Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Kỹ năng viết đoạn văn ghi lại cảm nhận là một kỹ năng vô cùng quan trọng bởi nếu không biết cách viết thì chúng ta sẽ bị trừ điểm trong các kỳ thi quan trọng. Dưới đây, VUIHOC sẽ hướng dẫn các em cách Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Theo dői ngay nhé!

1. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do: Phân tích đoạn văn 

1.1 Xác định nội dung câu chủ đề và câu kết đoạn của đoạn văn.

Phương pháp giải:

Vận dụng toàn bộ kĩ năng đọc hiểu

Áp dụng kiến thức liên quan đến câu chủ đề

Lời giải chi tiết:

Câu chủ đề: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Thảo đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con”

→ Giới thiệu về nội dung chính của bài thơ Lời con của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.

Câu kết đoạn: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng: đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất.”

→ Rút ra bài học cùng với ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu thương trong gia đình.

1.2 Tóm tắt phần thân đoạn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cách tóm tắt một đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được chia ra thành ba đoạn thể hiện các nội dung khác nhau. Nếu hai khổ thơ đầu tiên là những cảm nhận vô cùng ngây thơ hồn nhiên của con về cuộc sống lúc con kể chuyện với mẹ thì khổ cuối cùng lại là sự nghẹn ngào, hình ảnh của đứa con và tình mẫu tử thiêng liêng khiến cho người mẹ cảm thấy dạt dào cảm xúc sáng tạo nghệ thuật.

1.3 Tác giả sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ của mình? Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả đã được thể hiện như thế nào thông qua đoạn văn?

Phương pháp giải:

Áp dụng những kiến thức về ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Tác giả sử dụng đến ngôi kể thứ nhất xưng tôi để chia sẻ cảm nghĩ của mình

Đối với tác giả và tất cả những người mẹ khác, đứa con chính là tài sản vô giá, là nguồn sống cũng là tình yêu thương vô bờ. Đọc từng câu ở trong văn bản chúng ta có thể nhận thấy rằng câu nào cũng vô cùng da diết, ngọt ngào và trìu mến.

1.4 Tác giả đã sử dụng những bằng chứng gì trong bài thơ để làm rő cảm nghĩ của bản thân?

Phương pháp giải:

Vận dụng toàn bộ kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Để làm rő cảm xúc của bản thân, tác giả đã lắng nghe con, chia sẻ với con, đặc biệt tác giả đã nhắc đến tất cả những điều con đã nói, những điều mà con đã tâm sự. Cho thấy nhà thơ rất thấu hiểu con, thấu hiểu được những suy nghĩ non nớt, không hề chê bai mà ngược lại còn vui vẻ và cùng con khám phá những điều thú vị ở thế giới xung quanh.

1.5 Tìm những phép liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức liên quan đến các phép liên kết câu

Lời giải chi tiết:

Các phép liên kết đã được sử dụng ở trong đoạn văn là:

- Phép lặp từ ngữ “mẹ”, “con”, “bài thơ”.

- Phép lặp cú pháp. Bài thơ Lời con của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời cũng khiến cho tôi cảm thấy ngạc nhiên và thích thú vì những phát hiện vô cùng tinh tế của nhà thơ về trẻ con. Chỉ có thể thông qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện ra trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến vậy: “cái cây là con cô gió”, “cô-ti-vi”, “ngâm thơ vào nước”…”

- Phép nối: “Đúng lúc này”

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

2. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do: Thực hành viết 

Đề bài: Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích sau đó viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ ấy. 

2.1 Cảm nghĩ về bài thơ “Những cánh buồm”

Bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông đã đem tới cho người đọc rất nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ một tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm rất hay về ngôn từ, âm hưởng cùng với sức gợi cảm đặc biệt. Giọng thơ trầm lắng giống hệt như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ về hai cha con được nhà thơ khắc họa rất chân thực. Người cha dắt theo con bước đi trên biển với chiếc bóng của người cha dài lênh khênh, còn bóng của người con thì tròn chắc nịch - một hình ảnh vô cùng đáng yêu cho thấy sự gắn bó và yêu thương của cha với con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước đi, lòng cha bỗng cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cho cha cảm thấy bồi hồi và hạnh phúc khi bắt gặp hình ảnh của chính mình trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của người cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước rằng được khám phá thế giới rộng lớn ở ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện được của người cha nay đã được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện được ước mơ ấy thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện được niềm tự hào của người cha khi thấy con của mình cũng ấp ủ những ước mơ thật cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi về ước mơ được khám phá cuộc sống của lứa trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống thêm phần tốt đẹp. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, quan trọng ở trong cuộc sống của mỗi người.

2.2 Cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chất chứa hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng vô cùng rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu tiên, tác giả đã tái hiện lại bầu không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn đang được trọng dụng. Khi ngày tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường thì nhộn nhịp đông vui và ông đồ xuất hiện ở bên hè phố bán đôi câu đối để cho mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể nào thiếu vào ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm vào đó cả tâm hồn cùng với tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết cũng không còn được ưa chuộng nữa. Từ “nhưng” như nốt trầm ở trong khúc ca ngày xuân, cho thấy về sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay cũng đã là người khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ chính là được mang nét chữ của chính mình đem lại chút niềm vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay cũng đã không còn nữa. Nỗi buồn của lòng người khiến cho những vật vô tri vô giác như giấy đỏ hay bút nghiên cũng thấm thía được nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn liền với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay cũng dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi ở đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý đến, lá vàng rơi vào giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai giống như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa đang bay trong cái se lạnh như đang khóc thương và tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào trong dĩ vãng. Ta như cảm nhận được thông qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ về một thời đã qua. Và câu hỏi ở cuối bài thơ như lời tự vấn cũng như hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với biết bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại trong quá khứ, đó còn là sự mai một về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ đã chạm tới những rung cảm trong lòng người, để lại nhiều suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

2.3 Cảm nghĩ về bài thơ Đồng chí

Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu nhất viết về chủ đề người lính trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm được viết bằng thể thơ tự do, với những câu thơ ngắn dài khác nhau, giúp cho nhịp thơ như lời người kể chuyện và tâm tình. Khổ đầu tiên của bài thơ Đồng chí là lời giải thích về cơ sở hình thành của tình đồng chí, đồng đội - một tình cảm vô cùng sâu nặng và thiêng liêng không kém gì tình bạn. Đó là bởi vì những người lính có cùng hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, cùng có lý tưởng đi đánh đuổi giặc ngoại xâm, cùng sát cánh ở bên nhau khi làm nhiệm vụ. Chính bởi những nét tương đồng như thế, mà họ đã gọi nhau bằng hai từ “đồng chí”. Vì lý tưởng, vì tổ quốc, những người lính đó đã gác lại hạnh phúc riêng tư của chính mình ở phía sau lưng, để tiến tới tiền tuyến. Họ không chỉ phải đối mặt với nhiều kẻ thù tàn bạo, mà còn phải đương đầu với hoàn cảnh sống vô cùng gian khổ. Nơi rừng hoang, cái rét buốt giá của gió núi và của sương đêm đã khiến cho họ phải đau đớn với những cơn sốt đến run người. Dẫu có biết bao nhiêu khó khăn và thiếu thốn, nhưng hoàn cảnh ấy cũng không thể nào đánh bại được tinh thần lạc quan của những những người lính trẻ tuổi. Bởi họ đã có đồng đội luôn ở cạnh bên, cùng chia sẻ hơi ấm và chia sẻ ước mơ cùng với sự quyết tâm. Chính nhờ có những người đồng chí đó, mà các anh đã vượt qua được tất cả để vững tay súng ở nơi tiền tuyến. Cuối bài thơ, tác giả đã giúp hình ảnh của người lính nơi biên giới trở nên thật thi vị cùng với nét miêu tả “đầu súng trăng treo”. Chiếc súng - đồ vật rất sắc lạnh và trăng tròn - hình ảnh về thiên nhiên tươi đẹp đã song hành với nhau, vừa tương phản nhưng lại hòa hợp tới lạ thường. Bài thơ Đồng Chí với những hình ảnh vừa chân thực vừa thi vị ấy, đã giúp cho em cảm nhận được một tình cảm hết sức trân quý giữa những người lính, đó chính là tình đồng chí.

2.4 Cảm nghĩ về bài thơ Ta đi tới

Bài thơ “Ta đi tới” của tác giả Tố Hữu đã gợi cho tôi rất nhiều cảm nhận. Tác giả đã sáng tác bài thơ vào khoảng thời gian tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chính niềm vui chiến thắng lan tỏa tới khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nên nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Nhìn lại chặng đường của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ ra cảm xúc sung sướng và tự hào khi giành được chiến thắng cùng với lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của bài thơ “ta đi” được kết hợp với một loạt các địa danh được xuất hiện đã góp phần thể hiện nên tình cảm của tác giả một cách vô cùng sinh động, đó chính là niềm vui chiến thắng đã được lan tỏa ra khắp mọi miền của tổ quốc. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như cũng cảm thấy vui lây niềm vui của thời bấy giờ. Tố Hữu có vai trò một người hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc trở về miền kí ức xưa. Lịch sử đã ghi dấu ấn dân tộc Việt Nam với lòng kiên trung và bất khuất làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ biết bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lấy nền độc lập cho Tổ quốc. Không chỉ thế, tác giả còn gửi gắm lời nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù cho có đi đâu thì chúng ta vẫn sẽ là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào đi nữa thì dòng máu con người Việt Nam vẫn luôn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”, phải sống làm sao cho xứng đáng với cội nguồn ấy.

Bài viết phía trên là phần Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. Bài soạn đã giúp các em nắm được những kiến thức liên quan đến cách viết cũng như một số đoạn văn tham khảo ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn khác nằm trong chương trình ngữ văn và cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung thì các em phải nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy các dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-viet-doan-van-ghi-lai-cam-ngh-ve-mot-bai-tho-tu-do-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3632.html

 

Tovább

Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi văn 8 kết nối tri thức


Bài viết kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa là một dạng bài viết quen thuộc trong chương trình Ngữ văn 8. Dưới đây, VUIHOC sẽ cung cấp tài liệu Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức rất cần thiết và hữu ích. Mời các bạn học sinh tham khảo.

1. Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi văn 8 tập 1 kết nối tri thức: Phân tích bài viết tham khảo

1.1 Nêu mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

Giúp cho học sinh biết yêu mến, tự hào về một trong những địa điểm văn hóa quan trọng – nơi gìn giữ những dấu tích và hiện vật quan trọng, liên quan tới một nhân vật vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa của thế giới.

1.2 Kể lại diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động nổi bật trong chuyến đi…).

- Ba chiếc xe khách chở hơn 100 bạn học sinh khối 8 xuất phát, trên xe cô giáo phụ trách đã lần lượt giới thiệu những vùng đất xe qua, không khác gì một hướng dẫn viên du lịch.

- Đi hơn chục cây số đã đến được khu di tích: đó là Di tích quốc gia đặc biệt – Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du.

1.3 Đan xen giữa kể chuyện với trình bày các thông tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan.

- Thuyết minh về các hạng mục chính của khu di tích.

- Chụp ảnh để lưu lại những kỉ niệm và quay trở về.

1.4 Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

- Trên đường về, dường như ai cũng có vẻ trầm lắng hơn.

- Những cảnh vật được ngắm nhìn trong buổi tham quan hôm nay bỗng lại hiện ra rő mồn một trong tâm trí tôi, như một cuốn phim quay chậm.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

2. Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi văn 8 tập 1 kết nối tri thức: Thực hành

2.1 Viết bài văn kể lại một chuyến đi Đền Hùng.

Bất cứ những người con Việt Nam dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc ta, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng - những người đã có công dựng xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta. Chính vì vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước ta đều hướng tới Đền Hùng - Phú Thọ. Đây là khu di tích lịch sử, nơi thờ tụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này. Nhà nước ta quy định, vào những năm chẵn lễ hội sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách. Nhưng dù là năm nào đi chăng nữa thì vào những ngày này, mọi người dân ai cũng muốn được tới nơi đây để thể hiện tấm lòng thành kính của mình dâng lên cho tổ tiên và những thế hệ đi trước. Đây chính là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta.

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm. Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng tọa trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây thể hiện một cách vô cùng sâu sắc những hình thức sinh hoạt về tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Lễ hội cũng được bắt đầu từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng chính bởi những lí do như trên mà chúng ta đã duy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của dân tộc ta, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn ghi nhớ với niềm biết ơn sâu sắc tới những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước, dân tộc.

Qua đây, chúng ta cũng có thể nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam chúng ta. Vào những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào bỏ qua được lễ hội Rước kiệu. Đây là một trong những công việc thể hiện sự kính lễ, nghiêm trang tới những anh hùng đã khuất. Không khí diễn ra buổi lễ vô cùng nghiêm túc, không hề có những hành động như nghịch ngợm hay cười đùa. Mọi người sẽ nâng kiệu và đi qua các đền, chùa ở trên Đền Hùng. Trên kiệu là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tất cả đều được xếp một cách gọn gàng và đẹp đẽ ở trong năm bộ kiệu. Đoàn rước kiệu luôn được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Thường thì những người được chọn rước kiệu đều là những người có sức khỏe tốt, ưa nhìn được thành phố lựa chọn. Họ đều mặc lên mình bộ đồng phục thống nhất và gọn gàng. Mỗi người sẽ mang theo những vũ khí thời xưa được phóng tác lại bằng gỗ như đao, chùy, cờ, long,.. để mô phỏng lại như thời xưa. Đoàn rước kiệu đi tới đâu, tiếng chiêng tiếng trống rộn ràng theo tới đó. Tiếp theo đó là những đoàn đại biểu sẽ xếp hàng chỉnh tề để đi sau kiệu và cùng nhau lần lượt đi theo kiệu lên tới trên đỉnh đền. Điểm dừng đầu tiên của đoàn chính là “ Điện kính thiên” . Đến đây, cả đoàn dừng lại và thực hiện nghi lễ dâng hương. Bầu không khi như đọng lại và trang nghiêm vô cùng. Mọi người ai cũng nghiêm túc, chăm chú để theo dői quá trình dâng hương tới thần linh.

Điểm dừng tiếp theo, mọi người đi vào trong thượng cung của đền Thượng. Đây là ngôi đền có vị trí cao nhất và là ngôi đền chính trong số những đền ở đây. Do đó, tại nơi này, thường sẽ có một vị lãnh đạo đại diện cho nhân dân cả nước phát biểu để bày tỏ lòng biết ơn những gì mà ông cha ra đã để lại, sau đó là lời hứa sẽ hứa cố gắng hơn cho những năm sau, cầu mong sự an lành và phát triển kinh tế cho nhân dân, đất nước. Thông thường thì nghi lễ này sẽ được các báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng theo dői và phát lại trực tiếp để cho dân chúng khắp nơi trên cả nước cùng nhau theo dői. Lúc này, tất cả mọi người ai nấy đều nói thầm những lời nguyện cầu từ sâu trong trái tim của mình, mong nhận được sự phù hộ bình an của tất cả thần linh dành cho con cháu.

Sau phần nghi lễ tế những vị vua Hùng là phần hội. Đây cũng chính là phần được mọi người rất mong đợi và vô cùng yêu thích, nhất là với những người thuộc thế hệ trẻ. Mở màn phần hội năm nào hầu như cũng là phần thi kiệu của những làng ở xung quanh. Sự tham gia hào hứng của người dân khiến cho không khí của mùa lễ hội được dâng cao lên rất nhiều. Bởi mỗi cuộc thi, mọi người sẽ xem xét và chấm xem cỗ kiệu của làng nào là đẹp nhất thì tới hội năm sau, cỗ kiệu của làng đó sẽ được thay mắn những làng còn lại để được rước lên đền Thượng làm lễ. Đó chính là niềm vinh hạnh vô cùng lớn lao đối với ngôi làng được giải nhất bởi theo như tập tục cho rằng, ngôi làng có cỗ kiệu được chọn thì trong năm làm ăn sẽ gặp được nhiều may mắn, được các Ngài phù hộ tốt lành. Qua đó, chúng ta có thể thấy rő được những đặc điểm trong đời sống tâm linh của những làng xã quanh chân núi Hùng nói riêng cùng toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung.

Trong lễ hội, chúng ta còn được xem nghi lễ hát Xoan. Đây là nghi lễ vô cùng độc đáo mà chỉ ở nơi đây mới có bởi chiếu theo lịch sử thì đây chính là điệu múa hát được bà Lan Xuân- vợ của vua Lý Thần Tông vô cùng yêu thích và đã có nhiều sự đóng góp giúp cho điệu hát này trở thành điệu hát thờ tại các đền thờ của các vua Hùng. Không chỉ có hát Xoan mà ở đền Hạ còn có tiết mục ca trù. Ca trù cũng là một loại hình ca hát truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Bên ngoài sân, mọi người tụ tập cùng nhau để chơi một số những trò chơi dân gian như đánh cờ, chọi gà, đu quay, đấu vật,.. Với rất nhiều những trò chơi khác nhau, những người đến tham dự lễ hội được thưởng thức bất cứ một loại hình nào mà mình yêu thích. Như những bạn trẻ thường sẽ chọn chơi đánh đu trên những đu quay làm bằng tre, nứa vô cùng chắc chắn. Buổi tối, những người có niềm yêu thích với ca hát có thể cùng nhau tham gia những bài hát đối, hát chèo, hát giao duyên,… ngay tại sân của đền Hạ hoặc đền Giếng. Với biết bao nhiêu những hoạt động bổ ích, hằng năm những lượt khách tới thăm, viếng đền Hùng là vô cùng nhiều. Ai cũng muốn một lần được tới nơi thờ phụng tổ tiên của đất nước để thể hiện tấm lòng thành kính.

Lễ hội Đền Hùng hay Giỗ tổ Hùng Vương là một phong tục rất đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người Việt Nam ta. Chúng mang những giá trị về văn hóa lịch sử vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước từ xưa đến nay. Chính vì vậy mà đã từ lâu, Phú Thọ luôn được coi là thánh địa của cả nước, là cái nôi của dân tộc. Trải qua một quãng thời gian vô cùng dài với biết bao thăng trầm trong lịch sử nhưng nhà nước vẫn luôn cố gắng tổ chức lễ hội Đền Hùng hàng năm để tưởng nhớ tới những vị vua khai sáng ra nước Việt ta. Những người hành hương tìm tới với nơi đây đều mang trong mình những niềm thành kính với mong muốn gửi lên tấm lòng chân thành của mình tới tổ tiên. Điều đó khiến cho chúng ta luôn càng cảm thấy tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam ta.

2.2 Viết bài văn kể lại một chuyến đi Mai Châu- Hòa Bình.

Cuộc đời mỗi con người đều là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến đi ấy, chúng ta lại được đón nhận thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn khi được tham gia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà khiến cho tôi nhớ nhất là chuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái. Chuyến đi giúp cho chúng tôi được khám phá vẻ đẹp quê hương đất nước và bồi dưỡng tình cảm với mảnh đất xinh đẹp này.

Thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm học lớp 11, lớp chúng tôi đã tổ chức một chuyến đi tham quan xa 2 ngày 1 đêm. Thông báo đột ngột từ giáo viên chủ nhiệm khiến cả lớp bất ngờ và vô cùng vui sướng. Đứa nào đứa ấy trong lòng đều nôn nóng, rối rít chuẩn bị đồ đạc. Ba ngày sau đó, chúng tôi xuất phát. Xe du lịch chở chúng tôi chầm chậm rời khỏi nội thành thủ đô, ánh nắng khuất dần phía sau những tòa nhà cao chót vót. Khói bụi cùng tiếng còi xe ồn ào cũng biến mất dần ở phía sau, xe đưa chúng tôi băng qua những con đường với bóng cây xanh rợp mắt.

Đến gần trưa, núi đồi với những rừng cây xanh mát nhanh chóng choáng ngợp trước tầm mắt háo hức của chúng tôi. Hòa Bình đã chập chững bước sang mùa đông nên càng lên cao, những hạt mưa li ti càng lất phất nhiều. Chúng tôi dừng nghỉ chân tại Đào Thung Khe (Đèo đá trắng). Đứng trên đèo nhìn xuống, tôi được thấy toàn cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao. Bác tài còn nói rằng, một ngày ở Thung Khe như trải qua 4 mùa trong năm vậy. Xe lại tiếp tục lăn bánh, bác tài xế vừa cẩn thận cầm lái vừa giải thích một chút địa hình nơi này, những dãy núi đá đỏ gạch kia vào mỗi lần mưa bão lại sụp xuống, gây ra bao nguy hiểm cho người đi đường và người dân nơi đây. Xe đi qua những dãy đồi người dân trồng mía, trồng cam – giống cam Cao Phong nổi tiếng, những ngôi nhà sàn rồi dừng lại tại một dãy nhà sàn được dùng cho du khách đến tham quan. Dưới sự hướng dẫn của cô chủ nhiệm, thầy phụ trách cùng các bác phụ huynh, chúng tôi nhanh chóng thu dọn đồ đạc và nghỉ ngơi một chút.

Chiều đến, một thiếu nữ vô cùng xinh xắn trong trang phục người Mèo đến hướng dẫn đoàn tham quan chúng tôi. Chị ấy mặc chiếc váy xòe rực rỡ, nói giọng miền Bắc lại vô cùng tốt bụng, lần lượt dẫn chúng tôi đến các điểm tham quan ở đây. Mai Châu vào những tháng 10, 11, 12 ngập tràn những cánh rừng hoa mận, hoa đào trắng xóa. Địa điểm ghé thăm đầu tiên là Bản Lác và bản Poom Coọng - đây là 2 làng du lịch lớn nhất và đông đúc nhất ở Mai Châu. Đến đây, chúng tôi được thưởng thức đặc sản của Mai Châu, mua quà lưu niệm và khám phá những nét đẹp văn hóa, đời sống, lễ hội của người dân Mai Châu. Đi hết hai bản này trời cũng đã sập tối, đoàn trở về nhà sàn cùng nhau ăn uống, vui chơi. Trong đêm hôm ấy, lũ chúng tôi được nằm cạnh bên nhau, thì thầm nhỏ to những câu chuyện bí mật.

Sáng sớm hôm sau, tôi giật mình nghe tiếng gà gáy vang như tiếng gà ở những miền quê, không khí Mai Châu yên bình và trong lành vô cùng. Chúng tôi đánh răng, rửa mặt, dùng bữa sáng rồi lại lên những chiếc xe điện, tiếp tục tham quan. Nơi chúng tôi đặt chân đến là Hang Mỏ Luông và Hang Chiều - 2 quần thể hang động lớn và đặc sắc ở Mai Châu. Bước vào trong hang động, tôi ngỡ ngàng nhìn ngắm những nhũ đá hàng nghìn năm tuổi với nhiều hình thù và màu sắc cực đẹp, không thua gì nhũ đá ở Phong Nha Kẻ Bàng. Xe điện chầm chậm chạy ngang qua những bản làng của người dân tộc, những cánh đồng lúa bao la dần ngả vàng, người dân nơi đây cũng đưa mắt dői theo xe. Cuộc sống của họ vẫn còn rất nhiều khó khăn. Nhìn những thiếu nữ còn ít tuổi nhưng đã hai tay ôm hai đứa trẻ, lòng tôi bỗng trào dâng niềm thương cảm. Trên con đường về nhà sàn, chúng tôi gặp cả những gia đình người nước ngoài, họ vui vẻ đạp xe và thân thiện vẫy tay chào chúng tôi.

Cuộc vui nào cũng phải đến hồi kết, chúng tôi dạo quanh những khu bán đồ của người dân địa phương, mua những món quà lưu niệm. Những ống cơm lam thơm ngọt ngào, những vật dụng, hay những trang phục thổ cẩm xinh đẹp khiến mọi người nhìn không chớp mắt. Tạm biệt Mai Châu, xe ngược đường quay trở lại thủ đô. Điều đặc biệt ở trong chuyến đi ấy là trên đường về, chúng tôi còn được vào những vườn cam Cao Phong, tự tay hái những quả cam tươi để mang về.

Hà Nội xô bồ, náo nhiệt lại gần ngay trước mắt. Chúng tôi mỗi người tay ôm một món quà của Mai Châu, mang theo một ấn tượng riêng về thiên nhiên và con người nơi ấy, lòng tự nhủ sẽ lần nữa về tham quan nơi bản làng xinh đẹp ấy.

2.3 Viết bài văn kể lại một chuyến đi Hoa Lư - Ninh Bình.

Vào một buổi sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn chìm trong mờ ảo của buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường tôi đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười nói lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục lăn bánh bon bon trên quốc lộ 1. Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư – Ninh Bình vừa qua đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi nhớ mãi cảm xúc háo hức, phấn khởi và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi hôm ấy.

Xa xa, dãy Non Nước hiện lên thấp thoáng qua màn sương mờ ảo. Chúng tôi đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe danh đã lâu nhưng chưa ai có dịp được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Hoa Lư ngay trước mắt đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp. Tạo hoá đã khéo léo khi sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ với phía trên là núi, phía dưới là sông, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.

Đến Hoa Lư hôm nay, tuy chúng tôi không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi ở nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời lịch sử oai hùng. Nào là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét, nơi anh hùng Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sả Khê chảy qua hang Luồn, đây chính là nơi thuỷ quân ta luyện tập hằng ngày. Rồi cả hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây chính là kho dự trữ lương thực của đạo quân thiện chiến ngày xưa? Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ lớp dày dấu thời gian. Cột dé được làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không xuể. Sân đền vẫn còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của nhà vua, đó là một phiến đá to và bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở xưa đã vô cùng khéo léo khi khắc chạm hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê với dáng vẻ dũng mãnh, hình chim phượng cao quý tượng trưng cho uy quyền của vua chúa. Chúng tôi ngắm chiếc sập đá mà thầm khâm phục hoa tay tài hoa của các nghệ nhân thuở trước. Bên trong chính cung là tượng vua Đinh Tiên Hoàng uy nghi ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, trên đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối với vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, lòng tôi dâng lên niềm cảm phục đối với người đã có công xây dựng vùng đất Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt xưa.

Tạm biệt đền vua Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái của khu di tích. Vua Lê vận long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang lưng trông dáng vẻ rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có một bức tượng người phụ nữ gương mặt phúc hậu, đoan trang. Đó chính là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ đã ghé vai gánh vác cả sự nghiệp của hai triều Đinh – Lê. Những vị được tôn thờ ở nơi đây đều có tài năng kiệt xuất, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta.

Thời gian không đủ để leo núi nên chúng tôi đứng trong thung lũng, ngẩng đầu ngắm nhìn bốn phía để có thể cảm nhận rő thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở cuốn sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn lên tiếng bình luận sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã bước vào buổi xế chiều. Chúng tôi lưu luyến ra về và vẫn nuối tiếc vì chưa kịp bẻ mấy bông lau làm cờ cắm trước đầu xe cho thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng tôi được biết thêm một cảnh đẹp và hiểu thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài của những cuộc trò chuyện sôi nổi trong lớp tôi suốt những ngày sau đó.

2.4  Viết bài văn kể lại một chuyến đi thăm Lăng Bác.

Trong chương trình học môn lịch sử, nhà trường có kế hoạch sẽ dành cho học sinh một buổi trải nghiệm thực tế tại một khu di tích lịch sử. Là học sinh sống giữa thủ đô Hà Nội, nhưng không phải bạn nào cũng đã được tới thăm Lăng Bác. Do đó, sau một hồi thảo luận sôi nổi, lớp chúng tôi đã quyết định thống nhất, chuyến hành trình tiếp theo của cả lớp sẽ là chuyến viếng thăm Lăng Bác. Các thầy cô cũng đồng tình với ý kiến này và bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi, bắt đầu vào thứ Sáu tuần tới.

Biết được tin này, cả lớp chúng tôi vô cùng háo hức chờ đợi để được vào viếng Bác, chỉ có điều tiếc nuối là vì thời gian có hạn, chúng tôi không thể tham dự lễ thượng cờ và hạ cờ thiêng liêng. Ngày hôm đó, tôi chẳng cần nhờ bố mẹ gọi dậy như mọi khi mà đã tự giác dậy từ rất sớm, chuẩn bị mọi công đoạn vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Thật may thời tiết ngày hôm ấy cũng ủng hộ chúng tôi, tiết trời mùa thu Hà Nội trong xanh có nắng, nhưng đó không phải là cái nắng oi ả của mùa hè mà rất mát mẻ, dễ chịu. Bố đưa tôi đến trường, tôi vội chào bố rồi ùa theo các bạn lên chiếc xe ô tô đã đợi sẵn, theo chân cô giáo để ổn định chỗ ngồi, khấp khởi chờ mong cuộc hành trình sắp tới.

Đúng 8h, đoàn xe bắt đầu xuất phát, trên con đường đông đúc người qua lại, chúng tôi tiến thẳng về trung tâm của thủ đô, nơi có trái tim của cả nước. Bấy giờ tôi cũng mới để ý thấy cô giáo của chúng tôi hôm nay cực kỳ duyên dáng trong bộ áo dài trắng truyền thống. Có thể thấy, cô cũng muốn chuẩn bị cho bản thân mình thật tươm tất khi đến gặp Người. Cô bắt đầu giới thiệu sơ qua cho chúng tôi hiểu nguyên nhân vì sao xây dựng lăng, cấu trúc của lăng và không quên dặn dò chúng tôi lát nữa nhớ đi thành hàng, không được xô đẩy, chen lấn.

Hóa ra, trong di chúc, Bác Hồ mong muốn được hỏa táng và đặt tro cốt tại ba miền đất nước, để Người có thể ngắm nhìn non sông đổi thay từng ngày, đến với những miền quê mà lúc sinh thời chưa có cơ hội đến. Nhưng thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc để mai sau, người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam và cả du khách quốc tế có dịp tới viếng Bác. Quả thật đây là một việc làm đúng đắn, nếu ngày đó không xây dựng Lăng Bác, thì sao hiện tại lớp con cháu như chúng ta có thể đến viếng Bác, mà chỉ có thể tiếc nuối tìm hiểu về Người qua những trang sách mà thôi.

Không mất nhiều thời gian, xe của lớp chúng tôi đã tiến vào đường Độc Lập, con đường mang cái tên đầy cảm xúc của ngày toàn thắng, như để báo công cho Bác biết, đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất, nhân dân Nam Bắc sum vầy. Mở ra trước mắt tôi đó là không gian rộng lớn của quảng trường Ba Đình lịch sử. Không bạn nào cất tiếng làm ồn, ai cũng cùng nhìn về một hướng, đó là Lăng Bác, chắc hẳn các bạn cũng đang có cảm xúc như tôi, vừa háo hức, chờ mong và cũng có phần bồi hồi. Theo chân cô giáo chủ nhiệm, chúng tôi xếp thành hai hàng để tiến vào Lăng. Hôm nay tuy không phải cuối tuần nhưng vẫn có rất đông các đoàn khách ra vào. Không chỉ có đoàn của các bác, các ông cựu chiến binh, quân nhân, các bà các cô thướt tha trong tà áo dài mà còn có các đoàn du khách nước ngoài... Tất cả đã tạo nên một khung cảnh đầy màu sắc mà cũng chan chứa tình yêu thương, mọi người đều hướng về Bác, hướng về vị lãnh tụ xuất sắc của dân tộc.

Giữa quảng trường Ba Đình rộng lớn, lăng Bác tọa lạc ở giữa với một tư thế uy nghi nhưng không hề xa cách. Xung quanh lăng là màu xanh tươi mát của cây cối và những nhành hoa rực rỡ, mang mùi hương thoang thoảng theo chiều gió. Dòng xe cộ đông đúc bên ngoài kia dường như chẳng hề ảnh hưởng đến không gian trong lành, thanh tịnh nơi đây. Tôi quan sát kỹ từng gốc cây nhành lá, bởi chúng như những chứng nhân của lịch sử, tự chúng mang trong mình một sự kiện lịch sử riêng. Có cây là do nhân dân ở một vùng miền nào đó trên dải đất hình chữ S gửi tặng, có cây thì do lãnh đạo của một đất nước xa xôi kính biếu. Chúng hội tụ ở đây, kết tinh tình cảm của mỗi một con người dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta- Bác Hồ.

Sau chặng đường dài, cả lớp chúng tôi đã tiến vào trong lăng. Không khí bên trong vô cùng trang nghiêm, tĩnh mịch, dù có rất đông người bên trong, nhưng ai cũng đi nhẹ nói khẽ, cùng hướng tầm nhìn về nơi Bác Hồ yên nghỉ, bước chân chậm rãi đầy luyến tiếc. Bác nằm đó chìm trong giấc ngủ an lành, nét mặt tĩnh lặng nhưng vẫn nhìn ra sự đôn hậu, nghiêm cẩn của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Nhìn thấy Bác, trái tim tôi tựa như hẫng lại một nhịp, khó lòng để hình dung cảm xúc của bản thân lúc ấy như thế nào. Tôi cũng như các bạn, cố gắng bước thật chậm để ngắm Bác kĩ hơn, nhưng con đường ngắn ngủi trong lăng đã kết thúc. Bước ra khỏi lăng, các thầy cô dẫn chúng tôi đi thăm quan nhà sàn, ao cá Bác Hồ và Bảo tàng Hồ Chí Minh... Nhưng thật lạ, có lẽ dư âm của cuộc hội ngộ ban nãy với người cha già kính yêu đã khiến chúng tôi càng thêm xúc động khi tận mắt chiêm ngưỡng những kỉ vật của Người. Ôi một vị lãnh tụ nhưng những đồ dùng sinh hoạt sao lại giản dị đến thế, một đôi dép cao su, chiếc gậy tre, hay là bộ quần áo vải bạc màu, chiếc mũ cối sờn chỉ, với chiếc bàn làm việc giản đơn, máy đánh chữ đời cũ... Tất cả chỉ có thể, những kỉ vật giống như thước phim tua chậm, giúp chúng tôi hình dung về cuộc sống thường ngày của Bác. Dường như hình ảnh Người ngồi làm việc vẫn còn đó, trong trái tim tôi bỗng dâng lên lòng cảm phục, thương tiếc, ánh mắt tôi nhòe đi khi nghe thấy tiếng loa phát thanh, thông báo tin Bác mất năm 1969. Lạ thay, tôi như trở thành những bé thiếu nhi năm ấy khóc mãi dưới làn mưa đưa tiễn Bác về với Các Mác, Lênin.

Gần trưa, đoàn xe lớp chúng tôi tạm biệt Bác, tạm biệt các anh lính gác lăng để trở về trường. Ngồi trên xe, chúng tôi dí dỏm câu chuyện về chuyến đi vừa qua, chia sẻ với nhau những điều cảm thấy ấn tượng nhất. Chuyến đi viếng Lăng Bác vô cùng ý nghĩa này đã để lại trong trái tim tôi thật nhiều cảm xúc và trải nghiệm quý giá. Nhớ về Người, tôi tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, đưa non sông Việt Nam sánh ngang với các cường quốc năm châu như điều Bác kỳ vọng. Biết đâu đấy, vào một ngày không xa tôi sẽ lại đến thăm Bác để báo công với Người về những kết quả mà bản thân đã cố gắng đạt được.

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). Dạng bài này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, đồng thời giáo dục các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-viet-bai-van-ke-lai-mot-chuyen-di-3509.html

Tovább

Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội văn 8 tập 1 cánh diều 

Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Dưới đây là soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, ngắn gọn.

Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội văn 8 tập 1 cánh diều 

Đề bài: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia. 

1. Bài tham khảo 1

Mùa hè năm ngoái, tôi cùng với 20 người bạn khác, tất cả đều là sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau, chúng tôi đã có một chuyến đi tình nguyện đầy ý nghĩa đến với mảnh đất Hà Giang hùng vĩ. Chuyến đi kéo dài 3 ngày, mang đến cho tất cả chúng tôi những trải nghiệm khó quên và những bài học quý giá về cuộc sống.

Sau 10 tiếng di chuyển bằng xe khách, cuối cùng chúng tôi đã đặt chân đến xã Lô Lô Chải, một xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trước mắt chúng tôi là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ với những dãy núi đá tai mèo cao ngút ngàn, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn và những con đường ngoằn ngoèo.

Đến với vùng đất Lô Lô Chải, chúng tôi được chào đón bởi những nụ cười rạng rỡ cùng ánh mắt hiền hậu của người dân nơi đây. Sau khi ổn định chỗ ở tại nhà văn hóa xã, chúng tôi bắt đầu kế hoạch của các hoạt động tình nguyện. Chúng tôi phân chia thành các nhóm nhỏ để tổ chức các lớp học bổ túc cho các em nhỏ trong xã, dạy cho các em kiến thức về toán, văn, tiếng anh cùng kỹ năng sống. Chính niềm vui sướng, háo hức học tập của các em là niềm động lực lớn lao để chúng tôi tiếp tục công việc của mình. Sau những giờ học tập căng thẳng, chúng tôi tổ chức các trò chơi vui nhộn cho các em nhỏ như nhảy dây, kéo co, bịt mắt bắt dê,... Tiếng cười tươi giòn giã của các em nhỏ vang khắp bản làng đã tạo nên một bầu không khí vui tươi, náo nhiệt. Không chỉ vậy, trong chuyến hành trình này chúng tôi còn đặc biệt chuẩn bị những món quà nhỏ như sách vở, bút viết, đồ dùng học tập, đồ chơi,... để tặng cho các em nhỏ. Nụ cười vui tươi rạng rỡ và ánh mắt biết ơn của các em khi nhận quà đã khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Ngoài ra, cả đoàn còn đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các hộ nghèo trong xã, hỗ trợ họ một chút để giúp họ cải thiện cuộc sống. Chúng tôi đã cùng trao tặng những phần quà gồm các nhu yếu phẩm và tiền mặt cho các hộ gia đình. Cuối cùng, mọi người phối hợp với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho người dân nơi đây. Các bác sĩ đã khám và tư vấn sức khỏe cho bà con, đồng thời cấp phát thuốc miễn phí cho những người có bệnh.

Có rất nhiều kỷ niệm khó phai trong chuyến đi lần này. Ấn tượng nhất với tôi chính là hình ảnh các em nhỏ với ánh mắt lấp lánh tràn ngập niềm vui khi được tham gia các hoạt động do chúng tôi tổ chức. Nụ cười rạng rỡ của các em chính là động lực lớn lao để chúng tôi tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình. Bên cạnh đó, đoàn chúng tôi cũng có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa, thưởng thức những món ăn đặc sản đồng thời tìm hiểu về văn hóa độc đáo của vùng cao.

Hành trình đi tình nguyện đã mang đến cho tôi và các bạn sinh viên khác nhiều bài học quý giá. Tôi đã học được cách yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Chuyến đi cũng giúp cho tôi hiểu thêm về cuộc sống của những người dân vùng cao, và trân trọng những gì mình đang có.

Chuyến đi tình nguyện đến với vùng đất Lô Lô Chải, Hà Giang là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và đáng nhớ đối với tôi. Đây là một chuyến hành trình đầy ắp những kỷ niệm đẹp cùng những bài học quý giá. Chuyến đi đã khơi dậy trong tôi tấm lòng yêu thương và mong muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

2. Bài tham khảo 2

Từ xưa đến nay, đạo lý “Thương người như thể thương thân” luôn nhắc nhở chúng ta hãy luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vào sáng thứ bảy tuần trước, lớp tôi đã có một buổi đi từ thiện đến trường tiểu học Hùng Sơn thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Khi nghe thầy cô chủ nhiệm phổ biến về điều kiện khó khăn cả trong học tập cũng như trong kinh tế của gia đình các em học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. Lớp tôi đã lên kế hoạch quyên góp các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như quần áo, giày dép, đồ dùng học tập như bút, thước, sách vở… Tuy đó là những món đồ cũ nhưng chúng tôi luôn hi vọng rằng sẽ giúp một phần nào đó cho cuộc sống của các bạn nhỏ nơi vùng cao.

Đúng sáu giờ sáng, lớp tôi có mặt và tập trung đầy đủ tại trường. Chúng tôi với niềm hăm hở và háo hức hơn so với ngày thường khi được ngồi trên xe đi đến một miền đất mới, được gặp các bạn mới. Ngồi ở trên xe, cả lớp cùng hát những bài hát vui nhộn và quen thuộc như “Em là búp măng non”, “Lớp chúng mình”, “Bụi phấn”… tạo nên bầu không khí thật náo nhiệt và “độ nóng” cho chuyến đi. Sau hơn một tiếng ngồi trên xe, tuy có hơi mệt một chút vì đường đi khá gồ ghề và nhiều ổ gà nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi các bạn. Được thông báo trước nên các thầy cô và các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo và đón tiếp đoàn chúng em vô cùng nhiệt tình và niềm nở. Các bạn mặc bộ quần áo đẹp hơn mọi ngày. Sân trường và lớp học đều được quét dọn sạch sẽ, bảng đen được lau chùi kĩ càng, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn.

Mọi thứ thật tươm tất để sẵn sàng đón những vị khách từ xa đến. Phía ngoài kia là những vườn rau xanh tươi tốt của những lớp học bán trú được chăm sóc và làm cỏ sạch sẽ. Những luống rau sạch sẽ mang lại những bữa ăn đạm bạc nhưng giàu tình yêu thương, đoàn kết và sự che chở lẫn nhau của các bạn ở vùng cao phải sống xa cha mẹ. Trước khi đến với nơi đây, chúng em được biết hoàn cảnh gia đình các bạn rất khó khăn, đồng thời điều kiện đi lại rất vất vả, nguy hiểm. Những lúc trời mưa thì xảy ra lũ quét, bùn lầy, trời nắng thì đất khô cằn, nứt nẻ. Và có thể, chính những điều khó khăn đó đã tôi luyện cho các bạn học sinh nơi đây sự chăm chỉ, cần cù và chịu khó.

Sau khi gửi lời chào và lời hỏi thăm tới các thầy cô và các bạn, đoàn chúng tôi mỗi người giúp nhau một tay, cùng nhau mang những thùng mì tôm, những bao gạo, rồi cả những  túi quần áo, tập sách vở… từ trên ô tô xuống. Các thầy cô thấy vậy rất vui và xúc động, gửi lời cảm ơn sâu sắc. Các bạn học sinh thì vô cùng hăm hở, cẩn thận nhận món quà từ chúng em. Sau khi phát quà xong, trời cũng đã trưa. Mọi người bắt đầu chia nhau đi hái rau và nấu cơm, mỗi người một việc. Tất cả đều vui vẻ trò chuyện và sẻ chia công việc với nhau giúp chúng tôi cảm thấy rất thân thiết và gần gũi. Bữa cơm trưa tuy rất đơn giản, nhưng mọi người đều ăn rất ngon miệng với tiếng cười rôm rả.

Những việc nhỏ nhoi mà bản thân có thể làm để có thể đem đến niềm vui cho người khác làm bản thân mình cảm thấy có ích hơn đối với xã hội, với cuộc sống. Ở cuộc sống này có những con người đang cần lắm những tấm lòng yêu thương, sẻ chia, giống như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng”. 

Sau khi đã thu dọn xong mọi thứ, chúng tôi chuẩn bị ra về cho buổi học ngày mai. Trước khi ra xe trở về, mọi người đều lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Buổi từ thiện đã để lại cho tôi những kỉ niệm khó quên và có những người bạn mới thật thú vị. Hy vọng rằng sau này tôi có cơ hội tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa để làm những việc có ích.

Tôi rất thích những cuộc từ thiện ở quê hương, hay trường học của tôi , những buổi tình nguyện từ thiện giúp cho tôi rất nhiều trong cuộc sống. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để tôi có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa.

3. Bài tham khảo 3 

Từ thuở thơ ấu, tôi đã được nghe ông bà kể về những câu chuyện về tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của đồng bào dân tộc ta. Đó là truyền thống tốt đẹp được gìn giữ từ bao đời nay, nó được hun đúc và bồi dưỡng qua từng thế hệ. Một trong những hành động thể hiện rő nhất tinh thần ấy đó là hiến máu nhân đạo - một nghĩa cử cao đẹp đã góp phần cứu sống những người bệnh đang cần. Mùa hè năm ngoái, tôi đã có cơ hội tham gia vào "Ngày hội hiến máu nhân đạo" được tổ chức tại trường cấp 3, đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa và đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

"Ngày hội hiến máu nhân đạo" được tổ chức vào một ngày chủ nhật đẹp trời, hôm ấy thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên và cả phụ huynh học sinh. Không khí trong ngày hôm ấy vô cùng náo nhiệt và vui tươi như một ngày hội thực sự. Trước khi diễn ra sự kiện, nhà trường đã phối hợp với bệnh viện truyền máu để tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo, đồng thời hướng dẫn các bạn học sinh cách thức tham gia cùng những lưu ý cần thiết. Các bạn học sinh cũng được phát các tờ rơi và khẩu hiệu để tuyên truyền về hoạt động này. Tôi cũng như bao bạn khác, háo hức tham gia vào công tác tuyên truyền. Tôi cùng các bạn trong câu lạc bộ văn nghệ của trường đã chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ đặc sắc để biểu diễn trong ngày hội. Bên cạnh đó, tôi cũng viết một bài báo về ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo để đăng trên báo tường của trường.

Ngay từ sáng sớm, rất đông các bạn học sinh đã có mặt tại khu vực tổ chức để đăng ký hiến máu. Sau khi được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe và đủ điều kiện, các bạn được hướng dẫn vào phòng hiến máu. Các y bác sĩ và tình nguyện viên vô cùng nhiệt tình, chu đáo, giúp các bạn cảm thấy thoải mái và bớt lo lắng hơn. Tôi cũng đăng ký tham gia hiến máu. Khi được bác sĩ thông báo đủ điều kiện hiến máu, tôi cảm thấy rất vui mừng và tự hào. Tôi được hướng dẫn nằm xuống, sau đó các y bác sĩ tiến hành lấy máu một cách chuyên nghiệp và nhẹ nhàng. Sau khi hiến máu, tôi được ngồi nghỉ ngơi và ăn nhẹ để hồi phục sức khỏe.

Tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi bản thân có thể góp phần nhỏ bé của mình giúp đỡ những người bệnh đang cần máu. Nhìn những nụ cười nở trên môi và ánh mắt biết ơn của những người nhận máu, tôi cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa vô cùng. Tôi còn nhớ như in khi bản thân đang nằm trên giường hiến máu, tôi đã gặp một người phụ nữ trung niên. Chị ấy mắc một bệnh hiểm nghèo và đang cần máu để duy trì sự sống. Nhìn ánh mắt tràn đầy hi vọng của chị, tôi càng cảm nhận được giá trị của việc hiến máu nhân đạo. Một giọt máu hồng trao đi sẽ thắp thêm hy vọng sống của rất nhiều bệnh nhân. Tôi cảm thấy hoạt động này vô cùng ý nghĩa bởi nó mang tính nhân văn cao. Chính vì vậy, tôi sẽ cố gắng tích cực tham gia nhiều hơn các hoạt động ý nghĩa như vậy.

"Ngày hội hiến máu nhân đạo" là một hoạt động xã hội vô cùng ý nghĩa mà tôi đã tham gia. Hoạt động này đã giúp cho tôi hiểu được giá trị của việc hiến máu cứu người, đồng thời cũng giúp tôi biết yêu thương và chia sẻ với cộng đồng. Tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều hoạt động như vậy để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội| Văn 8 tập 1 cánh diều. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-ke-lai-mot-chuyen-di-hoac-mot-hoat-dong-xa-hoi-van-8-tap-1-canh-dieu-3667.html

 

 

Tovább

Soạn bài Người mẹ vườn cau | Văn 8 /1 cánh diều

Văn bản Người mẹ vườn cau nói về kí ức của tác giả với bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức tính hy sinh. Qua đó, gửi gắm tới người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những con người đã hi sinh vì lí tưởng của cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và cả những người mẹ anh hùng. Cùng tham khảo phần soạn bài ngay!

1. Soạn bài Người mẹ vườn cau: Chuẩn bị 

1.1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi thuộc tỉnh Cà Mau

+ Cô là một nhà văn và thành viên của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (một Hiệp hội quảng bá văn học của châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh tại Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét những bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của những tác giả nữ đương đại tiêu biểu ở trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm với mục đích tôn vinh những tác giả nữ đến từ châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và cả vùng Caribe.

+ Cô âm thầm đến với Văn học và đã thật sự tỏa sáng sau khi nhận được giải Nhất của cuộc thi Văn học tuổi 20 của Nhà xuất bản trẻ. Nguyễn Ngọc Tư được biết tới với tập truyện được mang tên Cánh đồng bất tận. Tập truyện đã được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 2006 và truyện ngắn cùng tên đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh vào năm 2010.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu bao gồm: Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông, Giao thừa, Cái nhìn khắc khoải, Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh, Ngọn đèn không tắt, Khói trời lộng lẫy, Biển của mỗi người,…

1.2 Liên hệ tác phẩm về người mẹ, người bà 

- Tác phẩm viết về người mẹ và người bà có chủ đề gần với văn bản này chính là tác phẩm Trong lòng mẹ (tác giả Nguyên Hồng), đoạn trích kể lại một cách rất chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng với tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn vào thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh và đáng thương của mình.

2. Soạn bài Người mẹ vườn cau: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý vào tình huống khơi gợi cho nhân vật “tôi” về hình ảnh “người mẹ vườn cau”.

Trả lời:

Tình huống khơi gợi cho nhân vật “tôi” về hình ảnh “người mẹ vườn cau” chính là cô giáo giao đề bài làm văn về chủ đề “người mẹ”.

2.2 Nhận biết những trợ từ và thán từ trong văn bản.

Trả lời:

- Trợ từ: cả, chỉ, đến

- Thán từ: tiên tổ mầy, hở, nghen, ừ

2.3 Chú ý vào những lời thoại tái hiện lại hoàn cảnh của “người mẹ vườn cau”.

Trả lời:

Những lời thoại tái hiện lại hoàn cảnh của “người mẹ vườn cau”: là lời của người ba và nhân vật “tôi” khi nói đến “bà mẹ anh hùng”.

2.4 Chú ý vào lời thoại của nhân vật chú Biểu.

Trả lời:

- Lời thoại của nhân vật chú Biểu hết sức gần gũi, chứa đầy tình cảm khi nói đến má nhưng cũng không quên trách mắng người em không dành thời gian quan tâm đến má.

2.5 Phần (3) đã gợi mở về những vấn đề gì?

Trả lời:

Phần (3) đã gợi mở ra bài học về sự biết ơn và kính trọng đối với những người mẹ. Những điều về người mẹ dù có nói bao nhiêu lần cũng không thể nói hết được sự hi sinh thầm lặng, sự yêu thương quan tâm, chăm sóc và luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

3. Soạn bài Người mẹ vườn cau: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều 

Truyện ngắn ở trên viết về đề tài nào? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Truyện ngắn trên viết về chủ đề sự biết ơn và kính trọng ở trong cuộc sống.

- Nhan đề rất ngắn gọn và đầy xúc tích khi nói đến hình ảnh người mẹ già sống ở nơi quê nhà có những đứa con hiên ngang và anh dũng đã sẵn sàng ra đi để bảo vệ Tổ quốc. Truyện đã viết về kí ức của tác giả về bà nội - một người mẹ anh hùng rất giàu đức hy sinh và đáng thương. Hình ảnh của người bà gắn liền với những vườn cau mà bà trồng. Qua đó cho chúng ta bài học về lòng biết ơn ở trong cuộc sống.

3.2 Câu 2 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Theo em, chủ đề ở trong truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản sau đó tóm lược chủ đề

Lời giải chi tiết:

Theo em, chủ đề trong truyện ngắn Người mẹ vườn cau nói về những con người giàu đức hi sinh và anh dũng vì lí tưởng cách mạng lớn lao, dám đánh đổi để có một nền hòa bình cho Tổ quốc ta.


 

3.3 Câu 3 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc truyện sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất. Cách kể ấy giúp cho người kể thể hiện được những cảm xúc và cách nhìn cùng với tiếng nói nội tâm của nhân vật. Qua đó người đọc có thể cảm nhận rất rő và hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật.

3.4 Câu 4 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có điều gì đáng chú ý?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cốt truyện của văn bản trên không giống như các truyện ngắn thông thường khác. Truyện được kể dựa theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã nhắc tới việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nào nghĩ ra và không biết nên bắt đầu như nào. Sau đó nhân vật đã bắt đầu dòng hồi tưởng về người bà của mình. Cuối cùng kết truyện bài văn của nhân vật tôi chỉ được 4 điểm nhưng không buồn vì tả về mẹ thì đâu thể chỉ bằng vài câu.

3.5 Câu 5 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với các chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần (1)

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với nhiều chi tiết tiêu biểu:

+ Ba kể rằng hồi trước, ba cùng với hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí, các chú ấy vô cùng hiên ngang và anh dũng, ba bảo bà nội chính là một bà mẹ anh hùng.

+ Nội đi bán ve chai

+ Nội gánh giỏ đi khắp đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội đem thức ăn và tin tức.

+ Giá mà các chú vẫn còn sống, bây giờ nội đã có thêm cháu, đâu phải sống lủi thủi một mình.

+ Tôi nghe gai gai người, nhớ đến cái dáng còm cői cùng với nụ cười phúc hậu và đôi mắt già nua nheo nheo.

- Em rất ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội chính là một bà mẹ anh hùng. Nhắc đến đây, em vô cùng xúc động và càng cảm thấy biết ơn về sự hi sinh thầm lặng ấy. Bà là hậu phương vững chắc cho tất cả đứa con của mình đi chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không có sự dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em lại càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống hơn vì những con người thế hệ trước đã vô cùng anh dũng, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đem đến hòa bình cho đất nước ngày hôm nay.

3.6 Câu 6 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều

Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả đang muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày ý kiến bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng).

Phương pháp giải:

Bày tỏ ý kiến và lí giải sao cho hợp lí

Lời giải chi tiết:

Đoạn tham khảo 1:

Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư luôn muốn gửi gắm tới tất cả người đọc về thông điệp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta đã phải trải qua hai cuộc chiến rất lớn để lại nhiều mất mát và đau thương cho con người Việt Nam. Đã có rất nhiều người phải hy sinh mạng sống của chính mình để đổi lại nền độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ đã gạt nước mắt để tiễn con ra trận. Khi hoà bình được lập lại, con người quá mải mê với việc cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ nhưng quá khứ đó vẫn mãi vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh của người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh tới thăm bà lúc về già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải vô cùng biết ơn thế hệ trước đã cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Đoạn tham khảo 2:

Sau khi đọc xong văn bản Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến chúng ta một thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa về truyền thống của dân tộc ta chính là “uống nước nhớ nguồn”. Nhờ có công lao vô cùng to lớn của những thế hệ đi trước, không ngại gian khổ và hiểm nguy đến tính mạng, mà chúng ta mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, một cuộc sống không còn chiến tranh, bom đạn hay sự đau thương và mất mát. Từ đó, văn bản đã răn dạy chúng ta cần phải có lòng biết ơn tới những anh hùng đã hi sinh vì nền độc lập nước nhà, đồng thời cần phải tích cực rèn luyện bản thân để có thể góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, vững chắc.

Đoạn tham khảo 3:

Câu chuyện Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã gợi cho chúng ta suy nghĩ về truyền thống của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống đó đã được hình thành và phát triển từ lịch sử dựng nước và giữ nước từ hàng nghìn năm trước của dân tộc Việt Nam. Điều đó gợi về lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa được tình cảm ấy ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp vô cùng tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người ở trong một nước thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Một đất nước mà con người có thể hiểu và biết ơn những giá trị mà chính bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước có tiềm năng phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn và tinh thần đoàn kết.

Đoạn tham khảo 4:

Có người nói rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc về thông điệp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Theo tôi, quan điểm nêu trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, cần phải hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” muốn nói tới lối sống biết ơn và trọng tình nghĩa. Ở trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa về hình tượng trọng tâm trong truyện là một bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ đó gửi gắm lòng kính trọng cùng với sự biết ơn sâu sắc. Hình ảnh nội ở vườn cau được hiện lên thông qua lời kể của “tôi” - vẫn còn là một đứa trẻ - nhưng thật đẹp đẽ và cao cả. Nhân vật “tôi” vẫn thường được ba đưa về nhà để thăm nội ở vườn cau, nghe kể chuyện về cuộc đời của chính nội. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì quá mải mê công việc mà không thể về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh đối với những người đã quên mất quá khứ. Như vậy, có thể thấy rằng, ý kiến đánh giá nêu trên là hoàn toàn chính xác và sâu sắc.
 

Chúng ta luôn luôn cảm thấy tự hào và biết ơn về những cống hiến mà thế hệ đi trước đã cố gắng để cho chúng ta có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay. Điều này còn được thể hiện rất rő ràng khi các em tham khảo Soạn bài Người mẹ vườn cau phía trên. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng hay những bài soạn khác có trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nguoi-me-vuon-cau-van-8-tap-1-canh-dieu-3666.html

 

 

Tovább

Új bejegyzés címe

Új bejegyzés szövege

Trợ từ là một phần kiến thức tiếng Việt trong thể thiếu bởi ứng dụng thường xuyên của chúng trong văn học. VUIHOC biết các em cần ôn tập và bổ trợ kiến thức về loại từ này nên đã soạn vô cùng chi tiết bài Thực hành tiếng Việt trang 24| Văn 8 tập 1 cánh diều dưới đây để giúp các em tham khảo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 văn 8 tập 1 cánh diều

1. Câu 1 trang 24 SGK Văn 8/1 Cánh diều

 Tìm trợ từ có trong những câu sau đây và cho biết tác dụng, vai trò của chúng:

Trả lời:

a. Trợ từ: chính

Tác dụng của nó để nhấn mạnh cảnh vật thay đổi vì trong lòng của nhân vật cũng đang có sự thay đổi.

b. Trợ từ: cả

Tác dụng của nó để nhấn mạnh về sự xuất hiện của người mẹ ở phía sau nhân vật tôi.

c. Trợ từ: cơ mà

Tác dụng của nó là để thể hiện về mục đích hỏi và sự quan tâm của thầy hiệu trưởng đối với những em học sinh.

d. Trợ từ: à

Tác dụng của nó là để thể hiện mục đích hỏi cùng với sự quan tâm của người hỏi đối với nhân vật Hiên.

2. Câu 2 trang 24 SGK Văn 8/1 Cánh diều

 Trong những từ ngữ in đậm dưới đây, từ nào là trợ từ? Tại sao?

Trả lời:

a. Không phải trợ từ do cả ngày là một từ hoàn chỉnh, từ cả ở đây không xuất hiện với mục đích nhấn mạnh ý nào đó ở trong câu.

b. Là trợ từ do không có trợ từ cả thì câu vẫn có đủ nghĩa nhưng từ cả khi được thêm vào sẽ giúp nhấn mạnh về sự đông đúc của sân trường Mĩ Lí vào ngày hôm ấy.

c. Là trợ từ do không có trợ từ chính thì câu vẫn sẽ đủ nghĩa nhưng từ chính khi được thêm vào sẽ giúp nhấn mạnh vào thời điểm mà sự việc đang xảy ra.

d. Không phải trợ từ do nhân vật chính là một từ hoàn chỉnh, từ chính ở vị trí đó không xuất hiện với mục đích nhấn mạnh ý nào đó trong câu.

3. Câu 3 trang 25 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Tìm thán từ ở trong những câu sau đây và cho biết về tác dụng của chúng:

Trả lời:

a. Thán từ: A. Tác dụng giúp bộc lộ được cảm xúc của nhân vật.

b. Thán từ: Ừ. Tác dụng khi sử dụng để đáp lời.

c. Thán từ: Ôi chào. Tác dụng giúp bộc lộ được cảm xúc.

c. Thán từ: Vâng. Tác dụng khi sử dụng để đáp lời.

d. Thán từ: Ô hay. Tác dụng giúp bộc lộ được cảm xúc.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

4. Câu 4 trang 25 SGK Văn 8/1 Cánh diều

 Trong các từ in đậm ở những câu sau đây, từ nào là thán từ? Tại sao?

Trả lời:

a. Không phải là thán từ do từ đó ở đây nhằm chỉ cảm giác của nhân vật tôi.

b. Là thán từ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

c. Không phải là thán từ do từ này ở đây sử dụng để chỉ con đường.

d. Là thán từ sử dụng để gọi đáp.

5. Câu 5 trang 25 SGK Văn 8/1 Cánh diều 

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng) kể về một kỉ niệm của em, trong đó có sử dụng đến ít nhất một trợ từ hay một thán từ. Chỉ ra trợ từ (hay thán từ) xuất hiện trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Đoạn tham khảo 1:

Ai ai ở trong cuộc đời này cũng có những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ, em cũng như thế. Kỉ niệm đáng nhớ nhất ở trong cuộc đời em đó chính là ngày đầu tiên em được đi học lớp một. Khi đó trường học là một nơi nào đó thật xa lạ ở trong mắt em. Bước đến cổng trường trong cái nắm tay của mẹ em nhưng em lại vô cùng hồi hộp. Sân trường đông đúc với tiếng loa gọi tập trung của cô giáo tổng phụ trách đã khiến cho em cảm thấy hết sức lo lắng, em đã nắm chặt lấy đôi tay của mẹ. Chính lúc đó, mẹ em đã buông nắm tay ra để cho em xếp hàng vào lớp, em đã cảm thấy vô cùng lo sợ bởi đó là lần đầu tiên mà em thấy mình bị xa mẹ đến vậy. Sau này khi đã quen hơn với việc đến lớp, em không còn thấy sợ hãi như lần đầu tiên nữa nhưng đó vẫn mãi là một kỉ niệm hết sức khó phải trong kí ức của em.

Trợ từ: Chính

Đoạn tham khảo 2:

Nhớ ngày ấy, khi tôi mới chỉ là một cậu bé 6 tuổi bé tẹo, ngồi phía sau chiếc xe đạp Thống Nhất và chị tôi đã chở đến trường ngày khai giảng. Tôi còn nhớ như in mình đã rất gìn giữ bộ quần áo mới mặc vào ngày đi học đầu tiên, lúc nào cũng ngó xuống rồi lấy tay phủi bụi rồi lại sửa lại khăn quàng cho chỉnh tề, chỉ sợ rằng quần áo bị bẩn thôi. Tôi nhìn các bạn đi vào trường và tôi cũng theo vào, đứng vào hàng ghế của lớp mình và ngồi xuống, một vài bạn cùng lớp của tôi đã bắt chuyện với tôi và giúp tôi đỡ bỡ ngỡ cũng như lo lắng hơn, không ngờ sau đó chúng tôi lại chơi thân với nhau cho tới tận bây giờ.

- Trợ từ: thôi

Thông qua phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 vô cùng chi tiết dưới đây, hy vọng rằng các em đã ôn tập và tiếp thu được những kiến thức liên quan đến trợ từ và những dạng bài tập liên quan. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng hay những bài soạn khác có trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-24-van-8-tap-1-canh-dieu-3665.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek