Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 

Bài viết hôm nay VUIHOC muốn gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 chi tiết nhất. Bài viết tổng hợp kiến thức trọng tâm các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì của mình. Mời các em cùng theo dői nhé!

 

1. Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ cánh diều

1.1 Đọc văn 

Bài 1: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng 

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại Hy Lạp

- Nội dung: Sự thông minh, mạnh mẽ và tài năng của thần Hê-ra-clét vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm và thử thách trên con đường đi tìm táo vàng. Truyện còn phản ánh những tình cảm và tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại. 

- Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật tưởng tượng, phóng đại. Vẻ đẹp cổ đại, lãng mạn thể hiện được ước mơ và khát vọng của con người về hình tượng người anh hùng. 

Bài 2: Chiến thắng Mtao Mxây

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Đăm Săn

- Nội dung: Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn cũng như sức mạnh to lớn của anh. Đăm Săn hiện lên là một người trọng danh dự, luôn gắn hạnh phúc gia đình với cuộc sống bình yên của cả thị tộc. Đăm Săn chính là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của người Ê - đê cổ đại. 

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ kể chuyện biến hóa linh hoạt, được khai thác ở nhiều góc độ và hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Ngôn ngữ kể chuyện kết hợp giữa người kể, người dẫn truyện, đối thoại giữa các nhân vật xen lẫn với tả cảnh vừa giàu âm thanh và hình ảnh. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, cường điệu, đối lập, phóng đại... 

Bài 3: Thần trụ trời

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại suy nguyên 

- Nội dung: Sự lí giải của con người về các hiện tượng xung quanh cuộc sống thông qua các yếu tố tâm linh, thần kì. 

- Nghệ thuật: Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo, hoang đường. 

Bài 4: Ra-ma buộc tội 

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Ra-ma-ya-na

- Nội dung: Thông qua đoạn trích, chúng ta hiểu rő hơn về quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng trong xã hội.

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm và phong phú. Xây dựng được nhân vật lí tưởng thông qua tâm lý, hành động, cử chỉ và ngôn ngữ. Xây dựng được tình huống kịch đầy mâu thuẫn và kịch tính, giàu yếu tố sử thi. 

Bài 5: Cảm xúc mùa thu

- Tác giả: Đỗ Phủ

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh mùa thu hiu quạnh đặc trưng vùng sông nước Qùy Châu. Không chỉ là bức tranh thiên nhiên, bức tranh còn là bức tranh tâm trạng âu lo của tác giả trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, nỗi nhớ quê hương da diết và xót xa cho thân phận chính mình. 

- Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ ước lệ có nhiều tầng ý nghĩa. Sử dụng lời thơ buồn thấm đẫm tâm trạng. 

Bài 6: Tự tình: 

- Tác giả: Hồ Xuân Hương

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nội dung: Tự tình là tiếng lòng của nhà thơ về sự đau buồn, phẫn uất trước duyên phận rơi vào bi kịch. Qua đó, trước số phận trớ trêu của số phận, người phụ nữ vẫn không ngừng khát khao hạnh phúc, muốn vượt qua sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Chính điều đó đã làm cho tác phẩm trở lên nhân văn hơn. 

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh gợi cảm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 

Bài 7: Câu cá mùa thu

- Tác giả: Nguyễn Khuyến 

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả Nguyễn Khuyến. 

- Nghệ thuật: Sử dụng cách gieo vần "eo" đặc biệt, tài tình góp phần đặc tả khung cảnh vắng lặng, khép kín phù hợp với tâm trạng của nhà thơ. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thơ cổ phương Đông. Tác giả còn vận dụng rất tài tình nghệ thuật đối trong tác phẩm. 

1.2 Tiếng việt

a. Lỗi lặp từ: Một từ hay cụm từ được sử dụng nhiều lần trong câu, đoạn văn khiến câu đó hay đoạn văn đó trở nên nặng nề và rườm rà. Cần phân biệt lỗi lặp từ với phép lặp điệp ngữ. Sửa lỗi lặp từ bằng cách bỏ từ ngữ trùng lặp hoặc thay thế bằng các từ đồng nghĩa khác. 

b. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Lỗi này xảy ra khi người dùng không hiểu đúng nghĩa từ ngữ mình sử dụng. Lỗi này thường gặp khi sử dụng thành ngữ, từ Hán Việt hoặc các thuật ngữ chuyên ngành. Để sửa lỗi dùng từ không đúng nghĩa cần tra từ điển để hiểu rő về từ đó. 

c. Lỗi trật tự từ: Sự phong phú của tiếng việt khiến các từ ngữ nếu thay đổi trật tự sắp xếp có thể khiến từ ngữ đó sai trong ngữ cảnh. Để khắc phục, người viết phải nắm vững quy tắc ngữ pháp, hiểu được ngữ cảnh và luyện tập tiếng việt thường xuyên.

1.3  Tập làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội

a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài: 

+ Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận

+ Giải thích các khái niệm, quan niệm liên quan

+ Đưa ra các dẫn chứng cụ thể

+ Lí giải tầm quan trọng của vấn đề cần nghị luận

+ Chứng minh bằng cách phân tích các ví dụ thực tế

+ Đưa ra lời bình luận và liên hệ với bản thân

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 

2. Kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ kết nối tri thức

2.1 Đọc văn 

Bài 1: Thần trụ trời

- Tác giả dân gian Việt Nam

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam

- Nội dung: Kể về vị thần đã tạo nên trời và đất

- Nghệ thuật: Kết cấu truyện đơn giản, dễ hiểu, đề cao trí tưởng tượng của nhân vật hư cấu, các nhân vật đều là vị thần của tự nhiên. 

Bài 2: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

- Tác giả dân gian Việt Nam

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam 

- Nội dung: Kể về thần sét và công việc thi hành luật thiên đình dưới địa giới và câu chuyện về thần gió cũng như cái kết cho sự nghịch ngợm của con thần. 

Bài 3: Tản Viên từ Phán sự lục

- Tác giả: Nguyễn Dữ

- Thể loại: Truyền kỳ

- Nội dung: Thông qua hình ảnh kẻ sĩ chính trực Ngô Tử, tác giả đã đề cao tinh thần cương trực, khẳng khái dám đấu tranh chống lại cái ác. Qua đó thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. 

- Nghệ thuật: Truyện kết hợp nhiều yếu tố người, ma, trần gian, địa ngục. Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu logic, cách dẫn truyện biến hóa và lôi cuốn có nút thắt và mở nút. Hình tượng các nhân vật được xây dựng rő nét và sắc xảo. 

Bài 4: Chữ người tử tù

- Tác giả: Nguyễn Tuân

- Thể loại: Truyện ngắn

- Nội dung: Truyện khắc họa chân dung người nghệ sĩ tài hoa và trong sáng như Huấn Cao đồng thời thể hiện cái nhìn của nhà văn về con người tài hoa với khí phách anh hùng. 

- Nghệ thuật: Tình huống truyện được xây dựng độc đáo, thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao, ngôn ngữ sử dụng giàu tính tạo hình, góc cạnh. 

Bài 5: Tê - dê

- Tác giả: Edith Hamilton

- Thể loại: Thần thoại Hy Lạp

- Nội dung: Tác phẩm Tê - dê ca ngợi sự dũng cảm của người anh hùng A-ten đã dám đứng lên tiêu diệt cái ác để đòi lại bình an cho nhân dân. 

- Nghệ thuật: Kết cấu truyện kịch tính, lo-gic và chặt chẽ, cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa có cao trào, nhân vật được xây dựng sắc xảo, rő nét. 

Bài 6: Chùm thơ hai - cư

- Tác giả: Baso Chiyo Issa

- Thể loại: Thơ hai - cư

- Nội dung: Thơ hai - cư viết về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên

- Nghệ thuật: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn theo thứ tự 5-7-5. Sử dụng quý ngữ ( từ ngữ chỉ mùa hoặc hình ảnh tiêu biểu cho mùa). Ngôn ngữ chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, để lại nhiều khoảng trống cho độc giả tự tưởng tượng. 

Bài 7: Thu hứng

- Tác giả: Đỗ Phủ

- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú đường luật 

- Nội dung:  Bức tranh mùa thu cùng với tình yêu nước thương dân của tác giả. 

- Nghệ thuật: Sử dụng giọng thơ buồn đầy tâm trạng, câu chữ được chăm chút. Dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, bút pháp đối lập, ngôn ngữ ước lệ với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. 

Bài 8: Mùa xuân chín 

- Tác giả: Hàn Mặc Tử 

- Thể loại: thể thơ bảy chữ

- Nội dung: Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống ở vùng làng quê Việt Nam. Bài thơ còn thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người của thi nhân. Bên cạnh đó còn gửi gắm vào đó niềm hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn. 

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc dễ hiểu, các hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc, giọng thơ tự nhiên, tâm tình.  

2.2 Tiếng việt

- Từ Hán Việt là từ ngữ vay mượn có nghĩa gốc từ tiếng Hán nhưng được ghi lại bằng chữ cái la- tinh

- Từ ghép chính phụ Hán Việt: Trật tự yếu tố: 

+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau trong trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt. 

+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau trong trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt. 

- Các lỗi dùng từ: Tham khảo ở trên. 

2.3 Tập làm văn phân tích, đánh giá tác phẩm truyện

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát về tác phẩm. Đưa ra lí do lựa chọn tác phẩm để phân tích. 

b. Thân bài: 

+ Tóm tắt nội dung chính của truyện

+ Phân tích đánh giá về chủ đề truyện

+ Phân tích đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, lấy dẫn chứng từ tác phẩm

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm, mở rộng liên hệ với bản thân. 

3 Kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ chân trời sáng tạo 

3.1 Đọc văn

Bài 1: Thần trụ trời

- Tác giả dân gian Việt Nam

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam 

- Nội dung: Sự lí giải của con người về các hiện tượng xung quanh dựa trên các yếu tố tâm linh, thần kì. 

- Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường

Bài 2: Prô-mê-tê và loài người

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại Hy Lạp

- Nội dung: Lí giải về nguồn gốc của con người và loài vật đồng thời ca ngợi ý nghĩa của ngọn lửa trong đời sống.

- Nghệ thuật: Sử dụng tình huống truyện bất ngờ, gay cấn kết hợp cùng các yếu tố kì ảo hoang đường. 

Bài 3: Đi san mặt đất

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Truyện thơ của người Lô Lô

- Nội dung: Lý giải cách con người sinh sống thuở ban sơ và ca ngợi ý nghĩa của con người với thiên nhiên. 

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn từ gần gũi, giản dị với phương thức biểu đạt cuốn hút và thú vị. 

Bài 4: Cuộc tu bổ lại các giống vật

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam

- Nội dung: Lý giải về đặc điểm về một số bộ phận của các loài động vật

- Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo. 

Bài 5: Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Ê - đê

- Nội dung: Ca ngợi người anh hùng dũng cảm, trọng danh dự và gắn bó với gia đình, buôn làng đồng thời phê phán sự độc ác, hèn nhát và tham của một số người. 

- Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ và phóng đại 

Bài 6: Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Hy Lạp

- Nội dung: Ca ngợi người anh hùng Ô - đi - xê khi gặp khó khăn thử thách trên biển vẫn anh dũng chiến đấu cùng tài năng lãnh đạo tuyệt vời của anh. 

- Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ và phóng đại

Bài 7: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Ê - đê

- Nội dung: Ca ngợi khát khao chinh phục của Đăm Săn cũng chính là khát vọng chinh phục tự nhiên của con người thời xưa. 

- Nghệ thuật: So sánh và ẩn dụ.

3.2 Tiếng việt

- Lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn: các câu trong đoạn văn không tập trung vào chủ đề hoặc nội dung trong đó không triển khai đầy đủ. Các câu trong đoạn văn không được xếp theo trình tự hợp lí, thiếu phương tiện liên kết hoặc sử dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp. 

- Cách đánh dấu bị tỉnh lược trong đoạn văn: Dùng kí hiệu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn hoặc ngoặc kép, dùng cụm từ như lược dẫn, lược một đoạn, dùng một đoạn ngắn tóm tắt phần bị tỉnh lược. 

- Lỗi dùng từ và cách sửa: 

+ Lỗi lặp từ: Thay thế bằng từ đồng nghĩa hoặc lược bỏ 

+ Lỗi không dùng đúng hình thức ngữ âm: Sửa lại từ cho đúng hình thức ngữ âm

+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Thay bằng từ đúng nghĩa.

+ Lỗi dùng từ không phù hợp kiểu văn bản, khả năng kết hợp: Thay thế bằng từ phù hợp.  

3.3 Tập làm văn nghị luận về một truyện kể:

- Mở bài: Giới thiệu về truyện kể và nội dung chính của bài văn

- Thân bài: Trình bày các luận điểm nổi bật ý nghĩa và giá trị của truyện kể. Nêu ra đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. 

- Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm. 

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!  

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-ngu-van-10-chi-tiet-2188.html

 

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 chi tiết

Bài viết hôm nay VUIHOC muốn gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 chi tiết nhất. Bài viết tổng hợp kiến thức trọng tâm các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì của mình. Mời các em cùng theo dői nhé!

1. Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 bộ cánh diều

1.1 Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Văn bản

Bài 1: Sóng

- Tác giả: Xuân Quỳnh

- Thể loại: Thơ năm chữ 

- Nội dung: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của con người qua đó gửi đến chúng ta thông điệp cho dù tình yêu có muôn vàn trắc trở thì hãy cứ mạnh mẽ mà khát khao để đến được đến bờ tình yêu. 

- Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp điệp ngữ, đối, ẩn dụ, nhịp điệu bài thơ được ngắt linh hoạt mô phỏng như nhịp sóng. 

Bài 2: Lời tiễn dặn

- Tác giả dân gian ( dân tộc Thái) 

- Thể loại: truyện thơ

- Nội dung: Lời tiễn dặn là truyện thơ miêu tả tâm trạng tuyệt vọng và đau đớn của chàng trai trên đường tiễn người con gái mình yêu về nhà chồng và sau đó phải chứng kiến cuộc sống của cô gái ở nhà chồng, bị chồng đánh đập, bạo lực. 

- Nghệ thuật: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình với lời diễn đạt mộc mạc, gần gũi của người dân tộc Thái. Bài thơ mượn hình ảnh thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng. 

Bài 3: Tôi yêu em

- Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin

- Thể loại: thơ 

- Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng của những cặp đôi có duyên nhưng không có phận. Bài thơ thấm đẫm nỗi buồn của mối tình đầu, nỗi buồn của một tâm hồn yêu đương trong sáng, chân thành và nhân hậu. 

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị và trong sáng, chất thơ thoát ra từ cảm xúc chân thành và nồng nàn. Sử dụng biện pháp điệp từ "tôi yêu em" vừa sâu lắng lại thiết tha, lan tỏa cảm xúc cho toàn bộ bài thơ. 

Bài 4: Nỗi niềm tương tư

- Tác giả: Vũ Quốc Trân

- Thể loại: truyện thơ Nôm

- Nội dung: Đoạn trích nói về nỗi niềm tương tư của chàng thư sinh với cô gái lần đầu gặp mặt trong một lần du xuân. 

- Nghệ thuật: Sử dụng phép điệp ngữ lặp lại nhiều lần. 

Bài 5: Nguyễn Du - cuộc đời và sự nghiệp

Văn bản đề cập đến những nội dung chính về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du: 

Nguyễn Du (1765-1820) sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại ở thời kỳ nhà Nguyễn. Ông được tiếp xúc với văn học từ nhỏ bởi gia đình có truyền thống văn học. Cuộc đời của Nguyễn Du không chỉ toàn là thành công và danh tiếng. Ông đã trải qua nhiều khó khăn và biến cố trong cuộc sống. Có thời gian, ông bị đày đi và phải sống xa gia đình. Nhưng cho dù vậy, Nguyễn Du vẫn không ngừng viết văn và sáng tác.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du được ghi dấu bởi tác phẩm nổi tiếng "Truyện Kiều". Tuy tác phẩm này không được công nhận ngay từ đầu, nhưng sau này nó trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam. "Truyện Kiều" không chỉ mang lại danh tiếng cho Nguyễn Du mà còn là một di sản văn học vô giá của Việt Nam.

Bài 6: Trao duyên

- Tác giả: Nguyễn Du 

- Thể loại: thơ chữ Nôm 

- Nội dung: Đoạn trích là những lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đó tác giả đã khắc họa bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Kiều đã quên đi bản thân, hi sinh tình yêu để đổi lấy bình yên cho gia đình. 

- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát giàu tính dân tộc, tính nhạc cùng với cách ngắt nghỉ đầy dụng ý tạo thành tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều. Sử dụng các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, thành ngữ, xây dựng thành công tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm. 

Bài 7: Độc Tiểu Thanh kí 

- Tác giả: Nguyễn Du 

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán.

- Nội dung: Thể hiện những suy tư, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến, từ đó thể hiện rő chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du. 

- Nghệ thuật:  Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ... 

1.2  Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Tiếng Việt 

a. Biện pháp lặp cấu trúc

- Biện pháp lặp cấu trúc hay còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp là biện pháp tu từ mà người nói hay người viết lặp đi lặp lại một cụm từ, một câu với mục đích nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho câu thơ, câu văn. 

- Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương. 

b. Biện pháp tu từ đối

- Đối là biện pháp tu từ theo đói người viết hay người nói xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ ngâm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật ý nghĩa nhất định.

- Biện pháp đối thường được sử dụng trong hai dòng thơ hoặc trong hai câu văn được gọi là trường đối ( bình đối) 

- Biện pháp đối còn được sử dụng giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc câu văn ( gọi là tiểu đối) 

- Biện pháp đối được sử dụng phổ biến trong văn vần như thơ, phú, văn biền ngãu như câu đối, chiếu, cáo, hịch..., sử dụng cả trong văn xuôi và văn chính luận. 

1.3 Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Làm văn 

a. Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý

- Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý là dạng bài nghị luận về một hiện tượng trong xã hội, một tư tưởng đạo lí hay một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. 

- Lập dàn ý: 

+ Mở bài: Đưa ra vấn đề cần nghị luận

+ Thân bài: Đưa ra định nghĩa, cách hiểu về vấn đề cần nghị luận, phân tích biểu hiện, đưa ra các bằng chứng chứng minh và bình luận về tư tưởng, đạo lý đó. 

+ Kết bài: Tổng hợp lại vấn đề, liên hệ với bản thân. 

b. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. 

- Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bàn luận về một tác phẩm văn học, một vở kịch, bài hát, bức tranh... Bài văn phải nêu được vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật và hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. 

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật được nghị luận. Nêu khái quát về điểm đặc sắc của tác phẩm đó. 

+ Thân bài: Phân tích nội dung, ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật. Đưa ra được điểm đặc sắc nhất của tác phẩm đó và đưa ra nhận xét của bản thân. 

+ Kết bài: Nêu khái quát về giá trị của tác phẩm nghệ thuật. 

2. Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 bộ kết nối tri thức

2.1 Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Văn bản 

Bài 1: Vợ nhặt

- Tác giả: Kim Lân

- Thể loại: Truyện ngắn 

- Nội dung: Vợ Nhặt đã phản ánh tình trạng thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Mặc dù cận kề cái đói, cái chết nhưng người nông dân vẫn luôn khao khát hạnh phúc, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. 

- Nghệ thuật: Sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo, miêu tả thành công tâm lí nhân vật tinh tế, sử dụng ngôn ngữ đối thoại thể hiện rő tính cách của các nhân vật. 

Bài 2 Chí Phèo

- Tác giả: Nam Cao

- Thể loại: Truyện ngắn

- Nội dung: 

+ Giá trị hiện thực: Sự tàn ác của chế độ phong kiến và thực dân đối với người nông dân trước cách mạng tháng tám. Số phận thê thảm của tầng lớp nông dân, họ bị đẩy vào con đường lưu manh, tha hóa và chỉ có cái chết mới có thể giải thoát cho họ. 

+ Giá trị nhân đạo: Lên án xã hội phong kiến tàn bạo đã tàn phá thể xác và tâm hồn của những người nông dân yếu thế, hiền lành, chất phác. Niềm cảm thông sâu sắc, sự xót thương với những con người hiền lành nhưng bị dày vò tha hóa bởi những thế lực đen tối đồng thời khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của người nông dân. 

- Nghệ thuật: Điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, sử dụng cốt truyện độc đáo, giàu kịch tính, biến hóa khôn lường và đem lại nhiều bất ngờ cho người đọc.  Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu sinh động cùng cách dẫn truyện linh hoạt. 

Bài 3: Nhớ đồng

- Tác giả: Tố Hữu

- Thể loại : Thơ bảy chữ

- Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết với cuộc đời, cuộc sống tự do và niềm say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. 

- Nghệ thuật: Sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc. Dùng giọng thơ da diết, khắc khoải và sâu lắng, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với đời thường. 

Bài 4: Tràng Giang

- Tác giả: Huy Cận

- Thể loại : Thơ bảy chữ

- Nội dung: Bài thơ khắc hoa khung cảnh sông nước mênh mông. Qua đó tác giả đã bộc lộ tình cảm yêu nước thâm kín của mình. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cùng với nỗi âu sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn. 

- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa yếu tố cổ điển và hiện đại, sử dụng bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm và nghệ thuật đối suất sắc. 

Bài 5: Con đường mùa đông

- Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin 

- Thể loại: thơ trữ tình

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc về phong cảnh nước Nga đồng thời thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên, muốn hòa mình vào thiên nhiên của nhà thơ. 

- Nghệ thuật: Sử dụng câu từ tinh tế, chuẩn mực. 

2.2  Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Tiếng Việt 

a. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ nói: 

+ Ngôn ngữ nói là âm thanh, diễn ra nhanh chóng, tức thời, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày. 

+ Ngôn ngữ nói đa dạng về giọng nói, ngữ điệu, sự phối hợp giữa âm thanh và ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ... 

+ Ngôn ngữ nói sử dụng đa dạng từ ngữ như tiếng lóng, biệt ngữ, khẩu ngữ địa phương... 

+ Ngôn ngữ nói do bản thân điều chỉnh, không phụ thuộc vào văn bản có sẵn. 

- Ngôn ngữ viết: 

+ Phương tiện thể hiện ngôn ngữ viết chính là chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác. 

+ Muốn sử dụng ngôn ngữ viết thành thạo, người viết phải nắm được các kí hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy tăc viết văn bản.

+ Sử dụng ngôn ngữ viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn và phân tích vấn đề thấu đáo, được truyền đến đông đảo người đọc trong phạm vi rộng và thời gian dài.

+ Phương tiện hỗ trợ ngôn ngữ viết là hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa... 

+ Trong ngôn ngữ viết có từ ngữ và câu được lựa chọn sử dụng phù hợp với nội dung truyền tải. 

- Lưu ý: Trong thực tế ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng ngôn ngữ nói. 

b. Các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Để nắm được các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ chuẩn mực của Tiếng Việt. 

- Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường: 

+ Tạo ra những kết hợp từ trái logic

+ Sử dụng hình thức đảo nghĩa 

+ Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ

2.3 Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Làm văn 

a. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện cần phân tích

- Phân tích các vấn đề nghị luận cụ thể, rő ràng về nghệ thuật, nội dung, tình huống truyện... 

- Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về tác phẩm truyện dựa trên các bằng chứng chứng minh, phân tích những góc nhìn mới về tác phẩm. 

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm nghị luận. 

b. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ 

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm thơ cần nghị luận 

- Xác định được vấn đề nghị luận chính về tác phẩm thơ ( nội dung, nghệ thuật, sự độc đáo của tác phẩm thơ...) 

- Xem xét các vấn đề nghị luận toàn diện theo nhiều khía cạnh, đưa ra những lý lẽ, bằng chứng thuyết phục. 

- Kết luận lại vấn đề cần nghị luận 

3. Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 bộ chân trời sáng tạo 

3.1 Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Văn bản 

Bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Thể loại: Tùy bút

- Nội dung: Bức tranh dòng sông Hương thơ mộng trữ tình đầy chất thơ khi chảy từ thượng nguồn về cố đô Huế. Mỗi một khúc sông Hương lại mang một vẻ đẹp khac nhau giúp ta cảm nhận được tình yêu quê hương, niềm tự hào của tác giả về con sông đặc trưng cho xứ Huế. 

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ phong phú, diễn đạt tinh tế về dòng sông Hương dựa trên hiểu biết về nhiều khía cạnh của tác giả. 

Bài 2: Cői lá

- Tác giả: Đỗ Phấn

- Thể loại: Tản văn 

- Nội dung: Tác phẩm làm nổi bật nét quyến rũ, vòng đời của các loài cây trong phố cổ cùng cảnh sắc của Hà Nội. Đồng thời cho ta thấy được tình yêu của tác giả dành cho thủ đô thơ mộng khiến trái tim người đọc phải xao xuyến. 

- Nghệ thuật: Bút pháp nghệ thuật tài hoa khắc họa hình ảnh đời sống người dân thủ đô Hà Nội cùng màu sắc cây cối Hà Nội. 

Bài 3: Chiều xuân

- Tác giả: Anh Thơ 

- Thể loại: thơ lục bát 

- Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước khi mùa xuân về. Chính tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm lên cả vẻ đẹp của bức tranh quê hương trong buổi chiều xuân đó. 

- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều hình ảnh tiêu biểu cho mùa xuân với từ ngữ gợi tình, gợi âm thanh. Miêu tả cái động để nói về cái tĩnh. 

Bài 4: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

- Tác giả: Ma- la- la Diu- sa- phdai

- Thể loại: Nghị luận xã hội 

- Nội dung: Qua tác phẩm chúng ta có thêm hiểu biết về Ma- la- la Diu- sa- phdai - một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan. Đồng thời tác phẩm còn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho phụ nữ và trẻ em. 

- Nghệ thuật: Sử dụng luận điểm ngắn gọn, được sắp xếp hợp lý. Hệ thống luận cứ toàn diện, sâu sắc, phong phú và xác thực. Sử dụng kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề. 

Bài 5: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

- Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng. 

- Thể loại: Nghị luận xã hội

- Nội dung: Bài viết nghị luận về những hành trang người trẻ cần có để bước vào thế kỉ 21 đó là tri thức, kĩ năng và thái độ. 

- Nghệ thuật: Sử dụng hệ thống luận điểm luận cứ rő ràng, dẫn chứng phong phú, thuyết phục người đọc. 

Bài 6: Công nghệ AI của hiện tại và tương lai

- Xuất xứ: trích từ trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ 

- Thể loại: Văn bản nghị luận

- Nội dung: Văn bản đề cập đến giá trị và vai trò của Ai trong đời sống hiện tại và tương lai. 

- Nghệ thuật: Sử dụng vốn từ sâu rộng, hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ thuyết phục cao. 

3.2  Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Tiếng Việt 

Giải thích nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung mà từ đó biểu thị, được nhận diện thông qua nhận thức và sự hiểu biết của mỗi người. 

- Giải thích nghĩa của từ: 

+ Thông qua phân tích nội dung từ, nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ

+ Dùng một hoặc nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích

+ Giải thích nghĩa từ ghép bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ

+ Giải thích từ cần chú ý đến từ gốc và nghĩa chuyển 

3.3 Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Làm văn 

a. Viết văn bản thuyết minh

- Viết văn bản thuyết minh lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm là kiểu bài tổng hợp thông tin kết hợp các yếu tố lồng ghép để làm rő đặc điểm của đối tượng để người đọc hiểu rő về đối tượng thuyết minh.

- Lập dàn ý: 

+ Mở bài: Nêu vấn đề cần thuyết minh

+ Thân bài: Thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm để làm rő vấn đề cần thuyết minh.

+ Kết bài: Khẳng định vai trò của đối tượng thuyết minh

b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Viết bài văn nghị luận xã hội về một một hiện tượng trong xã hội là dùng những lí lẽ bằng chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội 

- Lập dàn ý: 

+ Mở bài: Đưa ra vấn đề cần nghị luận

+ Thân bài: Đưa ra định nghĩa, cách hiểu về vấn đề cần nghị luận, phân tích biểu hiện, đưa ra các bằng chứng chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề đó, viết phản biện các ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề nghị luận. 

+ Kết bài: Tổng hợp lại vấn đề, liên hệ với bản thân và đưa ra giải pháp. 

 

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!  

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-ngu-van-11-chi-tiet-2190.html

 

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn toán 11 chi tiết

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn toán 11 chi tiết

Thi giữa kì 1 là bài kiểm tra kiến thức quan trọng trong quá trình học tập, ảnh hưởng đến điểm số tổng kết cũng như kết quả cả năm học của các em. Để đạt kết quả tốt nhất, các em cần ôn thi giữa kì đúng trọng tâm bài học. Chính vì vậy, VUIHOC đã tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1môn toán 11 giúp các em ôn thi dễ dàng hơn.

Kiến thức trọng tâm ôn thi giữa kì 1 môn toán 11
Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
1.1 Góc lượng giác
1.2 Giá trị lượng giác của các góc cơ bản
1.3 Giá trị lượng giác của các góc đặc biệt
1.4 Các công thức lượng giác cần nhớ

- Công thức cơ bản:
Công thức cộng 

Công thức nhân đôi    

Công thức hạ bậc     

Công thức biến đổi tích về tổng    
Công thức biến đổi tổng về tích    

1.5 Hàm số lượng giác

- Các hàm số lượng giác
- Đồ thị hàm só lượng giác
1.6 Phương trình lượng giác
2 Dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân
2.1 Tính đơn điệu của dãy số
2.2 Dãy số bị chặn
2.3 Cấp số cộng
2.4 Cấp số nhân

Trên đây là những kiến thức trọng tâm ôn thi giữa kì 1 môn toán 11 mà vuihoc đã tổng hợp dựa trên các bài học trong chương trình toán 11. Để làm tốt bài thi giữa kì, các em cần ghi nhớ  và nắm chắc lý thuyết. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì 1 môn toán và đừng quên truy cập trang web vuihoc.vn để học thêm nhiều kiến thức hữu ích khác. 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-toan-11-chi-tiet-2157.html

Tovább

ôn thi giữa kì 1 môn Toán 10

Thi giữa kì 1 là bài kiểm tra kiến thức quan trọng trong quá trình học tập, ảnh hưởng đến điểm số tổng kết cũng như kết quả cả năm học của các em. Để đạt kết quả tốt nhất, các em cần ôn thi giữa kì đúng trọng tâm bài học. Chính vì vậy, VUIHOC đã tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn toán 10 giúp các em ôn thi dễ dàng hơn.

Mục lục bài viếtx
1. Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn toán 10
1.1 Mệnh đề

- Mệnh đề là những khẳng định có tính đúng hoặc sai, không có mệnh đề vừa đúng vừa sai
1.2 Tập hợp
1.3 Các tập hợp số
1.5 Giá trị lượng giác của góc từ 0o - 180o
1.5 Hệ thức lượng trong tam giác
2. Một số dạng bài tập cần lưu ý khi ôn thi giữa kì 1 môn
2.1 Dạng bài về mệnh đề

a. Bài toán định giá trị của mệnh đề:
- Kiểm tra tính đúng sai của mệnh đề đó
- Nếu mệnh đề chứa biến thì tìm tập hợp D của các biến x để p(x) đúng hoặc sai.
b. Phát biểu định lý dưới dạng bài tập:
- Nếu A => B đúng thì A là điều kiện đủ để có B
- Nếu A => B sai thì B là điều kiện đủ để có A
- Nếu A=> B đúng và B => A đúng thì A là điều kiện cần và đủ để có B
c. Dạng bài tìm mệnh đề phủ định:
d. Chứng minh định lý A => B
- Cách 1: Chứng minh A đúng để suy ra B đúng
- Cách 2: Chứng minh bằng phản chứng: B sai => A sai
2.2 Dạng bài về tập hợp

a. Dạng bài tìm tập hợp
b. Dạng bài tìm tập hợp con:

c. Dạng bài hai tập hợp bằng nhau:
d. Dạng bài các phép toán giao, hợp, hiệu 

2.3 Dạng bài bất phương trình bậc nhất hai ẩn

a. Dạng bài xác định miền nghiệm của bất phương tình
b. Dạng bài toán kinh tế
2.4 Dạng bài về giá trị lượng giác

a. Bài tập tính giá trị lượng giác của góc

b. Dạng bài đơn giản các biểu thức 

2.5 Dạng bài về hệ thức lượng trong tam giác

a. Xác định các yêu tố trong tam giác
b. Giải tam giác

Trên đây là những kiến thức trọng tâm ôn thi giữa kì 1 môn toán 10 mà vuihoc đã tổng hợp dựa trên các bài học trong chương trình toán 10. Để làm tốt bài thi giữa kỳ, các em cần ghi nhớ và nắm chắc được các kiến thức và cách giải dạng dạng bài tập liên quan đến kiến thức đó. Chúc các em làm tốt và đạt điểm cao môn Toán trong bài thi giữa kỳ nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-toan-10-chi-tiet-2071.html

Tovább

Soạn bài Tự đánh giá: Cao nguyên đá Đồng Văn| Văn 9 tập 1 cánh diều

Vào ngày 3/10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành công viên địa chất đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận. Để tìm hiểu những thông tin về “công viên” đặc biệt này, cùng theo dői phần Soạn bài Tự đánh giá: Cao nguyên đá Đồng Văn| Văn 9 tập 1 cánh diều dưới đây của VUIHOC nhé!

Soạn bài Tự đánh giá: Cao nguyên đá Đồng Văn| Văn 9 tập 1 cánh diều

1. Câu 1 trang 77 sgk văn 9/1 cánh diều 

Mục đích chính trong văn bản nói trên là gì?

Trả lời:

Đáp án đúng đáp án B.

2. Câu 2 trang 78 sgk văn 9/1 cánh diều 

Nhan đề văn bản đã được đặt dựa theo cách nào?

Trả lời:

Đáp án đúng đáp án A.

3. Câu 3 trang 78 sgk văn 9/1 cánh diều 

Lí do nào dưới đây khiến cho cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu

Trả lời:

Đáp án đúng đáp án D.

4. Câu 4 trang 78 sgk văn 9/1 cánh diều 

 Trong văn bản, ba màu nào được sử dụng để chỉ màu của đá, lúa cùng với hoa cải ở trên cao nguyên đá Đồng Văn?

Trả lời:

Đáp án đúng đáp án C.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 

5. Câu 5 trang 78 sgk văn 9/1 cánh diều 

Tên viết tắt GGN có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Đáp án đúng đáp án B

6. Câu 6 trang 79 sgk văn 9/1 cánh diều 

Tại sao văn bản Cao nguyên đá Đồng Văn lại được coi là một văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?

Trả lời:

Văn bản Cao nguyên đá Đồng Văn được coi là một văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh do:

+ Nêu ra được địa danh thắng cảnh

+ Nêu ra được những đặc điểm và giá trị của cao nguyên đá Đồng văn.

+ Văn bản được trình bày dựa theo trật tự không gian.

+ …

7. Câu 7 trang 79 sgk văn 9/1 cánh diều 

Danh lam thắng cảnh mà văn bản nói đến có điểm gì đặc sắc cần giới thiệu?

Trả lời:

Những nét đặc sắc cần được giới thiệu:

+ Đường đi đến rất nguy hiểm: một bên là vực sâu hun hút và một bên là những dãy núi tai mèo

+ Khung cảnh mùa xuân với rất nhiều màu sắc đa dạng…

+ Cao nguyên đá Đồng Văn có vẻ đẹp vô cùng hoang sơ và thơ mộng tựa như một “thiên đường xám” giữa miền sơn cước địa đầu của Tổ quốc thân yêu.

+ …

8. Câu 8 trang 79 sgk văn 9/1 cánh diều 

Bố cục của văn bản bao gồm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Trả lời:

Bố cục của văn bản bao gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu tới “địa chất toàn cầu”): Giới thiệu về vị trí cùng với sự công nhận của cao nguyên đá Đồng Văn

+ Phần 2 (tiếp theo tới “núi đôi Quản Bạ”): Vẻ đẹp đặc sắc của cao nguyên đá Đồng Văn

+ Phần 3 (còn lại): Những lời khẳng định

9. Câu 9 trang 79 sgk văn 9/1 cánh diều 

Em biết thêm được những điều gì từ văn bản Cao nguyên đá Đồng Văn?

Trả lời:

Qua văn bản, em biết thêm được những nét vô cùng đặc sắc và độc đáo của thiên nhiên cùng với con người nơi đây.

10. Câu 10 trang 79 sgk văn 9/1 cánh diều 

Em thích nhất nội dung nào ở trong văn bản phía trên? Tại sao?

Trả lời:

Em thích nhất phần nội dung về những hàng rào đá bao xung quanh những ngôi nhà, vì chúng được xem như là mình chứng cho sự khéo léo và vượt lên trên tất cả những thử thách của người dân.

 

 

Trên đây là phần Soạn bài Tự đánh giá: Cao nguyên đá Đồng Văn Văn 9 tập 1 cánh diều vô cùng chi tiết mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Cao nguyên đá Đồng Văn là một địa điểm đa dạng về mặt địa chất cũng như những loài sinh vật. Địa danh này đã vinh dự được UNESCO chính thức công nhận là một công viên địa chất ở Việt Nam.

Ngoài phần soạn bài được trình bày ở trên, nếu các em có mong muốn được tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hoặc những những bài soạn của môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC để có thể tự đăng ký một cách nhanh chóng khoá học bổ ích cho bản thân và được giải đáp những câu hỏi hóc búa từ đội ngũ giáo viên vô cùng dễ thương với trình độ chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-tu-danh-gia-cao-nguyen-da-dong-van-van-9-tap-1-canh-dieu-4435.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek