Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18| Văn 9 tập 1 Cánh diều

Những kiến thức về chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ luôn là một vấn đề cần được chú ý và quan tâm bởi những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn thường có sự xuất hiện của ba loại chữ này. Bởi vậy, hãy cùng VUIHOC Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18| Văn 9 tập 1 Cánh diều để nắm được chi tiết hơn nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 Văn 9 tập 1 Cánh diều 

1. Câu 1 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều 

Trong những tác phẩm sau đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm và tác phẩm nào được viết bằng chữ Quốc ngữ?

Trả lời:

Viết bằng chữ Hán

- Sông núi nước Nam

- Nhật kí trong tù

- Hịch tướng sĩ

Viết bằng chữ Nôm

- Quốc âm thi tập

- Truyện Lục Vân Tiên

- Truyện Kiều - 

Viết bằng chữ Quốc ngữ

-Tuyên ngôn Độc lập

- Lão Hạc

- Tắt đèn

- Dế Mèn phiêu lưu kí

2. Câu 2 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích tại sao cách diễn đạt ấy lại phù hợp với mỗi loại tác phẩm được nêu ra ở bên A.

Lời giải:

a- 1 và 2 vì viết bằng chữ Hán cần phải có phiên âm sang chữ quốc ngữ để có thể hiểu từ đó và dịch được nghĩa sang tiếng Việt nhằm hiểu bài thơ

b- 3 vì chữ Nôm chỉ cần được chuyển thành chữ quốc ngữ để có thể hiểu nghĩa

3. Câu 3 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hãy tìm thêm một vài ví dụ về những trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:

Trả lời:

a. Trường hợp sử dụng một chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm: ghi âm /z/ bằng những chữ r, d.

b. Trường hợp sử dụng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau: sử dụng chữ i vừa để ghi âm /i/ vừa để ghi cho âm /i:/

c. Trường hợp ghép nhiều chữ cái để có thể ghi một âm như là ng, ngh, tr, th…

4. Câu 4 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng) trình bày những suy nghĩ của em về thuận lợi trong quá trình học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết được những tên riêng nước ngoài, những thuật ngữ khoa học có nguồn gốc từ nước ngoài.

Lời giải:

Đoạn tham khảo 1:

Chữ Quốc ngữ là một danh từ chung, để chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn như chữ Nôm cũng là một chữ Quốc ngữ của nước ta ở trong một thời kỳ, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết mà chúng ta sử dụng ngày nay. Chữ này thoạt đầu do những vị giáo sĩ phương Tây truyền đạo tại Việt Nam, họ lấy mẫu tự La Tinh, ghép lại để có thể ghi âm địa danh và những nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua nhiều thời kỳ hình thành cho tới ngày nay. Khác với nhiều hệ thống ngôn ngữ ở trên thế giới, với 29 âm trong đó bao gồm 11 nguyên âm, 17 phụ âm, 1 bán nguyên âm và 5 thanh điệu (sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng) đã làm cho tiếng Việt càng thêm trầm bổng linh hoạt với giai điệu và tiết tấu vô cùng sinh động đầy nhạc tính. So với chữ Hán và chữ Nôm là kiểu chữ tượng hình thì chữ Việt theo hệ chữ latinh vô cùng phù hợp trong việc viết những tên nước ngoài hoặc các thuật ngữ khoa học…

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều 

Đoạn tham khảo 2:

Học chữ Quốc ngữ và sử dụng được chữ Quốc ngữ là một lựa chọn rất phù hợp của dân tộc Việt. Người học chữ Quốc ngữ sẽ được cấp cho nguyên liệu đó là 29 ký tự và họ sẽ được thỏa sức sáng tạo với những mô hình lắp ghép những ký tự rời rạc ấy. Với bất kỳ mô hình lắp ghép đúng đắn nào của những ký tự Latin, chữ Quốc ngữ đều có thể được dễ dàng phát âm một cách chuẩn xác theo đúng những quy ước mà ký tự đó mô phỏng âm thanh tự nhiên tiếng Việt. Đại bộ phận người dân Việt Nam đã có thể từng bước tiếp cận đến sách vở, nguồn cung cấp tri thức hữu ích dành cho nhân loại, cũng như với báo chí, nguồn thông tin được cập nhật hằng ngày, để dần thoát khỏi đời sống u tối và trì trệ mà giai cấp thống trị luôn muốn duy trì.

Đoạn tham khảo 3:

Trong thời đại của sự tiếp xúc và giao lưu, việc hội nhập trở thành một đòi hỏi vô cùng bức thiết. Dù rằng không phải lúc nào cũng được nhìn nhận một cách khách quan, trong thực tế, chữ Quốc ngữ đã góp một phần đáng kể trong việc kéo gần hơn khoảng cách Việt Nam với thế giới, với xu thế ngày một phát triển kỹ thuật công nghệ của thời đại. Bằng sự gia nhập vào cộng đồng những nước sử dụng đến hệ chữ cái Latin, chữ Quốc ngữ giúp cho việc hiểu những thuật ngữ quốc tế, và đặc biệt là phiên chuyển tên riêng tiếng nước ngoài thành tiếng Việt theo hình thức để nguyên dạng đảm bảo được tính chính xác cũng như tính khoa học; giúp cho việc xác định những nhân danh và địa danh đó đích xác và dễ dàng hơn.

 

VUIHOC đã hướng dẫn chi tiết phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18| Văn 9 tập 1 Cánh diều qua bài viết phía trên.  Từ bài soạn, hy vọng các em có thể hiểu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-18-van-9-tap-1-canh-dieu-4196.html

 

 

Tovább

Soạn bài Khóc Dương Khuê| Văn 9 tập 1 Cánh diều


Dưới đây là phần soạn bài Khóc Dương Khuê| Văn 9 tập 1 Cánh diều vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Tác phẩm chính là một bài thơ thể hiện được nỗi tiếc nuối sâu sắc của nhà thơ đối với người bạn của mình. Đồng thời cũng khẳng định một tình bạn tri kỷ - một thứ tình cảm giữa người với người.

1. Soạn bài Khóc Dương Khuê: Chuẩn bị 

– Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, các em cần phải chú ý đến điều gì?

– Đọc trước văn bản Khóc Dương Khuê, tìm hiểu thêm những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê (1839-1902).

Trả lời:

- Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, em cần chú ý đến cách ngắt câu, ngắt nhịp và cách gieo vần.

- Tìm hiểu về văn bản Khóc Dương Khuê cùng với nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê:

* Nhà thơ Nguyễn Khuyến:

- Nguyễn Khuyến (1835-1909) lấy hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ lấy tên là Nguyễn Thắng.

- Sinh ra ở quê ngoại - xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định.

- Lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội - làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, thuộc tỉnh Hà Nam.

- Ông xuất thân ở trong một gia đình nhà nho nghèo.

- Năm 1864, ông được đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp nhưng trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội lẫn thi Đình → Do đỗ đầu cả ba kì thi cho nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ được làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời của ông là đi dạy học và sống thanh bạch tại quê nhà.

- Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có cốt cách thanh cao và có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ rất kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

- Sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng khá lớn, hiện còn trên 800 bài bao gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu vẫn là thơ.

- Những tác phẩm: Quế Sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, cùng với rất nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế và câu đối truyền miệng.

- Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là một nhà thơ trào phúng vừa là một nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng của Lão Trang và triết lý Đông Phương.

- Thơ chữ Hán của ông hầu như đều là thơ trữ tình.

→ Có thể nói trên cả hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều rất thành công.

- Nội dung: thơ Nguyễn Khuyến nói về tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người vô cùng khổ cực, thuần hậu và chất phác; châm biếm, đả kích với thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời cũng bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân và với nước.

- Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến dành cho nền văn học dân tộc chính là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê và thơ trào phúng. 

* Nhà thơ Dương Khuê:

- Dương Khuê (1839 – 1902) là người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, thuộc tỉnh Hà Đông (nay là Ứng Hòa, Hà Nội).

- Ông đỗ tiến sĩ vào năm 1868, làm quan tới chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

2. Soạn bài Khóc Dương Khuê: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý vào cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của nhà thơ Nguyễn khuyến

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó tìm từ ngữ biểu cảm

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng từ “thôi” và “nước mây man mác” để thể hiện cảm xúc vô cùng đau đớn và tiếc thương trước sự ra đi của người bạn thân. Từ “thôi” còn giống như một phép nói tránh rằng chưa muốn chấp nhận sự thật là bạn đã mất

2.2 Nhà thơ nhắc về những kỉ niệm gì với bạn, theo trình tự như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý vào các từ ngữ thể hiện thời gian

Lời giải chi tiết:

- Nhà thơ nhắc về những kỉ niệm: từ thuở đăng khoa sớm hôm cạnh nhau, khi từng gác cheo leo, có khi soạn câu văn, nghe con hát cầm xoang, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, cùng uống rượu, cùng nhau chung hoạn nạn…

- Trình tự: hồi tưởng theo dòng cảm xúc thời gian

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều 

2.3 Nỗi đau mất bạn của tác giả đã được thể hiện như thế nào? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ câu 25 tới câu 35

Lời giải chi tiết:

Nỗi đau mất bạn đã được thể hiện thông qua sự ngỡ ngàng, bàng hoàng và chân tay rụng rời như không tin được vào những điều mà mình nghe được. Đó là cảm giác bất ngờ, đau đớn khi bị mất đi một người tri âm, tri kỉ

2.4 Chú ý vào vai trò của những điển cố, điển tích được sử dụng 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần chú thích

- Đưa ra những nhận xét

Lời giải chi tiết:

Những điển cố, điển tích “giường treo” và “đàn kia” nói tới những tình bạn khắc cốt ghi tâm, nổi danh kim cổ tại Trung Quốc. Qua đó, nói ngắn gọn nhưng lại có thể bày tỏ hết ra những tâm tư và cảm xúc ẩn sâu trong Nguyễn Khuyến khi mất bạn, không còn có người tâm giao.

2.5 Nhà thơ đã tự an ủi mình ra sao khi bạn mất?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn câu thơ từ 35 cho đến hết

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ đã tự an ủi bản thân rằng bạn mình dù có van xin cũng chẳng thể nào ở lại và sinh lão bệnh tử cũng là việc tất yếu, “tuổi già hạt lệ như sương”, không còn quá nhiều nước mắt để khóc cho bạn, chỉ biết nỗi đau sâu thẳm trong lòng.

3. Soạn bài Khóc Dương Khuê: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều 

Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thông qua bài Khóc Dương Khuê?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản cùng với kiến thức về thơ song thất lục bát

Lời giải chi tiết:

Trong 2 câu có 7 chữ: chỉ cần chữ thứ 3, 5 và 7 phải tuân theo đúng niêm luật.

Trong câu có 6 chữ: chỉ cần chữ thứ 2, 4 và 6 thực hiện theo đúng như niêm luật.

Trong câu có 8 chữ: chỉ cần chữ thứ 2, 4, 6 và 8 tuân theo đúng niêm luật.

Những chữ còn lại có thể lựa chọn thanh bằng hay trắc tùy ý, chỉ cần làm sao đọc nghe xuôi tai là được.

Thơ song thất lục bát sẽ bao gồm 4 câu được đi liền với nhau, trong đó có hai câu 7 tiếng (câu thất 1 với câu thất 2), tiếp đến là câu lục với câu bát.

Luật vần trong câu lục và bát hoàn toàn giống với thơ lục bát. Còn đối với 2 câu thất thì luật thanh sẽ không phải ở các từ 2-4-6 giống như những thể thơ khác, thay vào đó là cần phải chú ý vào những tiếng 3-5-7.

· Câu thất 1: những tiếng 3-5-7 cần theo thứ tự là T-B-T

· Câu thất 2: những tiếng 3-5-7 cần theo thứ tự là B-T-B

· Các tiếng 1-2-4-6 còn lại sẽ được tự do về thanh.

Nếu như ở những thể thơ khác chỉ gieo vần ở thanh bằng, thì thơ song thất lục bát lại được gieo vần ở cả thanh bằng và trắc. Tiếng thứ 7 trong câu thất 1 thanh trắc sẽ được vần với tiếng thứ 5 của thanh trắc trong câu thất 2.

Tiếng thứ 7 trong câu thất 2 thanh bằng sẽ vần với tiếng thứ 6 trong câu lục kế.

3.2 Câu 2 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Sự kiện tạo ra được nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết ra bài thơ là gì? Sự kiện đó chi phối bố cục của bài thơ ra sao? Cho biết ý chính trong mỗi phần theo bố cục ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó tìm hiểu thêm về hoàn cảnh sáng tác

Lời giải chi tiết:

- Sự kiện: sự ra đi của người bạn thân nhất của ông chính là nhà thơ Dương Khuê

- Bố cục và ý chính:

Phần 1 (bao gồm hai câu thơ đầu): Nỗi đau khi nghe thấy tin bạn mất.

Phần 2 (từ câu 3 tới câu 22): Những kỉ niệm của tình bạn thông qua dòng hồi tưởng của tác giả.

Phần 3 (đoạn còn lại): Sự đau đớn và hụt hẫng khi quay trở lại và đối diện với hiện thực.

3.3 Câu 3 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Tình cảm của Nguyễn Khuyến được thể hiện ra sao trong hai dòng thơ đầu khi nghe thấy tin bạn mất?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 2 dòng thơ đầu tiên, tìm ra các từ chỉ trạng thái và cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Nỗi đau đớn khi nghe được tin bạn qua đời: sử dụng đến điệp ngữ “thôi” với mức độ biểu cảm rất cao, sử dụng những từ láy “man mác” và “ngậm ngùi” để diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã trước sự ra đi đột ngột của người bạn đồng niên

3.4 Câu 4 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Những kỉ niệm nào về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng ra sao và theo trình tự nào ở trong đoạn thơ từ dòng 3 tới dòng 22?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ dòng 3 tới dòng 22

Lời giải chi tiết:

- Những kỉ niệm tình bạn đẹp đẽ:

+ Thuở đăng khoa, sớm hôm cùng nhau.

+ Kính yêu, khác đâu duyên trời.

+ Cùng nhau trải qua biết bao khoảng thời gian quý báu: lúc chơi nơi dặm khách, lúc rượu ngon cùng nhắp,  khi từng gác cheo leo, khi bàn soạn câu văn.

+ Cùng nhau trải qua biết bao gian khó và biến cố cuộc đời: buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn và phận đẩu thăng chẳng dám tham trời.

- Trình tự thời gian và dựa theo dòng cảm xúc hồi tưởng

3.5 Câu 5 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả ở trong đoạn thơ từ dòng 23 cho đến hết?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đưa ra phân tích và nhận xét

Lời giải chi tiết:

Nỗi trống vắng khi bạn mình mất đã được biểu hiện thông qua những hình ảnh:

+ Chân tay rụng rời: nỗi đau tinh thần bỗng chuyển hóa thành nỗi đau về thể xác.

+ Rượu ngon không có bạn hiền hay câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai và ai biết mà đưa: không còn người tri âm, tri kỉ và không có người thấu hiểu.

+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn: vật còn nhưng người đi, đồ vật trở nên thật vô tri.

Biện pháp tu từ:

+ Phép điệp từ liên hoàn, điệp từ vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua hay Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

+ Thủ pháp đối lập giữa cái còn với cái mất, vật còn nhưng người đã đi xa  

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, thể thơ rất quen thuộc của ngâm khúc nhằm bày tỏ cảm xúc da diết và quặn thắt.

3.6 Câu 6 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Phân tích tác dụng của một vài biện pháp tu từ nổi bật có trong bài Khóc Dương Khuê.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đưa ra phân tích và nhận xét

Lời giải chi tiết:

- Cách nói giảm, nói tránh: Bác Dương thôi đã thôi rồi!, nhằm làm giảm đi nỗi mất mát đau thương.

- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Nước mây man mác. Nhằm diễn tả sự ra đi của người bạn cũng khiến cho đất trời thương xót.

- Biện pháp so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương.

- Các câu hỏi tu từ ở trong đoạn cuối của bài thơ. Hàng loạt những câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... hay Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

- Cách sử dụng đến lối liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tái hiện lại những kỉ niệm về tình bạn thân thiết cùng tấm lòng của nhà thơ đối với bạn.

3.7 Câu 7 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Bài thơ Khóc Dương Khuê đã giúp cho em có thêm những nhận thức gì về tình bạn ở trong cuộc sống. 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đưa ra lời nhận xét từ câu chuyện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ đã giúp cho em nhận thức được thứ tình cảm đáng quý và thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng những thứ tình cảm thiêng liêng cao quý này.

 

Phần Soạn bài Khóc Dương Khuê Văn 9 tập 1 Cánh diều trên đây sẽ giúp các em tìm hiểu về các nhà thơ nổi tiếng thời xưa cùng với sự tồn tại của tình bạn tri kỷ, thứ tình cảm quý giá giữa con người với con người. Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-khoc-duong-khue-van-9-tap-1-canh-dieu-4195.html

 

Tovább

Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều

VUIHOC hướng dẫn các em cách Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều một cách chi tiết. “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược.

1.  Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Chuẩn bị 

- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã được học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào phần đọc hiểu của văn bản này.

- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam sau đó tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.

Trả lời:

* Thơ Đường luật:

Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên khác là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với những luật được xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển vô cùng mạnh mẽ không chỉ ở trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng tại một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng hay tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.

Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể nhằm đối lập và phân biệt với những thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo những luật ấy.

Thơ Đường luật có một hệ thống những quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện trong 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.

Xét về mặt hình thức thì thơ đường luật được chia ra thành các dạng như sau:

Thất ngôn bát cú: gồm tám câu, mỗi câu có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất trong thể thơ Đường luật.

Thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

Ngũ ngôn bát cú: gồm 8 câu, mỗi câu có 5 chữ

Ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 5 chữ

Ngoài những dạng được kể ở trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác nữa. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân thủ theo những nguyên tắc đó.

* Văn bản Sông núi nước Nam:

- Bài thơ chưa rő tác giả là ai và có rất nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất đã kể như sau: Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống.

Mặc dù không rő ai là tác giả của bài thơ và có rất nhiều phiên bản khác nhau, truyền thuyết về việc hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ ấy trong tình huống cụ thể đã trở thành một câu chuyện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử và văn hóa dân gian của Việt Nam. Nó thể hiện được lòng yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc ở trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều 

2. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Đọc hiểu 

Chú ý vào yếu tố khẳng định chủ quyền có trong một “bản tuyên ngôn độc lập”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Rành rành định phận tại sách trời

- Yếu tố khẳng định chủ quyền có trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập” là được ghi trong sách trời - Giới phận lãnh thổ của người Nam đã được quy định trong sách trời, điều này trở thành một chân lý không thể nào chối cãi và không bất cứ ai có khả năng thay đổi được điều đó.

3. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều 

Qua những tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam và cho biết: Tại sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu ngữ liệu ngoài

Lời giải chi tiết:

Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống.

Bởi vậy, lý do bài thơ được gọi là thơ thần vì tương truyền rằng trong một đêm, quân sĩ nghe vọng trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm của bài thơ này cho nên rất sợ hãi ngỡ đó là thần linh đọc.

3.2 Câu 2 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Nêu đặc điểm về hình thức thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần trong bản phiên âm bài thơ)

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Áp dụng những kiến thức về thể loại

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm về hình thức thể loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

+ Số chữ: mỗi dòng có bảy chữ

+ Số dòng: bao gồm 4 dòng

+ Niêm luật: Chữ thứ hai trong câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai trong câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai trong câu 2 lại là “bằng” niệm với chữ thứ hai trong câu 3 cũng là “bằng”.

+ Vần: chỉ hiệp theo một vần trong các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư).

3.3 Câu 3 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hai dòng thơ đầu tiên khẳng định điều gì? Những từ ngữ “Nam đế”, “Nam quốc”, “tiệt nhiên”, “định phận” và “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý vào từ ngữ

Lời giải chi tiết:

- Hai dòng thơ đầu tiên khẳng định nước Nam là một đất nước có sự độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và luật pháp cai trị riêng, hiển nhiên điều đó đã được ghi cũng như đã được công nhận ở sách trời

- Tác giả sử dụng từ “Nam quốc” và “Nam để” nhằm khẳng định sự chính danh của quốc gia, của các bậc đế vương có chủ quyền ở trên lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, trong chế độ phong kiến xưa, “đế” còn là danh xưng cao nhất dành cho người đứng đầu của một nước. Đối với triều đình phong kiến Trung Hoa, chỉ có vua của họ mới được gọi là “đế”, còn vua những nước nhỏ là “vương”, thấp hơn “đế” hẳn một bậc. 

- Tất cả các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận” và “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định được chủ quyền của đất nước. Đồng thời nó còn muốn khẳng định sự tự tôn và lòng tự hào dân tộc - nước ta là một quốc gia có sự độc lập và chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém chút nào, điều này đã được khẳng định ở sách trời, không thể thay đổi.

3.4 Câu 4 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Phân tích hai dòng thơ cuối cùng cùng để làm rő cho nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả đang muốn thể hiện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó đưa ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Sau lời khẳng định hùng hồn, đanh thép về độc lập và chủ quyền dân tộc, tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép dành cho kẻ thù:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Câu hỏi vang lên một cách mạnh mẽ và dứt khoát đầy cứng rắn hướng đến bọn giặc xâm lược. Coi chúng như là “nghịch lỗ” nghĩa là tác giả đã phân định rất rő rệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa trong cuộc chiến. Ta chiến đấu vì chính nghĩa ắt có thể gặt hái được thành quả thắng lợi, còn lũ giặc dữ phi nghĩa kia sẽ phải nhận lại những hậu quả xứng đáng. Câu thơ đã thể hiện rất rő thái độ giận dữ và uất hận của tác giả dành cho kẻ thù ngang tàng đi ngược lại với chân lí, phạm phải ý trời. Càng uất giận thì ý chí chiến đấu càng tăng cao, câu thơ cuối cùng như một cú đánh vô cùng mạnh mẽ có sức cảnh tỉnh lớn đối với lũ giặc bất nhân: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Đến đây, tác giả đã trực tiếp gọi quân giặc là “chúng mày” với một thái độ vô cùng coi thường và khinh bỉ. Câu thơ thể hiện được ý chí quyết chiến và quyết thắng chống lại bọn giặc xâm lược cùng với niềm tin sắt đá vào sự thất bại tất yếu của lũ giặc ấy. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vô cùng ngắn gọn và hàm súc cùng với giọng điệu đanh thép, hùng hồn, bài thơ được đặt trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến có ý nghĩa vô cùng lớn lao với việc khích lệ, cổ vũ và động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đồng thời cũng là lời cảnh cáo đanh thép dành cho kẻ thù xâm lược.

3.5 Câu 5 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Theo em, hai dòng thơ đầu tiên và hai dòng thơ cuối cùng có mối liên hệ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản rồi chú ý đến mặt liên kết nội dung

Lời giải chi tiết:

Hai dòng thơ đầu tiên và hai dòng thơ cuối cùng có mối liên hệ rất chặt chẽ về mặt tư tưởng, cảm xúc. Nếu như hai dòng thơ đầu tiên nói về chủ quyền lãnh thổ và khẳng định về nền độc lập của nước Nam thì hai dòng thơ cuối thể hiện lòng quyết tâm cùng với ý chí chiến đấu chống lại bọn xâm lược để bảo vệ lãnh thổ ấy.

3.6 Câu 6 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Em có suy nghĩ như thế nào sau khi học bài Sông núi nước Nam? Theo em, nội dung tư tưởng của bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đưa ra suy nghĩ và bài học của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Sông núi nước Nam được coi là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống tiến vào xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân ra chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ cũng được ra đời. Tác giả khẳng định hùng hồn rằng "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là một điều đơn giản và điều hiển nhiên. Nhưng chân lý ấy phải đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn muốn khẳng định chủ quyền dân tộc và khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ và chủ quyền riêng. Những câu thơ vang lên như một niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc có sự độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định trong sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều đang làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi lũ giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cői. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền cùng sức mạnh cổ vũ quân dân và sự cảnh tỉnh kẻ thù. Bởi vậy, Bài Sông núi nước Nam gợi ra trong em một niềm tự hào cũng như lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp và truyền thống quý báu của dân tộc.

- Nội dung của bài thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay. Bài thơ là lời nhắc nhở và động viên thế hệ trẻ phải luôn biết cố gắng phấn đấu, tự hào, mạnh mẽ giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc, xứng đáng với tất cả những gì mà thế hệ cha anh đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn và bảo vệ.

Trên đây là phần Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Văn 9 tập 1 Cánh diều chi tiết mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Qua phần soạn bài, các em sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và từ đó cần phải biết được vai trò và nhiệm vụ của bản thân để xứng đáng với công sức ông cha ta đã bỏ ra.

Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-song-nui-nuoc-nam-nam-quoc-son-ha-van-9-tap-1-canh-dieu-4194.html

 

Tovább

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Dưới đây là phần soạn bài vô cùng chi tiết Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua sự phân tích hai văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, các em sẽ có thêm kiến thức để viết một bài văn nghị luận văn học.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Vẽ sơ đồ tư duy về luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu cho mỗi luận điểm của hai văn bản: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Trả lời:

* “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

* Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2. Câu 2 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra được bài học như thế nào khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?

Trả lời:

* Sự tương đồng:

- Đặt vấn đề một cách trực tiếp.

- Đi từ suy ngẫm về nhân vật, chi tiết để có thể dẫn đến kết luận cuối cùng.

- Những luận điểm được tổ chức theo một trật tự phù hợp, chặt chẽ và rő ràng.

* Sự khác nhau:

Chuyện Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

- Cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề xuất hiện trong nội dung của chính tác phẩm đang được bàn luận.

- Cách tổ chức luận điểm:

Các luận điểm trong bài có vị trí và vai trò ngang bằng nhau. Sau mỗi luận điểm thì đều có các dẫn chứng và lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm.


Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

- Cách đặt vấn đề: Từ một vấn đề xuất hiện một tác phẩm văn học, tác giả đã suy nghĩ về một vấn đề chung và khái quát thêm.

- Cách tổ chức luận điểm: Trong bài có những luận điểm lớn, trong mỗi luận điểm lớn lại có các luận điểm nhỏ hơn, giúp cho luận điểm chính thêm rő ràng.

- Khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học, chúng ta cần:

+ Có những luận điểm thật rő ràng và liên kết khăng khít với nhau. Trong bài làm có thể có nhiều luận điểm chính, sau đó tới các luận điểm phụ; hoặc những luận điểm có vai trò ngang nhau, sử dụng lí lẽ và bằng chứng xác đáng để có thể thuyết phục được người đọc.

+ Cần đặt vấn đề một cách trực tiếp, dễ hiểu, có sự liên quan mật thiết với tác phẩm đang được bàn tới.

3. Câu 3 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 8 - 10 câu) phân tích về vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hay tác dụng của yếu tố kì ảo có trong một truyện truyền kì, trong đó có dùng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Trong "Chuyện người con gái Nam Xương", bên cạnh những yếu tố tả thực, tác giả Nguyễn Dữ còn đưa vào nhiều yếu tố kì ảo đặc sắc nhằm gửi gắm những quan niệm cũng như bộc lộ tư tưởng chủ đề cho tác phẩm. Yếu tố kì ảo được xuất hiện ở trong phần cuối của tác phẩm, lúc Vũ Nương được Linh Phi cứu, nàng trở lại với dương gian để nói lời tạm biệt chồng con rồi mới trở về thủy cung. Yếu tố kì ảo còn được thể hiện thông qua chi tiết Vũ Nương khi nàng trở về sau khi được giải oan. Nàng "ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng" nước mênh mông của dòng sông Hoàng Giang mà "nói vọng vào" những lời tạ từ với Trương Sinh rồi sau đó "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần" và biến mất hoàn toàn khỏi dòng nước. Những yếu tố kì ảo ấy tuy chỉ là những chi tiết nhỏ bé nhưng đã làm nên sự hấp dẫn và sự ly kỳ, đặc sắc và cuốn hút người đọc cho những câu chuyện truyền kì. Thông qua những yếu tố kì ảo ấy, tác giả Nguyễn Dữ đã lên án xã hội phong kiến quá bất công, chiến tranh phi nghĩa đã đầy đọa con người, đặc biệt là những người phụ nữ phải đi tới đường cùng. Qua đó, ông cũng bày tỏ về sự thương cảm sâu sắc của mình trước những số phận vô cùng bi kịch của người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến đương thời. Yếu tố kì ảo cũng là một chi tiết mà người dân ta sử dụng để bày tỏ về những ước mơ và nguyện vọng của mình về một xã hội thật công bằng, đòi lại công lý cho những người dân nghèo đói và bé nhỏ trong xã hội. Qua những chi tiết kì ảo nói ở trên, tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta thấy được cuộc sống và số phận của những con người nhỏ bé, đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó ta càng thêm phần trân trọng và yêu quý những người phụ nữ truyền thống, xinh đẹp lại nết na như Vũ Nương.

Bài tham khảo 2:

Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một câu truyện cổ tích Việt Nam mang tên là “Vợ chàng Trương”. Trong đó, những chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện được nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc. Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà nó chỉ hiện lên tập trung và đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên. Những chi tiết kì ảo ở trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì và hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng hãy thả rùa xanh mà chàng đã bắt được (chính là Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang đã được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa ở dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh rồi sau đó trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi mà Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng đã nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất vào trong sương khói mịt mờ. Những yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về thời điểm lịch sử, về địa danh, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của những mỹ nhân, về tình cảnh của Vũ Nương khi không có người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới thật kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng thêm độ tin cậy, khiến cho người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Bài tham khảo 3:

Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã cho thấy được khả năng tài tình trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả Nguyễn Du. Bút pháp so sánh và ẩn dụ, điển tích được sử dụng vô cùng tài tình. Ví dụ như: "Làn thu thủy nét ngài xuân" giúp so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của thiên nhiên, tạo ra sự thanh tao và nhẹ nhàng. "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" là một phép ẩn dụ rất độc đáo, thể hiện vẻ đẹp của Thúy Kiều vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên. "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" sử dụng điển tích nhằm tô đậm thêm vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Kiều. Từ ngữ được lựa chọn rất kỹ lưỡng, trau chuốt, giàu sức gợi tả và gợi cảm. Ví dụ như: "khuôn trăng đầy đặn", "mặn mà", "sắc sảo", "nét ngài nở nang", "nét ngài xuân", "làn thu thủy", "hoa ghen thua thắm" và "liễu hờn kém xanh",...Nhờ có sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố ngôn từ mà vẻ đẹp của Thúy Kiều được hiện ra một cách sinh động, rő nét và đầy ấn tượng. Vẻ đẹp đó không chỉ là nhan sắc mà còn nói về tài năng, phẩm chất của những người con gái tài sắc vẹn toàn.

 

Trên đây là phần Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua những văn bản được học, chắc hẳn các em có thể hiểu rő được dụng ý của tác giả và biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-111-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4155.html

 

Tovább

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi 

Trong cuộc sống hiện đại nảy sinh rất nhiều những vấn đề đáng quan tâm, nổi bật trong số đó chính là việc học môn Ngữ Văn đang ngày càng đi sai hướng. Bởi vậy, dưới đây VUIHOC sẽ giúp các em trình bày phần Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)

1. Bài nói tham khảo 1

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Từ xưa tới nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phần phong phú hơn, giúp chúng ta ứng xử lịch sự và văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, còn gọi là thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại, do đó vị trí của môn Văn trong các trường học đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh và học sinh thích chạy theo những môn học hợp thời thượng như những môn tự nhiên là toán, Lí, Hóa và môn xã hội như Anh, Tin học mà không thích con mình theo học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ thì thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, nhiều quốc gia và dân tộc đang cố gắng phát triển để có thể hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách tới trường như em không đồng tình với suy nghĩ này của họ.

Văn chương là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để cho các sĩ tử có thể khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt với con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại cả sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua cũng thấy cảm động, ngưỡng mộ và thông cảm cho số phận của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án gay gắt bọn địa chủ độc ác.

Còn trong xã hội hiện nay, việc học Văn càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp cho con người nhận thức được những cái hay và cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hoá nhân loại, lưu truyền được những cái tốt đẹp của con người qua nhiều thời đại. Văn chương dẫn chúng ta đến một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi phải có sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều muốn đề cao tình yêu thương, lòng nhân ái và sự công bằng. Giúp em nhận thấy được thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những gì giản dị nhất, có suy nghĩ, có bản lĩnh, ứng xử, lối sống đúng đắn và lành mạnh. Chẳng hạn khi đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh về xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công và đen tối. Hay là khi đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận thật lênh đênh chìm nổi của những người phụ nữ.

Không những thế văn chương còn khiến cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phần phong phú và trong sáng hơn. Nó trau dồi cả lời ăn và tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống mỗi ngày. Mỗi môn học hay mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào trong đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn và cho trái tim của mỗi con người rung lên chính là sứ mệnh của văn chương.

Như vậy văn chương là không thể thiếu ở trong cuộc sống cả xưa và nay. Thế mà trong xã hội hiện nay, việc học Văn lại bị coi nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ vô cùng buồn tẻ, nhàm chán và trở nên khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn, một người thành đạt với bộ môn khoa học tự nhiên kiếm ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, có thể giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt Nam thì lại ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu sự chính xác. Vì sao lại như vậy? Vì bạn không có đủ vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không được phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại cho nên họ đã không còn tôn trọng nền văn học văn hóa Việt Nam. Có rất nhiều bạn đã phải tốn hàng tiếng đồng hồ chỉ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này còn xuất hiện những chiếc máy vi tính, họ làm việc, viết thư và đánh chữ thay cho việc phải viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy sẽ nhanh hơn, kiểu chữ trên máy tính thì dễ đọc, dễ nhìn hơn so với viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ ngày nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ cho nên cũng nằm vào trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh và gọn hơn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Vì vậy, Văn học đã dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình và đất nước mình vì đó chính là nguồn cội của mỗi người dân Việt Nam. Làm em nhớ đến những bài thơ về chữ cái vào ngày đầu tiên em tập viết: “o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học vô cùng quan trọng nếu không chúng ta sẽ bị rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói rằng: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa hay Anh, Tin học là vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì vậy mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động vô cùng tích cực đến những môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo ra một văn bản bạn cần phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt được phần Tiếng Việt, Tập làm văn ở trên ghế nhà trường. Do vì lối sống và suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em họ học bộ môn ấy để làm ra tiền hay do đội ngũ giáo viên dạy nghề đang ngày càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng của cuộc sống làm mất đi niềm say mê về văn học vốn có. Trường học thì chưa thực sự đầu tư và bồi dưỡng giáo viên, chưa có những hoạt động ngoại khóa văn chương nhằm thu hút học sinh. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhiều học sinh không thích học Văn.

Nếu như thế thì cần phải có sự quan tâm hợp sức của toàn thể xã hội nhất là ở trong gia đình và nhà trường hướng học sinh chú ý tới vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng nhằm tôn vinh tài năng văn học của những bạn học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi những bộ môn xã hội. Đó là một số phương pháp giúp cho việc học Văn của bạn trẻ ngày nay sẽ tốt hơn và phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu ở trong cuộc sống, giúp đỡ chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng bao giờ xem nhẹ môn Văn. Đừng nghĩ một cách nông cạn rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng được nhiều vào trong xã hội hiện nay.

Trên đây là toàn bộ phần tìm hiểu và thảo luận của em về vấn đề làm sao để có thể học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

2. Bài nói tham khảo 2

Xin chào thầy cô và toàn thể các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Môn Văn là một trong những môn học vô cùng quan trọng của học sinh cấp phổ thông. Học văn là học làm người và học cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống. Môn Văn giúp cho người học biết chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh, biết rung động trước những hành động tử tế và biết đến giá trị của chân - thiện - mỹ… Những âm thanh hay hình ảnh quen thuộc của cuộc sống được phản chiếu ở trong văn chương không chỉ giúp cho học sinh mở mang kiến thức về xã hội mà còn giúp trau dồi thêm vốn từ, cải thiện được khả năng giao tiếp.

Ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Ngữ văn có chương trình học chiếm thời lượng nhiều hơn so với vật lý, sinh học hay hoá học,… Nội dung học sẽ có môn văn, tiếng việt và tập làm văn. Ở nước ta, bắt đầu học lớp 6 là học sinh đã được học môn Ngữ văn rồi. Môn học này có lượng kiến thức rất rộng và nhiều. Học sinh muốn học tốt môn ngữ văn thì cần phải dành nhiều thời gian và tìm kiếm ra phương pháp học văn hiệu quả.

Học ngữ văn còn giúp cho học sinh phát triển được năng lực về ngôn ngữ và văn học. Khi hiểu được sự giàu đẹp của tiếng việt, các em sẽ có thêm được nhiều kỹ năng để phát triển hơn trong con đường học tập cũng như làm việc ở trong tương lai.

Vì vậy, có những phương pháp mà em đã tìm hiểu để có thể học tốt môn học này:

a) Sơ đồ hóa những kiến thức trên lớp

Với phần đọc hiểu, bạn có thể lên những ý tưởng cho sơ đồ với các phần: Nội dung chính bao gồm những ý nào, nghệ thuật triển khai chia thành mấy ý, tác giả tác phẩm gói gọn như thế nào cho dễ nhớ… Mỗi trang vở không nhất thiết phải ghi hết những gì giáo viên giảng, không nên chú tâm vào việc ghi mà nên sơ đồ hóa theo cách hiểu của bản thân, còn việc mở rộng và khắc sâu những kiến thức đó bạn sẽ dành vào việc ôn tập ở nhà. Hay với phần Tiếng việt, bạn chỉ cần tự tạo cho mình một công thức riêng biệt.

b) Chuẩn bị tốt bài vở trước khi lên lớp

Bạn chỉ cần đọc qua những nội dung chính, đặt vấn đề cần thắc mắc ra giấy hay ghi nhớ bằng cách nào đó và tới lớp lắng nghe rồi trình bày ý kiến của mình thôi. Chỉ cần chúng ta đọc qua được nội dung, lúc đến lớp giáo viên giảng tới đâu bạn có thể nắm được ý cơ bản, nếu không hiểu thì bạn nên ý kiến. Không chỉ hiểu bài mà bạn dễ dàng bị lôi cuốn vào bài học thật say mê, cảm thấy thích thú vì mình đã chiếm lĩnh được một lượng kiến thức đơn giản như vậy.

Chẳng hạn với phần đọc hiểu văn bản, bạn có thể chuẩn bị bằng việc đọc trước văn bản cần học, nắm nội dung chính của tác phẩm (kể về điều gì, giới thiệu hay viết về cái gì, nhân vật nào…) và bản thân mình cảm nhận được văn bản đang muốn thể hiện ý nghĩa gì.

c) Tham gia vào các hoạt động thảo luận và trải nghiệm

Trong các giờ học, thầy cô thường sẽ tổ chức những hoạt động thảo luận nhóm, đây chính là cơ hội để bạn thể hiện được sự hợp tác và những gì bạn đã biết về bài học ngày hôm đó. Nhờ góp ý kiến và trao đổi với bạn mà chỉ cần 5 phút thôi cũng đủ để bạn có thể hiểu được vấn đề và khai thác nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Hoặc bạn có thể trải nghiệm môn học bằng tiết mục đóng vai, kể chuyện… Nhà trường luôn khuyến khích các em học sinh phát huy được năng lực sáng tạo của mình bằng những vai diễn, bạn có thể gợi ý cùng với bạn bè tham gia tiết mục tự mình sáng tác dựa trên những tác phẩm văn học. Ví dụ như: Chí Phèo, Lão Hạc, Chị Dậu, Thầy bói xem voi… Vừa có tiếng cười, lại có những kỉ niệm đẹp mà nhờ đó bài học được khắc sâu hơn. Đây cũng là phương pháp để học giỏi văn, bởi nếu hiểu được bản chất của tác phẩm thì việc nói cảm nhận, lời bình hoàn toàn dễ dàng đối với bạn.

d) Tham gia vào câu lạc bộ văn học

Câu lạc bộ văn học sẽ giúp ta có cơ hội được thử thách bản thân với những vai diễn, niềm yêu thích với bộ môn Văn học, tham gia vào các cuộc thi Văn học đầy hứng thú… Nhờ vậy môn Văn cũng trở nên đơn giản hơn với bạn, cũng như tạo hứng thú cho bạn khi khám phá nó.

Câu lạc bộ Văn học còn là nơi để hội tụ những người yêu môn Văn, muốn thử sức với môn học này. Đừng nghĩ rằng nơi này chỉ dành cho những bạn giỏi Văn mà ai cũng có thể tham gia với mục đích học hỏi, chia sẻ.

e) Ghé thăm thư viện lúc rảnh rỗi

Trên đây là phần tìm hiểu và thảo luận của em về việc làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

3. Bài nói tham khảo 3 

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn.

“Văn học là nhân học” – ý kiến của Macxim Gorki đã khái quát về bản chất của văn học. Thực vậy, văn học đã giúp cho con người nhận thức được cái hay, cái đẹp và những chuẩn mực trong cuộc sống. Bởi văn học là kết tinh của những tinh hoa văn hóa của nhân loại, văn học lưu truyền được những giá trị tốt đẹp của con người thông qua các thời đại. Giúp con người có được bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử và lối sống đúng đắn , lành mạnh.

Học văn học, con người sẽ không bị rơi vào bi kịch thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn, vì thế học văn là cần thiết. Hơn nữa, môn Ngữ văn là môn học được xếp vào nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động vô cùng tích cực đến những môn học khác. Học văn tốt chính là chìa khóa vàng để có thể đạt được thành công. Nó sẽ giúp chúng ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc. Năng lực viết văn và đọc hiểu văn bản đang ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Bởi trên thực tế, ngành nào hay lĩnh vực nào cũng đòi hỏi mỗi người phải biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ và xây dựng văn bản, lĩnh hội văn bản …Đó chính là điều kiện giúp rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, đồng thời giúp bồi đắp lí tưởng thẩm mĩ, nhân cách…Có thể khẳng định văn học vừa là môn học cơ sở giúp chúng ta học tốt các môn khác, vừa là môn học giúp giáo dục cả tư tưởng, tình cảm con người, là môn học làm đẹp cho tâm hồn.

Trong tình hình thi cử ngày nay thì vai trò của môn ngữ văn càng được khẳng định là vô cùng quan trọng vì môn ngữ văn là 1 trong 3 môn thi bắt buộc của kì thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo. Hơn nữa môn văn cũng là môn xuất hiện ở trong nhiều khối thi và những tổ hợp môn thi xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Theo quy định trong những tổ hợp xét tuyển vào cao đẳng phải có môn toán hoặc môn văn. Vì vậy học văn là vô cùng cần thiết, nhưng học thế nào cho hiệu quả thì là vấn đề không có câu trả lời chính xác, và không phải ai cũng có hứng thú để học văn. Thực tế cho thấy là nhiều bạn ngại học học văn, và thường cho rằng vì mình không có năng khiếu cho nên học chưa tốt môn văn. Đối với học văn năng khiếu không phải là yếu tố tiên quyết mà là thái độ học và phương pháp học mới là yếu tố tiên quyết.

Trước tiên, muốn học tốt môn văn hãy tạo ra cho mình niềm hứng thú học văn. Bởi trong lĩnh vực nào, để có thể gắn bó lâu dài với niềm yêu thích cũng là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng, nó góp phần giúp làm nên hiệu quả công việc. Việc học văn cũng không phải ngoại lệ. Vậy trước hết các bạn hãy tự tạo cho mình một tâm thế thật thoải mái, tích cực. Không nên mặc định rằng đây là một môn cần “phải” học mà hãy nghĩ rằng chúng ta đang chuẩn bị một hoạt động giải trí. Hãy tập trung nhập tâm vào tác phẩm, hóa thân thành nhân vật để có thể cảm nhận và thấu hiểu…

Thứ hai, cố gắng rèn luyện thói quen đọc sách. Bởi sách vừa là thầy lại vừa là bạn, “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”, sách đem đến cho chúng ta những kiến thức và sự trải nghiệm về thực tế cuộc sống, để chúng ta hiểu sâu thêm về cuộc đời về con người, từ đó lại giúp cho chúng ta dễ dàng thấu hiểu về những vấn đề xã hội, nhân sinh…trong tác phẩm. Ngoài ra đọc sách chúng ta có thể học được cách hành văn cũng như cách lập luận..và làm giàu thêm vốn từ vựng của mình.

Thứ ba: Hãy học cách ghi nhớ lượng kiến thức hiệu quả. Một trong những cách giúp cho chúng ta nhanh chóng ghi nhớ được những kiến thức cơ bản chính là sử dụng sơ đồ tư duy. Đây cũng là cách mà giáo viên hay dùng để hướng dẫn học sinh học bài. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: không có ý thức ghi nhớ các phương pháp hoặc chưa thường xuyên sử dụng…nên các bạn chưa có kỹ năng để sử dụng hiệu quả phương pháp này.

Thứ tư: Ghi nhớ phương pháp học cho từng phân môn, kiểu bài và kiểu văn bản. Đó là yêu cầu không được xem nhẹ vì nó giúp cho các bạn làm tốt tất cả các dạng bài: Đọc hiểu, nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Với mỗi dạng bài giáo viên đều sẽ hướng dẫn cụ thể như: cách nhận diện những kiến thức tiếng Việt, cách lập luận, diễn đạt, cấu trúc những kiểu bài văn nghị luận…Vấn đề quan trọng là các bạn phải ghi nhớ được những phương pháp nhận biết, diễn đạt và triển khai ý, tạo lập văn bản giống như lúc học toán các bạn phải ghi nhớ công thức vậy.

Và điều quan trọng nhất chính là phải chăm chỉ và nghiêm túc trong việc học văn. Bất kì môn học nào cũng yêu cầu có sự chăm chỉ và nghiêm túc. Với mỗi tác phẩm, các bạn nên vận dụng tất cả những kỹ năng học văn để việc học của chúng ta đạt được hiệu quả cao. Hãy vận dụng kĩ năng đọc hiểu để soạn bài từ nhà, hãy sử dụng sơ đồ tư duy để có thể ghi nhớ kiến thức trên lớp. Hãy nghiêm túc, tập trung trong  giờ học văn và hành văn. Dần dần, sự cố gắng sẽ giúp cho các bạn hiểu và yêu Văn hơn.

Trên đây là phần tìm hiểu và thảo luận của em về việc làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

 

4. Bài tham khảo 4:

Xin chào thầy cô và toàn thể các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng vô cùng phổ biến trong nhiều trường phổ thông: một thành phần học sinh không thực sự yêu thích môn Văn và thậm chí cảm thấy vô cùng ngán ngẩm khi học nó.

Nguyên nhân chính là do môn Văn thường chỉ được xem là môn thi cử để đỗ vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia. Vì điều đó, học sinh thường không có cơ hội thực sự được hiểu và đánh giá những tác phẩm văn học một cách tự nhiên. Một số tiết học Văn thậm chí còn trở nên tẻ nhạt và hời hợt, khiến cho học sinh cảm thấy buộc phải học, không có sự thú vị.

Tại sao lại diễn ra tình trạng này?

Môn Văn là một môn học đa dạng, bao gồm Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Thời lượng dành cho môn học này khá lớn, với 4-5 tiết học một tuần. Điều này đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải có kiến thức thật rộng và khả năng khái quát cao. Ngoài ra, sách giáo khoa cũng thường dài và phức tạp, đặc biệt đối với phần Tập làm văn, gây khó khăn cho nhiều học sinh.

Nội dung của môn Văn bao gồm nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như Văn học trong nước và nước ngoài, và không sắp xếp theo trình tự thời gian. Điều này làm cho việc theo dői cũng như hiểu rő các tác phẩm văn học trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những học sinh không có sự tập trung. Sách giáo khoa cũng chứa quá nhiều những văn bản nhật dụng, giảm bớt đi sự đặc trưng của văn học. Một số giáo viên cũng không chịu thay đổi phương pháp dạy học, dẫn đến bài giảng trở nên cứng nhắc và thiếu đi sự sáng tạo.

Ngoài ra, những ngành nghề mới mở ra sau khi ra trường thường có thu nhập cao hơn và cơ hội việc làm cũng dễ dàng hơn so với môn Văn. Vì vậy, nhiều học sinh và phụ huynh có xu hướng học thiên về các môn học tự nhiên. Môn Văn thường bị xem là quá lãng mạn và không có vai trò thực tế trong thế giới công việc hiện đại.

Để cải thiện tình hình này, cần có sự đổi mới trong quá trình dạy và học môn Văn. Giáo viên có thể thay đổi phương pháp dạy học của mình, tận dụng công nghệ thông tin để làm cho bài giảng trở nên thú vị hơn. Họ cũng có thể kể những câu chuyện liên quan đến bài học để tạo được thư giãn và giữ sự tập trung của học sinh.

Ngoài ra, việc sắp xếp nội dung và giảng dạy môn Văn cũng cần phải xem xét lại. Cần phải tạo ra một sự cân bằng giữa những khía cạnh của môn học và tập trung vào việc hiểu và đánh giá những tác phẩm văn học. Không nên bó buộc người dạy và người học cần phải tuân theo một "chuẩn kiến thức" cụ thể nào đó, mà cần tạo điều kiện cho sự sáng tạo và tự do trong quá trình thực hiện bài học.

Cuối cùng, môn Văn cần được đánh giá và cải thiện liên tục nhằm đảm bảo rằng nó vẫn giữ được những giá trị và ý nghĩa trong giáo dục. Môn Văn không chỉ giúp cho học sinh phát triển những kỹ năng ngôn ngữ mà còn định hướng cho họ về nhân cách lẫn đạo đức, khuyến khích sự ước mơ và hoài bão.

Trên đây là phần tìm hiểu và thảo luận của em về việc làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Rất mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

5. Bài tham khảo 5:

- Người chủ trì: Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Nguyễn Hải Minh , là người chủ trì của nhóm 3. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn. Qua cuộc thảo luận, tôi mong muốn tất cả chúng ta sẽ có những phương pháp hay để học tốt môn Ngữ Văn hơn. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu dành thời gian cho việc thảo luận.

- Thành viên 1: Chào tất cả mọi người. Tôi tên là Ngô Hữu Tuấn. Trước hết, tôi thấy rằng môn Ngữ văn là bộ môn giúp cho chúng ta phát triển về cả mặt tư duy lẫn phẩm chất con người. Tuy nhiên, đây là bộ môn khó, vì thế nhiều bạn đã chểnh mảng và chán ghét học môn học này, không tìm ra cách học đúng đắn. Theo tôi, để học tốt môn Ngữ văn, chúng ta cần phải xây dựng niềm đam mê với nó. Khi bạn thấy yêu thích điều gì, tôi tin rằng bạn sẽ cố gắng nỗ lực để làm công việc ấy thật tốt. Bạn đừng nên nghĩ môn Ngữ văn chỉ là những câu văn hay câu thơ thông thường, mà hãy coi đó là những niềm cảm xúc hay tâm tư của người tạo ra câu văn, câu thơ đó. Đồng thời, bạn hãy chọn những thông điệp xuất hiện trong mỗi tác phẩm mà bạn cảm thấy tâm đắc làm kinh nghiệm sống, cách suy nghĩ của bản thân. Có như thế, bạn mới có thể tiến bộ hơn khi học Văn.

- Thành viên 2: Chào mọi người, tôi là Trần Phương Thảo. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Ngô Hữu Tuấn. Ngoài ra, tôi sẽ bổ sung thêm những phương pháp mà với tôi, nó rất hiệu quả trong quá trình học môn Ngữ văn như sau. Đầu tiên, bạn cần phải đọc nhiều sách hay. Mỗi chúng ta cần đọc ít nhất 1 cuốn sách văn, thơ của những nhà văn kiệt xuất như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Ngọc Tư,… trong vòng 1 tuần. Khi bạn đọc nhiều thì trí óc của bạn sẽ tự động lưu trữ những ý thơ và ý văn hay, từ đó bạn có thể vận dụng được những câu, từ hay cách suy nghĩ của những nhà văn ấy vào bài làm của mình. Ví dụ như tôi, tôi rất thích cuốn Hạt giống tâm hồn, vì vậy tôi đọc hết các tập của cuốn sách ấy và tham khảo cách triển khai những luận điểm, luận cứ, bằng chứng mà tác giả đã đưa ra để làm bài văn nghị luận xã hội. Bên cạnh đó, để học tốt được môn Ngữ văn, bạn cần có thái độ nghiêm túc và tập trung khi học. Rất nhiều học sinh đã chép các bài văn mẫu ở trên mạng nhằm chống đối với những bài kiểm tra của giáo viên. Hành động đó sẽ khiến cho bạn ngày càng học kém môn Văn. Hãy tìm ra phong cách văn cho mình, tự suy nghĩ khi làm văn thì chắc chắn bạn sẽ ngày càng tiến bộ thêm.

- Thành viên 3:….

- Người chủ trì: Sau khi các thành viên đã thảo luận, tôi xin được tóm gọn những phương pháp giúp chúng ta học tốt môn Ngữ văn như sau:

a)Bạn phải thật sự yêu thích và đam mê môn Ngữ văn.

b) Bạn cần phải có thái độ nghiêm túc, tự suy nghĩ và tự tìm ra phong cách viết văn cho bản thân.

c) Bạn nên đọc sách nhiều hơn và tối thiểu một tuần đọc được 1 cuốn sách.

d)…

Cuộc thảo luận ngày hôm nay rất hữu ích, giúp cho chúng ta có cách suy nghĩ mới hơn về những phương pháp học môn Ngữ văn. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã thảo luận và lắng nghe buổi thảo luận.

 

Trên đây là những mẫu Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn) mà VUIHOC đã soạn giúp các em. Thông qua bài viết này, các em cần phải nắm được các ý chính khi gặp đề bài thảo luận như trên.

Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thao-luan-ve-mot-van-de-dang-quan-tam-trong-doi-song-phu-hop-voi-lua-tuoi-lam-the-nao-de-hoc-tot-mon-ngu-van-4154.html

 

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek