Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12

Để giúp các em ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12 tốt nhất, VUIHOC đã tổng hợp các kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo bài viết và chia sẻ cho bạn bè của mình cùng tham khảo nhé!

1. Kiến thức trọng tâm ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12

1.1 Este

a. Khái niệm: Este là dẫn xuất của axit cacboxylic được tạo ra bằng cách thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR' thì ta được este đơn chức RCOOR'. 

Este no đơn chức mạch hở có công thức là CnH2nO2 ( với n >= 2) 

c. Tính chất vật lý: Este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol: axit > ancol > este. Mỗi loại este sẽ có mùi đặc trưng khác nhau như mùi chuối chín của isoamyl axetat, mùi dứa của etyl butiat, CH3COOC10H17 tạo nên mùi hoa hồng... 

d. Tính chất hóa học

- Este thủy phân trong môi trường axit và tạo ra 2 lớp chất lỏng: 

- Este thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều ( phản ứng xà phòng hóa)

- Đốt cháy este tạo thành CO2 và H2O. Nếu nH2O = nCO2 => este no đơn chức mạch hở 

- Phản ứng tráng bạc ở este: 

e. Điều chế este: 

1.2 Lipit 

a. Khái niệm: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Lipit không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. 

b. Công thức cấu tạo: Lipit đơn giản cấu tạo gồm gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch dài và không phân nhánh) kết hợp với gốc hiđrocacbon của glycero

Trong đó R1, R2, R3 là các gốc hidrocacbon. Các gốc này có thể giống nhau hoặc khác nhau

c. Tính chất vật lý: Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no, còn ở trong gốc hidrocacbon no chất béo sẽ ở trạng thái rắn. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước. 

d. Tính chất hóa học 

- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo ra axit béo và glixerol

- Phản ứng xà phòng hóa tạo thành muối của axit béo và glixerol

- Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn 

1.3 Glucozo

a. Cấu tạo 

- Glucozo có công thức phân tử là C6H12O6

- Glucozơ có công thức cấu tạo mạch hở: CH2OH–CHOH–CHOH–CHOH–CHOH–CH=O

Hoặc: CH2OH[CHOH]4CHO

- Glucozo mạch vòng:

b. Tính chất vật lý: Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146°C dạng α và 150°C ở dạng β. Glucozo rát dễ tan trong môi trường nước, có vị ngọt và được tìm thấy trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, quả chín... Glucozo có một lượng nhỏ trong máu người, khoảng 0,1%

c. Tính chất hóa học: Glucozơ có tính chất của andehit và ancol đa chức 

- Tính chất của andehit:

+ Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 ( Phản ứng nhận biết glucozơ bằng phản ứng tráng gương) 

+ Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng ( nhận biết glucozo) 

+ Khử glucozơ bằng H2

d. Điều chế: Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột hoặc thủy phân xenlulozo, xúc tác HCl. 

e. Ứng dụng: thuốc tăng lực, ruột phích, tráng gương... 

1.4 Saccarozo, tinh bột và xenlulozo

a. Saccarozơ (đường kính)

- CTPT: C12H22O11

- Cấu tạo: Trong phân tử saccarozơ có cấu trúc gồm gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau thông qua nguyên tử oxi ở giữa C1 của glucozơ đi cùng với C2 của fructozơ (C1 – O – C2). Do nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng để tạo nhóm –CHO. Chính các đặc điểm này cấu thành nên một số tính chất vật lý đặc trưng của saccarozơ.

- Tính chất vật lý:  Không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở 185oC.

- Tính chất hóa học: Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân

+ Phản ứng với Cu(OH)2:  2C12H22O11 + Cu(OH)2 \large \rightarrow (C12H21O11)2Cu + 2H2O

b. Tinh bột:
- Cấu trúc phân tử: Phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích  - glucozo liên kết với nhau và có CTPT là (C6H10O5)n. Các mắt xích  - glucozo liên kết với nhau tạo thành 2 dạng phân nhánh amilozo và không phân nhánh amilopectin.
- Tính chất vật lý: Tinh bột là chất rắn, vô định hình, có màu trắng và không tan trong nước lạnh.
- Tính chất hóa học:
+ Phản ứng thủy phân: (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6 (glu)
+ Phản ứng với iot tạo thành chất màu xanh tím ( phản ứng nhận biết iot hoặc tinh bột)
c. Xenlulozo
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
- Cấu trúc phân tử: Gồm nhiều gốc β –glucozo liên kết với nhau
- Tính chất vật lý: Là chất rắn dạng sợi, có màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, tan trong nước Svayde. Xenlulozo là thành phần chính trong bông nőn (98%)
- Tính chất hóa học:
+ Phản ứng thủy phân: (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6 (glu)
+ Phản ứng với axit nitric:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc)  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Ứng dụng: làm thuốc súng không khói

1.5 Amin
a. Khái niệm: Amin được tạo ra khi thay thế các nguyên tử hidro (một hoặc nhiều)  trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.
Ví dụ: CH3CH2CH2NH2 (Propylamin), C6H5NH2 ( Phenylamin), C6H5NHCH3 (Metylphenylamin)
b. Công thức tổng quát:
- Amin đơn chức: CxHyN
- Amin đơn chức no: CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N
- Amin đa chức no: CnH2n+2-z(NH2)z hay CnH2n+2+zNz
c. Đồng phân
- Đồng phân về mạch cacbon
- Đồng phân vị trí nhóm chức
- Đồng phân về bậc của amin
VD: Đồng phân của CH5N

d. Danh pháp
- Tên gốc chức: Sử dụng tên gốc hidrocacbon + amin
- Tên thay thế: Sử dụng tên hidrocacbon + vị trí + amin
e. Tính chất vật lý
- Amin tồn tại ở cả ba thể rắn, lỏng và khí. Amin cấp bậc thấp ở thể khí có mùi khai, dễ tan trong nước và rất độc, cấp bậc cao hơn ở thể lỏng và rắn có vị ngọt và không màu.
- Phân tử khối amin càng tăng thì nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần
f. Tính chất hóa học
- Tính base: Amin mạch hở tan nhiều trong nước và làm đổi màu quỳ tím sang xanh hoặc làm hồng phenolphtalein. Anilin và amin thơm khác không làm đổi màu quỳ tím.
- Tác dụng với axit: CH3NH2 + H2SO4  CH3NH3HSO4
- Phản ứng thế: Anilin cho vào dung dịch nước brom sẽ tạo kết tủa màu trắng.

2. Các dạng bài tập cần lưu ý ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12
2.1 Bài tập về este
2.2 Bài tập về lipit
2.3 Bài tập về Glucozo
2.4 Bài tập về Saccarozo, tinh bột và xenlulozo
2.5 Bài tập về Amin

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Hóa 12 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Bên cạnh đó, vuihoc cũng đã liệt kê những dạng bài thường gặp trong đề thi để các em có định hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài học hữu ích nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-hoa-12-chi-tiet-2183.html

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 chi tiết

Để chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11, VUIHOC đã tổng hợp đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 chi tiết giúp các em ôn tập dễ dàng hơn và đạt điểm cao môn Tiếng Anh. Mời các em cùng tham khảo nhé!

1. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 Unit: A long and healthy life1.1 Thì quá khứ đơn

a. Cách dùng: Thì quá khứ đơn được sử dụng trong các trường hợp như sau: 

- Diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ tại một thời điểm hoặc thời gian cụ thể. 

- Diễn tả hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ

- Diễn tả hành động xen vào một hành động khác trong quá khứ

- Dùng trong câu điều kiện loại II

- Dùng trong câu cầu ước không có thật. 

b. Cấu trúc

+ Động từ thường

  • (+) S + V-ed/ V2 

  • (-) S + did not ( didn't) + V

  • (?) Did + S + V 

+ Động từ to be

  • (+) S + was/ were +...

  • (-) S + was not ( wasn't)/ were not ( weren't) + ... 

  • (?) Was(wasn't) / Were (weren't) + S + ... 

c. Dấu hiệu nhận biết

- Thông qua các trạng từ yesterday, last, ago, in the past, before, this morning/ afternoon/night

- Dùng sau as if, as though, it's time, wish, would sooner... 

1.2 Thì hiện tại hoàn thành

a. Cách dùng: Thì hiện tại hoàn thành được sử dụng trong các trường hợp như sau: 

- Diễn đạt một hành động xảy ra từ quá khứ và kéo dài đến hiện tại 

- Diễn đạt kết quả của hành động trong quá khứ nhưng không rő về thời gian

- Dùng để diễn đạt một hành động hay sự việc xảy ra nhiều lần trong quá khứ. 

b. Cấu trúc

  • (+) S + have/has + Ved/ V3 

  • (-) S + have/ has + NOT +  V3/ed 

  • (?) Have/ Has + S + V3/ed 

c. Dấu hiệu nhận biết

-Trạng từ chỉ thời gian: for + khoảng thời gian, since + khoảng thời gian, just, yet, before, already, never, so far, ever... 

2. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 Unit: The generation gap

Động từ khuyết thiếu

Cách sử dụng động từ khuyết thiếu

Ví dụ 

Can 

Dùng để chỉ khả năng của con người, sự vật trong thời điểm hiện tại 

She can play piano ( Cô ấy có thể chơi piano)

May

Dùng để diễn tả khả năng xảy ra cao của sự việc, hiện tượng

I may go to the zoo tomorrow ( Tôi có thể đến sở thú vào ngày mai) 

Should

Đưa ra một lời khuyên

You should go to the hospital ( Bạn nên đến bệnh viện)

Must

Diễn tả sự cần thiết, bắt buộc ở hiện tại hoặc tương lai

You must pass the exam

( Bạn phải vượt qua kì thi) 

Shall

Dùng trong thì tương lai, diễn tả một lời hứa, sự quyết đoán hoặc mối đe dọa

Don't move the table! I shall paint the table tomorrow

( Đừng di chuyển cái bàn. Ngày mai tôi sẽ sơn nó) 

Could

Diễn tả một sự việc có thể xảy ra trong tương lại nhưng không chức chắn hoặc thể hiện sự xin phép lịch sự, diễn tả khả năng của con người trong quá khứ

Could I sit here? ( Tôi có thể ngồi đây được không? ) 

Would

Diễn tả một giả định trong quá khứ hoặc một dự đoán về tình huống có thể xảy đến trong tương lai. Dùng trong lời mời hay một yêu cầu lịch sự

Would you like go to the market with me? ( Bạn có muốn đi chợ với tôi không?) 

Might

Dùng để diễn tả khả năng thấp một sự việc có thể xảy ra hoặc dùng để xin phép khi làm điều gì đó một cách trang trọng. 

Might I have a little more tea? ( Tôi có thể xin thêm chút trà được không?) 

Will 

Dùng để diễn tả các sự việc, tình huống xảy ra trong tương lai hoặc đưa ra một quyết định ngay tại thời điểm nói, đưa ra lời yêu cầu, lời đề nghị. 

I will go to the school now ( Tôi sẽ đi đến trường ngay bây giờ) 

3. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 Unit: Cities of the future3.1 Động từ chỉ  trạng thái ( Stative verbs) 

a. Động từ chỉ trạng thái tình cảm

want: mong muốn                                                            

like: thích

adore: thích

dislike: không thích

need: cần

care for: quan tâm tới

hope: hy vọng

value: coi trọng

hate: ghét bỏ

desire: mong ước

mind: phiền

prefer: thích hơn

b. Động từ chỉ trạng thái cảm nhận của giác quan

seem: dường như

see: nhìn thấy

smell: ngửi (hương)

sound: nghe như

look: có vẻ như

recognize: nhận thấy

c. Động từ chỉ trạng thái sở hữu

belong : thuộc về

lack: thiếu

include: bao gồm

contain: chứa

possess: sở hữu

consist of: bao gồm

d. Động từ chỉ trạng thái quan điểm, suy nghĩ 

know: biết

disagree: không đồng ý

doubt: nghi ngờ

understand: hiểu 

wish: mơ ước

agree: đồng ý

think: suy nghĩ

satisfy: hài lòng

believe: tin tưởng

recognize: nhận ra

remember: nhớ 

imagine: tưởng tượng

mean: có nghĩa là

forget: quên 

deny: phủ nhận, từ chối

promise: hứa 

3.2 Liên từ (Linking words)

a. Liên từ chỉ kết luận

- To sum up (Tóm lại), To conclude , In conclusion (Kết luận)

Eg: To sum up, I passed the ielts test with a score of 8.0 (Tóm lại, tôi đã vượt qua bài kiểm tra ielts với số điểm 8.5) 

b. Liên từ chỉ hậu quả

- As a result (Kết quả là), Therefore (Vì thế), Thus/ So  (Vì vậy), Consequently (Kết quả là)

Eg: My brother's leg was broken so he couldn't participate in sports activities at school (Chân của anh tôi bị gãy nên không thể tham gia hoạt động thể thao ở trường) 

c. Liên từ nhấn mạnh

- Specifically (Chính xác là cho), Especially/ In particular/ Particularly (Đặc biệt), Obviously (Rő ràng), Of course (Đương nhiên)

Eg: I studied hard and of course I passed the final exam ( Tôi đã ôn tập chăm chỉ và đương nhiên tôi đã vượt qua bài kiểm tra cuối kì) 

d. Liên từ ví dụ

- For instance/ For example / To cite an example/ To illustrate

Eg: For example, if I win a cooking contest, I will apply for a job at my favorite restaurant (Ví dụ tôi giành chiến thắng cuộc thi nấu ăn, tôi sẽ xin vào làm ở nhà hàng mà tôi yêu thích) 

e. Liên từ liệt kê

- Firstly (Đầu tiên), Secondly (Thứ hai), Thirdly (Thứ ba), Fourthly (Thứ tư), Finally (Cuối cùng), Lastly (Cuối cùng), Last but not the least (Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng)... 

Eg: I finally passed my driving test ( Cuối cùng tôi cũng vượt qua bài kiểm tra lái xe) 

f. Liên từ cung cấp thông tin

- Furthermore/ Moreover  (Hơn thế nữa), Additionally/ In addition (Thêm vào đó), Not only, but also (Không những, mà còn), Also (Cũng), And (Và)

Eg:
She got into the best high school in the city, and moreover, she studied in the school's high-quality classes. (Cô ấy đã đỗ vào trường cấp 3 tốt nhất thành phố, hơn thế nữa cô ấy còn được học ở lớp chất lượng cao của trường) 

g. Liên từ chỉ sự tương quan

- Both A and B: cả A và B

- Either A or B: A hoặc B 

Eg: Both my sister and I studied at Hanoi Medical University ( Cả chị gái tôi và tôi đều học ở đại học y Hà Nội) 

h. Liên từ chỉ sự đối lập, nhượng bộ

- But ( Nhưng) , Although/Though/In Spite of/Despite (Mặc dù)

Eg: In Spite of worked out hard but she didn't lose any weight ( Mặc dù đã tập luyện chăm chỉ nhưng cô ấy vẫn không giảm được cân nào) 

i. Liên từ chỉ nguyên nhân

Because/ since/ as: Vì

Eg: I like my brother than my sister because he allway give me a lot of toy. (Tôi thích anh trai tôi hơn chị gái vì anh ấy luôn cho tôi rất nhiều đồ chơi) 

k. Liên từ chỉ mục đích 

- To V/ in order to V: Để làm gì

- In order that + S + V: Để mà

Eg: In order to lose weight, Linh started exercising regularly. ( Để giảm cân, Linh bắt đầu tập thể dục thường xuyên) 

4. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11: Bài tập luyện tập 4.1 Bài tập về thì quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành

a. My sister (walk) to school every day when she was young ( Chị gái tôi đi bộ đến trường hằng ngày khi cô ấy còn bé) 

=>  walked

b. I (finish) my homework before dinner. (Tôi đã hoàn thành bài tập về nhà trước bữa tối)

=>  finished 

c. She (work) at that company since 2018. ( Cô ấy làm việc ở công ty từ năm 2018) 

=>  has worked

d. This is the best ice-cream I ever (taste). ( Đây là loại kem ngon nhất mà tôi từng thử) 

=>  have ever tasted

e. I ______ (be) in Tokyo for holiday for 3 weeks. I really enjoy it. (Tôi đã đến Tokyo trong kỳ nghỉ 3 tuần. Tôi thực sự rất thích nơi này) 

=>  have been

f.  Minh ______ (not/sleep) yet. He’s still playing games.( Minh chưa ngủ. Anh ấy vẫn đang chơi game) 

=>  has not slept

g. This is the second time I ______ (read) Harry Potter.(Đây là lần thứ hai tôi đọc Harry Potter) 

=>  have read

h.  I ______ (never/see) the sea before.(Tôi chưa từng nhìn thấy biển trước kia) 

=>  have never seen

k. I and my friend (finish)___ school since 2021. ( Tôi và bạn tôi đã học xong từ năm 2021) 

=>  finished

l. He last (go)___ to Ha Noi in 2018.( Lần cuối anh ấy đến Hà Nội là vào năm 2018) 

=>  went

m. Minh (be)___ ill for 2 weeks. He is still in hospital. ( Minh đã bị ốm 2 tuần. Anh ấy vẫn đang ở bệnh viện) 

=>  has been

n. My father (drive)___ away 15 minutes ago.( Bố tôi lái xe đi cách đây 15 phút trước) 

=>  drove

4.2 Bài tập về động từ khuyết thiếu

a. He _______ tell me the truth for his own good. ( Anh ấy nên nói cho tôi sự thật vì lợi ích của anh ấy) 

=>  Should

b. My son _______ shoot the basketball at the rim. ( Con trai tôi có thể ném bóng vào thành rổ) 

=>  Can

c. Every citizen  _______ obey the law. ( Mọi công dân phải tuân thủ pháp luật) 

=>  must 

d. _______ I borrow your pencil, please? ( Cho tôi mượn bút chì của bạn được không?) 

=>  May 

e. You ______ to write them today. ( Bạn nên viết chúng ngay hôm nay) 

=>  ought

f. Linh ______ drive, but she hasn’t got a car.( Linh có thể lái xe nhưng cô ấy không có xe) 

=>  can

g. I ______ like to buy the same bicycle that you have. ( Tôi muốn mua chiếc xe đạp giống của bạn) 

=>  would

h. They ______ not be trustworthy enough.( Họ có thể không đủ tin cậy) 

=>  might

i. ______ you let me know the time? ( Bạn có thể cho tôi biết thời gian được không?) 

=>  May

Trên đây là toàn bộ kiến thức ngữ pháp các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì 1 môn tiếng anh lớp 11. Hy vọng với bài tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 11 mà VUIHOC đã tổng hợp dựa trên các unit trong sách sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập hơn. Để học thêm nhiều kiến thức mới cũng như ôn tập lại các bài học trên lớp, các em hãy truy cập vào trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-tieng-anh-11-chi-tiet-2185.html

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12


Để chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12, VUIHOC đã tổng hợp đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12 chi tiết giúp các em ôn tập dễ dàng hơn và đạt điểm cao môn Tiếng Anh. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

1. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12 Unit: Life Stories

 

1.1 Thì quá khứ đơn

a. Cách dùng: Thì quá khứ đơn được sử dụng trong các trường hợp như sau: 

- Diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ tại một thời điểm hoặc thời gian cụ thể. 

- Diễn tả hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ

- Diễn tả hành động xen vào một hành động khác trong quá khứ

- Dùng trong câu điều kiện loại II

- Dùng trong câu cầu ước không có thật. 

b. Cấu trúc

+ Động từ thường

  • (+) S + V-ed/ V2 

  • (-) S + did not ( didn't) + V

  • (?) Did + S + V 

+ Động từ to be

  • (+) S + was/ were +...

  • (-) S + was not ( wasn't)/ were not ( weren't) + ... 

  • (?) Was(wasn't) / Were (weren't) + S + ... 

c. Dấu hiệu nhận biết

- Thông qua các trạng từ yesterday, last, ago, in the past, before, this morning/ afternoon/night

- Dùng sau as if, as though, it's time, wish, would sooner... 

1.2 Thì quá khứ tiếp diễn 

a. Cách dùng:

- Thì quá khứ tiếp diễn diễn tả một hành động xảy ra và kéo dài trong quá khứ 

- Diễn đạt một hành động xen vào hành động khác đang diễn ra trong quá khứ. Lúc này, hành động đang diễn ra chia theo thì quá khứ tiếp diễn còn hành động xen vào chia thì quá khứ đơn.

- Dùng để diễn tả hai hành động xảy ra song song trong cùng một thời điểm ở quá khứ.

- Thì quá khứ tiếp diễn không dùng cho các động từ sau: 

  • Động từ chỉ cảm giác: hate, want, love, like, prefer, wish...

  • Động từ chỉ giác quan: taste, smell, see, sound, feel...

  • Động từ chỉ sự giao tiếp: surprise, promise, agree, deny, mean... 

  • Động từ chỉ nhận thức, suy nghĩ: understand, remember, believe, know... 

  • Động từ chỉ trạng thái : possess, depend, belong, involve... 

b. Cấu trúc

(+) S + was/ were + V-ing + O +... 

(-) S + was/ were + not + V-ing + O +... 

(?) Was(Wasn't)/were (weren't ) + S + V-ing + O + …?

c. Dấu hiệu nhận biết

Có các từ như:  at ... yesterday/last night, all day/night/month..., from...to, when, while, at the very moment... 

1.3 Mạo từ 

a. Mạo từ xác định (the)

- Mạo từ xác định được dùng cho danh từ số ít và số nhiều đã xác định, danh từ được nhắc đến lần thứ 2 trở lên mà cả người nói và người nghe vẫn hiểu về nó. 

- Cách dùng mạo từ "the"

  • Được dùng với danh từ cụ thể số ít hoặc số nhiều, danh từ được nhắc lại trong ngữ cảnh. 

  • Được dùng với tên nhạc cụ: the piano, the guitar...

  • Được dùng với tên đại dương, sa mạc, dãy núi, hòn đảo: the Sahara, the hawaii

  • Được dùng với tê quốc gia hay vùng lãnh thổ dạng số nhiều: The United States

  • Được dùng trước tên các tổ chức, khách sạn, bảo tàng, công trình quan trọng: the hotel

  • Được dùng chỉ các vật duy nhất: The sun, the moon... 

  • The + tính từ, tạo thành tầng lớp người: the poor people, the rich people...

  • Được dùng với tên tờ báo, tên sách: The Daily new

  • Được dùng chỉ người một nước: The Vietnamese

  • Được dùng với họ của một người để chỉ một gia đình: The Smiths ( nhà Smiths) 

b. Mạo từ không xác định ( a/an) 

- Được dùng cho danh từ số ít đếm được nhắc đến lần đầu tiên trong câu. 

- Quy tắc: Mạo từ "an" dùng cho các danh từ bắt đầu bằng nguyên âm "u, e, o, a, i". Mạo từ "a" dùng cho danh từ bắt đầu từ phụ âm. 

+ Trường hợp đặc biệt: Một số từ bắt đầu bằng nguyên âm nhưng đọc như phụ âm sử dụng mạo từ a. ( a unit/ university). Môt số từ mở đầm bằng âm câm dùng mạo từ an ( an hour, an honest girl)

- Cách dùng mạo từ a/ an: 

  • Dùng trước danh từ đếm được số ít ( danh từ đó chưa xác định): a pen, an apple...

  • Dùng cho đối tượng được nhắc đến lần đầu tiên.

  • Dùng cho các danh từ chỉ nghề nghiệp: a techer, a docter...

  • Dùng trước danh từ số ít đại diện cho một nhóm người: a studen, a cat

  • Dùng trong câu cảm thán với cấu trúc what, suck, quite...

  • Dùng với sở hữu: a friend of mine

  • Dùng trước một số căn bệnh: a headacne ( ngoại lệ: the flu) 

2. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12 Unit: Urbanisation

2.1 Tính từ ghép trong tiếng anh (Compound adjective)

a. Định nghĩa

Compound adjective: Là tính từ gồm hai hoặc nhiều từ khác nhau được liên kết bằng dâu gạch nối (-). Tính từ ghép được dùng để bổ nghĩa cho danh từ và luôn đứng trước danh từ. 

Eg: hand-made gift ( Món quà làm bằng tay), long-lasting relationship ( mối quan hệ lâu dài)

b. Cách thành lập tính từ ghép 

- Tính từ + tính từ 

Eg: My mother has the green-black eyes ( Mẹ tôi có đôi mắt màu xanh đen) 

- Tính từ + danh từ

Eg: My friend want to find a part-time job ( Bạn tôi muốn tìm 1 công việc bán thời gian) 

- Danh từ + tính từ

Eg: Linh has a snow-white skin ( Linh có làn da trắng như tuyết) 

- Quá khứ phân từ + tính từ/ danh từ/ trạng từ (nghĩa bị động)

Eg: My Tam singer is very well-know ( Ca sĩ Mỹ Tâm rất nổi tiếng, được nhiều người biết đến) 

- Hiện tại phân từ + tính từ/ danh từ/ trạng từ (nghĩa chủ động)

Eg: Tom is a good-looking guy ( Tom là một gã đẹp trai) 

- Từ chỉ số lượng + danh từ

Eg: We are sitting under 150 - year tree ( Chúng tôi đang ngồi dưới cái cây 150 tuổi) 

- Tính từ + danh từ + -ed ( nghĩa là có)

Eg: Uncle Ho is a strong-minded leader ( Bác Hồ là một nhà lãnh đạo có tinh thần mạnh mẽ) 

- Các cách kết hợp khác: Day-to-day (hàng ngày), all-out (hết sức), so-so ( không tốt lắm)... 

Eg: I go to swimming day-to-day ( Tôi đi bơi hằng ngày) 

2.2 Cách dùng "should" 

a. Đưa ra một lời khuyên hay ý kiến

Eg: You look so tired. You should take a sleep. ( Nhìn bạn trông mệt mỏi, bạn nên đi ngủ đi) 

b. Diễn tả trách nhiệm và nhiệm vụ lịch sự

Eg: You should keep quiet in the libary ( Bạn nên giữ im lặng trong thư viện) 

c. Diễn tả lời khuyên hay một lời đề xuất

Eg: You shouldn't eat too much fast-food. It's not good for your health. ( Bạn không nên ăn quá nhiều đồ ăn nhanh. Không tốt cho sức khỏe chút nào) 

d. Diễn tả sự mong đợi ( dùng trong câu khẳng định) 

Eg: I think this trip should be interesting ( Tôi nghĩ chuyến đi này sẽ rất thú vị đó) 

e. Diễn tả sự việc không hợp lý hoặc không theo ý muốn người nói

Eg: Why haven't you left the house yet? You should be here by now (Tại sau cậu vẫn chưa ra khỏi nhà? Lẽ ra giờ này cậu phải đang ở đây rồi chứ) 

f. Dự đoán về một chuyện gì đó có khả năng sẽ xảy ra

Eg: There should be a very big crowd at the supermarket in the open day. ( Chắc hẳn sẽ có rất đông người đến siêu thị trong ngày khai trương!) 

3. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12 Unit: The green movement

3.1 Câu đơn

- Câu đơn là câu chỉ có một mệnh đề độc lập, thể hiện một ý chính. Một câu đơn có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều động từ. 

Eg: My family go to the cinema ( Gia đình tôi đi xem phim) 

My sister and I hate eat chili ( Chị gái và tôi ghét ăn ớt) 

He drinks coffee and reads newspaper every morning. (Anh ấy uống cà phê và đọc báo mỗi sáng)

3.2 Câu phức

a.  Complex sentences ( câu phức) là câu chứa một mệnh đề độc lập và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc bắt đầu bằng đại từ quan hệ hay liên từ phụ thuộc.

Eg: Because the restaurant was too crowded, I had to take it home (Bởi vì nhà hàng quá đông nên tôi phải mua về nhà) 

b. Compound-complex sentences ( Câu phức tổng hợp) là câu có từ 2 mệnh đề độc lập và ít nhất 1 mệnh đề phụ thuộc. Câu phức tổng hợp thường phức tạp và dễ bị rối. 

Eg: Because I didn't hear the alarm, I was late for work and didn't have time to eat breakfast (Vì không nghe thấy tiếng chuông báo thức nên tôi đã bị trễ làm và không kịp ăn sáng) 

3.3 Câu ghép 

a. Compound sentence ( Câu ghép) gồm 2 mệnh đề độc lập được nối bằng các liên từ hoặc các cặp từ. Để xác định liệu mệnh đề đó có phải là mệnh đề độc lập không thì ta chỉ cần lược bỏ liên từ là được.

Eg: I went to school and my younger brother hadn't woken up yet (Tôi đã đi học còn em trai tôi chưa ngủ dậy)

Mđ 1: I went to school ( Tôi đã đi học) , Mđ 2: My younger brother hadn't woken up yet ( Em trai tôi chưa ngủ dậy) =>  Câu ghép. 

b. Cách thành lập câu ghép: 

- Sử dụng dấu phẩy và liên từ nối: for, and, nor, but, or, yet, so... 

Eg: I like go to swim on weekends, but my friend likes to sleep on weekends (Tôi thích đi bơi vào cuối tuần nhưng bạn tôi thích ngủ vào cuối tuần) 

- Sử dụng dấu chấm phẩy và trạng từ nối: otherwise, furthermore, however, therefore ... 

Eg: I don't like to eat sweets; while my sister loves sweets very much (Tôi không thích ăn đồ ngọt nhưng chị tôi lại rất thích đồ ngọt

- Chỉ sử dụng dấu chấm phẩy (;) 

Eg: I study English, my brother studies French (Tôi học tiếng anh, anh trai tôi học tiếng pháp)

4. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12 : Luyện tập 4.1 Bài tập về thì quá khứ tiếp diễn, quá khứ đơn

a. Phong ___________ (play) billard when his brother, Quan, ___________ (enter) the room. ( Phong đang chơi bi-a thì anh trai Quân bước vào phòng) 

=> was playing/ entered

b. My brother and sister ___________ (talk) anout something when I ___________ (walk) into the room. (Anh chị tôi đang nói chuyện gì đó thì tôi bước vào phòng.)

=> were talking/ walked

c. I really ___________ (enjoy) my holiday last January. While it ___________ (snow) in Iowa, the sun ___________ (shine) in Floria.(Tôi thực sự rất thích kỳ nghỉ của tôi vào tháng 1 năm ngoái. Khi tuyết rơi ở Iowa thì mặt trời lại chiếu sáng ở Floria.) 

=> enjoyed / was snowing/ was shining

d. Linh ___________ (have) a beautiful dream when the alarm clock ___________ (ring).(Linh đang có một giấc mơ đẹp thì đồng hồ báo thức reo lên) 

=> was having/ rang

e. She ______________ (ride) her horse when she _______________ (fall) and  __________ (land) on her leg. (Cô ấy đang cưỡi ngựa thì bị ngã và tiếp đất bằng chân)

=> was riding/ fell/landed

f. While I___________ (do) my shopping at the supermarket. (Trong khi tôi đang đi mua sắm ở siêu thị.)

=> was doing

g. I  __________________ (jog) in the park. (Tôi đang chạy bộ trong công viên)

=> was jogging

h.  When I first ______________ (meet) her, she ______________ (work) in a cafe. (Lần đầu tiên tôi gặp cô ấy, cô ấy đang làm việc ở một quán cà phê.) 

=> met/ was working

i.  The girl ______________ (feel) ill so she ______________ (not go) to school. (Cô gái bị ốm nên không đến trường)

=> felt/ didn’t go

k. I was eight years old when my elder sister __________ (teach) me how to ride a bike. ( Khi tôi tám tuổi thì chị gái tôi dạy tôi đi xe đạp) 

=> taught

4.2 Bài tập về mạo từ a/an/the

a. I am studying in _____ university in Ha Noi. (Tôi đang học tại một trường đại học ở Hà Nội)

=> a 

b. I bought_____ umbrella to go out in the rain. (Tôi mua một chiếc ô để đi ra ngoài trời mưa.)

=> an

c. _____ apple a day keeps your doctor away. (Một quả táo mỗi ngày giữ bác sĩ ở xa, câu thành ngữ mang ý nghĩa nếu bạn chú ý đến dinh dưỡng sẽ giữ được sức khỏe tốt và không phải đến gặp bác sĩ) 

=> an

d. French is _____ easy language.(Tiếng Pháp là một ngôn ngữ dễ dàng.)

=> a

e. Hoa tasted _____ birthday cake her mother had made.(Hoa nếm thử chiếc bánh sinh nhật mẹ cô đã làm.)

=> the

f. Dad turned on _____ radio to listen to _____ news.(Bố bật radio để nghe tin tức.)

=> the/the

g. The teacher read _____ interesting article from the newspaper.(Giáo viên đọc một bài viết thú vị từ tờ báo.)

=> an

h. Huong talked for _____ hour about her school project.(Minh nói chuyện suốt một tiếng đồng hồ về dự án ở trường của cô ấy.)

=> an

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức ngữ pháp các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì 1 môn tiếng anh lớp 12. Hy vọng với bài tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12 mà VUIHOC đã tổng hợp dựa trên các unit trong sách sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập hơn. Để học thêm nhiều kiến thức mới cũng như ôn tập lại các bài học trên lớp, các em hãy truy cập vào trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-tieng-anh-12-chi-tiet-2186.html

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12

Bài viết hôm nay VUIHOC muốn gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 chi tiết nhất. Bài viết tổng hợp kiến thức trọng tâm các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì của mình. Mời các em cùng theo dői nhé!

1. Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Kiến thức trọng tâm 

1.1 Đọc văn 

a. Tiểu thuyết, truyện lãng mạn, truyện truyền kì: 

- Ghi nhớ được kiến thức về tác giả như năm sinh, năm mất, quá trình hoạt động nghệ thuật, thành tựu văn học. 

- Ghi nhớ các kiến thức về tác phẩm như hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục tác phẩm, nội dung chính và nghệ thuật

- Các văn bản cần ôn tập kỹ:

  • Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 kết nối tri thức: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng), Nỗi buồn chiến tranh. 

  • Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 chân trời sáng tạo: Lão Hạc, Hai đứa trẻ. 

  • Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 cánh diều: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Muối của rừng, quan thanh tra, Thực thi công lý. 

b. Thơ trữ tình: 

- Ghi nhớ được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, bố cục, nhan đề, ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của văn bản. 

- Các văn bản cần ôn tập kỹ:

  • Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 kết nối tri thức: Cảm hoài, Tây Tiến, Đàn Ghi - ta của Lor - ca

  • Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 chân trời sáng tạo: Hoàng Hạc Lâu, Tràng Giang. 

1.2 Tiếng việt

- Phân biệt và biết cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp. 

- Trình bày được báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp. 

- Hiểu được lỗi câu mơ hồ và cách sửa. 

- Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ: Đặc điểm và tác dụng.

- Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.

1.3 Làm văn 

- Viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện. 

- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

2. Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Cấu trúc đề thi và phương pháp

2.1 Phần đọc - hiểu

- Các câu hỏi phần đọc hiểu thường sẽ hỏi về các thông tin liên quan đến các văn bản được học như thể loại, bố cục, thời gian ra đời, thông tin về tác giả... Phần đọc hiểu câu hỏi chỉ kiểm tra năng lực đọc và hiểu của học sinh, các em không cần trình bày dài dòng, chỉ cần trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi ngắn gọn. 

- Để làm tốt phần đọc - hiểu, các em cần nắm vững kiến thức chung về tác phẩm, tác giả. Ngoài ra các em cần ôn tập lại các kiến thức về phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt và các thể loại tác phẩm... 

2.2 Phần làm văn 

- Viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện hoặc hai tác phẩm thơ trong nửa đầu học kì 1 môn Ngữ Văn 12. Biết cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện. 

3. Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Nội dung ôn tập chi tiết 

3.1 Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 kết nối tri thức

Bài 1: Tây Tiến - Quang Dũng

a. Nội dung:

- Bài thơ Tây Tiến là hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ nhưng cũng vô cùng nên thơ và mĩ lệ. 

+ Vùng đất Tây Bắc xa xôi, hoang vắng, khắc nghiệt đầy bí hiểm nhưng vẫn còn những nét đẹp hoang sơ, thơ mộng và trữ tình

+ Hình ảnh đêm liên hoan chung vui với bản làng xứ lạ đầy rực rỡ và lung linh ánh sáng. 

+ Cảnh thiên nhiên sông nước một chiều sương giăng hư ảo

+ Hình ảnh người lính trên con đường hành quân: Gian khổ nhưng vẫn rất ngang tàng với tâm hồn trẻ trung và lãng mạn

- Bài thơ còn vẽ lên bức tranh chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ về một thời đầy gian khổ nhưng hào hùng: 

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa và lãng mạn của những chàng trai độ tuổi đôi mươi

+ Vẻ đẹp bi tráng

b. Nghệ thuật: 

- Cảm hứng lãng mạn và bút pháp trữ tình ấn tượng

- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ chỉ địa danh, các từ ngữ tượng hình, từ Hán Việt... 

- Kết hợp nhuần nhuyễn chất nhạc và chất họa.

Bài 2: Cảm hoài

a. Tác giả

- Đặng Dung (? - 1414) sinh ra tại huyện Thiên Lộc, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời kỳ nhà Hồ, ông đã hỗ trợ cha mình, tướng quân Đặng Tất, quản lý vùng đất Thuận Hoá. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông cùng cha tham gia vào cuộc khởi nghĩa do Trần Ngỗi lãnh đạo, đóng góp nhiều công lao lớn, nổi bật nhất là chiến thắng Bô Cô. Tuy nhiên, vì nghe theo những lời gièm pha, Trần Ngỗi đã nghi ngờ và giết chết Đặng Tất.

- Sau đó, Đặng Dung rời bỏ Trần Ngỗi và ủng hộ Trần Quý Khoáng làm thủ lĩnh, chỉ huy nghĩa quân tham gia hàng trăm trận đánh chống lại quân Minh. Năm 1414, sau khi thất bại trong một trận chiến và bị quân Minh bắt, ông đã chọn cái chết bằng cách tuẫn tiết trên đường bị giải sang Trung Quốc.

b. Văn bản Cảm hoài

- Thể loại: Tác phẩm "Cảm hoài" thuộc thể loại thất ngôn bát cú Đường luật.
- Xuất xứ: Tác phẩm do Nguyễn Khắc Phi dịch và chủ biên, được trích trong "Kiến thức bổ trợ Ngữ Văn 10 nâng cao", tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, trang 148.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
- Bố cục bài thơ

  • Hai câu đề: Miêu tả tình huống bi kịch.

  • Hai câu thực: Khắc họa cụ thể nỗi niềm trước thời thế và sự oán hận của tác giả.

  • Hai câu luận: Thể hiện tình thế bất lực và bi kịch qua những hình ảnh rộng lớn, sâu lắng.

  • Hai câu kết: Phản ánh chí khí kiên cường và tinh thần bền bỉ của tác giả trong cuộc chiến.

- Giá trị nội dung: Nhà thơ biểu đạt tâm trạng bi tráng và ý chí kiên cường trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng vang vọng hào khí Đông – A.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng nghệ thuật đối lập, hình ảnh hùng tráng, ấn tượng, cùng với nhiều điển cố, tạo nên sự súc tích và dư âm sâu sắc, góp phần thể hiện nỗi lòng của nhân vật trữ tình.

Bài 3: Đàn ghi ta của Lor-ca

a. Tác giả

- Thanh Thảo, tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông đã nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001. Một số tác phẩm nổi bật của ông bao gồm "Những người đi tới biển", "Dấu chân qua trảng cỏ", "Những ngọn sóng mặt trời", "Khối vuông rubic", và "Từ một đến một trăm". Bên cạnh đó, ông còn tham gia viết báo, tiểu luận, phê bình văn học và nhiều thể loại khác.

b. Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" được trích trong tập "Khối vuông ru-bic" và là một trong những tác phẩm tiêu biểu phản ánh phong cách tư duy của Thanh Thảo.

- Bố cục (3 phần): 

  • Phần 1 (6 dòng đầu): Khắc họa hình ảnh Lor-ca như một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nhân vật cách tân giữa bối cảnh chính trị và nghệ thuật của Tây Ban Nha.

  • Phần 2 (12 câu tiếp theo): Miêu tả cái chết đầy oan nghiệt do bàn tay của thế lực tàn ác gây ra.

  • Phần 3 (còn lại): Thể hiện niềm xót thương dành cho Lor-ca cùng những suy tư về cuộc giải phóng và sự ra đi của ông.

- Giá trị nội dung: Tác giả bày tỏ nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca, một nghệ sĩ luôn khao khát tự do và đòi hỏi dân chủ, mong muốn cách tân nghệ thuật. Tình yêu với con người, nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor-ca ấp ủ là những giá trị đẹp đẽ mà tàn ác không thể làm lu mờ.

- Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

  • Sử dụng các hình ảnh biểu tượng và siêu thực, chứa đựng nhiều nội dung phong phú.

  • Có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc điệu và thơ ca.

  • Gồm những liên tưởng, so sánh bất ngờ, cũng như các biện pháp tu từ như ẩn dụ và hoán dụ.

Bài 4: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

a. Tác giả

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) sinh ra tại Mỹ Hào, Hưng Yên, nhưng đã lớn lên và sống tại Hà Nội. - - Ông được biết đến như một bậc thầy trong thể loại trào phúng, là một trong những đại diện tiêu biểu của xu hướng văn học hiện thực.

b. Tác phẩm

Thể loại: Tác phẩm "Xuân Tóc Đỏ cứu quốc" thuộc thể loại tiểu thuyết.
Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Số đỏ", NXB Văn học, Hà Nội, 1988, trang 187 – 193.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục đoạn trích: 

  • Phần 1 (từ đầu đến "nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Đỏ"): Miêu tả tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt.

  • Phần 2 (tiếp theo đến "các đức vua và quý quan của ba chính phủ về Sở Toàn quyền"): Diễn biến kịch tính của trận đấu giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La.

  • Phần 3 (phần còn lại): Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ cùng sự tán thưởng của quần chúng.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện quan điểm của tác giả qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ, phơi bày những mặt trái và sự nhố nhăng của hiện thực xã hội thời bấy giờ. Vũ Trọng Phụng làm nổi bật tình trạng tha hóa, suy đồi, như một thực tế không có dấu hiệu cứu chữa.
- Giá trị nghệ thuật: Qua việc xây dựng tình huống hấp dẫn và kịch tính, Vũ Trọng Phụng diễn tả một cái nhìn hiện thực sắc bén, chỉ ra tính chất hài hước của những sự kiện được phô trương rầm rộ với vô số mỹ từ.

Bài 5: Nỗi buồn chiến tranh 

a. Tác giả

- Bảo Ninh, sinh năm 1952, tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ông còn sử dụng nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng, v.v. Quê quán của ông là xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Là một nhà văn quân đội, Bảo Ninh đã từng tham gia trực tiếp chiến đấu tại miền Nam trước năm 1975.

- Ông bắt đầu sự nghiệp viết lách với truyện ngắn đầu tay "Trại 'Bảy chú lùn'", được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987. Chẳng lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay "Nỗi buồn chiến tranh" ra mắt, nhưng do thị hiếu độc giả vào thời điểm đó, nhà xuất bản đã đổi tên thành "Thân phận của tình yêu".

- Sau khi phát hành "Nỗi buồn chiến tranh", tác giả chủ yếu tập trung vào việc sáng tác truyện ngắn.

b. Tác phẩm

- Thể loại: Tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh" thuộc thể loại tiểu thuyết.
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Nỗi buồn chiến tranh", NXB Văn học, Hà Nội, 1991, trang 89 – 92, 277 - 283.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự và biểu cảm.
- Bố cục đoạn trích:

  • Phần 1 (từ đầu đến "trí tưởng tượng"): Khắc họa trạng thái sống mãi với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên, điều này đã thôi thúc anh viết ra những trải nghiệm của một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời.

  • Phần 2 (phần còn lại): Diễn tả những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của Kiên khi đối diện với "núi bản thảo" mà anh để lại.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích cho thấy ý nghĩa của việc nhớ lại là điều không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Những kỷ niệm về những người yêu thương, những trải nghiệm đáng nhớ và những thành tựu đã đạt được tạo nên sắc màu và ý nghĩa cho cuộc sống. Hồi tưởng về quá khứ cũng là nguồn động viên và sức mạnh khi đối mặt với những khó khăn.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ ba xen lẫn ngôi kể thứ nhất, trong đó nhân vật chủ yếu thể hiện "hành động bên trong", với ít "hành động bên ngoài".

3.2 Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Bài 1 Lão Hạc

a. Tác giả

- Nam Cao (1917-1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông gồm "Chí Phèo", "Cái chết của con Mực", và "Con mèo".

- Về phong cách sáng tác, Nam Cao được biết đến như một nhà văn hiện thực xuất sắc, với những tác phẩm phản ánh cuộc sống khốn khó của người nông dân nghèo bị áp bức và những trí thức nghèo sống bế tắc trong xã hội cũ.

b. Tác phẩm

- Thể loại: Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: "Lão Hạc" lần đầu được đăng báo vào năm 1943. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân trong xã hội phong kiến của Nam Cao.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục của văn bản "Lão Hạc"

  • Phần 1: Từ đầu đến “cũng xong”: Lão Hạc kể lại việc bán chó và nhờ ông giáo hai việc quan trọng.

  • Phần 2: Từ đoạn tiếp theo đến “đáng buồn”: Miêu tả cuộc sống của lão sau khi bán chó.

  • Phần 3: Phần còn lại: Khắc họa cái chết của lão Hạc.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích phản ánh sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ, đồng thời ca ngợi những phẩm chất cao quý của họ. Qua đó, Nam Cao thể hiện sự yêu thương và trân trọng đối với những người nông dân.
- Giá trị nghệ thuật: Nam Cao bộc lộ tài năng nghệ thuật qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể chuyện giản dị và tự nhiên, giọng điệu linh hoạt cùng với những tình huống độc đáo.

Bài 2 Hai đứa trẻ 

a. Tác giả

- Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức có nguồn gốc quan lại nhưng đã suy tàn.

- Sáng tác của ông thường tập trung vào đời sống khổ cực của những người dân nghèo ở thành phố và vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống hàng ngày. Thạch Lam đã dành ngòi bút của mình cho những người lao động bần hàn trong xã hội thời đó.

- Điểm mạnh và nét độc đáo trong các tác phẩm của Thạch Lam chính là lòng nhân ái và vẻ đẹp tâm hồn thấm đậm. Nhân vật trong các tác phẩm của ông, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, vẫn phản ánh được chất nhân ái của con người Việt Nam, khiến người đọc cảm thấy yêu thương và trân trọng từng điều tốt đẹp trong mỗi con người.

b. Tác phẩm

- Thể loại: Tác phẩm "Hai đứa trẻ" thuộc thể loại truyện ngắn.
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ tập "Nắng trong vườn" (1938).
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục đoạn trích

  • Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều xuống.

  • Phần 2 (tiếp theo đến “cảm giác mơ hồ không hiểu”): Khắc họa cảnh phố huyện về đêm.

  • Phần 3 (phần còn lại): Mô tả cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

- Giá trị nội dung: Thạch Lam thể hiện niềm xót thương nhẹ nhàng và thấm thía đối với những cuộc sống cơ cực, tăm tối của người dân ở phố huyện nghèo trong những ngày trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự trân trọng đối với những ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.
- Giá trị nghệ thuật

  • Tác phẩm xây dựng cốt truyện một cách đơn giản và dễ hiểu.

  • Miêu tả nội tâm nhân vật một cách chân thực và tinh tế.

  • Chất liệu hiện thực hòa quyện với lãng mạn, cùng với yếu tố tự sự và trữ tình đan cài, tạo nên nét đặc sắc riêng của tác phẩm.

  • Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc tả cảnh và diễn tả tâm trạng.

Bài 3 Hoàng Hạc Lâu 

a. Tác giả

- Thôi Hiệu (704 – 754) sinh ra tại Biện Châu, hiện nay là thành phố Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ vào năm khai nguyên thứ 11 (723) và đã thăng tiến đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.

- Mặc dù thơ của ông chỉ còn lại hơn 40 bài, một con số không nhiều so với các nhà thơ cùng thời, nhưng với tác phẩm "Hoàng Hạc lâu," tên tuổi của ông đã được ghi danh mãi mãi trong lịch sử văn học.

b. Tác phẩm

- Lầu Hoàng Hạc là một di tích văn hóa nổi tiếng nằm ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tọa lạc bên bờ sông Trường Giang, nơi đây không chỉ là một danh lam thắng cảnh với phong cảnh sơn thủy hữu tình, mà còn là nguồn cảm hứng cho bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch về cuộc chia tay với cố nhân. Theo truyền thuyết, đây cũng là nơi Phí Văn Vi buồn rầu vì thi hỏng đã tu luyện thành tiên và cưỡi hạc vàng bay lên trời.
- Hoàn cảnh ra đời: Khi đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã hồi tưởng lại huyền thoại xưa, nuối tiếc những điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Ông đã thổi hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc về những câu chuyện xưa để thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc của mình.
- Thể loại: Bài thơ thuộc thể loại thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục

  • Phần 1: 4 câu thơ đầu giới thiệu nguồn gốc, tên gọi và vị trí của lầu Hoàng Hạc trong không gian thời gian.

  • Phần 2: 4 câu cuối định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhà thơ.

- Giá trị nội dung: Bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc mà còn thể hiện nỗi hoài vọng về thời xa xưa và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của nhà thơ.
- Giá trị nghệ thuật: Có những sáng tạo độc đáo như không kết vần (câu 1, 2 có thể có các thanh trắc, thanh bằng liền nhau,...). Thủ pháp đối lập được sử dụng một cách hiệu quả trong tác phẩm.

Bài 4 Tràng Giang 

a. Tác giả

- Huy Cận (1919-2005) gốc ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thời trẻ, ông học ở quê nhà trước khi vào Huế hoàn thành chương trình trung học. Năm 1939, ông ra Hà Nội để theo học tại Trường Cao đẳng Canh nông.

- Kể từ năm 1942, Huy Cận tích cực tham gia hoạt động trong mặt trận Việt Minh và sau đó được bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng Toàn quốc.

- Sau Cách mạng tháng Tám, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng. Huy Cận được biết đến như một nhà thơ lớn và là một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới, với hồn thơ đầy ảm đạm.

- Thơ của Huy Cận mang tính hàm súc, giàu chất suy tưởng và triết lý.

b. Tác phẩm

Thể loại: Bài thơ "Tràng giang" thuộc thể thơ bảy chữ.

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Vào chiều thu năm 1939, khi đứng ở bờ Nam bến Chèm, sông Hồng (Hà Nội), nhìn cảnh sông nước bao la vắng lặng và suy ngẫm về cuộc sống vô định, Huy Cận đã sáng tác nên bài thơ này. Bài thơ được in trong tập "Lửa thiêng" (1940).
- Phương thức biểu đạt: Văn bản "Tràng giang" sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Bố cục văn bản "Tràng giang": Bố cục bài thơ được chia thành hai phần:

  • Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Miêu tả bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

  • Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Thể hiện tình yêu quê hương và đất nước một cách thầm kín và sâu sắc.

- Giá trị nội dung: Bức tranh "Tràng Giang" nổi bật với sự đối lập giữa không gian vũ trụ mênh mông và sự sống nhỏ bé, lạc lőng, mong manh. Không gian được thể hiện với hai sắc thái rő ràng: vừa bao la vừa hoang sơ, hiu quạnh. Thể hiện nỗi cô đơn, nỗi sầu vô tận của con người lữ thứ - cái “Tôi” lạc lőng trước thiên nhiên bao la, rộng lớn. Qua đó, bài thơ cũng thể hiện khát khao hòa hợp với quê hương đất nước. Dù sống trên quê hương, người ta vẫn cảm thấy thiếu thốn, bơ vơ, điều này phản ánh nỗi bơ vơ của một người dân mất nước, gắn liền với tâm tư đất nước.
- Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển, đặc biệt là ảnh hưởng của Đường thi, với yếu tố thơ mới.

  • Nhiều yếu tố hiện đại thể hiện "tinh thần Thơ mới" và sự sáng tạo độc đáo của Huy Cận.

  • Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua mỗi dòng bảy chữ, nhịp ngắt đều đặn, và cách miêu tả thiên nhiên theo bút pháp cổ điển: đơn giản nhưng ghi lại được hồn của tạo vật, cùng với kiểu tả cảnh ngụ tình.

  • Chất hiện đại thể hiện trong cảm nhận tâm trạng bơ vơ, buồn bã, phản ánh đặc trưng của cái tôi lãng mạn thời ấy.

3.3 Ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn 12 cánh diều 

Bài 1: Chuyện chức phán sự đền tản viên

a. Tác giả

- Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự) không rő năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỷ XVI.

- Ông quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, với cha là tiến sĩ thời Lê Thánh Tông, ông đã từng tham gia kỳ thi và làm quan, nhưng không lâu sau đã từ quan để sống ẩn dật.

- Nguyễn Dữ để lại tác phẩm nổi tiếng "Truyền kỳ mạn lục", qua đó thể hiện quan điểm sống và tấm lòng của ông đối với cuộc đời.

b. Tác phẩm: 

- Tóm tắt “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”:

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ khảng khái và chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng, nơi hồn ma của một tên tướng giặc nhà Minh tử trận gần đó đã gây quấy nhiễu. Để bảo vệ dân làng, Tử Văn đã châm lửa đốt đền. Sau khi hành động dũng cảm này, chàng bị sốt mê man và thấy tên hung thần đòi truy cứu trách nhiệm, đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần, cảm phục trước hành động của Tử Văn, đã hướng dẫn chàng về địa vị và tội ác của tên hung thần cũng như cách đối phó. Khi bệnh tình của Tử Văn trở nặng, hai tên quỷ xuất hiện để kéo chàng xuống âm phủ. Tại đây, Tử Văn đã tố cáo tội ác của hung thần trước Diêm Vương, giúp hắn bị trừng phạt. Sau đó, Thổ thần được phục chức và đã đưa Tử Văn trở về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên như một cách tạ ơn.

- Bố cục (4 phần): 

  • Phần 1 (từ đầu đến “không cần gì cả”): Tử Văn quyết định đốt đền.

  • Phần 2 (tiếp đến “khó lòng thoát nạn”): Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn, viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

  • Phần 3 (tiếp đến “sai lính đưa Tử Văn về”): Tử Văn thắng kiện.

  • Phần 4 (còn lại): Tử Văn được bổ nhiệm làm phán sự đền Tản Viên.

- Giá trị nội dung: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ca ngợi tinh thần khẳng khái, cương trực của Ngô Tử Văn, người đã dám đấu tranh chống lại cái ác và trừ hại cho dân. Đồng thời, tác phẩm thể hiện niềm tin vào công lý và chính nghĩa, rằng những điều tốt đẹp sẽ chiến thắng gian tà.

- Giá trị nghệ thuật: 

  • Yếu tố kỳ ảo phong phú, kết hợp giữa chuyện người, thần, ma, cùng với các yếu tố trần gian và âm phủ.

  • Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính và cấu trúc chặt chẽ, logic.

  • Cách dẫn dắt tinh tế, có cao trào và các yếu tố mở và thắt nút hợp lý.

  • Nhân vật được xây dựng rő nét và ấn tượng.

Bài 2: Muối của rừng

a. Tác giả

- Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) sinh ra tại Thái Nguyên.

- Thời thơ ấu, ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Ông bắt đầu đến với văn học từ rất sớm và từng chia sẻ: “tôi đọc sách từ năm 10 tuổi”.

- Dù xuất hiện muộn trên văn đàn Việt Nam, ông đã ghi dấu ấn với một vài truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ vào năm 1986. Nguyễn Huy Thiệp được coi là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam, với nhiều đóng góp quan trọng, đặc biệt trong thể loại văn xuôi đương đại.

- Ông có phong cách viết sáng tạo và tinh tế, đặc biệt nổi bật trong các tác phẩm truyện ngắn, với ngòi bút đầy cảm xúc và sự tinh tế trong từng dòng chữ.

b. Tác phẩm

- Thể loại: Tác phẩm "Muối của rừng" thuộc thể loại truyện ngắn.
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp" (tái bản lần thứ hai), NXB Văn học, Hà Nội, 2021.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.
- Bố cục đoạn trích: Truyện chia thành bốn phần:

  • Phần 1: “Sau Tết Nguyên Đán...hang động đá vôi”: Mô tả bối cảnh cuộc đi săn của ông Diểu.

  • Phần 2: “Nhặt đất đá ném...Bết bên vai nó”: Hành trình săn đuổi chú khỉ của ông Diểu.

  • Phần 3: “Ông Diểu đặt tay lên...chỗ con khỉ đực nằm”: Quá trình băng bó và chữa bệnh cho chú khỉ, cùng với quyết định phóng sinh.

  • Phần 4: Đoạn còn lại: Cảnh ông Diểu trở về và gặp hoa tử huyền trong cơn mưa xuân.

- Giá trị nội dung: Tác phẩm "Muối của rừng" kể về cuộc đi săn của nhân vật Diểu, trong đó ông bắn được chú khỉ đực. Những sự kiện diễn ra sau đó đã mang đến cho nhân vật nhiều cảm xúc và những bài học quý giá về cuộc sống.
- Giá trị nghệ thuật: 

  • Tác phẩm được viết tinh tế và hấp dẫn.

  • Tình tiết truyện lôi cuốn, thu hút người đọc.

  • Hình tượng nhân vật được xây dựng đặc sắc, với nghệ thuật ẩn dụ tinh tế.

Bài 3: Quan thanh tra

a. Tác giả

- Tên tuổi: Gô-gôn (1809 – 1852) là một tác giả nổi tiếng người Nga gốc Ukraina - Ba Lan, đồng thời là nhà văn, thi sĩ, kịch tác gia và phê bình văn học.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: "Người tù binh Kavkaz" (truyện ngắn), "Nhật ký một người điên" (truyện ngắn), "Cái mũi" (truyện ngắn), "Quan thanh tra" (hài kịch), "Chiếc áo khoác" (truyện ngắn) và "Những linh hồn chết" (tiểu thuyết),...

b. Tác phẩm

- Thể loại: Đoạn trích "Quan thanh tra" thuộc thể loại hài kịch.
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Quan thanh tra", Vũ Đức Phúc dịch, NXB Lao động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2009.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.
- Bố cục đoạn trích: 

  • Phần 1 (từ đầu đến “được ai ủy nhiệm như vậy”): Thông báo về sự thật đằng sau bức thư mà tên thanh tra giả đã để lại.

  • Phần 2 (tiếp đến “Pê-téc-bua”): Cuộc trò chuyện giữa các nhân vật xoay quanh nội dung của bức thư đó.

  • Phần 3 (đoạn còn lại): Những mất mát mà những quý tộc phải gánh chịu khi bị tên thanh tra dởm lừa.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích kể về sự nhầm lẫn của hai quý tộc khi tin rằng Khlet-xta-cốp là quan thanh tra, dẫn đến việc các quan chức địa phương đối đãi, mời chào và đút lót để lấy lòng. Sự thật vỡ lẽ khi chủ bưu điện đọc bức thư chế giễu các quan chức địa phương, khiến từng người trong số họ bị chỉ trích một cách công khai.
- Giá trị nghệ thuật: Vở kịch sử dụng ngôn ngữ và lời thoại đặc sắc, mang lại những tiếng cười châm biếm sâu sắc và phản ánh thực trạng xã hội trong cuộc sống hiện tại.

Bài 4: Thực thi công lý 

a. Tác giả

- Tác giả William Shakespeare (1564 – 1616) sinh ra và lớn lên tại Stratford-upon-Avon, nước Anh.

- Ông được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là một nhà viết kịch vượt thời đại. Shakespeare còn được tôn vinh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh, được biết đến với danh hiệu "Thi sĩ của dòng sông Avon." Ông đã sáng tác hơn 40 vở kịch, tất cả đều viết dưới dạng thơ và được phân chia thành ba loại:

  • Hài kịch: "Giông tố," "As You Like It," "Cardenio,"...

  • Bi kịch: "Hamlet," "Othello," "King Lear," "Romeo and Juliet,"...

  • Kịch lịch sử: "King John," "Henry V," "Richard II,"...

b. Tác phẩm

- Thể loại: Đoạn trích "Thực thi công lý" thuộc thể loại hài kịch.
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ "Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ", do Tuấn Đỗ dịch, in trong "William Shakespeare – những vở kịch nổi tiếng", NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2017.
- Phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.
- Bố cục đoạn trích: 

  • Phần 1 (từ đầu đến “các điều khoản của văn khế”): Nguyên nhân hầu tòa và cách xử lý của Poốc-xi-a đối với Sai-lốc.

  • Phần 2 (tiếp theo đến “khoản phạt đền”): Sự ngu muội của Sai-lốc đã giúp Poốc-xi-a thành công trong việc xử vụ án.

  • Phần 3 (đoạn còn lại): Kết thúc vụ hầu tòa với những lời ca ngợi của Sai-lốc dành cho luật sư Poốc-xi-a “tài ba”.

- Giá trị nội dung: Vở hài kịch đem lại giá trị nhân văn sâu sắc, ca ngợi con người, tình cảm cao đẹp và tiếng nói của lương tri, chính nghĩa. Đồng thời, tác phẩm phê phán chế độ phong kiến lạc hậu cùng với xã hội tư bản, nơi con người bị bóc lột và chèn ép.
- Giá trị nghệ thuật: Vở kịch sử dụng lời thoại hài hước và ngộ nghĩnh, làm cho tình huống kịch trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc.

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-ngu-van-12-chi-tiet-2187.html

 

Tovább

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10


Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10 chi tiết

Để chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10, VUIHOC đã tổng hợp đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10 chi tiết giúp các em ôn tập dễ dàng hơn và đạt điểm cao môn Tiếng Anh. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Mục lục bài viết

1. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10 Unit 1: 

1.1  Thì hiện tại đơn 

a. Cách sử dụng

b. Công thức chia động từ 

c. Dấu hiệu nhận biết

d. Quy tắc chia động từ với ngôi thứ 3 số ít ở thì hiện tại đơn: 

1.2 Thì quá khứ đơn 

a. Cách sử dụng

b. Công thức chia động từ

c. Dấu hiệu nhận biết

d. Quy tắc V-ed cho động từ có quy tắc

2. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10 Unit 2

2.1 Gerund ( Danh động từ)

2.2 To - infinitive ( to V)

2.3 Bare infinitive ( V)

3. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10 Unit 3

3.1 Thì quá khứ hoàn thành

a. Cách sử dụng 

b. Công thức chia động từ

c. Dấu hiệu nhận biết 

4. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10 Unit 4:

4.1 The + Adj = danh từ

4.2 Used to + V

4.3 Từ nối which

5. Ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10: Luyện tập

Trên đây là toàn bộ kiến thức ngữ pháp các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì 1 môn tiếng anh lớp 10. Hy vọng với bài tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 10 mà VUIHOC đã tổng hợp dựa trên các unit trong sách sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập hơn. Để học thêm nhiều kiến thức mới cũng như ôn tập lại các bài học trên lớp, các em hãy truy cập vào trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-tieng-anh-10-chi-tiet-2184.html

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek