Dưới đây là phần soạn bài vô cùng chi tiết Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua sự phân tích hai văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, các em sẽ có thêm kiến thức để viết một bài văn nghị luận văn học.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Vẽ sơ đồ tư duy về luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu cho mỗi luận điểm của hai văn bản: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Trả lời:

* “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

* Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra được bài học như thế nào khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?

Trả lời:

* Sự tương đồng:

- Đặt vấn đề một cách trực tiếp.

- Đi từ suy ngẫm về nhân vật, chi tiết để có thể dẫn đến kết luận cuối cùng.

- Những luận điểm được tổ chức theo một trật tự phù hợp, chặt chẽ và rő ràng.

* Sự khác nhau:

Chuyện Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

- Cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề xuất hiện trong nội dung của chính tác phẩm đang được bàn luận.

- Cách tổ chức luận điểm:

Các luận điểm trong bài có vị trí và vai trò ngang bằng nhau. Sau mỗi luận điểm thì đều có các dẫn chứng và lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm.


Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

- Cách đặt vấn đề: Từ một vấn đề xuất hiện một tác phẩm văn học, tác giả đã suy nghĩ về một vấn đề chung và khái quát thêm.

- Cách tổ chức luận điểm: Trong bài có những luận điểm lớn, trong mỗi luận điểm lớn lại có các luận điểm nhỏ hơn, giúp cho luận điểm chính thêm rő ràng.

- Khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học, chúng ta cần:

+ Có những luận điểm thật rő ràng và liên kết khăng khít với nhau. Trong bài làm có thể có nhiều luận điểm chính, sau đó tới các luận điểm phụ; hoặc những luận điểm có vai trò ngang nhau, sử dụng lí lẽ và bằng chứng xác đáng để có thể thuyết phục được người đọc.

+ Cần đặt vấn đề một cách trực tiếp, dễ hiểu, có sự liên quan mật thiết với tác phẩm đang được bàn tới.

3. Câu 3 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 8 - 10 câu) phân tích về vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hay tác dụng của yếu tố kì ảo có trong một truyện truyền kì, trong đó có dùng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Trong "Chuyện người con gái Nam Xương", bên cạnh những yếu tố tả thực, tác giả Nguyễn Dữ còn đưa vào nhiều yếu tố kì ảo đặc sắc nhằm gửi gắm những quan niệm cũng như bộc lộ tư tưởng chủ đề cho tác phẩm. Yếu tố kì ảo được xuất hiện ở trong phần cuối của tác phẩm, lúc Vũ Nương được Linh Phi cứu, nàng trở lại với dương gian để nói lời tạm biệt chồng con rồi mới trở về thủy cung. Yếu tố kì ảo còn được thể hiện thông qua chi tiết Vũ Nương khi nàng trở về sau khi được giải oan. Nàng "ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng" nước mênh mông của dòng sông Hoàng Giang mà "nói vọng vào" những lời tạ từ với Trương Sinh rồi sau đó "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần" và biến mất hoàn toàn khỏi dòng nước. Những yếu tố kì ảo ấy tuy chỉ là những chi tiết nhỏ bé nhưng đã làm nên sự hấp dẫn và sự ly kỳ, đặc sắc và cuốn hút người đọc cho những câu chuyện truyền kì. Thông qua những yếu tố kì ảo ấy, tác giả Nguyễn Dữ đã lên án xã hội phong kiến quá bất công, chiến tranh phi nghĩa đã đầy đọa con người, đặc biệt là những người phụ nữ phải đi tới đường cùng. Qua đó, ông cũng bày tỏ về sự thương cảm sâu sắc của mình trước những số phận vô cùng bi kịch của người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến đương thời. Yếu tố kì ảo cũng là một chi tiết mà người dân ta sử dụng để bày tỏ về những ước mơ và nguyện vọng của mình về một xã hội thật công bằng, đòi lại công lý cho những người dân nghèo đói và bé nhỏ trong xã hội. Qua những chi tiết kì ảo nói ở trên, tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta thấy được cuộc sống và số phận của những con người nhỏ bé, đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó ta càng thêm phần trân trọng và yêu quý những người phụ nữ truyền thống, xinh đẹp lại nết na như Vũ Nương.

Bài tham khảo 2:

Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một câu truyện cổ tích Việt Nam mang tên là “Vợ chàng Trương”. Trong đó, những chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện được nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc. Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà nó chỉ hiện lên tập trung và đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên. Những chi tiết kì ảo ở trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì và hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng hãy thả rùa xanh mà chàng đã bắt được (chính là Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang đã được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa ở dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh rồi sau đó trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi mà Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng đã nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất vào trong sương khói mịt mờ. Những yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về thời điểm lịch sử, về địa danh, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của những mỹ nhân, về tình cảnh của Vũ Nương khi không có người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới thật kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng thêm độ tin cậy, khiến cho người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Bài tham khảo 3:

Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã cho thấy được khả năng tài tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả Nguyễn Du. Bút pháp so sánh và ẩn dụ, điển tích được sử dụng vô cùng tài tình. Ví dụ như: "Làn thu thủy nét ngài xuân" giúp so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của thiên nhiên, tạo ra sự thanh tao và nhẹ nhàng. "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" là một phép ẩn dụ rất độc đáo, thể hiện vẻ đẹp của Thúy Kiều vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên. "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" sử dụng điển tích nhằm tô đậm thêm vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Kiều. Từ ngữ được lựa chọn rất kỹ lưỡng, trau chuốt, giàu sức gợi tả và gợi cảm. Ví dụ như: "khuôn trăng đầy đặn", "mặn mà", "sắc sảo", "nét ngài nở nang", "nét ngài xuân", "làn thu thủy", "hoa ghen thua thắm" và "liễu hờn kém xanh",...Nhờ có sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố ngôn từ mà vẻ đẹp của Thúy Kiều được hiện ra một cách sinh động, rő nét và đầy ấn tượng. Vẻ đẹp đó không chỉ là nhan sắc mà còn nói về tài năng, phẩm chất của những người con gái tài sắc vẹn toàn.

 

Trên đây là phần Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua những văn bản được học, chắc hẳn các em có thể hiểu rő được dụng ý của tác giả và biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-111-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4155.html