Truyện Kiều là một tác phẩm lớn, có vị trí vững chắc trong kho tàng văn học nước ta. Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức mà Vuihoc mang đến dưới đây sẽ giúp các em củng cố hơn về cả nội dung lẫn phương thức nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 83 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:

“Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả…”

(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)

- Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích: Cả hai đoạn đều thể hiện được lần đầu tiên gặp gỡ của Kim Trọng với Thúy Kiều cũng như ấn tượng đầu tiên của Kim với Kiều.

- Điểm khác nhau chính là cách miêu tả mang nét riêng biệt:

  • Trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ của đại thi hào Nguyễn Du: tác giả đã lựa chọn khung cảnh ngoài trời với cảnh vật thiên nhiên và không gian mở. Tuy không có sự xuất hiện trực tiếp của Thúy Kiều nhưng ta có thể thấy được hình ảnh của cô qua ấn tượng mạnh mẽ mà mà Kim Trọng thấy được ở Thúy Kiều.

  • Đoạn trích trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Trọng được gặp trực tiếp cả Thúy Kiều lẫn Thúy Vân trong một không gian nhỏ bé hơn. Tác giả đã không miêu tả ngoại hình của Kim Trọng mà chỉ thể hiện sự ấn tượng và mong muốn được lấy cả hai người đẹp Vân - Kiều của anh.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 trang 84 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài.

STT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung chủ đề

Đặc sắc nghệ thuật

1

Kim Trọng - Thúy Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Lục bát

Tác giả đã viết nên sự thương cảm, xót thương của mình với những số phận con người tài hoa vẹn toàn nhưng lại bị xã hội phong kiến cổ hủ vùi dập. Qua đó còn thể hiện mưu cầu hạnh phúc, niềm tin vào một tương lai tươi sáng của con người cũng như lên án chế độ phong kiến khắt khe không còn giữ được sự công bằng trước đồng tiền.

Đại thi hào Nguyễn Du đã rất khéo léo sử dụng nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật. Thể thơ lục bát có phần quen thuộc kết hợp với các hình ảnh thơ đã khiến cho người đọc có thể thấy được rő ràng cảnh gặp gỡ của Kim Trọng với Thúy Kiều. Thế giới nội tâm của nhân vật được thể hiện rő ràng qua cách lựa chọn thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ.

2

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Lục bát

Đoạn trích đã thể hiện được khát vọng cũng như chủ nghĩa anh hùng của tác giả. Qua đó thể hiện những phẩm chất quan trọng trong tính cách của Lục Vân Tiên cùng với Kiều Nguyệt Nga.

Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần gũi với cuộc sống khiến cho tác phẩm dễ tiếp cận với phần lớn đọc giả. Kết hợp với ngôn ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội của phương Nam cùng với sự linh hoạt trong giọng thơ giúp  cho tính cách của nhân vật được thể hiện rő ràng hơn.

3

Tự tình 2

Hồ Xuân Hương

Thất ngôn bát cú đường luật

Chùm thơ Tự tình đã nói lên bi kịch của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy bất công. Qua đó còn thể hiện được tâm trạng phẫn uất, cố gắng đấu tranh mà không có kết quả của những người phụ nữ có cả sắc lẫn tài.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cùng với hệ thống tiếng Việt chọn lọc, không chỉ nêu lên nội dung bà muốn truyền tải mà còn tạo ra làn gió mới cho thể thơ truyền thống này.

3. Câu 3 trang 84 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:

Em lựa chọn đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

a. Xác định vị trí và bố cục của đoạn trích.

- Vị trí đoạn trích nằm ngay trong đoạn đầu của tác phẩm

- Bố cục của đoạn trích có thể chia thành 4 phần:

  • Đoạn 1 bao gồm bốn câu thơ đầu tiên - Giới thiệu cơ bản về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

  • Đoạn 2 gồm bốn câu thơ tiếp theo - Miêu tả vẻ đẹp dịu dàng của Thúy Vân.

  • Đoạn 3 gồm mười hai câu thơ tiếp - Miêu tả vẻ đẹp sắc sảo, nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều.

  • Đoạn 4 gồm 4 câu thơ cuối cùng - Nhận xét về cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều Thúy Vân qua ngoại hình của hai nàng. 

b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.

- Hình tượng của Thúy Vân trong đoạn thơ đầu hiện lên với vẻ đẹp đầy trang trọng, quý phái mà rất nhẹ nhàng dễ gần. Vẻ đẹp này được so sánh với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.

- Từ mái tóc đến nụ cười, từ giọng nói hay phong thái và ngũ quan của nàng đều như hoa như nguyệt đầy đoan trang tươi tắn.

- Ngoại hình xinh đẹp đến mức mây phải thua, tuyết phải nhường gần như đã thể hiện được cuộc đời êm đềm mà nhẹ nhàng sẽ đến với nàng.

c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Nội dung của đoạn trích đã thể hiện được dung mạo mỹ miều tuyệt trần của hai chị em Kiều - Vân. Qua đó cũng thể hiện được số mệnh khác biệt của hai chị em.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để khắc họa vẻ đẹp của hai chị em, lấy thiên nhiên để làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người.

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-83-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4147.html