VUIHOC gửi đến các em học sinh đề cương Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn văn chi tiết. Bài viết tổng hợp các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kỳ. Mời các em cùng theo dői.
1. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn văn: Tác phẩm văn học trọng tâm
1.1 Vợ chồng A Phủ
a. Tác giả Tô Hoài (1920 - 2014)
- Tiểu sử: Tô Hoài quê ở Cát Động, Kim Bài, Thanh Oai, Hà Đông. Ông từng tham gia hội văn hóa cứu quốc. hoạt động báo chí.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Phong cách nghệ thuật: Lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng phong phú.
+ Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí, truyện Tây Bắc, miền Tây, Ba người khác...
- Vị trí và ảnh hưởng:
+ Giải nhất tiểu thuyết Hội Văn nghệ Việt Nam.
+ Giải A giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội.
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
+ Giải Bùi Xuân Phái.
+ Giải thưởng của Hội nhà văn Á Phi.
b. Tác phẩm vợ chồng A Phủ
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1952 và được in trong tập "Truyện Tây Bắc", giành giải nhất - giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam.
- Nhân vật Mị:
+ Mị là cô gái người Mèo xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo và có một thâm hồn luôn khát khao hạnh phúc.
+ Mị bị gia đình thống lý Pá Tra lừa gạt nợ về làm dâu. Khi làm dâu ở nhà thống lý, mị bị bóc lột về cả thể xác lẫn tinh thần.
+ Trong đêm tình mùa xuân, sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dây, Mị khao khát được đi chơi nhưng sự thật phũ phàng Mị bị A Sử trói, Mị lại chết lặng thêm một lần nữa.
+ Khi thấy cảnh ngộ của A Phủ, ban đầu Mị thờ ơ nhưng khi thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đồng cảm với chính thân phận mình và quyết tâm vùng lên, giải cứu A Phủ cũng như giải cứu chính bản thân mình.
- Nhân vật A Phủ
+ A Phủ là trẻ mồ côi được dân làng cưu mang, anh là người khỏe mạnh, giỏi lao động. Sau khi đánh nhau với A Sử, A Phủ trở thành người nô lệ của nhà thống lý.
+ Tính cách: Mạnh mẽ gan dạ, luôn khát vọng tự do và phản kháng mãnh liệt với nhà thống lý.
+ Cuộc sống nô lệ của A Phủ: Làm việc vất vả, khi làm mất bò bị phạt trói.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
+ Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tài tình, sinh động, có cá tính riêng.
+ Nguôn ngữ sáng tạo, nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn.
c. Giá trị của tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
- Giá trị hiện thực: Miêu tả số phận khốn khổ của người dân lao động nghèo và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. Tái hiện bức tranh thiên nhiên và phong tục tập quán đầy màu sắc của đồng bào tân tộc.
- Giá trị nhân đạo: Sự đồng cảm và yêu thương với những người dân lao động ở miền núi trước cách mạng. Lên án và tố cáo tội ác của giai cấp thống trị.
1.2 Vợ nhặt
a. Tác giả Kim Lân (1920 - 2007)
- Quê quán: Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Kim Lân xuất thân trong gia đình nông dân nghèo khó, ông phải vất vả kiếm sống từ nhỏ.
- Nhà văn chuyên viết về người nông dân và cảnh sinh hoạt nông thôn.
- Tác phẩm nổi bật: Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí...
b. Tác phẩm Vợ nhặt
- Xuất xứ: In trong tập Con chó xấu xí năm 1962, tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư"
- Nhân vật Tràng:
+ Lai lịch ngoại hình: Là chàng nông dân nghèo, dân ngụ cư, sống cùng mẹ. Tràng có ngoại hinhd thô kệch.
+ Tính cách: Đơn giản, vô tư, nhân hậu và phóng khoáng. Tràng là người có trách nhiệm.
- Nhân vật bà cụ Tứ:
+ Người mẹ thương con, lo lắng khi gia cảnh nghèo khó vì nạn đói mà con trai lại lấy vợ. Nhưng bà vẫn đối xử rất tốt với nàng dâu mới.
- Nhân vật người vợ:
+ Là nạn nhân thê thảm nhất của nạn đói 1945: không tên tuổi, quê quán, gia đình. Chị xuất hiện nhỏ bé, đáng thương, được người ta nhặt về như cọng rơm.
+ Tính cách: Trước khi về làm vợ Tràng là người cong cớn, sau khi về làm vợ thì thay đổi trở thành người con gái e thẹn ngượng ngùng, hiền hậu, đúng mực.
c. Giá trị của tác phẩm Vợ nhặt
- Giá trị nội dung: Truyện không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.
- Giá trị nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
1.3 Rừng xà nu
a. Tác giả Nguyễn Trung Thành
- Sinh năm 1932 tại Quảng Nam trong một gia đình viên chức bưu điện.
- Ông xung phong tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam ngay từ khi còn học trung học.
- Ông là cây viết gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên với bút danh Nguyên Ngọc
b. Tác phẩm Rừng xà nu
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được viết năm 1965 trong thời kỳ Mỹ đang đổ quân vào miền Nam => chiến tranh cục bộ.
- Hình ảnh cây xà nu:
+ Cây xà nu gắn bó với cuộc sống và sinh hoạt của người dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu là biểu tượng cho những đau thương, mất mát của người dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu là hình ảnh biểu tượng của sức sống mãnh liệt của ngời dân làng Xô Man.
+ Cây là nu là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng tự do và niềm tin vào cách mạng của người dân.
- Hình ảnh con người Tây Nguyên
+ Tnu: Là hình ảnh người anh hùng với những phẩm chất tốt đẹp: yêu dân làng, yêu quê hương đất nước, là người con trai gan góc, bất khuất và trung thành với cách mạng.
+ Cụ Mết: Là đại diện cho lớp người đi trước, người già làng luôn có tinh thần giáo dục cách mạng cho con cháu đời sau, dẫn dắt dân làng đi lên, dạy dân làng cách chiến đấu và định hướng cho dân làng về cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
+ Hít, bé Heng, bà Nhan, anh Xút, Mai: Những lớp người Tây Nguyên luôn một lòng hướng đến cách mạng.
c. Giá trị của tác phẩm Rừng xà nu:
- Tính sử thi:
+ Thể hiện qua đề tài, chủ đề của truyện, đó là cuộc đời và con đường giải phóng của dân làng Xô Man, đại diện cho số phận và con đường chiến đấu giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam.
+ Hệ thống nhân vật là cả một tập thể anh hùng với đại diện là Tnú và dân làng Xô Man và các thế hệ nối tiếp. Đây là kết tinh của vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, truyền thống bất khuất của nhân dân miền Nam, của dân tộc Việt Nam.
+ Xung đột: Giữa nhân dân và Mỹ - Ngụy: Đây là xung đột của thời đại, của dân tộc.
+ Hình tượng rừng xà nu: Biểu tượng cây - người.
+ Nghệ thuật trần thuật tạo nên không gian sử thi và giọng điệu ngợi ca hào hùng.
1.4 Những đứa con trong gia đình
a. Tác giả Nguyễn Thi (1928 - 1968)
- Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu, Nam Định, xuất thân trong gia đình nghèo khó, cha mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa.
- Nguyễn Thi vừa là nhà văn, vừa là chiến sẽ gắn bó với cuộc chiến bảo vệ đất nước.
- Là người miền Bắc nhưng Nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hương đồng nội, truyện và ký...
b. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Sáng tác năm 1966, sau in trong tập Truyện và ký xuất bản năm 1978.
- Những đứa con trong gia đình kể về những người con trng một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng.
- Vẻ đẹp của những người con trong gia đình:
+ Điểm chung của hai chị em Chiến và Việt: Hai chị em được miêu tả là "khúc sông trong" của "dòng sông truyền thống" gia đình. Là thế hệ trẻ tiếp bước cha ông trong thời kỳ kháng chiến mang những điểm chung và nét khác biệt của thế hệ trẻ miền Nam.
+ Điểm riêng của nhân vật chị Chiến:
-
Qua cách nhìn của em trai, chị có nhiều điểm giống mẹ.
-
Thay cha mẹ chăm lo cho em trai, lo mọi chuyện trong nhà chu toàn.
-
Tranh nhau với em để được tòng quân trả thù cho cha mẹ.
-
Ra đi chiến đấu với lời thề: "Nếu giặc còn thì tao mất".
-
Trước khi ra đi làm cơm cúng cha mẹ, cùng em trai khiêng bàn thờ đi gửi nhà chú Năm.
=> Là cô cái vừa mới lớn, vẫn còn mang trong mình một chút gì đó trẻ con nhưng cũng là một người chị hết sức lo lắng cho em trai, đảm đang, tháo vát, yêu thương cha mẹ và căm thù giặc. Chiến có tính gan góc, dũng cảm, rắn rỏi và kiên nghị - kế thừa những đức tính tốt của mẹ, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nam Bộ.
+ Điểm riêng của nhân vật Việt:
-
Vẫn còn trẻ con, thích đi chơi, câu cá, bắn chim, tranh giành phần hơn với chị.
-
Đêm trước ngày lên đường, chị Chiến lo chu toàn mọi việc còn Việt vẫn vô cư vui đùa rồi ngủ mất.
-
Nằng nặc đòi đi tòng quân dù chưa đủ tuổi, khi ra trận thì xôi nổi chiến đấu, quyết tâm lập công để trả thù cho cha mẹ và dũng cảm tiêu diệt được một xe bọc thép.
-
Khi bị trọng thương nằm lại một mình ở chiến trường, dù đau đớn nhưng Việt vẫn luôn ở trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
-
Thương chị theo cách riêng của mình.
=> Việt vẫn còn nét trẻ con, ngây thơ hiếu động của một chàng trai mới lớn. Nhưng cũng rất chững chạc trong tư thế người chiến sĩ dũng cảm, có tính cách kiên cường. Trong Việt có dòng máu anh hùng của con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
c. Giá trị của tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người Nam Bộ, khẳng định truyền thống gia đình và dân tộc là sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm lược.
- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, giọn kể giàu chất sử thi.
1.5 Chiếc thuyền ngoài xa
a. Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)
- Nguyễn Minh Châu quê ở Làng Thơi thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông mất ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội do căn bệnh ung thư máu.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu kéo dài 3 thập kỷ từ năm 1960 -1989 khi không qua đời.
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến: Dấu chân người lính (1972), cửa sông (1967), miền cháy (1977), Trang giấy trước đèn (1994)...
b. Tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nằm trong tập truyện ngắn cùng tên được xuất bản năm 1987.
- Phát hiện của nhân vật Phùng:
+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa => vẻ đẹp trời cho trên mặt biển mờ sương.
+ Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài => Góc khuất ngang trái, đau khổ của cuộc sống.
- Nhân vật Phùng:
+ Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê cái đẹp.
+ Khi chứng kiến cảnh bạo hành và người đàn bà ở tòa án, Phùng luôn trăn trở về thân phận con người.
+ Tự ý thức được sự khác biệt giữa hiện thực và nghệ thuật.
- Nhân vật người đàn bà làng chài:
+ Xấu xí, thô kệch, cam chịu cuộc sống vất vả, lam lũ.
+ Có tình yêu thương con vô bờ bến, lòng tự trọng sâu sắc, giàu đức hy sinh và thấu hiểu lý lẽ.
+ Không chịu ly hôn vì cần một mái ấm gia đình cho con, nghĩ đến những giây phút hạnh phúc nhỏ nhoi.
c. Giá trị của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
- Nội dung: Chiếc thuyền ngoài xa là câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và câu chuyện đằng sau bức ảnh đó. Câu chuyện đã đem lại cho người đọc những suy nghĩ, nhìn nhận về cuộc sống và con người. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa còn đặt ra những vấn đề về nghệ thuật đối với người nghệ sĩ. Đó là đừng chỉ nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng, nghệ thuật không phải là những điều phù phiếm, nghệ thuật phải phản ánh được cả những mặt thực tế của cuộc sống để trở nên hoàn thiện hơn.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn người đọc. Cốt truyện hấp dẫn, cách khắc họa từng nhân vật rő nét. Cách sử dụng giọng điệu chiêm nghiệm và suy tư phù hợp với tâm lý trăn trở của nhân vật.
1.6 Hồn Trương Ba, da hàng thịt
a. Tác giả Lưu Quang Vũ (1948 - 1988)
- Lưu Quang Vũ sinh vào năm 1948 và mất năm 1988, quê gốc của ông ở Đà Nẵng tuy nhiên ông được sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
- Cha của ông là một nhà viết kịch nổi tiếng - Lê Quang Thuận, chính vì thế nên ngay từ khi còn bé Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ được tài năng của mình.
- Lưu Quang Vũ đã nổi lên như một hiện tượng sân khấu kịch trường vào những năm tám mươi của thế kỉ XX, ông là một trong những nhà soạn kịch vô cùng tài năng của nền văn học Việt Nam.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của Lưu Quang Vũ: Hương cây, Bầy ong trong đêm sâu, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9...
b. Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào năm 1981 nhưng mãi tận năm 1984 mới được ra mắt công chúng. Đây là một trong các vở kịch có thể nói là đặc sắc và nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn rất nhiều lần cả trong nước lẫn ngoài nước.
- Nhân vật Trương Ba:
+ Làm vườn, sống thanh cao, giỏi đánh cờ.
+ Bị Nam Tào Bắc Đẩu bắt chết nhầm => nhờ Đế Thích cho sống lại dưới thân xác hàng thịt.
+ Dần bị chi phối bởi xác thịt, sống dằn vặt.
- Cuộc đối thoại giữa hồn và xác:
+ Hồn luôn phủ nhận vai trò của xác thịt, tuyệt đối hóa vai trò của hồn.
+ Xác luôn khẳng định sức mạnh, phê phán hồn phiến diện.
+ Không thể tuyệt đối hóa vai trò của hồn và xác, cần dung hòa nhưng đó là điều rất khó khăn.
- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân:
+ Sự xa lánh Trương Ba dưới thân xác hàng thịt.
+ Hoài niệm yêu quý về một Trương Ba toàn vẹn.
+ Trương Ba nhận ra sống lệch lạc khiến người thân và cả bản thân ông đau khổ.
c. Giá trị của tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Nội dung: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Con người luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện bản thân.
- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn. Đối thoại kịch giàu triết lí, giàu kích tính. Hành động của các nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh góp phần đẩy xung đột kịch lên cao trào. Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống
2. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn văn: Các phương thức biểu đạt cần nhớ
2.1 Tự sự
- Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặc trưng:
+ Có cốt truyện;
+ Có nhân vật tự sự, sự việc;
+ Rő tư tưởng, chủ đề;
+ Có ngôi kể thích hợp.
2.2 Miêu tả
- Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
2.3 Biểu cảm
Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
2.4 Nghị luận
- Là phương thức chủ yếu được dùng đề bàn bạc phải, trái, đúng sau nhằm bộc lộ rő chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
2.5 Thuyết minh
- Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.
3. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn văn: Viết bài văn nghị luận
3.1 Nghị luận xã hội
Vận dụng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, để viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một vấn đề nào đó gợi ra từ yêu cầu của đề.
3.2 Nghị luận văn học
Để làm tốt bài nghị luận văn học các em cần xác định chính xác kiểu bài nghị luận và vấn đề cần nghị luận. Bên cạnh đó các em cần nắm được các trọng tâm kiến thức sau:
- Giới thiệu được những thông tin chung về tác giả như tên, năm sinh, thành tựu cơ bản. Thông tin về tác phẩm như năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật chính, các sự kiện hoặc chi tiết tiêu biểu trong truyện.
- Diễn giải được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Vận dụng các kỹ năng dùng từ viết câu, các phép liên kết, biện pháp tu từ, biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích về nhân vật
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn văn mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi học kỳ 2 và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-hoc-k-2-lop-12-mon-van-chi-tiet-3561.html