Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Lý 10

Sắp đến thời điểm thi giữa kì 1, các em đừng bỏ qua đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Lý 10 mà vuihoc đã tổng hợp. Các kiến thức trong bài viết bám sát chương trình học và giúp các em dễ dàng ghi nhớ trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi của mình.

 

1. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Tìm hiểu chung về môn vật lý 

1.1 Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu môn Vật Lý

- Vật lý là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Các lĩnh vực mà vật lý nghiên cứu rất đa dạng từ cơ học, điện từ học, quang học, âm học đến nhiệt học, vật lý nguyên tử hạt nhân, thuyết tương đối... 

- Mục tiêu học tập môn vật lý là giúp các em học sinh hình thành và phát triển các kiến thức, kĩ năng về vật lý để vận dụng và khám phá giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 

- Quá trình phát triển của môn Vật lí có 3 mốc thời gian quan trọng là giai đoạn tiền vật lý, vật lý cổ điển và vật lý hiện đại. 

- Phương pháp nghiên cứu môn Vật lí: Thực nghiệm và mô hình

+ Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu, bao gồm 5 bước là xác định vấn đề nghiên cứu quan sát thu thập thông tin đưa ra dự đoán thí nghiệm kiểm tra dự đoán kết luận. 

+ Phương pháp mô hình: Được sử dụng để giải thích các tính chất của vật chất trong hiện thực và tìm ra cơ chế hoạt động của nó. Một số loại phương pháp mô hình thường gặp như mô hình vật chất, mô hình lý thuyết, mô hình toán học... Xây dựng phương pháp mô hình thực hiện theo các bước như sau: 

 

1.2 Vai trò của Vật Lý

- Vật lý có quan hệ mật thiết và là nền tảng của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Những thành tựu về nghiên cứu vật lý chính là tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới. 

- Vật lý có vai trò quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thông tin liên lạc, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học... 

.3 Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lý 

a. Quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm 

- Sử dụng thiết bị điện: Cần quan sát kỹ các kí hiệu và dán nhãn thông số trên các thiết bị để sử dụng đúng cách và yêu cầu kĩ thuật. Một số kí hiệu trên thiết bị điện cần lưu ý: 

 

- Sử dụng thiết bị nhiệt và thủy tinh: Chú ý bị bỏng khi đung nóng hoặc bị vỡ khi sử dụng. 

- Sử dụng thiết bị quang học: Dễ bị xước, mốc, bụi bẩn trong quá trình sử dụng, sẽ gây ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả thí nghiệm. 

b. Các nguy cơ có thể gặp trong phòng thí nghiệm

- Thao tác thực hiện thí nghiệm sai có thể gây ra nguy hiểm với người sử dụng. Chính vì vậy khi tiến thành thực nghiệm cần phải tuân thủ đúng các quy định trong phòng và hướng dẫn của giáo viên. 

- Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm phải thực hiện đúng chức năng của thiết bị, thực hiện sai có thể làm hỏng thiết bị. 

- Thực hành thí nghiệm liên quan đến hóa chất, thiết bị điện, chất dễ gây chát nổ cần tuân thủ đúng các quy tắc an toàn, nhất là quy tắc về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng chất dễ gây cháy, nổ. 

c. Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm 

- Chỉ thực hiện thí nghiệm khi có sự cho phép của giáo viên hoặc có giáo viên hướng dẫn

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghiệm

- Giữ khoảng cách an toàn khi thực hiện các thí nghiệm có nhiệt độ cao

- Không để các dụng cụ dẫn điện, nước, hóa chất dễ cháy gần thiết bị điện

- Sau khi thực hành xong phải vệ sinh khu vực của mình, cất gọn các thiết bị và bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định. 

1.4 Sai số

Đối với môn vật lý, các phép đo chỉ mang độ chính xác nhất định, ngoài ra sẽ có độ không chính xác và được gọi là sai số. Sai số là phép đo không thể tránh khỏi đối với hầu hết các phép đo. Người làm thí nghiệm phải đảm bảo được sai số càng nhỏ thì càng tốt. 

a. Sai số ngẫu nhiên: 

- Là sai số có giá trị khác nhau trong các lần đo. Sai số ngẫu nhiên xảy ra do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên xảy ra. 

- Sai số ngẫu nhiên không thể loại bỏ được, khi thực hiện phép đo nhiều lần, sai số này có thể sẽ giảm đi.

b. Sai số hệ thống  

- Sai số hệ thống là sai số có giá trị không đổi khi thực hiện các phép đo với một dụng cụ và phương pháp đo. 

- Sai số hệ thống không thể giảm khi thực hiện lặp lại các phép đo. Để làm giảm sai số này, chúng ta phải thay đổi dụng cụ hoặc phương pháp đo. 

c. Giá trị trung bình:

- Giá trị trung bình của đại lượng A sau n lần đo được tính như sau:

d. Sai số tuyệt đối

- Giá trị tuyệt đối ứng với lần đo được tính bằng giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo. 

- Sai số tuyệt đối trung bình được tính như sau: 

- Sai số tuyệt đối của phép đo là: ( là sai số hệ thống) 

e. Sai số tỉ đối: 

2. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Lý thuyết động học

2.1 Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

2.2 Tốc độ và vận tốc

2.3 Chuyển động biến đổi gia tốc

2.4 Chuyển động thẳng biến đổi đều:

2.5 Rơi tự do

3. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Phần luyện tập

3.1 Bài tập xác định vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều

3.2 Dạng bài viết phương trình chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều

3.3 Dạng bài tìm quãng đường vật đi được trong thời gian xác định

3.4 Tính quãng đường, vận tốc rơi tự do

Xem chi tiết tại:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-ly-10-chi-tiet-2164.html

Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức ôn tập các môn học khác nhé!

 

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 chi tiết

Để giúp các em ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 tốt nhất, VUIHOC đã tổng hợp các kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo bài viết và chia sẻ cho bạn bè của mình cùng tham khảo nhé!

1. Kiến thức chương 1 cần nhớ ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10

1.1 Thành phần cấu tạo, kích thước và khối lượng của nguyên tử 

- Nguyên tử có thành phần cấu tạo bao gồm hạt nhân và vỏ electron, trong đó: 

+ Hạt nhân: Bao gồm các hạt neutron và proton. Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử

+ Vỏ electron: Bao gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 

- Kích thước nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. Kích thước nguyên tử rất bé nên được biểu diễn bằng đơn vị angstron (A) hay nanomet (nm)

- Khối lượng của nguyên tử rất nhỏ bé, khối lượng các hạt electron, proton, neutron được biểu diễn theo đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu (hoặc u). 

1.2 Điện tích hạt nhân và số khối

- Điện tích hạt nhân là số proton trong hạt nhân nguyên tử, kí hiệu là Z, số netron kí hiệu là N (N không có điện tích). 

- Số khối hay còn gọi là số nucleon là tổng số hạt prtoton và neutron trong hạt nhân, kí hiệu là A. 

Ví dụ: Một hạt nhân nguyên tử Na có số neutron là 12, số electron là 11 vậy số khối của hạt nhân là:

A =  Z + N = 11 + 12 = 23

1.3 Nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối trung bình

a. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân được tính bằng số electron ở vỏ nguyên tử. Số electron này quyết định đến tính chất hóa học của nguyên tử. 

Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có số electron bằng 8 đều thuộc nguyên tố oxygen, các nguyên tử có số electron bằng 6 đều thuộc nguyên tố carbon. 

- Nguyên tố hóa học được kí hiệu là , trong đó: 

+ A là số khối

+ X là kí hiệu nguyên tố

+ Z là số hiệu nguyên tử. 

Ví dụ: là kí hiệu nguyên tố helium có kí hiệu là He, số hiệu nguyên tử bằng 2 nên helium có số electron = proton bằng 2, số neutron bằng 2. 

b. Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số neutron được gọi là đồng vị (do đó số khối của chúng sẽ khác nhau và khác nhau về một số tính chất vật lý) 

c. Các nguyên tố trong tự nhiên là hỗn hợp của nhiều đòng vị và có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định.  Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình: 

1.4 Lớp và phân lớp electron

- Trong nguyên tử các electron được xếp thành từng lớp và phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao. 

a. Lớp electron: Các electron xếp thành từng lớp có mức năng lượng từ thấp đến cao. Các e trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Các lớp electron được xếp từ trong ra ngoài và được biểu thị bằng số nguyên n = 1, 2, 3... với tên gọi là các chữ in hoa lần lượt như sau: 

b. Phân lớp electron: Mỗi lớp e được chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường s, p, d, f. Số phân lớp e bằng số thứ tự của lớp như sau: 

- Lớp K với n = 1: Có 1 phân lớp là 1s

- Lớp L với n = 2: Có 2 phân lớp là 2s và 2p

- Lớp M với n = 3: Có 3 phân lớp là 3s, 3p và 3d

- Lớp N với n = 4 có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d và 4f

1.5 Cấu hình electron trong nguyên tử

- Cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. Trật tựu các mức năng lượng sẽ là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s...

- Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử: 

+ Bước 1: Xác định số electron trong nguyên tử

+ Bước 2: Viết thứ tự của các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng.

+ Bước 3: Điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lí vững bền đến electron cuối cùng 

- Bảng cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn: 

còn tiếp tại link cuối bài

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé! 

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-hoa-10-chi-tiet-2177.html

 

Tovább

 Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 11

Để giúp các em ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 11 tốt nhất, VUIHOC đã tổng hợp các kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo bài viết và chia sẻ cho bạn bè của mình cùng tham khảo nhé!

1. Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 11 chương cân bằng hóa học 

1.1 Khái niệm cân bằng hóa học 

- Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm mà sản phẩm không thể tác dụng với nhau tạo thành chất ban đầu. 

- Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện. Trong phản ứng thuận nghịch đồng thời xảy ra sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và ngược lại. 

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch, trong đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Một phản ứng thuận nghịch bất kì tại trạng thái cân bằng sẽ có hằng số cân bằng được tính bằng biểu thức: 

- Hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và bản chất của phản ứng, không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của các chất. 

 

- Nguyên lí dịch chuyển cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng nếu chịu tác động từ bên ngoài của nhiệt độ, áp suất hay nồng độ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó. 

1.2  Cân bằng trong dung dịch nước

a. Sự điện li 

- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước và tạo thành các ion. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion, ngược lại chất tan trong nước không phân li thành các ion là chất không điện li. 

- Các chất tan trong nước phân li hoàn toàn thành các ion là chất điện li mạnh, một số chất điện li mạnh là:

+ Một số các acid mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, …

+ Một số các base mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 …

+ Hầu hết muối đều là chất điện li mạnh. 

- Các chất điện li yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2CO3 … (acid), Cu(OH)2, Fe(OH)2 …(base)

b. Thuyết Bronsted – Lowry: Acid là chất cho proton và base là chất nhận proton. Acid và base có thể là phân tử hoặc ion. 

- Acid mạnh và base mạnh phân li hoàn toàn trong nước, acid yếu và base yếu phân li một phần trong nước. Các ion tác dụng với nước tạo thành H+ là acid, còn tạo thành OH- là base. 

c. Độ pH 

pH là một chỉ số dùng để đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch với cách tính theo quy ước như sau:

pH = -log[H+] hoặc [H+] = 10-pH

Trong đó [H+] là nồng độ mol của ion H+. Nếu dung dịch có [H+] = 10-a thì pH = a.

- Môi trường có tính acid có độ pH < 7, có tính base pH > 7, trung tính pH = 7. 

- Xác định chỉ sô pH thông qua chất chỉ thị có màu sắc biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Các chất chỉ thị thường gặp là giấy quỳ, giấy pH, phenolphthalein... 

- Các phản ứng hóa học trong thực tiễn xảy ra ở một khoảng pH xác định. 

d. Phản ứng thủy phân: Là phản ứng của ion với nước. 

e. Chuẩn độ: Là phương pháp giúp xác định nồng độ của một chất bằng dung dịch chuẩn đã biết nồng độ. 

2. Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 11 chương nitrogen và sulfur

1.1 Nitrogen

- Nitrogen là nguyên tố tồn tại trong tự nhiên ở cả dạng đơn chất và hợp chất. Dạng đơn chất có trong khí quyển, chiếm 75,5% khối lượng, tập trung ở tầng đối lưu. Dạng hợp chất tồn tai trong vỏ Trái Đất dưới dạng khoáng vật của Sodium Nitrate. 

- Cấu tạo phân tử nitrogen: Phân tử nitrogen được cấu tạo gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba (1 liên kết σ và 2 liên kết π). Phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn (945kJ/mol) và không có cực.
- Tính chất vật lý của nitrogen: Là chất khí, không màu, không mùi, tan ít trong nước, khó hóa lỏng, không duy trì hô hấp và sự cháy. 

- Tính chất hóa học: Nitrogen là một khí  khá trơ ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ cao, nitrogen trở nên hoạt động tốt hơn. Nitrogen có khả năng thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.
+ Tác dụng với hydrogen:   N2(g)+3H2(g)  ⇆  2NH3(g)

+ Tác dụng với oxygen: N2(g)+O2(g)  ⇆ 2NO(g)          

 △r = 180,6kJ

- Ứng dụng của nitrogen: Nitrogen có ứng dụng trong y tế, công nghệ thực phẩm, sản xuất hóa chất...

- Điều chế nitrogen:   NH4NO2 => N2 + 2H2O     hoặc     NH4Cl + NaCl => N2 + NaCl + 2H2O

1.2 Hợp chất của nitrogen Ammonia, muối ammonium

a. Hợp chất của nitrogen: Ammonia

- Cấu tạo phân tử: Có dạng chóp tam giác, phân tử chứa 3 liên kết N-H phân cực và một cặp electron không liên kết trên nguyên tử nitrogen

- Ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hóa lỏng

- Ammonia có tính base và tính khử 

+ Tính base của Ammonia: 

NH3 + HCl => NH4Cl

NH3 + HNO3 => NH4NO3

2NH3+H2SO4 => (NH4)2SO4

+ Tính khử của Ammonia: 

- Sản xuất Ammonia: N2(g) + 3H2(g)  ⇌  2NH3(g)    

b. Hợp chất của nitrogen: muối ammonium

- Tính tan, sự điện li: Muối ammonium có tan trong nước và phân li thành ion

NH4Cl => NH4+ + Cl-

- Tác dung với kiềm: 

- Muối ammonium kém bền với nhiệt độ: 

- Ứng dụng của muối ammonium: Y tế, phân bón hóa học, phụ gia thực phẩm…

1.3 Hợp chất của nitrogen với oxygen

- Oxide của nitrogen sẽ được kí hiệu chung dưới dạng là NOx, đây là một loại hợp chất rất điển hình gây nên tình trạng ô nhiễm không khí. Hợp chất NOx có trong không khí là N2O, NO, NO2, N2O4.

- Hiện tương mưa axit: 

- Hợp chất của nitrogen với oxygen: Nitric acid là acid mạnh, có tính oxi hóa mạnh

1.4 Sulfur và sulfur dioxide

a. Sulfur (lưu huỳnh)

- Sulfur tồn tại trong tự nhiên ở cả 2 dạng là dạng đơn chất và dạng hợp chất. Đơn chất sulfur được tìm thấy phân bố chủ yếu ở những vùng lân cận núi lửa và các suối nước nóng tự nhiên,... Hợp chất sulfur gồm các khoáng vật như sulfide, sulfate, protein... 

- Cấu tạo phân tử sulfur bao gồm 8 nguyên tử (S8) có dạng vòng khép kín. Mỗi nguyên tử sulfur sẽ liên kết với hai nguyên tử khác ở bên cạnh bằng hai liên kết cộng hoá trị không có tính phân cực.

- Tính chất vật lí: Sulfur không tan trong nước, ít tan trong ancol, tan nhiều trong carbon disulfide, nhiệt độ nóng chảy là 113°C và sôi 445 °C.

- Tính chất hóa học:

+ Tác dụng với hydrogen: 

+ Tác dụng với kim loại:

+ Tác dụng với phi kim:

b. Sulfur dioxide

- Tính chất vật lý: Là chất không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, tan nhiều trong nước. Sulfur dioxide là khí độc, nếu hít nhiều sẽ gây ra viêm đường hô hấp. 

- Tính chất hóa học: 

+ Tính oxi hóa

+ Tính khử:

 Ứng dụng: Là chất trung gian quan trọng sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy, khử màu sản xuất đường, chống nấm mốc cho sản phẩm mây tre đan.

1.5 Sulfuric acid và muối sulfate

a. Sulfuric acid

- Cấu tạo: Phân tử sulfuric acid (H2SO4) có công thức cấu tạo như hình dưới đây:

- Tính chất vật lý: Là chất lỏng sánh, không màu, không bay hơi, hút ẩm mạnh, có thể tan vô hạn trong nước và tỏa nhiệt nhiều. 

- Tính chất hóa học: 

+ Tính axit

+ Tính oxi hóa:

+ Tính háo nước ( hiện tượng than hóa) 

- Ứng dụng: Sản xuất thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, phân bón... 

- Sản xuất: sulfuric acid chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc đi từ nguyên liệu chính là sulfur, quặng pyrite (chứa FeS2)

b. Muối sulfate

Một số muối sulfate quen thuộc với chúng ta và ứng dụng của chúng trong cuộc sống:

- Ammonium sulfate có vai trò trong sản xuất phân đạm.

- Calcium sulfate có ứng dụng trong sản xuất thạch cao.

- Magnesium sulfate dùng trong sản xuất khoáng chất bổ sung cho phân bón, thức ăn của gia súc.

- Barium sulfate ứng dụng trong sản xuất chất cản quang trong chẩn đoán hình ảnh y tế.

3. Ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 11: Luyện tập 

Câu 1: Một hệ hóa học ở trạng thái cân bằng thì phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Phản ứng nghịch đã dừng

B. Phản ứng thuận đã dừng

C. Nồng độ các chất trong hệ không thay đổi

D. Nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau. 

Đáp án C: Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ các chất trong hệ không thay đổi. 

Câu 2: Hằng số cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Áp suất

B. Nồng độ

C. Nhiệt độ

D. Chất xúc tác

Đáp án C: Kc phụ thuộc vào nhiệt độ

Câu 3: Trong phản ứng cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì:

A. Tốc độ phản ứng thuận tăng lên

B. Tốc độ phản ứng nghịch tăng lên

C. Tốc độ phản ứng thuận nghịch không tăng lên

D. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch tăng lên như nhau 

Đáp án D: Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng hóa học, chỉ đẩy nhanh tốc độ phản ứng thuận nghịch. 

Câu 4: Cho phản ứng cân bằng N2 + 3H2 ⇄ 2NH3. Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng? 

A. Tăng nồng độ H2

B. Thêm chất xúc tác

C. Tăng nhiệt độ

D. Giảm nồng độ NH3

Câu 5: Có thể thu được nguyên tố nitrogen từ phản ứng nào ở dưới đây?

A. Đem đun nóng dung dịch bão hòa sodium nitrite cùng với Ammonium Chloride.

B. Đưa muối Silver nitrate đi nhiệt phân.

C. Cho bột Cu vào phản ứng dung dịch HNO3 đặc, nóng.

D. Cho muối Ammonium nitrate vào một dung dịch kiềm.

Đáp án A: Đem đun nóng dung dịch bão hòa sodium nitrite cùng với Ammonium Chloride.

Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất nào có thể tác dụng được với N2 ở nhiệt độ thường?

A. Mg.

B. O2.

C. Na.

D. Li. 

Đáp án D: Li 

Câu 7 Trong dung dịch Amoniac là một base yếu vì?

A. Amoniac tan nhiều trong nước

B. Phân tử amoniac là phân tử có cực

C. Khi hòa tan trong nước, Amoniac kết hợp với nước tạo thành ion NH4+  và OH-

D. Khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo ra NH4+  và OH- 

Đáp án: D: Khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo ra NH4+ và OH-

Câu 8: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là:

A. rót từ từ axit vào nước và khuấy đều

B. rót nhanh axit vào nước và khuấy đều

C. rót từ từ nước vào axit và khuấy đều

D. rót nhanh nước vào axit và khuấy đều

Đáp án A: rót từ từ axit vào nước và khuấy đều bằng đũa thủy tinh, tuyệt đối không làm ngược lại. 

Câu 9. Trung hòa 100ml dung dịch H3PO4 1,5M cần phải dùng Vml dung dịch hợp chất KOH 2M. Hãy tính giá trị của V:

A. 75 ml.

B. 300 ml.

C. 225 ml.

D. 150 ml.

Đáp án C: 225ml

Câu 10. Cho phản ứng hóa học NH3 + HCl → NH4Cl. Hãy cho biết vai trò của amoniac trong phản ứng này là gì?

A. Bazơ.

B. Axit.

C. Chất oxi hóa.

D. Chất khử.

Đáp án A: Bazơ

Câu 11. Hãy cho biết hợp chất amoni là chất điện li thuộc loại nào?

A. Yếu.

B. Mạnh.

C. Không xác định được.

D. Trung bình.

Đáp án B: Amoni là chất điện li mạnh

Câu 12. Cho 39 gam chất kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3, sản phẩm thu được là 8,96 lit khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Hãy cho biết kim loại M là kim loại gì?

A. Zn.

B. Ca.

C. Cu.

D. Mg.

Đáp án A: Zn

Câu 13. Hãy cho biết sấm sét trong khí quyển có thể tạo ra được chất khí nào trong các khí dưới đây?

A. N2.

B. NO.

C. N2O.

D. CO.

Đáp án B: NO

Câu 14. Hãy cho biết phẩm khi cho photpho tác dụng với oxi dư là

A. P2O3.

B. P2O5.

C. P5O2.

D. PO5.

Đáp án B: P2O5

Câu 15. Cho 0,3 mol axit H3PO4 tác dụng với dd có chứa 0,4 mol NaOH. Muối tạo ra sau khi phản ứng là

A. NaH2PO4, NaOH dư.

B. Na2HPO4, Na3PO4.

C. NaH2PO4, Na2HPO4.

D. NaH2PO4, Na3PO4.

Đáp án C: NaH2PO4, Na2HPO4

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 11 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-hoa-11-chi-tiet-2179.html

 

 

 

 

 

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12

Để giúp các em ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12 tốt nhất, VUIHOC đã tổng hợp các kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo bài viết và chia sẻ cho bạn bè của mình cùng tham khảo nhé!

1. Kiến thức trọng tâm ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12

1.1 Este

a. Khái niệm: Este là dẫn xuất của axit cacboxylic được tạo ra bằng cách thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR' thì ta được este đơn chức RCOOR'. 

Este no đơn chức mạch hở có công thức là CnH2nO2 ( với n >= 2) 

c. Tính chất vật lý: Este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol: axit > ancol > este. Mỗi loại este sẽ có mùi đặc trưng khác nhau như mùi chuối chín của isoamyl axetat, mùi dứa của etyl butiat, CH3COOC10H17 tạo nên mùi hoa hồng... 

d. Tính chất hóa học

- Este thủy phân trong môi trường axit và tạo ra 2 lớp chất lỏng: 

- Este thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều ( phản ứng xà phòng hóa)

- Đốt cháy este tạo thành CO2 và H2O. Nếu nH2O = nCO2 => este no đơn chức mạch hở 

- Phản ứng tráng bạc ở este: 

e. Điều chế este: 

1.2 Lipit 

a. Khái niệm: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Lipit không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. 

b. Công thức cấu tạo: Lipit đơn giản cấu tạo gồm gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch dài và không phân nhánh) kết hợp với gốc hiđrocacbon của glycero

Trong đó R1, R2, R3 là các gốc hidrocacbon. Các gốc này có thể giống nhau hoặc khác nhau

c. Tính chất vật lý: Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no, còn ở trong gốc hidrocacbon no chất béo sẽ ở trạng thái rắn. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước. 

d. Tính chất hóa học 

- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo ra axit béo và glixerol

- Phản ứng xà phòng hóa tạo thành muối của axit béo và glixerol

- Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn 

1.3 Glucozo

a. Cấu tạo 

- Glucozo có công thức phân tử là C6H12O6

- Glucozơ có công thức cấu tạo mạch hở: CH2OH–CHOH–CHOH–CHOH–CHOH–CH=O

Hoặc: CH2OH[CHOH]4CHO

- Glucozo mạch vòng:

b. Tính chất vật lý: Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146°C dạng α và 150°C ở dạng β. Glucozo rát dễ tan trong môi trường nước, có vị ngọt và được tìm thấy trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, quả chín... Glucozo có một lượng nhỏ trong máu người, khoảng 0,1%

c. Tính chất hóa học: Glucozơ có tính chất của andehit và ancol đa chức 

- Tính chất của andehit:

+ Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 ( Phản ứng nhận biết glucozơ bằng phản ứng tráng gương) 

+ Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng ( nhận biết glucozo) 

+ Khử glucozơ bằng H2

d. Điều chế: Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột hoặc thủy phân xenlulozo, xúc tác HCl. 

e. Ứng dụng: thuốc tăng lực, ruột phích, tráng gương... 

1.4 Saccarozo, tinh bột và xenlulozo

a. Saccarozơ (đường kính)

- CTPT: C12H22O11

- Cấu tạo: Trong phân tử saccarozơ có cấu trúc gồm gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau thông qua nguyên tử oxi ở giữa C1 của glucozơ đi cùng với C2 của fructozơ (C1 – O – C2). Do nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng để tạo nhóm –CHO. Chính các đặc điểm này cấu thành nên một số tính chất vật lý đặc trưng của saccarozơ.

- Tính chất vật lý:  Không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở 185oC.

- Tính chất hóa học: Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân

+ Phản ứng với Cu(OH)2:  2C12H22O11 + Cu(OH)2 \large \rightarrow (C12H21O11)2Cu + 2H2O

b. Tinh bột:
- Cấu trúc phân tử: Phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích  - glucozo liên kết với nhau và có CTPT là (C6H10O5)n. Các mắt xích  - glucozo liên kết với nhau tạo thành 2 dạng phân nhánh amilozo và không phân nhánh amilopectin.
- Tính chất vật lý: Tinh bột là chất rắn, vô định hình, có màu trắng và không tan trong nước lạnh.
- Tính chất hóa học:
+ Phản ứng thủy phân: (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6 (glu)
+ Phản ứng với iot tạo thành chất màu xanh tím ( phản ứng nhận biết iot hoặc tinh bột)
c. Xenlulozo
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
- Cấu trúc phân tử: Gồm nhiều gốc β –glucozo liên kết với nhau
- Tính chất vật lý: Là chất rắn dạng sợi, có màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, tan trong nước Svayde. Xenlulozo là thành phần chính trong bông nőn (98%)
- Tính chất hóa học:
+ Phản ứng thủy phân: (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6 (glu)
+ Phản ứng với axit nitric:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc)  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Ứng dụng: làm thuốc súng không khói

1.5 Amin
a. Khái niệm: Amin được tạo ra khi thay thế các nguyên tử hidro (một hoặc nhiều)  trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.
Ví dụ: CH3CH2CH2NH2 (Propylamin), C6H5NH2 ( Phenylamin), C6H5NHCH3 (Metylphenylamin)
b. Công thức tổng quát:
- Amin đơn chức: CxHyN
- Amin đơn chức no: CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N
- Amin đa chức no: CnH2n+2-z(NH2)z hay CnH2n+2+zNz
c. Đồng phân
- Đồng phân về mạch cacbon
- Đồng phân vị trí nhóm chức
- Đồng phân về bậc của amin
VD: Đồng phân của CH5N

d. Danh pháp
- Tên gốc chức: Sử dụng tên gốc hidrocacbon + amin
- Tên thay thế: Sử dụng tên hidrocacbon + vị trí + amin
e. Tính chất vật lý
- Amin tồn tại ở cả ba thể rắn, lỏng và khí. Amin cấp bậc thấp ở thể khí có mùi khai, dễ tan trong nước và rất độc, cấp bậc cao hơn ở thể lỏng và rắn có vị ngọt và không màu.
- Phân tử khối amin càng tăng thì nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần
f. Tính chất hóa học
- Tính base: Amin mạch hở tan nhiều trong nước và làm đổi màu quỳ tím sang xanh hoặc làm hồng phenolphtalein. Anilin và amin thơm khác không làm đổi màu quỳ tím.
- Tác dụng với axit: CH3NH2 + H2SO4  CH3NH3HSO4
- Phản ứng thế: Anilin cho vào dung dịch nước brom sẽ tạo kết tủa màu trắng.

2. Các dạng bài tập cần lưu ý ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12
2.1 Bài tập về este
2.2 Bài tập về lipit
2.3 Bài tập về Glucozo
2.4 Bài tập về Saccarozo, tinh bột và xenlulozo
2.5 Bài tập về Amin

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-hoa-12-chi-tiet-2183.html

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 chi tiết

Để chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11, VUIHOC đã tổng hợp đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 chi tiết giúp các em ôn tập dễ dàng hơn và đạt điểm cao môn Tiếng Anh. Mời các em cùng tham khảo nhé!

1. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 Unit: A long and healthy life1.1 Thì quá khứ đơn

a. Cách dùng: Thì quá khứ đơn được sử dụng trong các trường hợp như sau: 

- Diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ tại một thời điểm hoặc thời gian cụ thể. 

- Diễn tả hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ

- Diễn tả hành động xen vào một hành động khác trong quá khứ

- Dùng trong câu điều kiện loại II

- Dùng trong câu cầu ước không có thật. 

b. Cấu trúc

+ Động từ thường

  • (+) S + V-ed/ V2 

  • (-) S + did not ( didn't) + V

  • (?) Did + S + V 

+ Động từ to be

  • (+) S + was/ were +...

  • (-) S + was not ( wasn't)/ were not ( weren't) + ... 

  • (?) Was(wasn't) / Were (weren't) + S + ... 

c. Dấu hiệu nhận biết

- Thông qua các trạng từ yesterday, last, ago, in the past, before, this morning/ afternoon/night

- Dùng sau as if, as though, it's time, wish, would sooner... 

1.2 Thì hiện tại hoàn thành

a. Cách dùng: Thì hiện tại hoàn thành được sử dụng trong các trường hợp như sau: 

- Diễn đạt một hành động xảy ra từ quá khứ và kéo dài đến hiện tại 

- Diễn đạt kết quả của hành động trong quá khứ nhưng không rő về thời gian

- Dùng để diễn đạt một hành động hay sự việc xảy ra nhiều lần trong quá khứ. 

b. Cấu trúc

  • (+) S + have/has + Ved/ V3 

  • (-) S + have/ has + NOT +  V3/ed 

  • (?) Have/ Has + S + V3/ed 

c. Dấu hiệu nhận biết

-Trạng từ chỉ thời gian: for + khoảng thời gian, since + khoảng thời gian, just, yet, before, already, never, so far, ever... 

2. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 Unit: The generation gap

Động từ khuyết thiếu

Cách sử dụng động từ khuyết thiếu

Ví dụ 

Can 

Dùng để chỉ khả năng của con người, sự vật trong thời điểm hiện tại 

She can play piano ( Cô ấy có thể chơi piano)

May

Dùng để diễn tả khả năng xảy ra cao của sự việc, hiện tượng

I may go to the zoo tomorrow ( Tôi có thể đến sở thú vào ngày mai) 

Should

Đưa ra một lời khuyên

You should go to the hospital ( Bạn nên đến bệnh viện)

Must

Diễn tả sự cần thiết, bắt buộc ở hiện tại hoặc tương lai

You must pass the exam

( Bạn phải vượt qua kì thi) 

Shall

Dùng trong thì tương lai, diễn tả một lời hứa, sự quyết đoán hoặc mối đe dọa

Don't move the table! I shall paint the table tomorrow

( Đừng di chuyển cái bàn. Ngày mai tôi sẽ sơn nó) 

Could

Diễn tả một sự việc có thể xảy ra trong tương lại nhưng không chức chắn hoặc thể hiện sự xin phép lịch sự, diễn tả khả năng của con người trong quá khứ

Could I sit here? ( Tôi có thể ngồi đây được không? ) 

Would

Diễn tả một giả định trong quá khứ hoặc một dự đoán về tình huống có thể xảy đến trong tương lai. Dùng trong lời mời hay một yêu cầu lịch sự

Would you like go to the market with me? ( Bạn có muốn đi chợ với tôi không?) 

Might

Dùng để diễn tả khả năng thấp một sự việc có thể xảy ra hoặc dùng để xin phép khi làm điều gì đó một cách trang trọng. 

Might I have a little more tea? ( Tôi có thể xin thêm chút trà được không?) 

Will 

Dùng để diễn tả các sự việc, tình huống xảy ra trong tương lai hoặc đưa ra một quyết định ngay tại thời điểm nói, đưa ra lời yêu cầu, lời đề nghị. 

I will go to the school now ( Tôi sẽ đi đến trường ngay bây giờ) 

3. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 Unit: Cities of the future3.1 Động từ chỉ  trạng thái ( Stative verbs) 

a. Động từ chỉ trạng thái tình cảm

want: mong muốn                                                            

like: thích

adore: thích

dislike: không thích

need: cần

care for: quan tâm tới

hope: hy vọng

value: coi trọng

hate: ghét bỏ

desire: mong ước

mind: phiền

prefer: thích hơn

b. Động từ chỉ trạng thái cảm nhận của giác quan

seem: dường như

see: nhìn thấy

smell: ngửi (hương)

sound: nghe như

look: có vẻ như

recognize: nhận thấy

c. Động từ chỉ trạng thái sở hữu

belong : thuộc về

lack: thiếu

include: bao gồm

contain: chứa

possess: sở hữu

consist of: bao gồm

d. Động từ chỉ trạng thái quan điểm, suy nghĩ 

know: biết

disagree: không đồng ý

doubt: nghi ngờ

understand: hiểu 

wish: mơ ước

agree: đồng ý

think: suy nghĩ

satisfy: hài lòng

believe: tin tưởng

recognize: nhận ra

remember: nhớ 

imagine: tưởng tượng

mean: có nghĩa là

forget: quên 

deny: phủ nhận, từ chối

promise: hứa 

3.2 Liên từ (Linking words)

a. Liên từ chỉ kết luận

- To sum up (Tóm lại), To conclude , In conclusion (Kết luận)

Eg: To sum up, I passed the ielts test with a score of 8.0 (Tóm lại, tôi đã vượt qua bài kiểm tra ielts với số điểm 8.5) 

b. Liên từ chỉ hậu quả

- As a result (Kết quả là), Therefore (Vì thế), Thus/ So  (Vì vậy), Consequently (Kết quả là)

Eg: My brother's leg was broken so he couldn't participate in sports activities at school (Chân của anh tôi bị gãy nên không thể tham gia hoạt động thể thao ở trường) 

c. Liên từ nhấn mạnh

- Specifically (Chính xác là cho), Especially/ In particular/ Particularly (Đặc biệt), Obviously (Rő ràng), Of course (Đương nhiên)

Eg: I studied hard and of course I passed the final exam ( Tôi đã ôn tập chăm chỉ và đương nhiên tôi đã vượt qua bài kiểm tra cuối kì) 

d. Liên từ ví dụ

- For instance/ For example / To cite an example/ To illustrate

Eg: For example, if I win a cooking contest, I will apply for a job at my favorite restaurant (Ví dụ tôi giành chiến thắng cuộc thi nấu ăn, tôi sẽ xin vào làm ở nhà hàng mà tôi yêu thích) 

e. Liên từ liệt kê

- Firstly (Đầu tiên), Secondly (Thứ hai), Thirdly (Thứ ba), Fourthly (Thứ tư), Finally (Cuối cùng), Lastly (Cuối cùng), Last but not the least (Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng)... 

Eg: I finally passed my driving test ( Cuối cùng tôi cũng vượt qua bài kiểm tra lái xe) 

f. Liên từ cung cấp thông tin

- Furthermore/ Moreover  (Hơn thế nữa), Additionally/ In addition (Thêm vào đó), Not only, but also (Không những, mà còn), Also (Cũng), And (Và)

Eg:
She got into the best high school in the city, and moreover, she studied in the school's high-quality classes. (Cô ấy đã đỗ vào trường cấp 3 tốt nhất thành phố, hơn thế nữa cô ấy còn được học ở lớp chất lượng cao của trường) 

g. Liên từ chỉ sự tương quan

- Both A and B: cả A và B

- Either A or B: A hoặc B 

Eg: Both my sister and I studied at Hanoi Medical University ( Cả chị gái tôi và tôi đều học ở đại học y Hà Nội) 

h. Liên từ chỉ sự đối lập, nhượng bộ

- But ( Nhưng) , Although/Though/In Spite of/Despite (Mặc dù)

Eg: In Spite of worked out hard but she didn't lose any weight ( Mặc dù đã tập luyện chăm chỉ nhưng cô ấy vẫn không giảm được cân nào) 

i. Liên từ chỉ nguyên nhân

Because/ since/ as: Vì

Eg: I like my brother than my sister because he allway give me a lot of toy. (Tôi thích anh trai tôi hơn chị gái vì anh ấy luôn cho tôi rất nhiều đồ chơi) 

k. Liên từ chỉ mục đích 

- To V/ in order to V: Để làm gì

- In order that + S + V: Để mà

Eg: In order to lose weight, Linh started exercising regularly. ( Để giảm cân, Linh bắt đầu tập thể dục thường xuyên) 

4. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11: Bài tập luyện tập 4.1 Bài tập về thì quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành

a. My sister (walk) to school every day when she was young ( Chị gái tôi đi bộ đến trường hằng ngày khi cô ấy còn bé) 

=>  walked

b. I (finish) my homework before dinner. (Tôi đã hoàn thành bài tập về nhà trước bữa tối)

=>  finished 

c. She (work) at that company since 2018. ( Cô ấy làm việc ở công ty từ năm 2018) 

=>  has worked

d. This is the best ice-cream I ever (taste). ( Đây là loại kem ngon nhất mà tôi từng thử) 

=>  have ever tasted

e. I ______ (be) in Tokyo for holiday for 3 weeks. I really enjoy it. (Tôi đã đến Tokyo trong kỳ nghỉ 3 tuần. Tôi thực sự rất thích nơi này) 

=>  have been

f.  Minh ______ (not/sleep) yet. He’s still playing games.( Minh chưa ngủ. Anh ấy vẫn đang chơi game) 

=>  has not slept

g. This is the second time I ______ (read) Harry Potter.(Đây là lần thứ hai tôi đọc Harry Potter) 

=>  have read

h.  I ______ (never/see) the sea before.(Tôi chưa từng nhìn thấy biển trước kia) 

=>  have never seen

k. I and my friend (finish)___ school since 2021. ( Tôi và bạn tôi đã học xong từ năm 2021) 

=>  finished

l. He last (go)___ to Ha Noi in 2018.( Lần cuối anh ấy đến Hà Nội là vào năm 2018) 

=>  went

m. Minh (be)___ ill for 2 weeks. He is still in hospital. ( Minh đã bị ốm 2 tuần. Anh ấy vẫn đang ở bệnh viện) 

=>  has been

n. My father (drive)___ away 15 minutes ago.( Bố tôi lái xe đi cách đây 15 phút trước) 

=>  drove

4.2 Bài tập về động từ khuyết thiếu

a. He _______ tell me the truth for his own good. ( Anh ấy nên nói cho tôi sự thật vì lợi ích của anh ấy) 

=>  Should

b. My son _______ shoot the basketball at the rim. ( Con trai tôi có thể ném bóng vào thành rổ) 

=>  Can

c. Every citizen  _______ obey the law. ( Mọi công dân phải tuân thủ pháp luật) 

=>  must 

d. _______ I borrow your pencil, please? ( Cho tôi mượn bút chì của bạn được không?) 

=>  May 

e. You ______ to write them today. ( Bạn nên viết chúng ngay hôm nay) 

=>  ought

f. Linh ______ drive, but she hasn’t got a car.( Linh có thể lái xe nhưng cô ấy không có xe) 

=>  can

g. I ______ like to buy the same bicycle that you have. ( Tôi muốn mua chiếc xe đạp giống của bạn) 

=>  would

h. They ______ not be trustworthy enough.( Họ có thể không đủ tin cậy) 

=>  might

i. ______ you let me know the time? ( Bạn có thể cho tôi biết thời gian được không?) 

=>  May

Trên đây là toàn bộ kiến thức ngữ pháp các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì 1 môn tiếng anh lớp 11. Hy vọng với bài tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 mà VUIHOC đã tổng hợp dựa trên các unit trong sách sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập hơn. Để học thêm nhiều kiến thức mới cũng như ôn tập lại các bài học trên lớp, các em hãy truy cập vào trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-tieng-anh-11-chi-tiet-2185.html

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek