Vui học sẽ gửi đến các em Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức qua bài viết dưới đây. Quá trình hình thành và phát triển cũng như những đặc điểm của tiếng quốc ngữ sẽ được giải nghĩa ngắn gọn mà dễ hiểu nhất.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức
1. Câu 1 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Dựa vào thông tin trong bài 3 và từ các nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện những yêu cầu sau:
a. Nêu một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ.
Một số dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ:
-
Chữ quốc ngữ của đất nước Việt Nam ta được hình thành từ đầu thế kỷ XVII. Thời gian này chính là lúc các tu sĩ dòng tên truyền đạo Thiên Chúa tại đất nước ta. Hai tên tuổi nổi bật nhất của thời kỳ này chính là giáo sĩ Phran-xít-xcô đờ Pi-na và giáo sĩ A-lếch-xăng-đờ Rốt.
-
Vào cuối thế kỉ XVIII chính là lần đầu tiên chữ quốc ngữ được chỉnh sửa và hầu như các chữ đều giống như thời nay.
-
Vào cuối thế kỉ XIX vị trí và tên gọi của chữ quốc ngữ mới được quyết định.
-
Vào năm 1865, tờ báo Gia Đinh do Trương Vĩnh Ký làm chủ biên chính là tờ báo đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ.
-
Vào ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó đề đốc Hector Ohier đã tự tay ký nghị định bắt buộc từ thời điểm này tất cả các công văn ở Nam Kỳ đều phải viết bằng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán.
-
Đến năm 1879, chính quyền thực dân Pháp đã chính thức đưa chữ quốc ngữ vào giáo trình giảng dạy tại trường học.
-
Đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ được giảng dạy ở cả các tỉnh phía Bắc và trở nên phổ biến trong toàn đất nước, đến từng người dân.
-
Cải cách giáo dục của nước Việt Nam ta vào nửa cuối thế kỉ XX đã khiến cho chữ quốc ngữ được sửa đổi. So với thời nay chữ quốc ngữ gần như thay đổi hoàn toàn.
b. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm.
- Điểm giống nhau:
-
Đều là chữ viết của người dân Việt Nam.
-
Đều là hệ thống chữ viết theo nguyên tắc ghi âm.
-
Đều là sản phẩm văn hóa do người Việt Nam sáng tạo và được chỉnh sửa hoàn chỉnh sau nhiều thế kỷ.
- Điểm khác nhau:
-
Chữ quốc ngữ sử dụng những chữ Latin để ghi âm tiếng Việt, cách đọc và cách viết sẽ tương ứng với nhau. Với ngôn ngữ này khá dễ học do chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và biết được cách ghép vần là có thể sử dụng được chữ quốc ngữ. Đây là ngôn ngữ ra đời muộn nhất và trở thành ngôn ngữ chính thống của người dân Việt Nam ngày nay.
-
Chữ Nôm là cách dùng một chữ Hán có sẵn để ghi âm tiếng Việt hoặc có thể kết hợp nhiều ký tự tiếng Hán với các ký hiệu chỉnh âm để tạo ra được một chữ Nôm, cách đọc và cách viết của chữ Nôm sẽ không có sự tương ứng. Học tiếng Nôm sẽ khó hơn bởi phải có kiến thức về tiếng Hán thì mới có thể hiểu được chữ Nôm. Chữ Nôm là ngôn ngữ được xuất hiện sớm hơn và trở thành phương tiện lưu giữ những điển tích điển cố, những tác phẩm văn học từ ngàn đời nay.
2. Câu 2 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Theo em, việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ có tác động như thế nào đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta?
- Theo em việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ đã có tác động lớn đến đời sống văn hóa và xã hội của đất nước Việt Nam ta:
-
Mọi người, mọi tầng lớp đều có thể dễ dàng tiếp cận được với chữ viết, chính nhờ vậy mà xã hội ngày một văn minh, tân tiến hơn.
-
Tất cả mọi mảnh đất trên đất nước đều được thống nhất chung về chữ viết.
-
Chữ quốc ngữ sẽ bảo tồn được những giá trị văn hóa từ xã xưa bởi chữ quốc ngữ đã trở nên phổ biến, phổ cập giáo dục nên các tác phẩm khó hiểu được viết bằng chữ Hán chữ Nôm sau khi dịch sang chữ quốc ngữ sẽ tiếp cận được nhiều người đọc hơn.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức
3. Câu 3 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Tìm một số ví dụ cho thấy trong chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp một âm được viết bằng những con chữ khác nhau (tương tự trường hợp /k/ được viết bằng 3 con chữ: k,q,c)
- Trường hợp âm đọc /ă/ có thể được viết bằng hai chữ /ă/ hoặc /a/. Ví dụ như an ninh với ăn mặc.
- Trường hợp âm đọc /z/ có thể được viết bằng hai chữ /d/ hoặc /gi/. Ví dụ như: gia cảnh với da diết.
- Trường hợp âm đọc /i/ có thể được viết bằng hai chữ /i/ hoặc /y/. Ví dụ như ly biệt, chi li.
4. Câu 4 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Trao đổi về những lỗi chính tả thường gặp và thử xác định lý do của việc mắc những lỗi đó.
- Một số âm tiết dễ bị viết sai như ch/tr, l/n, gi/d/r hay s/x. Lý do chúng ta dễ mắc phải lỗi sai đó là:
-
Phát âm sai, chữ tròn vành rő chữ dẫn đến viết sai.
-
Người viết chưa được biết chính xác cách ghép vần và sử dụng chữ viết.
-
Lỗi đặt dấu câu sau ví dụ như: cuả, qủa,...
-
Nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do người viết chưa nắm được chính xác quy tắc đặt dấu câu.
-
Trẻ nhỏ, người nước ngoài, những người mới học tiếng Việt.
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74 Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Nguồn: