Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Nắng mới| Văn 8 tập 1 Cánh diều

Bài thơ "Nắng mới" của tác giả Lưu Trọng Lư là một trong những bài thơ tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều. Bài thơ thể hiện tâm trạng, nỗi nhớ của tác giả về người mẹ quá cố của mình. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Nắng mới Ngữ Văn lớp 8 tập 1 chương trình cánh diều dưới đây.

 

1. Soạn bài Nắng mới: Chuẩn bị

1.1 Tìm hiểu về tác giả Lưu Trọng Lư

- Tác giả Lưu Trọng Lư:

+ Lưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân nho học ở làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 

+ Lưu Trọng Lư học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì quyết định ra Hà Nội làm văn và làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên khởi xướng cho Phong trào Thơ mới ở Việt Nam và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” cũng như đả kích các nhà thơ “cũ”.

+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông đã tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tích cực làm các hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

+ Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, ông cũng đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

- Cảm xúc, tâm trạng,…của em khi đón nhận ánh nắng mới: Những tia nắng xuân cuối cùng đang tỏa sáng, tràn đầy trên những nẻo đường. Những ánh nắng đầy mơn trớn, dịu dàng, và thanh khiết chứ không gay gắt, chói chang như cái nắng mùa hè.

1.2 Tác phẩm Nắng mới 

Bài thơ Nắng mới:

+ Bài thơ “nắng mới” là một bài thơ 7 chữ được chia thành các khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 câu thơ. Vần thơ trong bài được gieo theo vần chân (ví dụ: song – không, thời – phơi). Các dòng thơ cũng được ngắt nhịp một cách linh hoạt, đa dạng, cực kỳ phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình (nhịp 3/4, 4/3, 2/5).

+ Bài thơ được viết về chủ đề người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung. Qua đó thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ được trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại khắc họa nên một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

+ Những từ ngữ, hình ảnh: Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời; Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ → những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc - giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường giúp nhà thơ tạo nên cảm giác quen thuộc, hoài niệm mà gần gũi cũng như dễ tìm được sự đồng cảm đối với các độc giả.

+ Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa → làm tăng sức gợi tả như gợi hình, gợi cảm cho lời thơ. Bên cạnh đó nó còn giúp nhấn mạnh niềm vui thơ trẻ của những ngày còn có mẹ. 

2. Soạn bài Nắng mới: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý các từ ngữ chỉ thời điểm, hình ảnh, âm thanh, tâm trạng.

Phương pháp giải: 

Đọc kỹ văn bản và chú ý vào các từ ngữ chỉ thời điểm, âm thanh, hình ảnh và tâm trạng của nhân vật.

Lời giải chi tiết: 

- Các từ ngữ chỉ thời điểm: mỗi lần, những ngày không, thuở thiếu thời, lúc người còn sống.

- Các từ ngữ chỉ hình ảnh: người mẹ “áo đỏ người đưa trước giậu phơi”, “nét cười đen nhánh sau tay áo”.

- Các từ ngữ chỉ âm thanh: gà trưa “gáy não nùng”.

- Các từ ngữ chỉ tâm trạng: “nhớ”, chửa xóa mờ”.

2.2 Ở các khổ 2, 3: “Tôi” nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ 2, 3.

Lời giải chi tiết:

- Ở các khổ 2 và 3: “Tôi” nhớ về người mẹ của mình. Trong tâm tưởng nhân vật "tôi", Hình ảnh người mẹ được nhà thơ khắc họa với những vẻ đẹp của thuở thiếu thời như: phơi áo đỏ ngoài giậu, nét cười đen nhánh sau tay áo.

- Các từ ngữ, hình ảnh giúp thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ:

+ áo đỏ, nét cười “đen nhánh”.

+ nhớ, mường tượng.

2.3 Bài thơ được viết theo thể nào? Chỉ ra vần, nhịp của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ càng phần Kiến thức ngữ văn đầu bài.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ được nhà thơ viết theo thể thơ 7 chữ

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng, linh hoạt nhưng nhịp nhàng, cực kỳ phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần: Vần chân liền và vần chân cách đã tạo nên tính nhạc cho bài thơ.

 Nhịp thơ đa dạng: 3/4, 4/3, 2/5.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

3. Soạn bài Nắng mới: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 44 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

Bài thơ Nắng mới là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Nắng mới là lời của chủ thể trữ tình “tôi”, qua đó giúp bộc lộ cảm xúc, tâm tư sâu kín và tình cảm về người mẹ của mình.

3.2 Câu 2 trang 44 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả

C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ

D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

Phương pháp giải:

Đọc kỹ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả.

3.3 Câu 3 trang 44 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Chỉ ra các từ láy và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tâm trạng ấy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, những kỉ niệm và kí ức xưa của tác giả về người mẹ thân yêu của mình. Nó cũng gắn liền với sự biết ơn và tình yêu tha thiết của nhà thơ.

- Các từ láy được sử dụng linh hoạt và tinh tế trong việc thể hiện tâm trạng ấy: xao xác, não nùng, chập chờn, mường tượng. Việc sử dụng các từ ngữ này có tác dụng giúp cho nhà thơ bộc lộ rő nét tâm trạng, khiến cho nhịp của bài thơ bỗng nhiên chùng hẳn xuống. Qua đó, tâm tư tình cảm của tác giả trở nên da diết, nặng trĩu nỗi buồn nhớ thương về người mẹ đã đi xa hơn bao giờ hết.

3.4 Câu 4 trang 44 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ quá cố của mình. Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”.

+ Nhà thơ đã mở đầu bài thơ với hình ảnh “nắng mới” với tiếng gà trưa xao xác, kỷ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ. Dưới con mắt tinh tế và duyên của Lưu Trọng Lư, nắng không chỉ là một ảnh hình quen thuộc, mà còn soi rọi vào tiềm thức nhà thơ. Nó gợi về những kỷ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa não nùng.

+ Hình ảnh người mẹ quay trở về quá khứ với chi tiết “áo đỏ”. Hình ảnh người mẹ không trực tiếp hiện lên mà chỉ thấp thoáng, lung linh qua màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ trong lòng độc giả. Đó cũng chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến và thương yêu nhất mà nhà thơ Lưu Trọng Lư còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí của mình.

+ Kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh” sau tay áo. Nó như một nốt lặng cuối bản nhạc giao hưởng để tạo nên dư ba, dư vị của ý thơ cũng như giúp lan tỏa mãi trong lòng người đọc.

→ Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thần của thi sĩ Lư Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc về một hình ảnh rất đỗi thân quen về người mẹ tần tảo, chịu thương-chịu khó, bình dị, hiền hòa. Một người mẹ rất đỗi thân quen như mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam đang thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời. 

3.5 Câu 5 trang 44 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Thử hoán đổi vị trí của hai động từ xem có hợp lí không và đưa ra câu trả lời phù hợp

Lời giải chi tiết:

Không thể nào hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất và thứ hai bởi vì chúng mang ý nghĩa khác nhau và cũng được đặt trong ngữ cảnh khác nhau.

+ Với động từ “hắt” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên song” là để chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa. Đây là chi tiết khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ.

+ Với động từ “reo” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” là để chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện. Qua đó tạo nên một không gian sinh động và giúp ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả dành cho mẹ của mình.

3.6 Câu 6 trang 44 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

Trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” ở bài Nắng mới, người mẹ hiện lên qua những hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả. Với em, hình ảnh nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Phương pháp giải:

Viết một đoạn văn theo yêu cầu đề bài

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc cũng như nhiều lắng đọng về tình mẫu tử. Đặc biệt thông qua hình dáng mẹ và nét cười đen nhánh, rất đỗi quen thuộc. Còn đối với em, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí em bất cứ khi nào cảm thấy nhớ về mẹ đó là đôi bàn tay gầy guộc, đầy vết chai sạn nhưng luôn thoăn thoắt làm mọi việc. Đôi bàn tay này hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình cũng như nấu những bữa cơm nóng hổi. Rồi khi về đêm, khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru em chìm vào giấc ngủ. Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ em lại chẳng than lấy một lời. Mẹ quả thật là một người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Với em, mẹ như một làn mây che mưa nắng cho em, mẹ là ngọn lửa thôi thúc con tim em vững bước trên đường đời. Em yêu mẹ, cũng như yêu sự lạc quan, tích cực mà mẹ lan tỏa cho mọi người xung quanh. Em mong rằng sau này mẹ có thể cười nhiều hơn, và sẽ cố gắng để mẹ có một cuộc sống tốt hơn trong tương lai. Dù mai này có ra sao thì mẹ sẽ vẫn mãi ở trong trái tim của em.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn chi tiết bài Nắng mới Ngữ Văn lớp 8 tập 1 chương trình cánh diều. Qua bài thơ, qua những âm thanh, hình ảnh giàu sức gợi tả tác giả đã thể hiện nỗi niềm thương nhớ của mình với người mẹ đã đi xa. Để học nhiều hơn các kiến thức của môn Ngữ Văn và cả các môn học khác, các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nang-moi-van-8-tap-1-canh-dieu-3669.html

 

Tovább

SOẠN BÀI NHỮNG ĐIỀU BÍ ẨN TRONG TẬP TÍNH DI CƯ CỦA CÁC LOÀI CHIM

Tác phẩm "Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim" sẽ giúp chúng ta hiểu rő hơn về hành trình di chuyển đầy thách thức của các loài chim di cư, đồng thời giải mã những bí ẩn xung quanh tập tính độc đáo này. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo dưới đây.

 

Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim

1. Câu 1 trang 45 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Chỉ ra những đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện trong văn bản trên.”

Trả lời:

Đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện ở trong văn bản trên là:

- Văn bản được viết với mục đích để truyền đạt thông tin, kiến thức.... về tập tính di cư của các loài chim. Loại văn bản này thường trình bày một cách trung thực, khách quan, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. 

- Qua văn bản thông tin, người đọc và người nghe có thể hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu.... Mục đích chính của nó chính là để thông báo cho người đọc về tập tính di cư của các loài chim. 

- Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin ở đây không sử dụng các ký tự. Mặt khác, nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.

2. Câu 2 trang 46 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Văn bản đã trình bày (những) thông tin cơ bản nào? Các chi tiết trong văn bản đã góp phần hỗ trợ thể hiện (những) thông tin cơ bản ấy ra sao? Hãy lí giải.”

Trả lời:

- Văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim đã trình bày những thông tin cơ bản sau:

+ Lí do loài chim đi di cư.

+ Giới thiệu và miêu tả chi tiết về ngoại hình (mỏ, chân, cánh, dáng đứng), khu vực và cả quá trình di cư của loài chim Én-sân mơ-rơ-lít.

+ Giải thích lí do vì sao loài chim di cư lại bay theo đội hình chữ V.

- Các chi tiết trong văn bản trên đã góp phần hỗ trợ truyền tải thông tin đến người đọc, người nghe một cách dễ dàng, chi tiết hơn nhờ các số liệu, địa điểm cụ thể nhất.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

3. Câu 3 trang 46 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Tìm thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn sau: “Én-sân mơ-rơ-lít là một loài chim vô cùng kì lạ của chúng giống loài chim sẻ… trên khắp Bắc Thái Bình Dương”. Vai trò của những thông tin chi tiết trong văn bản trên là gì?”

Trả lời:

- Thông tin cơ bản của đoạn văn: Giới thiệu về loài chim Én-sân mơ-rơ-lít.

- Thông tin chi tiết của đoạn văn: Giới thiệu và miêu tả chi tiết về ngoại hình (mỏ, cánh, chân, dáng đứng), khu vực và cả quá trình di cư của loài chim Én-sân mơ-rơ-lít.

⇒ Vai trò của những thông tin chi tiết trong văn bản: nó giúp cho người đọc, người nghe hiểu được rő nét hơn về loài chim Én-sân mơ-rơ-lít: từ ngoại hình (mỏ, cánh, chân, dáng đứng), đến khu vực và cả quá trình di cư của loài chim này.

4. Câu 4 trang 46 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Xác định cách trình bày thông tin của đoạn trích: “Hằng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn… mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu”. Dựa vào đâu em có thể xác định như vậy?”

Trả lời:

- Cách trình bày thông tin của đoạn trích trên: diễn dịch

- Dựa vào số liệu và kết quả nghiên cứu trong đoạn trích để xác định. Các thông tin được trình bày rất logic, hệ thống. Những thông tin chính đều được triển khai vô cùng chi tiết bởi các ý phụ và bằng chứng cụ thể. Các ý được trình bày theo một trật tự chặt chẽ. Đồng thời, tác giả luôn đưa ra được những bằng chứng cụ thể, xác thực nhằm thuyết minh cho mỗi ý mà mình cung cấp.

5. Câu 5 trang 46 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và cho biết tác dụng của chúng.”

Trả lời:

- Phương tiện phi ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim là: tranh ảnh, và các số liệu cụ thể.

- Việc tác giả sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như này sẽ giúp cho người đọc, người nghe có thể nắm được thông tin một cách chính xác cũng như dễ dàng hình dung về các đối tượng được nhắc đến trong văn bản trên.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài học đã giúp chúng ta hiểu rő hơn về hành trình di chuyển đầy thách thức của các loài chim di cư, đồng thời giải mã những bí ẩn xung quanh tập tính độc đáo này. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

NGuồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nhung-dieu-b-an-trong-tap-tnh-di-cu-cua-cac-loai-chim-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3637.html

 

Tovább

SOẠN BÀI THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 41 VĂN 8 TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thực hành tiếng Việt trang 41 sẽ giúp bạn củng cố kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn - chìa khóa để viết một bài văn hay. Hãy cùng VUIHOC khám phá bài học này qua Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 | Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo dưới đây!

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

1. Câu 1 trang 41 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Xác định cấu trúc của các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn (nếu có)”

Trả lời:

a) Cấu trúc song hành

b) Cấu trúc Diễn dịch

Câu chủ đề của đoạn: Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng.

c) Cấu trúc Tổng phân hợp

Câu chủ đề đầu đoạn: Một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường là sử dụng các sản phẩm tái chế.

Câu chủ đề cuối đoạn: Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể góp phần bảo vệ môi trường.

d) Cấu trúc diễn dịch

Câu chủ đề của đoạn: Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy khi lập dàn ý cho bài viết.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

2. Câu 2 trang 42 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Sắp xếp các câu dưới đây để tạo thành đoạn văn mạch lạc. Cho biết đoạn văn vừa sắp xếp thuộc kiểu đoạn văn nào mà em đã học”.

Trả lời:

(1) Khi những đợt sóng liên tiếp tràn vào các vùng vịnh, chúng bị bật ngược trở lại và gặp những đợt sóng tiếp theo gây ra sự cộng hưởng. (2) Hiệu ứng này có thể làm tăng sức mạnh và sự phá huỷ của những đợt sóng thần lên gấp nhiều lần, khiến cho thiệt hại ở những khu vực có sự cộng hưởng lớn hơn rất nhiều so với những khu vực khác. (3) Một điểm nữa tạo nên những đợt sóng thần có sức mạnh khủng khiếp nhất đó là hiệu ứng cộng hưởng

- Sắp xếp các câu để tạo thành đoạn văn mạch lạc : 3-1-2

- Kiểu đoạn văn: Diễn dịch

3. Câu 3 trang 42 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Viết câu chủ đề cho các đoạn văn sau”

Trả lời:

a. Tác hại của ô nhiễm không khí đối với các bệnh về da là vấn đề vô cùng nghiêm trọng.

b. Tiết kiệm nguồn nhiên liệu chính là đang bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

4. Câu 4 trang 43 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Viết đoạn văn (khoảng sáu đến tám câu) trình bày vai trò của máy vi tính đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Xác định cấu trúc của đoạn văn đó.”

Trả lời:

Máy tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Máy tính đã bước vào cuộc sống của con người chúng ta khá lâu và bền vững, nó tạo nên những thay đổi căn bản cho thế giới và khả năng của loài người. Máy tính có thể làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. Mọi câu hỏi, mọi thắc mắc, băn khoăn, thay vì phải lục tung mọi tài liệu để tìm ra câu trả lời, chúng ta chỉ đơn giản cần gő vài từ khóa là có thể tìm kiếm được rất nhiều nguồn dữ liệu. Máy tính là một thiết bị công nghệ cao, nó được ra đời nhằm mục đích kết nối con người với công việc, thông tin trong nước và ngoài thế giới. Nó còn là một chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra cánh cửa tri thức khổng lồ mà bất cứ những thông tin chúng ta quan tâm nó đều có thể cung cấp cho chúng ta.

- Cấu trúc của đoạn văn: Diễn dịch

- Câu chủ đề đoạn văn: Máy tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài học này đã giúp các bạn học sinh nắm vững kỹ năng liên kết câu, liên kết đoạn, đó là kỹ năng thiết yếu giúp bạn viết văn mạch lạc, rő ràng. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-41-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3636.html

 

 

Tovább

SOẠN BÀI MƯA XUÂN II

Mưa xuân II là một bài thơ đặc sắc trong chương trình Ngữ văn 8 tập. Bài thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống trong một buổi chiều mưa xuân, đồng thời thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên. Hãy cùng VUI HỌC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Mưa xuân II Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo dưới đây.

Soạn bài Mưa xuân II

1. Câu 1 trang 41 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ?”

Trả lời:

Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ được tác giả miêu tả vô cùng tươi đẹp và tràn đầy sức sống:

- Thiên nhiên trong cơn mưa xuân: nào là cây cam, cây quýt cành giao nối; nào là tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần; bươm bướm bay không ướt cánh; cỏ dại thì nở hoa xanh; trâu kềnh bụng; cò bay là là mặt ruộng…

- Con người: Người đi trẩy hội đầu phơi trần dường như để tận hưởng cơn mưa xuân.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

2. Câu 2 trang 41 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong bài thơ?”

Trả lời:

Tác giả đã thể hiện cảm xúc rung động của bản thân trước sự kỳ diệu của tạo hóa. Nhà thơ phải mượn cây bút hội họa để có thể tạc lại, vẽ lại cái khoảnh khắc mà tâm hồn ông đang run lên cùng với niềm vui sinh nở.

3. Câu 3 trang 41 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

“Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?”

Trả lời:

Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên đã gợi cho em thấy được cuộc sống của con người như đang hòa quyện với thiên nhiên đất trời, khung cảnh ấy đẹp yên ả đến nao lòng. Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt với nhau như những người bạn vô cùng thân thiết, đồng hành suốt một đời. Con người có cuộc sống chan hòa cùng thiên nhiên, mang những đặc tính tốt đẹp của thiên nhiên.

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Mưa xuân II Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong một buổi chiều mưa xuân, đồng thời thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-mua-xuan-ii-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3635.html

Tovább

Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng

Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? là một bài học trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1. Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên lý thú trong cuộc sống đó là sao băng. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo dưới đây.

 

1. Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?: Chuẩn bị đọc 

Câu hỏi (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em đã biết gì về sao băng?

Phương pháp giải:

Vận dụng những hiểu biết của em về thế giới tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Sao băng được biết là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch hoặc của các thiên thể khác khi chúng bay vào khí quyển Trái Đất. Khi thiên thạch hay vẫn thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sẽ sinh ra các sóng xung kích (tiếng anh là shock wave). Các sóng này "va chạm" với các "hạt" trong khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với khả năng chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc rất lớn như vậy, các phân tử không khí trên quãng đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén một cách rất mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên tới hàng ngàn độ dẫn tới các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng.

Ngoài ra, sao băng là một hiện tượng hiếm gặp nên chúng được quan niệm rằng nếu chúng ta ước một điều khi gặp sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.

2. Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?: Trải nghiệm cùng văn bản 

2.1 Đoạn văn này được viết ra nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Mục đích của đoạn văn nhằm giúp người đọc hiểu được sao băng là gì và sao băng được hình thành như thế nào.

2.2 Nội dung chính của đoạn văn này là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Giải thích cho hiện tượng “mưa sao băng” trong tự nhiên, cung cấp một số thông tin về đặc điểm nhận biết cũng như chu kỳ xuất hiện của sao băng.

2.3 Xác định thông tin chính và thông tin chi tiết của phần văn bản “Mỗi năm có rất nhiều… 12 đến ngày 13 tháng 12”

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu cùng với kỹ năng phân tích và chắt lọc thông tin.

Lời giải chi tiết:

Thông tin chính của văn bản cung cấp là: Mỗi năm có rất nhiều mưa sao băng.

Chi tiết các thông tin về mưa sao băng trong phần văn bản là:

  • Mưa sao băng Qua- đờ-ran-tit: thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 hằng năm.

  • Mưa sao băng En- ta A- qua-rit: thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 04 đến ngày 28 tháng 05 hằng năm.

  • Mưa sao băng Pơ- sây: thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày ngày 17 tháng 7 đến ngày 24 tháng 08 hằng năm.

  • Mưa sao băng Ơ- ri-ơ-nit: thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày ngày 02 tháng 10 đến ngày 07 tháng 11 hằng năm.

  • Mưa sao băng Lê- ô-nit: thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày ngày 10 đến ngày 23 tháng 11 hằng năm.

  • Mưa sao băng Gie-mi-nit: thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 23 tháng 11 hằng năm.

3. Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?

3.1 Câu 1 trang 39 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

Văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? có phải là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu và các kiến thức về các thao tác lập luận.

Lời giải chi tiết:

 - Văn bản Sao băng là một văn bản thông tin cho người đọc biết về những thông tin cơ bản của sao băng như: nguồn gốc, kích thước và vận tốc của sao băng.

- Văn bản sao băng là một văn bản thông tin giải thích một hiện tượng trong tự nhiên vì:

+ Giải thích nguyên nhân hình thành và cách thức xảy ra sao băng hay mưa sao băng.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyên môn thuộc chuyên ngành thiên văn học để miêu tả và giải thích hiện tượng.

+…

3.2 Câu 2 trang 39 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

Chỉ ra điểm khác biệt trong cách trình bày đề mục của văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? với văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? Cách trình bày ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt trong cách trình bày đề mục giữa 2 văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? và Bạn đã biết gì về sóng thần? là:

- Văn bản: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?

+ Giải thích hiện tượng sao băng và mưa sao băng là gì?

+ Liệt kê một số trận mưa sao băng mỗi năm.

+ Giải thích lý do mưa sao băng có chu kì.

- Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần:

+ Giải thích hiện tượng sóng thần là gì?

+ Cơ chế hình thành hiện tượng sóng thần

+ Nguyên nhân xảy ra sóng thần

+ Dấu hiệu nhận biết của sóng thần và các thảm họa sóng thần từng có trong lịch sử.

Cách trình bày đề mục của mỗi văn bản có tác dụng trong việc thực hiện mục đích của văn bản: Khiến văn bản trở nên logic, mạch lạc, thu hút và thuyết phục người đọc hơn.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

3.3 Câu 3 trang 39 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

Tóm tắt các thông tin cơ bản của văn bản. Dựa vào đâu em có thể xác định được những thông tin cơ bản này?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản cùng với kỹ năng phân tích và chắt lọc thông tin.

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt thông tin cơ bản của văn bản:

+ Khái niệm cơ bản về sao băng: “Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển”.

+ Khái niệm về mưa sao băng: “là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời”.

+ Những trận mưa sao băng hàng năm: mưa Quadrantids, Enta Aquarids…

+ Chu kì thường thấy của mưa sao băng: 1 năm.

- Dựa vào các đề mục trong văn bản để xác định những thông tin cơ bản trên.

3.4 Câu 4 trang 39 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

a. Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch… tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa.

  • Cách trình bày thông tin: Ngắn gọn, xúc tích, khoa học nhưng vẫn đảm bảo tính đầy đủ về việc giải thích hiện tượng thiên văn học sao băng.

  • Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rő và phân biệt được thế nào là sao băng cũng như nguồn gốc, đặc điểm của nó.

b. Mỗi năm có rất nhiều trận mưa sao băng… cực điểm vào 12-13/12.

  • Cách trình bày thông tin: Liệt kê các thông tin rő ràng về tên, thời điểm diễn ra của một số trận mưa sao băng phổ biến và có mật độ sao tương đối lớn.      

  • Tác dụng: Giúp người đọc so sánh một số thông tin về các trận mưa sao băng phổ biến như tên gọi, đối chiếu, phân tích được thời gian và vị trí diễn ra mưa sao băng.

c. Sao băng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của các thiên thạch trên bầu trời… hầu hết các trận mưa sao băng có chu kì là một năm.

  • Cách trình bày: Đơn giản, dễ hiểu về chu kỳ mưa sao băng và lý do vì sao có chu kỳ mưa sao băng.

  • Tác dụng: Giúp người đọc nắm bắt được sự xuất hiện cũng như xác định được chu kỳ của mưa sao băng.

3.5 Câu 5 trang 40 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

Văn bản đã sử dụng (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng (những) loại phương tiện ấy trong văn bản là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng quan sát

Lời giải chi tiết:

Văn bản đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh. Việc sử dụng phương tiện hình ảnh trong văn bản giúp cụ thể hóa lời thuyết minh và từ đó giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ, dễ dàng và đúng đắn nhất, giúp người đọc hình dung ra dễ dàng hình ảnh mưa sao băng.

3.6 Câu 6 trang 40 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo:

Tìm và xem video clip về một trận mưa sao băng trên Internet. Sau đó, trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về video clip đó.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm video trên mạng và nêu cảm nghĩ sau khi xem video

Lời giải chi tiết:

Video clip về một trận mưa sao băng: https://www.youtube.com/watch?v=Nw-N7DDH7v8    

- Cảm xúc, suy nghĩ của em về video clip về mưa sao băng: Sau khi xem video trên em thấy rất ngạc nhiên và choáng ngợp trước những vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên. Qua video, em thấy được một vẻ đẹp kì vĩ, ánh sáng lung linh, lấp lánh của bầu trời đêm với những vệt sáng kỳ ảo mà sao băng tạo ra.

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Để học nhiều hơn các kiến thức Văn học cũng như các môn học khác, các em hãy nhanh chóng truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-sao-bang-la-g-va-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-sao-bang-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao-3634.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek

Nincsen még hozzászólás