Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Người mẹ vườn cau | Văn 8 /1 cánh diều

Văn bản Người mẹ vườn cau nói về kí ức của tác giả với bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức tính hy sinh. Qua đó, gửi gắm tới người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những con người đã hi sinh vì lí tưởng của cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và cả những người mẹ anh hùng. Cùng tham khảo phần soạn bài ngay!

1. Soạn bài Người mẹ vườn cau: Chuẩn bị 

1.1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi thuộc tỉnh Cà Mau

+ Cô là một nhà văn và thành viên của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (một Hiệp hội quảng bá văn học của châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh tại Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét những bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của những tác giả nữ đương đại tiêu biểu ở trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm với mục đích tôn vinh những tác giả nữ đến từ châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và cả vùng Caribe.

+ Cô âm thầm đến với Văn học và đã thật sự tỏa sáng sau khi nhận được giải Nhất của cuộc thi Văn học tuổi 20 của Nhà xuất bản trẻ. Nguyễn Ngọc Tư được biết tới với tập truyện được mang tên Cánh đồng bất tận. Tập truyện đã được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 2006 và truyện ngắn cùng tên đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh vào năm 2010.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu bao gồm: Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông, Giao thừa, Cái nhìn khắc khoải, Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh, Ngọn đèn không tắt, Khói trời lộng lẫy, Biển của mỗi người,…

1.2 Liên hệ tác phẩm về người mẹ, người bà 

- Tác phẩm viết về người mẹ và người bà có chủ đề gần với văn bản này chính là tác phẩm Trong lòng mẹ (tác giả Nguyên Hồng), đoạn trích kể lại một cách rất chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng với tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn vào thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh và đáng thương của mình.

2. Soạn bài Người mẹ vườn cau: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý vào tình huống khơi gợi cho nhân vật “tôi” về hình ảnh “người mẹ vườn cau”.

Trả lời:

Tình huống khơi gợi cho nhân vật “tôi” về hình ảnh “người mẹ vườn cau” chính là cô giáo giao đề bài làm văn về chủ đề “người mẹ”.

2.2 Nhận biết những trợ từ và thán từ trong văn bản.

Trả lời:

- Trợ từ: cả, chỉ, đến

- Thán từ: tiên tổ mầy, hở, nghen, ừ

2.3 Chú ý vào những lời thoại tái hiện lại hoàn cảnh của “người mẹ vườn cau”.

Trả lời:

Những lời thoại tái hiện lại hoàn cảnh của “người mẹ vườn cau”: là lời của người ba và nhân vật “tôi” khi nói đến “bà mẹ anh hùng”.

2.4 Chú ý vào lời thoại của nhân vật chú Biểu.

Trả lời:

- Lời thoại của nhân vật chú Biểu hết sức gần gũi, chứa đầy tình cảm khi nói đến má nhưng cũng không quên trách mắng người em không dành thời gian quan tâm đến má.

2.5 Phần (3) đã gợi mở về những vấn đề gì?

Trả lời:

Phần (3) đã gợi mở ra bài học về sự biết ơn và kính trọng đối với những người mẹ. Những điều về người mẹ dù có nói bao nhiêu lần cũng không thể nói hết được sự hi sinh thầm lặng, sự yêu thương quan tâm, chăm sóc và luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

3. Soạn bài Người mẹ vườn cau: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều 

Truyện ngắn ở trên viết về đề tài nào? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Truyện ngắn trên viết về chủ đề sự biết ơn và kính trọng ở trong cuộc sống.

- Nhan đề rất ngắn gọn và đầy xúc tích khi nói đến hình ảnh người mẹ già sống ở nơi quê nhà có những đứa con hiên ngang và anh dũng đã sẵn sàng ra đi để bảo vệ Tổ quốc. Truyện đã viết về kí ức của tác giả về bà nội - một người mẹ anh hùng rất giàu đức hy sinh và đáng thương. Hình ảnh của người bà gắn liền với những vườn cau mà bà trồng. Qua đó cho chúng ta bài học về lòng biết ơn ở trong cuộc sống.

3.2 Câu 2 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Theo em, chủ đề ở trong truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản sau đó tóm lược chủ đề

Lời giải chi tiết:

Theo em, chủ đề trong truyện ngắn Người mẹ vườn cau nói về những con người giàu đức hi sinh và anh dũng vì lí tưởng cách mạng lớn lao, dám đánh đổi để có một nền hòa bình cho Tổ quốc ta.


 

3.3 Câu 3 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc truyện sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất. Cách kể ấy giúp cho người kể thể hiện được những cảm xúc và cách nhìn cùng với tiếng nói nội tâm của nhân vật. Qua đó người đọc có thể cảm nhận rất rő và hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật.

3.4 Câu 4 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có điều gì đáng chú ý?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cốt truyện của văn bản trên không giống như các truyện ngắn thông thường khác. Truyện được kể dựa theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã nhắc tới việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nào nghĩ ra và không biết nên bắt đầu như nào. Sau đó nhân vật đã bắt đầu dòng hồi tưởng về người bà của mình. Cuối cùng kết truyện bài văn của nhân vật tôi chỉ được 4 điểm nhưng không buồn vì tả về mẹ thì đâu thể chỉ bằng vài câu.

3.5 Câu 5 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với các chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần (1)

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với nhiều chi tiết tiêu biểu:

+ Ba kể rằng hồi trước, ba cùng với hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí, các chú ấy vô cùng hiên ngang và anh dũng, ba bảo bà nội chính là một bà mẹ anh hùng.

+ Nội đi bán ve chai

+ Nội gánh giỏ đi khắp đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội đem thức ăn và tin tức.

+ Giá mà các chú vẫn còn sống, bây giờ nội đã có thêm cháu, đâu phải sống lủi thủi một mình.

+ Tôi nghe gai gai người, nhớ đến cái dáng còm cői cùng với nụ cười phúc hậu và đôi mắt già nua nheo nheo.

- Em rất ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội chính là một bà mẹ anh hùng. Nhắc đến đây, em vô cùng xúc động và càng cảm thấy biết ơn về sự hi sinh thầm lặng ấy. Bà là hậu phương vững chắc cho tất cả đứa con của mình đi chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không có sự dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em lại càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống hơn vì những con người thế hệ trước đã vô cùng anh dũng, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đem đến hòa bình cho đất nước ngày hôm nay.

3.6 Câu 6 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả đang muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày ý kiến bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng).

Phương pháp giải:

Bày tỏ ý kiến và lí giải sao cho hợp lí

Lời giải chi tiết:

Đoạn tham khảo 1:

Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư luôn muốn gửi gắm tới tất cả người đọc về thông điệp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta đã phải trải qua hai cuộc chiến rất lớn để lại nhiều mất mát và đau thương cho con người Việt Nam. Đã có rất nhiều người phải hy sinh mạng sống của chính mình để đổi lại nền độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ đã gạt nước mắt để tiễn con ra trận. Khi hoà bình được lập lại, con người quá mải mê với việc cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ nhưng quá khứ đó vẫn mãi vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh của người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh tới thăm bà lúc về già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải vô cùng biết ơn thế hệ trước đã cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Đoạn tham khảo 2:

Sau khi đọc xong văn bản Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến chúng ta một thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa về truyền thống của dân tộc ta chính là “uống nước nhớ nguồn”. Nhờ có công lao vô cùng to lớn của những thế hệ đi trước, không ngại gian khổ và hiểm nguy đến tính mạng, mà chúng ta mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, một cuộc sống không còn chiến tranh, bom đạn hay sự đau thương và mất mát. Từ đó, văn bản đã răn dạy chúng ta cần phải có lòng biết ơn tới những anh hùng đã hi sinh vì nền độc lập nước nhà, đồng thời cần phải tích cực rèn luyện bản thân để có thể góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, vững chắc.

Đoạn tham khảo 3:

Câu chuyện Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã gợi cho chúng ta suy nghĩ về truyền thống của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống đó đã được hình thành và phát triển từ lịch sử dựng nước và giữ nước từ hàng nghìn năm trước của dân tộc Việt Nam. Điều đó gợi về lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa được tình cảm ấy ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp vô cùng tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người ở trong một nước thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Một đất nước mà con người có thể hiểu và biết ơn những giá trị mà chính bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước có tiềm năng phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn và tinh thần đoàn kết.

Đoạn tham khảo 4:

Có người nói rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc về thông điệp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Theo tôi, quan điểm nêu trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, cần phải hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” muốn nói tới lối sống biết ơn và trọng tình nghĩa. Ở trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa về hình tượng trọng tâm trong truyện là một bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ đó gửi gắm lòng kính trọng cùng với sự biết ơn sâu sắc. Hình ảnh nội ở vườn cau được hiện lên thông qua lời kể của “tôi” - vẫn còn là một đứa trẻ - nhưng thật đẹp đẽ và cao cả. Nhân vật “tôi” vẫn thường được ba đưa về nhà để thăm nội ở vườn cau, nghe kể chuyện về cuộc đời của chính nội. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì quá mải mê công việc mà không thể về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh đối với những người đã quên mất quá khứ. Như vậy, có thể thấy rằng, ý kiến đánh giá nêu trên là hoàn toàn chính xác và sâu sắc.
 

Chúng ta luôn luôn cảm thấy tự hào và biết ơn về những cống hiến mà thế hệ đi trước đã cố gắng để cho chúng ta có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay. Điều này còn được thể hiện rất rő ràng khi các em tham khảo Soạn bài Người mẹ vườn cau phía trên. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng hay những bài soạn khác có trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nguoi-me-vuon-cau-van-8-tap-1-canh-dieu-3666.html

 

 

Tovább

Új bejegyzés címe

Új bejegyzés szövege

Trợ từ là một phần kiến thức tiếng Việt trong thể thiếu bởi ứng dụng thường xuyên của chúng trong văn học. VUIHOC biết các em cần ôn tập và bổ trợ kiến thức về loại từ này nên đã soạn vô cùng chi tiết bài Thực hành tiếng Việt trang 24| Văn 8 tập 1 cánh diều dưới đây để giúp các em tham khảo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 văn 8 tập 1 cánh diều

1. Câu 1 trang 24 SGK Văn 8/1 Cánh diều

 Tìm trợ từ có trong những câu sau đây và cho biết tác dụng, vai trò của chúng:

Trả lời:

a. Trợ từ: chính

Tác dụng của nó để nhấn mạnh cảnh vật thay đổi vì trong lòng của nhân vật cũng đang có sự thay đổi.

b. Trợ từ: cả

Tác dụng của nó để nhấn mạnh về sự xuất hiện của người mẹ ở phía sau nhân vật tôi.

c. Trợ từ: cơ mà

Tác dụng của nó là để thể hiện về mục đích hỏi và sự quan tâm của thầy hiệu trưởng đối với những em học sinh.

d. Trợ từ: à

Tác dụng của nó là để thể hiện mục đích hỏi cùng với sự quan tâm của người hỏi đối với nhân vật Hiên.

2. Câu 2 trang 24 SGK Văn 8/1 Cánh diều

 Trong những từ ngữ in đậm dưới đây, từ nào là trợ từ? Tại sao?

Trả lời:

a. Không phải trợ từ do cả ngày là một từ hoàn chỉnh, từ cả ở đây không xuất hiện với mục đích nhấn mạnh ý nào đó ở trong câu.

b. Là trợ từ do không có trợ từ cả thì câu vẫn có đủ nghĩa nhưng từ cả khi được thêm vào sẽ giúp nhấn mạnh về sự đông đúc của sân trường Mĩ Lí vào ngày hôm ấy.

c. Là trợ từ do không có trợ từ chính thì câu vẫn sẽ đủ nghĩa nhưng từ chính khi được thêm vào sẽ giúp nhấn mạnh vào thời điểm mà sự việc đang xảy ra.

d. Không phải trợ từ do nhân vật chính là một từ hoàn chỉnh, từ chính ở vị trí đó không xuất hiện với mục đích nhấn mạnh ý nào đó trong câu.

3. Câu 3 trang 25 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Tìm thán từ ở trong những câu sau đây và cho biết về tác dụng của chúng:

Trả lời:

a. Thán từ: A. Tác dụng giúp bộc lộ được cảm xúc của nhân vật.

b. Thán từ: Ừ. Tác dụng khi sử dụng để đáp lời.

c. Thán từ: Ôi chào. Tác dụng giúp bộc lộ được cảm xúc.

c. Thán từ: Vâng. Tác dụng khi sử dụng để đáp lời.

d. Thán từ: Ô hay. Tác dụng giúp bộc lộ được cảm xúc.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

4. Câu 4 trang 25 SGK Văn 8/1 Cánh diều

 Trong các từ in đậm ở những câu sau đây, từ nào là thán từ? Tại sao?

Trả lời:

a. Không phải là thán từ do từ đó ở đây nhằm chỉ cảm giác của nhân vật tôi.

b. Là thán từ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

c. Không phải là thán từ do từ này ở đây sử dụng để chỉ con đường.

d. Là thán từ sử dụng để gọi đáp.

5. Câu 5 trang 25 SGK Văn 8/1 Cánh diều 

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng) kể về một kỉ niệm của em, trong đó có sử dụng đến ít nhất một trợ từ hay một thán từ. Chỉ ra trợ từ (hay thán từ) xuất hiện trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Đoạn tham khảo 1:

Ai ai ở trong cuộc đời này cũng có những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ, em cũng như thế. Kỉ niệm đáng nhớ nhất ở trong cuộc đời em đó chính là ngày đầu tiên em được đi học lớp một. Khi đó trường học là một nơi nào đó thật xa lạ ở trong mắt em. Bước đến cổng trường trong cái nắm tay của mẹ em nhưng em lại vô cùng hồi hộp. Sân trường đông đúc với tiếng loa gọi tập trung của cô giáo tổng phụ trách đã khiến cho em cảm thấy hết sức lo lắng, em đã nắm chặt lấy đôi tay của mẹ. Chính lúc đó, mẹ em đã buông nắm tay ra để cho em xếp hàng vào lớp, em đã cảm thấy vô cùng lo sợ bởi đó là lần đầu tiên mà em thấy mình bị xa mẹ đến vậy. Sau này khi đã quen hơn với việc đến lớp, em không còn thấy sợ hãi như lần đầu tiên nữa nhưng đó vẫn mãi là một kỉ niệm hết sức khó phải trong kí ức của em.

Trợ từ: Chính

Đoạn tham khảo 2:

Nhớ ngày ấy, khi tôi mới chỉ là một cậu bé 6 tuổi bé tẹo, ngồi phía sau chiếc xe đạp Thống Nhất và chị tôi đã chở đến trường ngày khai giảng. Tôi còn nhớ như in mình đã rất gìn giữ bộ quần áo mới mặc vào ngày đi học đầu tiên, lúc nào cũng ngó xuống rồi lấy tay phủi bụi rồi lại sửa lại khăn quàng cho chỉnh tề, chỉ sợ rằng quần áo bị bẩn thôi. Tôi nhìn các bạn đi vào trường và tôi cũng theo vào, đứng vào hàng ghế của lớp mình và ngồi xuống, một vài bạn cùng lớp của tôi đã bắt chuyện với tôi và giúp tôi đỡ bỡ ngỡ cũng như lo lắng hơn, không ngờ sau đó chúng tôi lại chơi thân với nhau cho tới tận bây giờ.

- Trợ từ: thôi

Thông qua phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 vô cùng chi tiết dưới đây, hy vọng rằng các em đã ôn tập và tiếp thu được những kiến thức liên quan đến trợ từ và những dạng bài tập liên quan. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng hay những bài soạn khác có trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-24-van-8-tap-1-canh-dieu-3665.html

 

Tovább

SOẠN BÀI GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA VĂN 8 TẬP 1 CÁNH DIỀU

Văn bản Gió lạnh đầu mùa nói về sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống ở trong gia đình khá giả với những đứa trẻ sống trong gia đình nghèo khó. Qua đó, ta thấy được nỗi bất hạnh của những con người nghèo khổ, lại vừa cảm nhận sâu sắc về tình người ấm nồng, để từ đó càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống hơn. Cùng theo dői bài soạn dưới đây cùng VUIHOC nhé!

1. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa văn 8 tập 1 cánh diều: Chuẩn bị

1.1 Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam

- Nhà văn Thạch Lam (sinh năm 1910, mất năm 1942):

+ Tên thật của ông là Nguyễn Tường Lân, sinh ra và học tập ở thủ đô Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống tại phố Cẩm Giàng – Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông nghỉ học về làm báo với anh và gia nhập vào nhóm Tự Lực văn đoàn.

+ Ông là một người thông minh, điềm đạm, trầm tính, đôn hậu và rất tinh tế.

+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương chính là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó đã tác động sâu sắc tới tư tưởng và tình cảm của con người. Ông quan niệm rằng “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

+ Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Gió đầu mùa (năm 1937), Nắng trong vườn (năm 1938), Sợi tóc (năm 1942), Ngày mới (năm 1939), Theo dòng (năm 1941), Hà Nội băm sáu phố phường (năm 1943),…

+ Về phong cách nghệ thuật: ông thường sáng tác hướng đến cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo khó và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật, cốt truyện thì cực kỳ đơn giản hoặc là không có cốt truyện. Đồng thời, có sự hòa quyện vô cùng tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực với lãng mạn, tự sự với trữ tình.

1.2 Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa 

a. Thể loại

Gió lạnh đầu mùa thuộc vào thể loại truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích ở trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, xuất bản vào năm 1937.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Gió lạnh đầu mùa có phương thức biểu đạt chính là Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

d. Người kể chuyện

Văn bản Gió lạnh đầu mùa được kể dựa theo ngôi thứ ba.

e. Tóm tắt văn bản Gió lạnh đầu mùa

Sơn và Lan là hai chị em được sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống với những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn và Lan luôn sống hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo khó trong cùng phố huyện. Vào một ngày trời bắt đầu chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm và ra chợ chơi thì thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro ở bên cột quán với manh áo rất mong manh, lại rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng cho  Hiên một chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông đó đã thắp sáng lên tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như biết bao đứa trẻ nghèo nơi đây trải qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm ở trong lòng độc giả, khiến cho độc giả vừa thấm thía được nỗi khổ đau, bất hạnh cùng với hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, lại vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý và thiêng liêng; từ đó biết trân trọng cuộc sống này hơn.

f. Bố cục bài Gió lạnh đầu mùa

Gió lạnh đầu mùa có bố cục bao gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu tới rơm rớm nước mắt): Cảnh sinh hoạt ở trong gia đình Sơn vào ngày gió đầu mùa.

+ Phần 2 (Tiếp tới ấm áp vui vui): Cảnh hai chị em Sơn cùng vui đùa và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn với cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

g. Giá trị nội dung

Gió lạnh đầu mùa đã thể hiện được tình thương giữa con người với nhau ở trong hoàn cảnh khổ cực và khắc nghiệt.

h. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả cùng biểu cảm tinh tế thêm với các thủ pháp đối lập và miêu tả tâm lí xuất sắc.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

2. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa văn 8 tập 1 cánh diều: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý vào nhan đề và bối cảnh của truyện.

Trả lời:

Nhan đề của truyện đã gợi lên một bối cảnh mùa đông lạnh giá, ẩn trong đó chính là một câu chuyện ấm áp về tình đời cũng như tình người.

2.2 Những chi tiết nào cho thấy rằng trời đang rất lạnh?

Trả lời:

- Những chi tiết cho thấy rằng trời đang rất lạnh:

+ Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

+ Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.

+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.

+ Sơn kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro đứng dậy sang phản bên này…

+ Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp và mặt, vào má cho ấm, rồi để miệng chén cho hơi bốc lên.

+ Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói: - Rét quá! Múc nước cóng cả tay.

2.3 Chú ý vào chi tiết cái áo bông của Duyên.

Trả lời:

Chi tiết cái áo bông của Duyên tuy cánh đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn.

2.4 Thử hình dung về dáng điệu và tâm trạng của Sơn khi chuẩn bị đi chơi.

Trả lời:

Sơn xúng xính rủ chị đi ra chợ chơi.

2.5 Tại sao lũ trẻ khi thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng lại không dám vồ vập?

Trả lời:

Lũ trẻ muốn ngắm nghía các bộ quần áo mới của chị em Sơn những vì lo sợ sự nghèo hèn của mình cho nên không dám lại gần. Khi chị em Sơn đã có áo ấm mặc thì lũ trẻ ấy vẫn ăn mặc như thường ngày và phải chịu cái rét đến cắt da, cắt thịt.

2.6 Các câu đối thoại ở đây cho thấy gì về thái độ của bọn trẻ?

Trả lời:

Các câu thoại thể hiện thái độ của bọn trẻ: hồn nhiên, ngây thơ và hằng ao ước mình có được chiếc áo ấm.

2.7 Chú ý vào hoàn cảnh của Hiên.

Trả lời:

Hoàn cảnh của Hiên: nhà nghèo, mẹ của Hiên chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, Hiên phải mặc manh áo rách tả tơi, hở cả lưng lẫn tay, đứng co ro ở trong tiết trời mùa đông buốt giá.

2.8 Tại sao Sơn lại cảm thấy “ấm áp vui vui”?

Trả lời:

Sơn cảm thấy ấm áp vui vui là vì đã có thể giúp đỡ được cho Hiên - một người bạn của bé Duyên, đứa em gái của Sơn. Chị em Sơn muốn tặng cho Hiên một cái áo ấm để Hiên không còn bị lạnh.

2.9 Sinh là người ra sao?

Trả lời:

Sinh là một đứa em họ của Sơn, hay nói hỗn cho nên bị vú ghét.

2.10 Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn đã được thể hiện thông qua những chi tiết nào?

Trả lời:

- Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn đã được thể hiện thông qua những chi tiết:

+ Lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.

+ Vội vàng ra chợ tìm cái Hiên…

+ Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp.

2.11 Vì sao chị em Sơn lại nghĩ rằng khi cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng?

Trả lời:

- Chị em Sơn cho cái áo ấy có thể lại bị mắng vì: chiếc áo chính là kỉ vật đầy thiêng liêng của em Duyên đã mất mà khi nhắc tới mẹ luôn cảm thấy rất đau lòng và xúc động cho nên chiếc áo ấy không thể cho đi.

2.12 Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?

Câu nói của mẹ Hiên đã thể hiện rằng bà là một người có lòng tự trọng, dù cho nghèo khó, không thể mua áo mới cho con mình nhưng bà sẽ không tham lam. Khi thấy con gái mặc chiếc áo của bé Duyên, mẹ của Hiên đã dắt con sang trả lại chiếc áo ấy.

2.13 Kết thúc truyện có điều gì bất ngờ? 

Hai chị em Sơn không bị mắng như những gì đã nghĩ mà còn được mẹ âu yếm vào trong lòng. Mẹ con Hiên cũng được mẹ Sơn cho vay tiền để có thể may áo ấm cho Hiên.

3. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa văn 8 tập 1 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 24 SGK văn 8/1 Cánh diều

Hãy tóm tắt lại nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (tác giả Thạch Lam) và Tôi đi học (tác giả Thanh Tịnh) có điểm gì giống nhau?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản sau đó tóm tắt các nội dung chính.

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt:

Cách 1:

“Gió lạnh đầu mùa” kể lại một buổi sáng mùa đông tới bất ngờ, mẹ và chị Lan đã thức dậy từ rất sớm, đều mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh dậy, cậu được mẹ cho mặc một chiếc áo màu nâu sẫm cùng với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó chị em Sơn đi ra ngoài chơi, bộ quần áo của cả hai chị em Sơn đều khiến lũ trẻ trong xóm không khỏi hiếu kì và vô cùng ngưỡng mộ, bởi lẽ chính chúng không có được quần áo rét để mặc vào thời tiết giá rét. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đang đứng cách đó không xa, chỉ mặc mỗi manh áo rách tả tơi, hở cả lưng lẫn tay. Biết được sự tình, chị em Sơn đã động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan rằng đem chiếc áo của em Duyên tới cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói rằng mẹ đã biết chuyện. Cả hai đều lo lắng và sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên để đòi lại áo nhưng lại không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về đến nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo tới trả. Mẹ Sơn biết rő được mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào để may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn đã nhẹ nhàng và âu yếm ôm hai con vào lòng mà nói rằng: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

Cách 2:

Một buổi sáng, Sơn thức dậy và cảm nhận rằng mùa đông đã đến. Chị và mẹ Sơn đều đã tỉnh dậy, ngồi quạt hỏa lò để có thể pha nước chè uống. Mọi người ở trong nhà đều đã mặc áo ấm. Riêng có Sơn được mẹ mặc cho một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm cùng với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em đi ra ngoài chơi. Những đứa trẻ ở trong xóm nhìn thấy chị em Sơn có những chiếc áo ấm liền tới gần xuýt xoa khen ngợi. Chị Lan nhìn thấy Hiên đứng ở phía xa, liền tới gần hỏi han. Nhà nghèo, Hiên không có một chiếc áo ấm nào để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, nói với chị Lan rằng về nhà lấy chiếc áo bông cũ để cho Hiên mặc. Khi nghe thấy người vú già nói, sợ mẹ sẽ mắng, Sơn và Lan sang nhà Hiên để đòi lại áo nhưng không có người ở nhà. Về nhà thì thấy mẹ của Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ của mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ nên đã cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo ấm cho con. Khi mẹ con của Hiên ra về, mẹ Sơn đã ôm lấy hai đứa con vào lòng rồi hỏi rằng: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (tác giả Thạch Lam) và Tôi đi học (tác giả Thanh Tịnh) có điểm giống nhau đó là:

+ Đều kể lại sự việc một cách giản dị, gần gũi và đời thường

+ Có những dòng cảm xúc cùng với diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật

3.2 Câu 2 trang 24 SGK văn 8/1 Cánh diều

Những chi tiết nào ở trong truyện giúp em hình dung được bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả ở trong truyện?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, chú ý vào những chi tiết miêu tả bối cảnh mà chị em Sơn cho chiếc áo bông

Lời giải chi tiết:

- Chi tiết cho thấy rằng chị em Sơn có một cuộc sống khá giả:

+ "Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo..... đống quần áo rét."

+ "Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ ....thâm dài."

+ "Nhà Sơn quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn."

- Chi tiết miêu tả về lũ trẻ nhà nghèo:

+ "Chúng nó thấy chị em Sơn...Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy."

+ "Sơn nhận thấy chúng ăn mắc không khác ngày thường.... hàm răng đập vào nhau."

+ "Sơn bây giờ mới chợt nhớ đến là mẹ cái Hiên rất nghèo....cho con nữa."

→ Sơn và Lan là hai chị em được sinh ra trong một gia đình khá giả, còn những đứa trẻ khác là những đứa trẻ có cuộc sống nghèo khó cùng phố huyện. Hoàn cảnh sống của người dân vẫn còn vô cùng khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những chiếc áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc vào tiết trời mùa đông giá rét. 

3.3 Câu 3 trang 24 SGK văn 8/1 Cánh diều

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm cho em chú ý và xúc động nhất? Tại sao?

Phương pháp giải:

Chú ý vào các chi tiết miêu tả về tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo trong phần (2)

Lời giải chi tiết:

- Tâm trạng của Sơn trước khi cho chiếc áo: động lòng thương khi thấy được hoàn cảnh của Hiên và nhớ tới đứa em gái đã mất của mình mà ngày trước cũng thường hay chơi, đùa nghịch với Hiên trong vườn nhà, thì thầm với chị mong muốn được đem cho Hiên chiếc áo bông cũ, trong lòng tự nhiên cảm thấy ấm áp vui vui.

- Tâm trạng của Sơn sau khi cho chiếc áo: niềm vui không được bao lâu thì Sơn lại cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi biết được tin rằng cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc cho đi chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại cảm thấy lo lắng rằng mẹ sẽ trách phạt nên đã đi kiếm Hiên để đòi lại áo.

- Chi tiết làm em thấy xúc động nhất: chi tiết Sơn thấy động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và muốn cho chiếc áo bông cũ để Hiên mặc. Qua đây, nhân vật Sơn đã cho em biết được rằng ở đâu đó ở trong xã hội cũ, tình người, sự thương yêu ấm áp cùng lòng nhân ái với những hoàn cảnh bất hạnh ở ngoài xã hội vẫn còn đó.

3.4 Câu 4 trang 24 SGK văn 8/1 Cánh diều

Nhận xét về thái độ cùng với cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn với mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không thấy hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần (3) và nhận xét về thái độ của hai người mẹ.

Lời giải chi tiết:

- Thái độ cùng với cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn với mẹ Hiên) ở trong phần cuối của truyện:

+ Mẹ Hiên: không cho con được lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân của nó dù biết món đồ đó vô cùng cần thiết. Qua đó, ta thấy được rằng bà là người có tính cách chất phác, sống thật thà, hiền hậu và giàu lòng tự trọng mặc dù có sống trong hoàn cảnh nghèo túng nhưng vẫn không đánh mất đi phẩm giá của mình.

+ Mẹ Sơn: câu kết ở cuối bài "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?", với cử chỉ là "âu yếm ôm con vào lòng" chứa đựng biết bao nhiêu tình yêu thương. Người mẹ ấy rất hiểu và cảm thông cho hành động của hai đứa con nên không hề trách mắng mà còn muốn giúp đỡ cho gia đình Hiên. Người mẹ đó cũng không hề trách cứ gì mẹ con Hiên hay là có thái độ khó chịu và trịch thượng. Sự giúp đỡ của bà trong ngày đông cũng chính là ngọn lửa của tình người ấm áp.

- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi mà chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông đó là vì nó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất cho nên không thể cho.

3.5 Câu 5 trang 24 SGK văn 8/1 Cánh diều

Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ mang ý nghĩa đơn giản là việc cho đi chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý hay không? Tại sao? Theo em, truyện ngắn ấy có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của cá nhân để đưa ra ý kiến và lí giải một cách hợp lí

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng ý với ý kiến ấy. Bởi ẩn sâu bên trong câu chuyện cho đi chiếc áo bông cũ thì chính là tình người với nhau ở trong cuộc sống. Câu chuyện đã để lại dư âm sâu sắc ở trong lòng độc giả, khiến cho độc giả vừa thấm thía được nỗi khổ đau, bất hạnh và hoàn cảnh éo le của những con người sống trong sự nghèo khổ, vừa cảm nhận được sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý và thiêng liêng; từ đó cảm thấy trân trọng cuộc sống này hơn.

- Ý nghĩa của truyện Gió lạnh đầu mùa: Truyện cho thấy về sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống ở trong gia đình khá giả với cuộc sống nghèo khổ. Đồng thời, truyện còn ca ngợi về tình yêu thương và tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mãi mãi để lại ở trong lòng người về sự ấm áp của tình người và tình đời.

3.6 Câu 6 trang 24 SGK văn 8/1 Cánh diều

Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ thể hiện thông qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn trong tình cảm trong sáng của những tấm lòng vô cùng nhân hậu bao dung. Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 10 – 12 câu) làm rõ về điều đó.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn để làm rő nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Đoạn tham khảo 1:

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là một tác phẩm không chỉ mang vẻ đẹp hình thức mà còn mang cả vẻ đẹp về tình cảm trong sáng của những tấm lòng vô cùng nhân hậu bao dung. Mở đầu câu chuyện chúng ta thấy được hình ảnh của gia đình Sơn hiện lên rất đủ đầy và ấm cúng. Thế nhưng trái ngược lại hoàn toàn với sự đủ đầy ấy chính là sự thiếu thốn, nghèo khổ của những đứa trẻ hàng xóm. Trong ngày cái lạnh bất ngờ đến ấy, lũ trẻ ngồi run rẩy trong những manh áo rét, đặc biệt là cái Hiên mặc mỗi chiếc áo rách tả tơi. Từng câu chữ được sử dụng ở trong tác phẩm đã góp phần tạo ra những hình ảnh rő nét về nông thôn ở Việt Nam vào thế kỉ trước. Bên cạnh ấy ta còn thấy được thông điệp vô cùng nhân đạo mà tác giả đã gửi gắm thông qua hành động hết sức ấm áp của hai chị em Sơn. Tuy còn nhỏ nhưng hai chị Sơn đã thấy động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng cho đi mà chẳng màng tới hậu quả. Đó cũng chính là chi tiết sáng giá nhất làm nên sự ấm áp giữa con người với con người. Ngoài ra chi tiết người mẹ đã bao dung cho lỗi lầm của hai chị em cũng là một tình tiết hết sức đắt giá. Cách cư xử của người mẹ khi thấy các con mắc lỗi cho thấy rằng tấm lòng bao dung mà người mẹ dành cho các con của mình. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một bức tranh vô cùng ấm áp về tình người được vẽ lên bởi ngôn từ, hình ảnh cùng với tấm lòng của nhà văn với con người.

Đoạn tham khảo 2:

Thạch Lam là một trong những cây bút vô cùng xuất sắc trong nền văn xuôi Việt Nam với những đóng góp hết sức tiêu biểu để lại cho đời. Một trong số ấy là tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mà ông theo đuổi. Truyện là dòng chảy tâm trạng với nhiều biến thái tinh vị, chất trữ tình cùng với hiện thực đan cài và đằng sau tác phẩm có thấp thoáng một cái tôi rất giàu lòng nhân hậu. Với Gió lạnh đầu mùa, vẻ đẹp của tình yêu thương của con người, viết về mùa đông cùng với cái rét khắc nghiệt nhưng câu chuyện lại đem đến cho chúng ta cảm giác ấm áp đến lạ kì. Cái ấm áp của tình người không thể phân biệt đẳng cấp hay sang hèn. Cái ấm áp của một gia đình bé nhỏ nhưng lại dạt dào tình yêu thương từ vú già, mẹ, cho đến các con và đặc biệt đối với người em gái nhỏ đã mất. Cái ấm áp ấy được tạo ra nhờ vào những đứa trẻ nhỏ cùng với tâm hồn ngây thơ và trong sáng chưa vướng vào chút bụi trần nào. Qua đó, tác phẩm đã truyền tải cho người đọc về một thông điệp sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân văn chính là: gió lạnh nhưng tình người thì không lạnh.

Đoạn tham khảo 3:

Vẻ đẹp trong truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện ra thông qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,...) mà còn ở tình cảm vô cùng trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Thạch Lam đã vô cùng thành công trong việc sử dụng phương thức nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng với nhiều thủ pháp đối lập và miêu tả tâm lí vô cùng xuất sắc. Đồng thời truyện cũng rất thành công trong việc xây dựng được hình tượng nhân vật Sơn - một cậu bé vô cùng tốt bụng, lương thiện và hòa đồng. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều rất “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con sống ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn rất vui vẻ, thân mật chơi đùa cùng với họ. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh vô cùng nghèo khó, Sơn đã nghĩ tới việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên đã mất cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện rằng Sơn là một cậu bé rất biết quan tâm và chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem tới cho bạn đọc một bài học vô cùng ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.

Đoạn tham khảo 4:

Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam là trang văn đã thể hiện được thấm đẫm dư vị của tình yêu thương. Tác phẩm không cần có quá nhiều cuộc đối thoại mà chỉ thông qua những con chữ, độc giả đã có thể dễ dàng thể hiện được vẻ đẹp ẩn sâu bên trong của mỗi nhân vật. Có lẽ, mỗi nhân vật đều mang một kích thước tâm hồn giống với tác giả nên ở họ luôn có sự đa cảm cùng với tinh thần lạc quan, dù những con người đó sống trong nghịch cảnh nhưng vẫn biết tự tạo hạnh phúc cho riêng mình. Mẹ của Sơn là một người mẹ vô cùng yêu thương con và có tấm lòng rất đôn hậu, thể hiện thông qua những chi tiết bà chăm sóc cho con mình và cho các con có một tuổi thơ đầy đủ “Mẹ đưa cho Sơn một chiếc áo khoác mới, dày và ấm hơn, sau đó hai chị em cùng nhau ra chợ tìm những đứa trẻ khác trong làng để chơi.”. Về những đứa trẻ nghèo khổ trong xóm, dù đã mấy năm trôi qua, mùa đông cứ thế đến rồi lại đi nhưng chúng nó vẫn phải mang đi mang lại mấy bộ đồ cũ, chỉ có những mảnh vá thì ngày càng có nhiều thêm mà thôi. Trong số ấy có Hiên, đứa trẻ duy nhất chỉ mang trên mình mỗi manh áo rách tả tơi lộ hết cả phần lưng lẫn cánh tay, vì mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, chẳng khấm khá được bao nhiêu cho nên cũng không có tiền để mua lại đồ cũ hay dù chỉ vài đồng để có thể may áo cho con. Thế rồi sự thương cảm của chị em Sơn đã trỗi dậy, hai đứa trẻ đã quyết định về nhà lấy cho Hiên một chiếc áo bông cũ. Hành động của Sơn chính là tình nhân ái được nảy sinh từ sự tự nguyện, một tấm lòng luôn biết đồng cảm với các kiếp người nghèo khổ. Dẫu lo sẽ bị mẹ mắng nhưng em vẫn quyết định sẽ tặng chiếc áo bông cũ cho Hiên, chúng ta có thể xem hành động đó như tình thương yêu xuất phát từ sâu trong trái tim thuần khiết. Bên cạnh đó cũng không thể nào không nhắc tới mẹ con Hiên, dù được chị em Sơn cho chiếc áo cũ nhưng họ vẫn nhất quyết chạy sang nhà để trả lại, tuy có nghèo khổ nhưng hai con người đó vẫn có lòng tự trọng và luôn biết ơn những ai đã quan tâm tới cuộc sống của họ. Từ đó chúng ta có thể thấy được rằng, giữa dòng đời trôi nổi vô định ấy, không phải ai cũng vô tâm, lạnh lùng mà còn rất nhiều người mang trong mình một tâm hồn trong sáng và nặng trĩu tình thương.
Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Gió lạnh đầu mùa. Khi các em tham khảo những câu trả lời trong phần soạn bài này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng hay những bài soạn khác có trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-gio-lanh-dau-mua-van-8-tap-1-canh-dieu-3664.html

 

 

Tovább

SOẠN BÀI TÔI ĐI HỌC VĂN 8 TẬP 1 CÁNH DIỀU

Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh nói về một trang đời gần gũi mà lại thiêng liêng, đó là kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng vô cùng bỡ ngỡ, những cảm xúc mới mẻ cùng những ấn tượng không thể nào quên về trường lớp, thầy cô và bạn bè. Cùng tham khảo bài soạn cùng VUIHOC ngay nhé!

1. Soạn bài Tôi đi học văn 8 tập 1 cánh diều: Chuẩn bị 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Thanh Tịnh

- Nhà văn Thanh Tịnh:

+ Thanh Tịnh (sinh năm 1911, mất năm 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê quán ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương thuộc vùng ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm tại các sở tư rồi bước vào nghề dạy học và bắt đầu làm thơ, viết văn. Những sáng tác của ông luôn toát lên vẻ đẹp vô cùng đằm thắm, êm dịu và trong trẻo với rất nhiều tác phẩm đặc sắc: Hận chiến trường (tập thơ, năm 1937), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, năm 1943), Quê mẹ (tập truyện ngắn, năm 1941), …

- Năm 2007, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm tôi đi học 

a. Tóm tắt

Truyện ngắn "Tôi đi học" được kể lại dựa theo trình tự thời gian, men theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" cùng với kỉ niệm ngày đầu tiên tới trường. Trong truyện là chất thơ bàng bạc xen lẫn những cảm xúc háo hức, hồi hộp và bất ngờ của nhân vật "tôi" cùng với những hình ảnh thân quen như là con đường, quần áo mới, sách vở, bạn học mới,...Đó là những hình ảnh vừa xa lạ nhưng lại vừa gần gũi và trang nghiêm giúp cho nhân vật "tôi" tự tin bước vào ngày đầu tiên đi học.

b. Nhân vật chính trong truyện là ai?

Nhân vật chính ở trong truyện là nhân vật “tôi”. Nhân vật ấy đã được nhà văn miêu tả thông qua các phương diện như lời nói, tâm trạng, hành động, suy nghĩ của nhân vật.

c. Ngôn ngữ kể chuyện có điểm gì đặc sắc 

Ngôn ngữ trần thuật ở trong truyện bộc lộ về ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện được quan điểm của tác giả đối với cuộc sống của nhân vật đang được miêu tả.

2. Soạn bài Tôi đi học văn 8 tập 1 cánh diều: Đọc hiểu

2.1 Những hình ảnh nào gợi về nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?

Những hình ảnh gợi về nỗi nhớ cho nhân vật “tôi” đó là: Vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc; Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ trong buổi đầu đến trường.

2.2 Tranh minh họa liên quan tới nội dung của văn bản như thế nào?

Tranh minh hoạ là hình ảnh của một người mẹ đang dắt tay con đến trường, rất phù hợp với nội dung của văn bản.

2.3 Chú ý vào sự thay đổi trong cảm nhận cảnh vật của nhân vật “tôi”.

Trả lời:

Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi vì chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

2.4 Phần 2 kể đến câu chuyện gì?

Phần (2) kể về chuyện nhân vật “tôi” tới trường, nghe tiếng trống tập trung và cũng phải rời xa vòng tay của mẹ.

2.5 Chú ý vào các hình ảnh so sánh.

Trả lời:

- Hình ảnh so sánh như sau:

+ Họ như chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

+ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

+ Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng.

2.6 Tâm trạng của nhân vật “tôi” thế nào khi được gọi tên?

Trả lời:

- Tâm trạng của nhân vật “tôi” đó là giật mình, lúng túng và cảm thấy như “quả tim ngừng đập” và quên luôn cả việc mẹ mình đang đứng đằng sau.

2.7 Chú ý vào hình ảnh và lời nói của ông đốc.

Trả lời:

- Hình ảnh: cặp mắt hiền từ và cảm động.

- Lời nói: ân cần và nhẹ nhàng căn dặn các em học sinh.

2.8 Tại sao các bạn nhỏ lại khóc?

Trả lời:

Các bạn nhỏ khóc là vì phải rời xa vòng tay cùng với sự bao bọc của người thân để bắt đầu vào tiết học đầu tiên.

2.9 Sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện trong phần (3) như thế nào?

Trả lời:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện trong phần (3) như sau:

- Thấy làm lạ

- Trông hình gì trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay

- Nhìn những người bạn không cảm thấy xa xa

- Không dám tin là có thật

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

3. Soạn bài Tôi đi học văn 8 tập 1 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều 

Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc vào dạng nào dưới đây? Chọn phương án trả lời đúng nhất:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Kể lại sự việc giản dị và đời thường mà giàu chất thơ

3.2 Câu 2 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Cảnh vật ở trong truyện được nhìn thông qua con mắt của ai và được nhớ lại dựa theo trình tự nào? Nêu một vài chi tiết nổi bật của cảnh vật ở trong phần (1).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cảnh vật ở trong truyện được nhìn thông qua con mắt của nhân vật “tôi” và được nhớ lại dựa theo trình tự thời gian: Từ hiện tại hồi tưởng về với quá khứ, tiết trời cuối thu cùng với hình ảnh em nhỏ tới trường → Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về con đường đi cùng mẹ đến trường → Cảm giác nhân vật "tôi" khi nhìn thấy mái trường trong ngày khai giảng → Tâm trạng vô cùng hồi hộp của nhân vật "tôi" khi ngồi vào vị trí của mình trong tiết học đầu tiên.

- Một vài chi tiết nổi bật của cảnh vật ở trong phần (1):

+ Trong tiết trời cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.

+ Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, đi trên con đường làng dài và hẹp.

+ Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm.

3.3 Câu 3 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Phân tích sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật “tôi” vào ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một vài câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh ở trong việc khắc họa tâm trạng của nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” vào ngày đầu tiên tới lớp:

- Trên đường cùng mẹ đến trường thì thấy “lạ”, trong lòng thấy “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn hơn; Nâng niu mấy quyển vở và muốn thử sức cầm bút.

- Mới đến trường: ngạc nhiên và cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.

- Nghe gọi tên và rời vòng tay mẹ: giật mình, lúng túng và sợ hãi hệt như quả tim ngừng đập.

- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức tranh treo trên tường, lạm nhận bàn ghế và chỗ ngồi là của mình; không hề cảm thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên cạnh; Nhìn theo cánh chim... một vài kỉ niệm cũ sống lại.

Tác dụng của một vài câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh ở trong việc khắc họa tâm trạng của nhân vật:

- “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ và trong sáng của cậu bé vào lần đầu đi học.

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” → tâm hồn mơ mộng của đứa trẻ không bận tâm quá nhiều đến điều gì.

- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt và khát vọng của những cô cậu học sinh.

- “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp cùng với tiếng trống.

- “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của đứa trẻ về ngôi trường.

3.4 Câu 4 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn rất giàu chất thơ. Theo em, điều gì đã tạo nên đặc điểm đó (về nội dung, hình thức hay ngôn ngữ)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó nhận xét về nghệ thuật của văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Về nội dung: truyện được kể dựa theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những dòng cảm xúc và những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật. Đồng thời, cách mà tác giả xây dựng nhân với những mối quan hệ và những tình cảm bình dị, đầy thân thương song cũng rất đỗi dịu dàng và đẹp đẽ.

+ Người thầy cùng với “cặp mắt hiền từ và cảm động"

+ Những người bạn thời ấu thơ với biết bao kỉ niệm khó quên cùng cả những người bạn mới quen.

+ Người mẹ cùng với tình yêu thương con vô bờ bến, điều ấy được thể hiện rất rő nét thông qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế lại dạt dào cảm xúc của chính tác giả.

- Về hình thức và ngôn ngữ: truyện được nhà văn sử dụng đến những câu văn giàu cảm xúc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo và việc sử dụng hàng loạt những từ láy

+ Các hình ảnh so sánh: "...như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng", "...như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi", "...như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...

+ Sử dụng từ láy ở trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên và tái hiện vô cùng chân thực, rő nét cảm xúc bỡ ngỡ và rụt rè của nhân vật tôi vào ngày tựu trường.

3.5 Câu 5 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Văn bản Tôi đi học đã nói giúp cho những suy nghĩ và tình cảm gì của nhiều người đọc? Điều ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó rút ra ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” ở trong truyện thật tự nhiên, hồn nhiên và chân thật khơi gợi kí ức của mỗi người vào ngày đầu tiên tới trường. Đó chính là cảm xúc bồi hồi và xúc động trước thiên nhiên, con người ở trong một ngày đặc biệt.

→ Những cảm xúc chân thật và hồn nhiên vào ngày đầu tiên đến trường sẽ còn sống mãi ở trong lòng mỗi người. Đó là những cảm xúc trong trẻo và đẹp đẽ nhất.

3.6 Câu 6 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” hôm đó ngồi cạnh nhân vật “tôi” ở trong truyện, hôm đó, em sẽ nói với “tôi” điều gì?

Phương pháp giải:

Tưởng tượng mình là một người bạn nhỏ của nhân vật “tôi” sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là một “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” ở trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với nhân vật “tôi”: Chào cậu, ngày đầu tiên đi học có thật nhiều cung bậc cảm xúc cậu nhỉ! Chắc có lẽ đây sẽ là một ngày mà cậu sẽ không thể nào quên trên con đường học tập của chính mình phải không? Hy vọng sau này cậu sẽ có những trải nghiệm thật thú vị tại ngôi trường này, bên những người bạn đáng yêu, và đặc biệt là đồng hành cùng với tớ, người sẽ ngồi sát bên cạnh, cùng “kề vai sát cánh” với cậu vào năm học này nhé! Chúng ta hãy cùng chăm chỉ học tập và tạo ra thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ ở nơi đây nhé!
 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Tôi đi học. Tham khảo bài viết để có thể nhìn thấy được những kỷ niệm cùng với hình ảnh của chính mình vào thời thơ ấu. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng hay những bài soạn khác có trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-toi-di-hoc-van-8-tap-1-canh-dieu-3663.html

 

 

Tovább

SOẠN BÀI CHÁI BẾP VĂN 8 TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Ai cũng có những kỉ niệm vui vẻ, hạnh phúc bên cha mẹ. Dù có ở bất cứ hoàn cảnh nào, khi có cha mẹ ở bên chúng ta đều cảm thấy an toàn. Văn bản Chái bếp dưới đây nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng với cha mẹ bên chái bếp thân thương. Cùng soạn văn bản này để cảm nhận được tình cảm của cha mẹ và con cái dành cho nhau.

Soạn bài Chái bếp văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo 

1. Câu 1 trang 22 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo 

Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” trong bài thơ này có điểm gì đặc sắc?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức Ngữ văn cùng với kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “chái bếp” là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đồng bào dân tộc Dao, mộc mạc và đơn sơ là nơi để lưu giữ biết bao kỉ niệm. “Chái bếp” gần gũi thân thương, là nơi căn bếp luôn đỏ lửa như thắt chặt tình cảm trong mỗi gia đình, gắn kết những thành viên ở trong gia đình.

2. Câu 2 trang 22 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Từ hình ảnh về chái bếp trong dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh gì? Điều đó đã thể hiện nét đặc biệt gì ở trong bố cục của bài thơ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Từ hình ảnh “chái bếp” trong dòng thơ đầu tiên, tác giả đã mở rộng qua những hình ảnh: Ngọn khói, cánh nỏ, nồi cám, than củi, quá giang, máng

- Việc mở rộng những hình ảnh ấy giúp gợi nhớ về tất cả kỉ niệm, mở rộng hình ảnh chính là mở rộng hồi ức của tác giả, mạch cảm xúc từ hồi tưởng và nhớ thương cho đến khao khát trở về.

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” đã hiện ra ở trong tâm tưởng của tác giả

+ Phần 2 (Khổ 2,3,4): Nhắc nhớ về hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc và gắn bó

+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát được quay trở về nơi “chái bếp” của những người thân yêu.

3. Câu 3 trang 22 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Nêu tác dụng của việc sử dụng đến điệp từ “cho” ở trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức về các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Điệp từ “cho” được điệp lại 5 lần nhằm nhấn mạnh về tình cảm da diết, trực trào ở trong lòng tác giả. Khát khao được quay trở về với những điều vô cùng thân thương bình dị, ôn lại những kỉ niệm tốt đẹp, những phút giây quây quần bên gia đình đoàn viên, quay trở về mái ấm quê nhưng và điệp từ “cho” giúp tăng thêm sức gợi hình gợi cảm, giúp cho nhà thơ truyền tải được nội dung ý nghĩa của văn bản

4. Câu 4 trang 22 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo 

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ này là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ chính là sự nhớ nhung của tác giả về hình ảnh chái bếp, về những kỷ niệm đẹp ngày xưa. Tác giả mong muốn được quay trở về những ngày tháng đó, những kỷ niệm với chái bếp được in đậm trong nhà thơ.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

5. Câu 5 trang 22 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo 

Nêu ra chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định được như vậy?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề bài thơ: Tác giả đã thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp cùng với truyền thống gia đình và hơn hết chính là muốn lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau.

- Tình cảm gia đình cùng với tình yêu quê hương đã được tác giả thể hiện thông qua việc nhắc nhớ lại về những hình ảnh và kỉ niệm tốt đẹp đã từng gắn bó suốt từ thời thơ ấu. Khi nhắc đến là cảm xúc lại ùa về, lưu luyến và bịn rịn.

Tuổi thơ luôn có rất nhiều kỷ niệm, vui có buồn có, hạnh phúc có đau khổ có. Tuy nhiên, khi được ở cạnh cha mẹ, đó chính là niềm vui, sự hạnh phúc mà bất cứ đứa trẻ nào cũng mong muốn. Soạn bài Chái bếp phía trên đã cho các em thấy về một gia đình với biết bao kỷ niệm cùng với sự yêu thương lẫn nhau của họ.

Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn khác nằm trong chương trình ngữ văn và cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung thì các em phải nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy các dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-chai-bep-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3631.html

 

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek