Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Dế chọi| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Không chỉ là những nội dung mà tác phẩm mang đến cũng như đáp án của những câu hỏi trong sách giáo khoa mà bài soạn này sẽ giúp các em nhìn thấy rő hơn mặt xấu còn tồn đọng trong xã hội phong kiến đương thời.

1. Soạn bài Dế chọi: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Bồ Tùng Linh 

- Tác giả Bồ Tùng Linh sinh ngày 5 tháng 6 năm 1640 mất ngày 25 tháng 2 năm 1715.

- Ông lấy tự là Lưu Tiên và Kiếm Thần. Cũng có người gọi ông với cái tên Liễu tuyền cư sĩ.

- Ông sinh ra trong gia đình tiểu thương ở huyện Truy Xuyên tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và sống dưới triều đại nhà Thanh.

- Ông đỗ tú tài từ năm 18 tuổi nhưng đến năm 71 tuổi ông mới được bổ nhiệm làm cống sinh.

- Hầu hết cả cuộc đời của ông dành cho việc dạy học và sưu tầm những mẩu chuyện dân gian.

- Bồ Tùng Linh có tài sáng tác với cả các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là tiểu thuyết Liêu trai chí dụ với 16 quyển. Trong đó có tổng 448 truyện dân gian mà ông dành cả đời sưu tầm với 431 tập truyện chính và 17 tập truyện phụ. 

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này? 

- Tuy chưa có cơ hội chơi nhưng em đã từng được quan sát trò chọi dế.

- Theo kiến thức cá nhân, em biết được chọi dế là một trò chơi dân gian đã xuất hiện từ rất lâu đời. Dế chọi được chọn là con dế đực với sức khỏe tốt. Hai con dế sẽ chiến đấu với nhau nhằm mua vui cho người xem. Đây là trò chơi quen thuộc của trẻ con ở các vùng quê, bởi đây cũng là nơi xuất hiện rất nhiều dế.

Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?

Nếu một đất nước mà nhà vua lại mải mê chơi trò chọi dế thì đất nước đó không thể phát triển được.Người dân sẽ lâm vào cảnh đói nghèo, lầm than.Nhà vua sẽ bỏ bê việc đất nước khiến cho cả nền kinh tế đi xuống thậm chí nền độc lập dân tộc cũng có thể bị nguy hiểm.

Khi nhà vua quá ham mê chơi thì quan lại sẽ tìm cách để cống nạp những con dế tốt nhất. Và tất nhiên gánh nặng đó sẽ đổ vào đầu người dân khi họ phải bỏ công sức, bỏ công việc đồng áng chỉ để đi bắt dế.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Soạn bài Dế chọi: Đọc văn bản 

2.1 Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện

- Thời gian diễn ra câu chuyện: vào thời nhà Minh, đời Tuyên Đức

- Không gian: Có hai địa điểm chính là trong hoàng cung và trong ngôi làng của nhân vật

- Sự việc liên quan đến nhan đề của truyện: 

  • Nhà vua thời này rất thích trò chơi chọi dế và muốn người dân phải cống nộp dế tốt vào trong hoàng cung.

  • Do muốn lấy lòng nhà vua, các tri huyện đều yêu cầu người dân tìm dế tốt để hắn mang vào cung nộp cho vua. Cứ cấp trên lệnh xuống cấp dưới và cuối cùng người chịu khổ vẫn là người dân thường.

2.2 Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện

- Nhân vật chính trong truyện là Thành.

- Hoàn cảnh của tác phẩm: Là chức quan nhỏ trong làng, Thành bị quan trên ép xuống phải tìm dế để nộp cho nhà vua. Nhưng do không muốn và không dám quấy nhiễu người dân mà Thành bị đánh đập dã man khi không có dế để cống nộp.

2.3 Cô đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện?

- Nhờ vợ đến xem cô đồng bói toán đã chỉ dẫn cho Thành nơi để tìm kiếm dế,

2.4 Điều gì xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”?

- Dường như phần hồn của con Thành đã nhập vào trong chú dế nên dù cậu bé sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”.

2.5 Con dế mới bắt được có gì kì lạ?

- Con dế mới bắt được có hình dạng khá kỳ lạ. Nó vừa nhỏ, vừa ngắn lại có màu tía. Hình dáng con dế mà lại giống như con chó với đầu vuông chân dài cùng với cánh như hoa mai.

2.6 Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?

- Sau khi đọc thì các điều em dự đoán đều chính xác.

3. Soạn bài Dế chọi: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.

- Những sự kiện tạo nên cốt truyện:

  • Do đam mê chơi chọi dế mà nhà vua ra lệnh cho quan lại tìm bắt và lựa chọn những con dế tốt để cống nạp vào cung.

  • Thành không tìm được dế nên bị đánh đập.

  • Vợ Thành nhờ bà đồng chỉ dẫn tìm ra con dế chọi khỏe.

  • Con Thành trong lúc chơi vô tình làm dế chạy mất.

  • Do sợ hãi nên con Thành bỏ nhà đi rồi bị ngã xuống giếng.

  • Con của Thành sống lại nhưng trở nên ngờ nghệch với thần thái đờ đẫn.

  • Trong nhà Thành xuất hiện con dế khỏe mạnh, Thành bắt được và mang nó lên cống nạp cho quan trên. Con dế này tuy nhỏ bé nhưng lại có thể thắng bất cứ con dế nào.

  • Thành được ban thưởng lớn khi con dế ở trong cung trở thành con dế bất bại, đã khiến nhà vua rất vui.

  • Hơn một năm sau khi Thành được nâng lên làm tú tài, con trai của anh mới trở lại bình thường và mọi người mới biết trong khoảng thời gian đó chính cậu bé đã biến thành con dế vô địch.

- Nhận xét:

  • Về không gian và thời gian, cả hai yếu tố này đều gắn liền với sinh hoạt thường ngày của các nhân vật trong truyện.

  • Nhân vật chính trong truyện là những người khác nhau với giai cấp xã hội khác nhau trong thời phong kiến. Từ nhà vua, quan đến những người dân thường. Tác phẩm dân gian với nhân vật là người thường chứ không có thần tiên hay yêu ma. Yếu tố thần kỳ duy nhất của tác phẩm chính là chi tiết cậu con trai nhập hồn vào con dế.

3.2 Câu 2 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ như thế nào? Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng những gì? Phân tích ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống.

- Vì con dế mà gia đình Thành đã có những thay đổi đối lập hoàn toàn, có thể nói là “lên voi xuống chó”. 

- Do không có dế chọi cống nạp mà Thành bị quan trên trách phạt, đánh đến trăm trượng khiến cho anh bị chấn thương nặng chỉ có thể nằm trên giường. Vì vậy mà có những khi Thành chỉ muốn tự tử luôn cho xong. Sau khi có dế, con trai Thành vô tình làm mất mà con anh do sợ mà té giếng khiến cho gia đình lo lắng, u sầu trong khoảng thời gian dài.

- Nhưng cũng vì con dế tốt mà cả nhà Thành được đổi đời:

+ Nhờ con dế chọi vô địch mà Thành được nâng lên làm tú tài.

+ Gia đình anh trở nên giàu có khi được ban thưởng từ nhà to cửa rộng, ruộng đồng bao la với bao đàn gia súc đến cả ngựa xe áo lông,...

=> Sự đối lập trong hai hoàn cảnh này đã tố cáo cả một chế độ. Hệ thống cầm quyền của xã hội phong kiến đã gây ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ người dân. Từ công sức lao động của người dân đến cả tính mạng của họ cũng không bằng một con dế nhỏ bé. Coi nhân dân không bằng động vật khi vận mệnh của họ còn không bằng con dế, phụ thuộc vào những điều vô cùng nhỏ bé vô nghĩa. Một con dế có thể đem lại tai họa hay là khiến một gia đình sống không bằng chết nhưng một con dế cũng có thể khiến cho cả một dòng họ, cả một ngôi làng trở nên vinh hoa phú quý.

3.3 Câu 3 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Truyện có những yếu tố kì ảo nào? Các yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?

- Những yếu tố kì ảo trong truyện chính là:

  • Bà đồng có thể chỉ cho Thành chính xác nơi có thể tìm thấy dế tốt.

  • Hình dáng kỳ lạ của con dế: trông như con chó với cánh hoa mai, đầu vuông và chân dài. Con dế bé xíu nhưng lại có thể nhảy xa hơn cả thước.

  • Con trai của Thành sau khi té giếng trở nên ngốc nghếch, lờ đờ như người gỗ. 

  • Sau khi tỉnh lại một năm, con Thành kể lại trong năm qua mình đã trở thành con dế chọi vô địch mà bố đã tiến vua.

- Những yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa quan trọng cho tác phẩm:

  • Những chi tiết không có thực đó đã giúp cho câu chuyện trở nên logic, hợp lý hơn. Đây chính là vạch nối giữa các chi tiết trong tác phẩm.

  • Những yếu tố này giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung khung cảnh của tác phẩm cũng như nhìn thấy hiện thực nghiệt ngã của nhân dân trong chế độ phong kiến.

3.4 Câu 4 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả khi miêu tả hiện thực đó?

- Tính chất hiện thực của truyện đã được thể hiện qua các chi tiết và sự việc:

  • Thời gian và không gian cụ thể rő ràng.

  • Cách xây dựng nhân vật và chọn lựa chi tiết truyện rất thực tế, phù hợp với xã hội phong kiến đương thời.

  • Qua các chi tiết hiện thực trên đã thể hiện được thái độ của tác giả. Đây chính là lời phê phán một xã hội phong kiến thối nát khi những kẻ cầm quyền chỉ cố gắng hưởng thụ cuộc sống trên chính những nỗ lực và xương máu của người dân thấp cổ bé họng. Đây chính là sự châm biếm tự nhiên nhất mà lại sâu sắc nhất.

3.5 Câu 5 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

 Phân tích lời người kể chuyện trong đoạn văn từ “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan”.

- Từ đoạn văn “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan” tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ 3.

- Người kể chuyện là người chứng kiến toàn diện từ đầu đến cuối diễn biến sự việc. Từ hoàn cảnh xảy ra đến suy nghĩ và hành động của từng nhân vật trong truyện đều được người kể nhìn thấy rő ràng.

3.6 Câu 6 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Những đặc điểm nào của truyện truyền kỳ được thể hiện trong truyện Dế chọi?

- Những đặc điểm của truyện truyền kỳ được thể hiện trong truyện Dế chọi là:

  • Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm mạch nối, giúp cho tác giả phản ánh được hiện thực của cuộc sống.

  • Cốt truyện được sử dụng theo câu chuyện dân gian với các sự kiện có thật trong cuộc sống.

  • Cách sắp xếp chi tiết truyện theo trật tự tuyến tính nhất định với quan hệ nhân quả rő ràng.

4. Kết nối đọc viết trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức 

 Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.

Dế chọi là tác phẩm văn học dân gian mang nhiều yếu tố kì ảo và là tác phẩm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của “Liêu Trai chí dị”. Từ chính cốt truyện hấp dẫn cùng với yếu tố kì ảo mà truyện đã vẽ lên hiện thực đen tối của xã hội phong kiến. Chính vì vậy, có thể nói chuyện mang giá trị hiện thực sâu sắc. Yếu tố thần kì đầu tiên là việc bà đồng nói cho Thành nơi có thể tìm thấy dế để cứu sống chính Thành cũng như cả gia đình Thành có hy vọng được sống bình yên. Sau đó xảy ra sự việc đau lòng là con của Thành nhảy xuống giếng và bị đuối nước. Tuy nhiên, tác giả không dừng lại ở đó, ông tiếp tục sử dụng yếu tố kì ảo để hồi sinh cậu bé, và rồi cậu bé nhập hồn trở thành một con dế. Chính nhờ chú dế vô địch mà con Thành biến thành mà gia đình họ Thành đã bước sang một trang mới với cuộc sống giàu có, cao quý. Từ các yếu tố kỳ ảo có trong văn bản, có thể thấy những chi tiết không có thực lại  được tác giả sử dụng đã tạo nên sức hấp dẫn cho cốt truyện. Từ đó làm nổi bật giá trị hiện thực của một xã hội tàn ác, áp bức, gây biết bao đau thương cho những người dân chăm chỉ lương thiện. Đồng thời, nó thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc và lòng thương với những người dân thấp cổ bé họng luôn phải chịu đàn áp của chế độ cầm quyền.

 

Qua bài viết trên, VUIHOC đã mang đến cho các em Soạn bài Dế chọi Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dői các bài viết mới nhất của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-de-choi-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4093.html