn quan tâm, hiếu thảo với họ khi còn có thể.

Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn khác nằm trong chương trình ngữ văn và cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung thì các em phải nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy các dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nhung-chiec-la-thom-tho-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3629.html

 

Tovább

Soan bai Nho dong

Soạn bài Nhớ đồng| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo không chỉ phân tích từng chi tiết trong tác phẩm Nhớ đồng mà còn gợi cho người đọc những cảm xúc thiêng liêng về cảnh vật của đất nước.

1. Soạn bài Nhớ đồng: Chuẩn bị đọc 

Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Em đã có ấn tượng sâu đậm với vẻ đẹp hữu tình mà thơ mộng của vùng đất Tây Bắc. Thêm vào đó là sự thân thiện, nhiệt tình mà hiếu khách của con người chân chất tại vùng đất này.

2. Soạn bài Nhớ đồng: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Em dựa vào đâu em xác định như vậy?

Tác giả đã sử dụng rất nhiều điệp từ “đâu” để nhắc đến những hình ảnh gần gũi thân quen nơi quê hương. Tại khổ thơ này chính là tiếng lòng của tác giả tha thiết nhớ cuộc sống tự do, nhớ đất nước yên bình thân thương.

2.2 Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

Việc lặp lại hai dòng thơ giúp tăng tính biểu cảm, thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả mà không hề làm đứt đoạn mạch cảm xúc bài thơ.

3. Soạn bài Nhớ đồng: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

  • Tác phẩm được viết theo thể thơ bảy chữ.

  • Trong khổ thơ thứ hai tác giả đã sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 kèm theo cách gieo vần “ui” ở các từ mùi, vui, bùi.

3.2 Câu 2 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

Những câu thơ, từ ngữ được lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ có thể kể đến:

Câu thơ

  • “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

 Hiu quanh bên trong một tiếng hò”

  • Tác dụng: Việc lặp lại hai lần câu thơ đã thể hiện được sự nhớ thương da diết cùng với sự cô đơn từ tận đáy lòng tác giả. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng để miêu tả nỗi nhớ thương đó.

Điệp từ 

  • Từ “đâu” được lặp lại đến 11 lần.

  • Tác dụng: Tạo nên sự ám ảnh cho người đọc, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương mong ngóng những hình ảnh và kỷ niệm quê hương. Ngoài ra còn là tác dụng khắc họa sự cô đơn tù túng của người tù.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3.3 Câu 3 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

  • Có thể chia bố cục bài thơ thành ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “rất thiệt thà” - Thể hiện nỗi nhớ không nguôi của nhà thơ với cuộc sống tự do bên ngoài ngục tù.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “bát ngát trời” - Hồi tưởng lại khoảng thời gian vui vẻ khi mình chưa bị giam trong tù.

  • Phần 3: Còn lại - Một lần nữa tác giả trở lại với hiện thực.

3.4 Câu 4 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo 

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

  • Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là về nỗi nhớ quê hương tha thiết.

  • Có thể xác định được chủ đề của bài thơ dựa vào những tiếng hò xuất hiện trong bài. Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên cảm giác hiu quạnh của nhân vật trữ tình.

3.5 Câu 5 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Chủ đề của bài thơ là những lý lẽ, lý tưởng và tình cảm của người chiến sĩ chính trị 

3.6 Câu 6 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Theo em, qua bài thơ tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc phải luôn yêu thương, bảo vệ những cảnh vật xung quanh mình. Chúng ta còn cần yêu quê hương đất nước, biết ơn những anh hùng đã hy sinh thân mình bảo vệ từng khoảng lãnh thổ.

3.7 Câu 7 trang 17 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài thơ Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Những hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng đã giúp người đọc thấy rő hơn cảnh sắc nơi đây. Đó là hình ảnh thân thương giản dị, là chốn thôn quê yên ả thanh bình. Ở nơi đó con người chính là chủ thể giữa thiên nhiên. Họ là những người yêu cuộc sống, chăm chỉ lao động, luôn hướng đến cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Những hình ảnh này có tác dụng giúp người đọc hiểu rő hơn nội dung bài thơ. Qua đó còn hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả Tố Hữu.

Hy vọng qua Soạn bài Nhớ đồng VUIHOC đã giúp các em hiểu thêm về tác phẩm. Ngoài ra các em càng thêm yêu quê hương mình và hiểu được trách nhiệm của bản thân với đất nước.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nho-dong-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3628.html

 

 

Tovább

Soạn bài Trong lời mẹ hát | Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Trong lời mẹ hát| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo không phải là tuyến tình cảm một chiều từ tình yêu thương của mẹ mà còn là lời hồi đáp, cảm ơn của những đứa con trước công ơn dưỡng dục của mẹ.

1. Soạn bài Trong lời mẹ hát: Chuẩn bị đọc 

Một số bài thơ hoặc ca dao tục ngữ về hình ảnh người mẹ

  • Ca dao

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền. 

---

Lòng mẹ như bát nước đầy,

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao. 

---

Chiều chiều ra đứng ngő sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

  • Thơ

"Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên." 

 

"Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con đi tìm

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ."

2. Soạn bài Trong lời mẹ hát: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

Khổ thơ này gọi cho em nhớ đến những câu hát ru:

"Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò

Không không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

à ơi…" 

2.2 Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

Trong khổ thơ này những điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát chính là sự biết ơn của con với mẹ mình. Còn trong bảy khổ thơ trước đó lại là sự hy sinh thầm lặng và công lao của mẹ với con.

3. Soạn bài Trong lời mẹ hát: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Xác định thể thơ của bài thơ

Bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ.

3.2 Câu 2 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

  • Bài thơ đã sử dụng vần cách.

  • Có thể dựa vào phần tiếng ở cuối các câu thơ như: xanh - chanh, trầu - cau, nao - cao, ra - xa,...

3.3 Câu 3 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?

Bố cục đó độc đáo ở ở chính thứ tự sắp xếp nội dung bài thơ. Bài thơ được triển khai theo mạch cảm xúc của chính tác giả, khi ông nhớ đến mẹ của mình.

3.4 Câu 4 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp vőng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

  • Hình ảnh “Chòng chành nhịp vőng ca dao”

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong hai chữ đầu tiên “chòng chành” đã gợi lên sự bấp bênh, khó khăn vất vả mà người mẹ đã phải gánh suốt bao năm. Đó chính là sự hy sinh của mẹ khi phải lo toan từng miếng ăn, giấc ngủ cho những đứa con của mình với lòng yêu thương con vô bờ bến.

  • Hình ảnh: Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

“Mẹ thời con gái” chính là đi ngược thời gian về với quãng thời gian trước đây khi mẹ cũng mới chỉ là một cô gái trẻ trung. Kèm với những hình ảnh, sự vật quen thuộc như “hương cau” hay “vầng trăng” thể hiện được sự không đổi thay, những thứ luôn luôn xuất hiện trong làng quê cũng như tình yêu của mẹ dành cho con mình.

>> Xem thêm: Văn 8 Chân trời sáng tạo

3.5 Câu 5 trang 14 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy? Cách khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo?

Từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy, người mẹ đã được hiện lên với hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó làm việc sáng tối để chăm lo cho những đứa con khôn lớn nên người. Cách khắc họa này rất chân thật, những hình ảnh đặc trưng của những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người phụ nữ tuyệt vời của đất nước ta.

3.6 Câu 6 trang 15 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

  • Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính là lòng biết ơn và trân trọng những điều mà mẹ đã dành cho mình, đã vất vả nuôi dưỡng chúng ta.

  • Tác dụng của cách sử dụng vần, nhịp và hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng chính là tạo nhịp điệu thơ nhẹ nhàng và có sức truyền tải lớn. Người đọc dễ dàng tưởng tượng ra những sự vất vả lam lũ của mẹ cũng như tình yêu thương của mẹ dành cho con mình.

3.7 Câu 7 trang 15 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Theo em, nhan đề “Trong lời mẹ hát” có tác dụng lớn trong việc thể hiện chủ đề của toàn bài. Chỉ cần đọc nhan đề ta đã thấy được tình yêu của mẹ trong trình từng câu hát. Tình mẫu tử bao la và song phương hai chiều khi người con cũng rất trân trọng tình yêu của mẹ dành cho mình.

3.8 Câu 8 trang 15 SGK Văn 8/1 chân trời sáng tạo

Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?

Trong mỗi một bài thơ, tác giả sẽ lựa chọn các hình ảnh khác nhau để thể hiện tình yêu của người mẹ. Trong các bài thơ khác, có thể đó là hình ảnh “nước trong nguồn” hay với “miếng cau khô”. Còn trong bài thơ này, hình ảnh người mẹ đã được hiện lên qua chính lời hát của mẹ.

Qua Soạn bài Trong lời mẹ hát, VUIHOC đã gửi đến các em những đặc sắc trong cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Trong lời mẹ hát”. Hy vọng qua đó, các em sẽ hiểu thêm về tác phẩm cũng như có những góc nhìn khách quan hơn.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-trong-loi-me-hat-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3627.html

 

 

Tovább

Soạn bài Ta đi tới | Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Bài thơ "Ta đi tới" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tố Hữu, được sáng tác vào năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Dưới đây, VUIHOC sẽ cung cấp tài liệu Soạn bài Ta đi tới| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức rất cần thiết và hữu ích. Mời các bạn học sinh tham khảo.

1. Soạn bài Ta đi tới: Tìm hiểu chung

1.1 Tác giả Tố Hữu

a. Tiểu sử

- Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là nhà cách mạng, đồng thời cũng là một nhà thơ.

- Thời thơ ấu: Tố Hữu được sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian của dân tộc ta.

- Thời thanh niên, ông sớm giác ngộ cách mạng, hăng say tham gia hoạt động và đấu tranh cách mạng và phải trải qua nhiều lần tù ngục.

- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng ở trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

b. Sự nghiệp sáng tác.

- Phong cách nghệ thuật:

+  Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị: Tố Hữu vừa là một chiến sĩ vừa là một thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng và lí tưởng của Đảng. Những sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, và cả những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành cảm hứng và  đề tài nghệ thuật thực sự.

+ Nội dung trữ tình chính trị có trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn.

+ Một nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết cùng kết tục truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại; có sự gắn bó với vận mệnh của đất nước, phục vụ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc.

- Sáng tác tiêu biểu: Hành trình của Tố Hữu song song với hành trình Cách mạng; mỗi tập thơ của ông đều gắn với một giai đoạn của Cách mạng Việt Nam. Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946), Gió lộng (1961), Việt Bắc (1954), Ra trận (1971), Một tiếng đờn (1992) Máu và hoa (1977), và Ta với ta (2000).

1.2 Tác phẩm Ta đi tới 

a. Thể loại

Bài thơ “Ta đi tới” thuộc thể loại thơ tự do.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc với thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Bài thơ vừa là lời ca ngợi những chiến thắng lừng lẫy của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường phía trước của dân tộc ta.

c. Tóm tắt.

Bài thơ “Ta Đi Tới” được ra đời vào khoảng tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả Tố Hữu ca ngợi chiến thắng oanh liệt mà cả quân và dân ta đã cùng nhau làm nên đồng thời gợi những nghĩ suy về chặng đường phía trước. Bài thơ không chỉ chứa đựng nỗi niềm, cảm xúc thời đại mà hơn thế nữa nó còn mang tính biểu tượng cao. Càng đọc tác phẩm, ta lại càng hiểu hơn về con người và phong cách sáng tác thơ ca của người thi nhân- Tố Hữu. Qua những lời thơ vô cùng mộc mạc và giản dị, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy dường như nhà thơ Tố Hữu ngày càng có ý thức sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc. Những lời thơ về nhân dân của một đất nước Việt Nam quả cảm anh hùng, đã trải qua biết bao “vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần” vang lên thật thấm thía và xúc động biết bao. Với tấm lòng yêu nước thiết tha cùng tinh thần anh dũng, quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng của nước nhà, không chỉ người cách mạng Tố Hữu mà còn toàn thể các chiến sĩ ra trận, họ luôn vững bước trên con đường kháng chiến, không ngại khó khăn gian ngại, dù có phải trèo đèo lội suối, họ vẫn luôn một lòng vì nước vì dân. 

d. Bố cục văn bản “Ta đi tới”.

Bố cục bài thơ bao gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền”: Cảm nhận vẻ đẹp của đất nước qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để chúng ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ đến nhường nào.

- Phần 2: Tiếp đến “Tiếng của em thánh thót quanh làng”: Ngược dòng cảm xúc bồi hồi khi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng.

- Phần 3: Còn lại: Cảm xúc chứa đựng đầy nỗi suy tư của nhà thơ khi khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam ta chung một mái nhà.

e. Giá trị nội dung

Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất và sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Qua đó, thể hiện lòng tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.

f. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ bài thơ giàu cảm xúc, tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh.

- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ như điệp ngữ,…

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

2. Soạn bài Ta đi tới văn 8 tập 1 kết nối tri thức: Sau khi đọc

2.1 Câu 1 trang 28 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử của bài thơ Ta đi tới:

- Không gian: rộng lớn, trải dài khắp các tỉnh, vùng miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, Tây Bắc,… đến vùng trung du với “rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”; từ Thủ đô Hà Nội cho đến khu Ba, khu Bốn; từ các tỉnh ở vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Đắc Lắc cho đến Thành phố Hồ Chí Minh “rực rỡ tên vàng” và cả các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang…) → Đây chính là địa bàn hoạt động của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thời gian: thời điểm diễn ra cuộc cách mạng tháng Tám, từ mùa thu năm 1945, kéo dài suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đến khi kết thúc thắng lợi với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

- Những sự kiện quan trọng: Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.

⇒ Cảm hứng của tác giả: Bài thơ vừa ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ còn chứa đựng những cảm xúc thời đại, và mang tính biểu tượng cao.

2.2 Câu 2 trang 28 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Trả lời:

- Nhìn lại chặng đường của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ rő cảm xúc vô cùng tự hào, vui sướng khi đất nước ta giành chiến thắng, đồng thời cũng thể hiện sự căm thù lũ giặc sâu sắc, lòng xót thương cho những khó khăn vất vả mà chiến sĩ, nhân dân ta đã phải trải qua.

- Theo em, đây không chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ mà còn là cảm xúc chung của cả cộng đồng. Bởi vì cộng đồng luôn khao khát được tự do, cộng đồng sót thương cho những người đã phải nằm xuống, đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước, họ cũng là người con, người chồng, người cha… đã dũng cảm đứng lên chiến đấu để bảo vệ cho gia đình, cho Tổ quốc.

2.3 Câu 3 trang 28 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích.

Trả lời:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích:

- Nhà thơ Tố Hữu đã xây dựng nên hình ảnh “con đường” – đây là một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh này được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: “Trên đường cái, ung dung ta bước/ Đường ta rộng thênh tháng tám thước/ Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/ Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên/ Đường cách mạng, dài theo kháng chiến/ Đến hôm nay đường xuôi về biển/ Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi…”.

- “Con đường” được nói đến trong bài thơ không chỉ là con đường giao thông nối liền các vùng miền, mà nó còn là con đường cách mạng, con đường mà cả dân tộc đang vững bước đi lên.

⇒ Hình ảnh con đường có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với các hình ảnh khác trong đoạn trích, đặc biệt là với hình ảnh đôi bàn chân. Điều này không chỉ phù hợp với nhan đề mà tác giả đặt ra, mà còn làm nổi bật lên tinh thần sôi nổi, khí thế mạnh mẽ và vững vàng của cả dân tộc.

2.4 Câu 4 trang 28 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Những địa danh được xuất hiện trong đoạn trích: Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Tây Bắc, Điện Biên, Thái Nguyên; Phú Thọ, sông Lô, bến nước Bình Ca; Hà Nội, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao; Nam Bộ, Hậu Giang, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hòa, Phan Thiết, Phan Rang, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, Bến hải và Cửa Tùng...

- Việc mỗi loạt địa danh xuất hiện như vậy mang lại hiệu quả cao cho bài thơ: Tái hiện lại các địa danh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – đó là một phần quan trọng của hành trình chiến đấu, đồng thời thể hiện được cảm xúc vui sướng tự hào khi cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

2.5 Câu 5 trang 28 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Trả lời:

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật lặp đi lặp lại cấu trúc "Ai..." và "Đường..." trong đoạn trích "Ta đi tới" là:

- Nhấn mạnh chủ đề, khẳng định con đường đi tới tương lai: Cấu trúc "Ai..." liên tiếp đặt ra những câu hỏi tu từ, khơi gợi sự tò mò, thu hút sự chú ý của người đọc. Bên cạnh đó, cấu trúc "Đường..." liên tiếp đưa ra câu trả lời, khẳng định con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Tạo nhịp điệu sôi nổi, hào hùng: Việc lặp đi lặp lại cấu trúc tạo nên nhịp điệu dồn dập, thể hiện khí thế hăng hái, sôi nổi của dân tộc trong cuộc kháng chiến.

- Gợi hình ảnh ẩn dụ: "Ai..." tượng trưng cho những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, luôn sẵn sàng chiến đấu cho độc lập tự do. Trong khi đó, "Đường..." tượng trưng cho con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc, con đường của chủ nghĩa xã hội.

- Tăng sức biểu cảm cho bài thơ: Biện pháp nghệ thuật này giúp thể hiện niềm tự hào, tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Đồng thời khơi gợi cảm xúc hăng hái, quyết tâm trong mỗi người đọc.

2.6 Câu 6 trang 28 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ.

Trả lời:

Cách đặt nhan đề của bài thơ đã thể hiện rő:

- Khái quát được nội dung: Nhan đề "Ta đi tới" giống như một lời khẳng định mạnh mẽ về con đường đi tới tương lai của dân tộc Việt Nam ta sau Cách mạng tháng Tám.

- Thể hiện chủ đề bài thơ: Nhan đề thể hiện niềm tin vào một tương lai tươi sáng của đất nước, đồng thời thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Gây ấn tượng mạnh: Nhan đề ngắn gọn, súc tích mà dễ nhớ, tạo ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

⇒ Nhan đề "Ta đi tới" là một câu thơ ngắn gọn, súc tích, thể hiện rő chủ đề xuyên suốt bài thơ: khẳng định con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam ta.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Ta đi tới Văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Bài thơ thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-ta-di-toi-van-8-tap-1-ket-noi-tri-thuc-3508.html

 

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek