Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học mở tphcm

Ngày 06/07/2024, trường Đại học Mở TPHCM vừa công bố kết quả xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM và kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT.

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học mở tphcm 2024

Các thí sinh có nguyện vọng học tại trường đại học mở tphcm có thể sử dụng kết quả thi kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM và kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Theo đó, điểm chuẩn đánh giá năng lực Trường Đại học Mở TPHCM dao động từ 700 - 835 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường là Kinh doanh quốc tế; kế đến là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với 830 điểm. Ngành Marketing năm nay lấy 825 điểm và ngành Công nghệ Tài chính lấy 800 điểm. Các ngành còn lại lấy mức điểm từ 700 đến 780 điểm

STT

Ngành/ Chương trình

Điểm chuẩn ĐGNL 

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI TRÀ 

1

Ngôn ngữ Anh 

770

2

Ngôn ngữ Trung Quốc

770

3

Ngôn ngữ Nhật 

700

4

Ngôn ngữ Hàn Quốc 

730

5

Kinh tế

740

6

Xã hội học 

700

7

Đông Nam Á học 

700

8

Quản trị kinh doanh 

745

9

Marketing 

825

10

Kinh doanh quốc tế

835

11

Tài chính ngân hàng

780

12

Kế toán 

730

13

Kiểm toán 

770

14

Quản lý công 

700

15

Quản trị nhân lực

770

16

Hệ thống thông tin quản lý 

700

17

Luật 

710

18

Luật kinh tế

760

19

Công nghệ sinh học 

700

20

Khoa học máy tính 

730

21

Công nghệ thông tin 

750

22

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 

700

23

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 

830

24

Công nghệ thực phẩm 

700

25

Quản lý xây dựng 

700

26

Công tác xã hội 

700

27

Du lịch 

720

28

Tâm lý học

750

29

Khoa học dữ liệu 

760

30

Bảo hiểm

700

31

Công nghệ tài chính

800

32

Trí tuệ nhân tạo

730

CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

33

Ngôn ngữ Anh 

700

34

Ngôn ngữ Trung Quốc

700

35

Ngôn ngữ Nhật 

700

36

Kinh tế

700

37

Quản trị kinh doanh 

700

38

Tài chính ngân hàng

700

39

Kế toán

700

40

Kiểm toán 

710

41

Luật kinh tế

700

42

Công nghệ sinh học

700

43

Khoa học máy tính 

740

44

Công nghệ kỹ thuật công trình xây

700

 

Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực đủ điều kiện xét tuyển đăng kí một hồ sơ duy nhất dựa trên CCCD trên hệ thống xét tuyển của ĐH Mở TP.HCM dự kiến đến 17h ngày 21/7 trên công thông tin của trường. Mỗi một hồ sơ bao gồm 3 nguyện vọng và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất.  

Đồng thời thí sinh vẫn phải đăng ký nhập học đại học trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT với cùng số nguyện vọng, ngành xét tuyển như đã đăng ký trên cổng thông tin của trường đh mở.  Nếu thí sinh chỉ đăng ký ở cổng bên đh mở mà không đăng ký ở cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT thì nhà trường xem như thí sinh từ chối kết quả xét tuyển. Lưu ý thí sinh sẽ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất theo thứ tự đăng ký nguyện vọng của thí sinh trên hệ thống xét tuyển của trường.

Trên đây là những thông tin về Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học mở tphcm. Bên cạnh đó, VUIHOC sẽ liên tục cập nhật điểm chuẩn thi đánh giá năng lực của các trường đại học trên toàn quốc. Truy cập vuihoc.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực và điểm chuẩn của các trường đại học khác nhé! 

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-diem-chuan-danh-gia-nang-luc-dai-hoc-mo-tphcm-2023-2281.html

 

Tovább

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP.HCM

Những năm trở lại đây, bộ giáo dục đã cho ra một kỳ thi mới bên cạnh kỳ thi THPT Quốc gia đó là kỳ thi đánh giá năng lực. Trong đó Đại học Quốc gia TPHCM là một trong những đơn vị tổ chức kì thi này. Hãy cùng VUI HỌC tìm hiểu về các thông tin về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực TPHCM mới nhất nhé!

1. Khái quát chung về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM

1.1 Thời gian và địa điểm thi dự kiến

Đến thời điểm hiện tại này, các trường Đại học hầu hết đều đã có phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh trong năm 2025. Theo đại diện các trường, cách thức tổ chức kỳ thi cơ bản là không thay đổi so với năm trước và chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sĩ tử trong quá trình dự thi.

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP.HCM tổ chức 2 đợt thi vào ngày 30/03/2025 và ngày 01/06/2025. Cụ thể: 

Đợt thi

Ngày thi

Địa điểm thi 

Ngày công bố kết quả

1

30/03/2025

25 tỉnh thành phố

 

2

01/06/2025

 

 

1.2. Danh sách các trường xét điểm thi đánh giá năng lực theo trường ĐHQG TP.HCM

Hiện nay, phương thức thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào đại học đang ngày càng mở rộng được nhiều phụ huynh, học sinh hướng đến cũng như lựa chọn. Vậy nên thông tin về các trường Đại học công nhận điểm thi đánh giá năng lực để xét tuyển sinh là một thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết. Một số trường Đại học lớn sử dụng điểm này có thể kể đến như: Khoa Y – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Kinh Tế -Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh…

Nhằm giúp các em cập nhật các thông tin kịp thời về phương thức tuyển sinh, đặc biệt là đối với những bạn đang có ý định sử dụng điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh để xét tuyển đại học, các em hãy truy cập vào bài viết dưới đây để cập nhật đầy đủ danh sách các trường xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cập nhập liên tục.

2. Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM

2.1 Những thay đổi trong cấu trúc đề thi đgnl ĐHQG TP.HCM

Từ năm 2025, cấu trúc bài thi ĐGNL sẽ được điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. ĐHQG-HCM sẽ duy trì cấu trúc cho phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi trong hai phần này nhằm nâng cao độ tin cậy và khả năng phân biệt của bài thi. Phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề sẽ được tái cấu trúc thành phần Tư duy khoa học, nhằm đánh giá khả năng logic và suy luận khoa học của thí sinh khi xử lý các tình huống thực tế liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội.

Các câu hỏi trong phần Tư duy khoa học sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin, số liệu và dữ kiện, đồng thời yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và áp dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm cũng như dự đoán các quy luật.

Đề thi ĐGNL từ năm 2025 sẽ gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn, với thời gian làm bài là 150 phút và sẽ được thực hiện trên giấy. Kết quả thi sẽ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại dựa trên lý thuyết ứng đáp câu hỏi, với điểm số của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ khó của chúng.

Điểm thi sẽ được tính theo từng phần, với tổng điểm tối đa của bài thi là 1.200 điểm. Cụ thể, điểm tối đa cho từng thành phần trên phiếu điểm sẽ là: Tiếng Việt 300 điểm, Tiếng Anh 300 điểm, Toán học 300 điểm và Tư duy khoa học 300 điểm.

Cấu trúc và nội dung đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM cho năm 2025 sẽ có nhiều điểm tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như SAT của Hoa Kỳ, PET của Israel, và GAT của Thái Lan. Mục tiêu của đề thi này là đánh giá chính xác năng lực tổng quát của học sinh, giúp các trường đại học và cao đẳng tuyển sinh được thí sinh phù hợp, đồng thời đảm bảo tính công bằng và tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả thí sinh, dù các em lựa chọn môn học khác nhau ở bậc THPT. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với định hướng tuyển sinh theo phương thức kết hợp của các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM.

2.2. Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (60 câu)

a) Tiếng Việt (30 câu)

Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và khả năng sử dụng tiếng Việt, cảm thụ cũng như  phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức của môn ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt và áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.

Nội dung đánh giá

Mô tả

Hiểu biết văn học

Đánh giá mức độ hiểu các kiến thức văn học cơ bản như: phong cách sáng tác của các tác giả tiêu biểu, nội dung - hình thức nghệ thuật nổi bật của tác phẩm; vai trò của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử nền văn học.

Sử dụng tiếng Việt

Đánh giá khả năng nhận biết và sử dụng tiếng Việt như: xác định những từ viết không đúng chính tả, những từ sử dụng sai nghĩa, những câu mắc lỗi ngữ pháp diễn đạt; nhận biết các biện pháp tu từ, cấu tạo từ, các thành phần trong câu, các vấn đề thuộc về ngữ pháp câu, phép liên kết câu,…

Đọc hiểu văn bản

Đánh giá khả năng phân loại phong cách (phong cách tác giả, phong cách thể loại, phong cách chức năng ngôn ngữ, …), cách tổ chức văn bản, xác định ý nghĩa của từ/câu trong văn bản, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, nội dung và tư tưởng của văn bản.

 

b) Tiếng Anh (30 câu)

Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực 6 bậc ngoại ngữ, thông qua các nội dung: nhận diện lỗi sai, lựa chọn cấu trúc câu, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn:

 

Nội dung đánh giá 

Mô tả

Lựa chọn cấu trúc câu

Đánh giá mức độ hiểu và áp dụng các cấu trúc câu thông qua việc yêu cầu thí sinh chọn từ hoặc cụm từ có cấu trúc phù hợp để điền vào khoảng trống.

 

Nhận diện lỗi sai

Đánh giá mức độ hiểu các kiến thức ngữ pháp và áp dụng để giải quyết vấn đề thông qua việc nhận diện lỗi sai ở những phần được gạch chân.

 

Đọc hiểu câu

Đánh giá mức độ đọc hiểu câu và áp dụng kiến thức ngữ pháp đã học thông qua việc chọn câu có nghĩa gần nhất với câu cho trước.

 

Đọc hiểu đoạn văn

Đánh giá mức độ hiểu và áp dụng kiến thức ngữ pháp cũng như khả năng đọc lướt để lấy thông tin (skimming) và đọc kỹ để tìm chi tiết (scanning), cụ thể: đầu tiên đọc lướt để trả lời câu hỏi lấy ý chính (main idea), sau đó đọc kỹ để trả lời các dạng câu hỏi từ vựng (vocabulary), câu hỏi tham chiếu (reference), câu hỏi chi tiết (detail), câu hỏi suy luận (inference)

 

2.2. Phần 2: Toán học (30 câu)

Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu:

Nội dung đánh giá

Mô tả

Toán học

Đánh giá mức độ hiểu và áp dụng các kiến thức toán học trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông thuộc các nội dung: ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số, tích phân và ứng dụng của tích phân, số phức (tìm phần thực, phần ảo Mô-đun, không có phương trình bậc 2, không có dạng lượng giác), hàm số lôgarit, hình học thuần túy, hình học tọa độ,  giải toán bằng cách lập hệ phương trình, tổ hợp và xác suất, giải hệ phương trình tuyến tính suy biến.

 

2.3. Phần 3: Tư duy khoa học  (30 câu)

- Phần thi đã được điều chỉnh từ phần Logic – Phân tích số liệu (trước đây thuộc Phần 2) và Giải quyết vấn đề. Số lượng câu hỏi Logic – Phân tích số liệu đã giảm từ 20 xuống còn 12 câu.

- Nội dung các câu hỏi Suy luận khoa học sẽ tập trung vào 6 lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, và Giáo dục kinh tế và Pháp luật.

- Trong phần thi này, không có câu hỏi đơn lẻ. Mỗi nhóm câu hỏi tình huống sẽ bao gồm 3 câu hỏi con, tất cả đều thuộc một trong 6 lĩnh vực nói trên. So với các đề thi trước, mỗi lĩnh vực nội dung có 10 câu hỏi (bao gồm 4 câu đơn lẻ và 6 câu tình huống), thì nay chỉ còn lại 3 câu hỏi tình huống.

- Các câu hỏi trong phần Suy luận khoa học được xây dựng với mục tiêu cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, tiến hành thí nghiệm, và kết quả thực nghiệm. Từ đó, thí sinh cần thể hiện khả năng hiểu và áp dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm và dự đoán các quy luật.

- Ngoài ra, trong phần 3, học sinh sẽ không được lựa chọn các lĩnh vực, mà thay vào đó phải làm toàn bộ câu hỏi. Đây là một điểm khác biệt rő rệt của đề thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh so với đề thi HSA và thông tin đã công bố trước đó. Học sinh cần hoàn thành đầy đủ cả 3 phần, không còn sự linh hoạt trong việc lựa chọn như trước đây. 

3. Lịch thi đánh giá năng lực trường Đại học Quốc gia TP.HCM

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP.HCM dự kiến tổ chức 2 đợt thi vào ngày 30/03/2025 và ngày 01/06/2025. Địa điểm tổ chức các đợt thi bao gồm các điểm thi đã tổ chức trong năm 2024. Các thông tin chính thức về kỳ thi đánh giá năng lực luôn được vuihoc cập nhật sớm nhất tại vuihoc.vn nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-cau-truc-de-thi-danh-gia-nang-luc-dhqg-tphcm-1566.html

 

Tovább

chi tiết cách tính điểm đánh giá năng lực ĐHQGHN và ĐHQG TPHCM

Cũng giống thi điểm thi THPT Quốc gia thì thi đánh giá năng lực cũng sẽ có một cách tính điểm riêng và cách tính điểm này sẽ khác nhau giữa một số trường đại học. Dưới đây VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn cách tính điểm đánh giá năng lực mới nhất!

 

1. Tại sao cần biết cách tính điểm đánh giá năng lực?

Từ năm học 2022, số lượng các trường Đại học có sử dụng điểm thi đánh giá năng lực để tuyển sinh bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế, kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay đang được quan tâm rất nhiều từ cả phía phụ huynh và học sinh. Để có thể biết được mức điểm phù hợp với trường nào thì các thí sinh nên biết được cách tính điểm thi đánh giá năng lực của bản thân.

2. Cách tính điểm đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia Hà Nội

Thang điểm: 150

  • Phần toán học và xử lý số liệu: 50 điểm (bao gồm 50 câu hỏi và 70 phút làm bài)

  • Phần ngôn ngữ - văn học : 50 điểm (bao gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

  • Phần khoa học hoặc tiếng anh: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Bài thi sẽ được thực hiện trên máy tính, với mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, các câu sai không được điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm thi phần Tư duy định lượng + Điểm thi phần Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội theo thang điểm 30 với công thức cụ thể như sau:

Điểm quy đổi (trên thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

 

3. Cách tính điểm đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP HCM

Thang điểm: 1200

Phần sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm (có 40 câu)

Phần toán học, tư duy logic: 300 điểm ( có 30 câu)

Phần giải quyết vấn đề: 500 điểm (có 50 câu)

Điểm ở từng câu hỏi sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ khó và độ phân hóa trong mỗi câu hỏi.

Điểm xét tuyển được tính = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên (theo quy định từng trường)

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực dựa theo thang điểm 30 của ĐHQG TP. HCM cùng công thức quy đổi như dưới đây:

Điểm quy đổi (trên thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200

4. Cách tính điểm đánh giá năng lực của một số trường khác

4.1. Đại học Bách khoa Hà Nội

Thang điểm: 30

Tổ hợp với điểm thi: Toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên – K01

Tổ hợp với điểm thi: Toán, đọc hiểu, Ngoại ngữ (tiếng Anh) – K02

Tổ hợp với điểm thi: Toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên, tiếng Anh – K00

Cách quy đổi tổ hợp K00 về thang điểm 30 để có thể xét tuyển:

Điểm xét tuyển = (Toán + đọc hiểu + khoa học tự nhiên + tiếng Anh) x 3/4

Cách tính điểm bài thi đánh giá năng lực của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ được tính dựa trên thang điểm 30, đối với những thí sinh thi đầy đủ 4 phần sẽ có thể đạt số điểm tối đa là 40 điểm và sẽ được quy đổi về thang điểm 30 điểm để xét tuyển (trường đại học sẽ nhân hệ số 2 có thể lên thang 40-50 sẽ quy đổi trên thang 30 điểm).

Thí sinh có thể lựa chọn những tổ hợp điểm mình có lợi thế lớn nhất để đăng ký xét tuyển vào những chương trình mà bản thân mong muốn học.

4.2. Bộ Công an

Thang điểm: 100

Phần trắc nghiệm: 60 điểm

Phần tự luận: 40 điểm

Với bài thi đánh giá năng lực được dùng cho tuyển sinh vào đại học chính quy của Bộ Công An bao gồm 2 phần: phần thi trắc nghiệm và phần thi tự luận. Thí sinh làm bài thi trong thời gian 180 phút (1 buổi), trong đó phần thi trắc nghiệm 90 phút và phần thi tự luận 90 phút.

Kết quả bài thi đánh giá này chiếm 60% tổng điểm xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm 40% tổng điểm xét tuyển.

 

Trên đây là cách tính điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG HN và ĐHQG TP.HCM cùng một số kỳ thi đánh giá tư duy, năng lực của một số trường đại học khác. 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-cach-tinh-diem-danh-gia-nang-luc-1590.html

 

Tovább

Những Thông Tin Cần Biết Về Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực

Các bạn học sinh chắc hẳn đều dành một sự quan tâm lớn đến kỳ thi đánh giá năng lực, đặc biệt là với các thí sinh chuẩn bị thi đại học. Vậy các bạn hiểu kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Điều này sẽ được giải đáp qua bài viết tổng hợp những điều cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực.

1. Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?

Để trả lời cho câu hỏi kỳ thi đánh giá năng lực là gì, các bạn học sinh cần biết đây là kỳ thi do các trường Đại học tự tổ chức riêng và có thể dùng kết quả để xét tuyển, đánh giá. Đây là một hình thức bài kiểm tra cơ bản nhằm đánh giá năng lực của thí sinh dự thi chuẩn bị bước chân vào đại học.

Nội dung bài thi đánh giá có đầy đủ về kiến thức và tư duy với hình thức số liệu, cung cấp dữ liệu và công thức cơ bản, qua đó đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và suy luận, không đánh giá khả năng học thuộc.

Dạng đề thi thông thường là câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm hệ thống các câu hỏi trong bài thi tổ hợp nhiều môn học (Multiple Choice Question). Kỳ thi đánh giá năng lực được xây dựng và tiếp cận đến với thí sinh như hình thức của bài thi SAT và TSA. 

Vậy đối với dạng đề này, kỳ thi đánh giá năng lực gồm những môn nào? 

2. Kỳ thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

Kỳ thi đánh giá năng lực với mục đích đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh nên phạm vi các môn học xuất hiện trong đề thi là điều mà nhiều học sinh quan tâm. Do tính chất của kỳ thi đánh giá năng lực nhằm kiểm tra học sinh toàn diện, chỉ cần 150 câu hỏi bao trùm các môn học sẽ giúp đánh giá nhanh chóng và công bằng, không thiên lệch vào môn nào. 

Kỳ thi này là cơ hội để học sinh thể hiện những kiến thức mà mình đã tích lũy trong nhiều năm. Đây cũng là lúc để các em tổng hợp và nhận diện những phần mình còn yếu, từ đó xác định những lĩnh vực cần ôn luyện thêm nhằm hoàn thiện bản thân hơn. Dưới đây là những môn học sẽ xuất hiện trong đề thi: 

a. Tiếng Việt

Các câu hỏi về phạm vi kiến thức tiếng Việt bao gồm các kiến thức về chính tả, ngữ pháp, kiến thức văn học trong suốt 12 năm học. Phần thi tiếng Việt đánh giá kiến thức ngôn ngữ của thí sinh trong suốt quá trình học tập chứ không chỉ riêng kiến thức ngữ văn trong chương trình trung học phổ thông.

b. Tiếng Anh

Trong phần Tiếng Anh, sẽ có các dạng bài như ngữ pháp, phát hiện lỗi sai, chuyển đổi câu thành đồng nghĩa và đọc hiểu đoạn văn. Các bài tập trong môn này thường có cấu trúc rő ràng, do đó so với phần Tiếng Việt, học sinh có khả năng đạt được điểm tối đa dễ dàng hơn, chỉ cần nắm vững các quy tắc ngữ pháp.

c. Toán học 

Đề thi đánh giá năng lực sẽ chia phần Toán học thành ba lĩnh vực: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu. Mặc dù đều liên quan đến toán, mỗi phần sẽ giúp làm rő hơn cách tư duy và kỹ năng làm bài của thí sinh.

  • Toán học: Phần này bao gồm các kiến thức từ lớp 12 như số học và hình học, bao gồm số phức, tích phân, xác suất, phương trình, thể tích, và hình học không gian. Đây là một thử thách không nhỏ vì kiến thức rất đa dạng.

  • Tư duy logic: Phần này yêu cầu thí sinh sử dụng khả năng phân tích và sắp xếp để đưa ra câu trả lời phù hợp với đề bài. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến tính toán, đây là phần thi tốn thời gian nhất, vì vậy cần có kế hoạch làm bài hợp lý.

  • Phân tích số liệu: So với hai phần trước, phần này nhẹ nhàng hơn vì thí sinh sẽ làm việc với các loại biểu đồ và dữ liệu được cung cấp. Học sinh cần hiểu cách quy đổi và tính toán số liệu để hoàn thành tốt bài thi.

d. Hóa học

Hóa học là môn thi đầu tiên trong chuỗi 5 môn và tập trung vào phương trình hóa học, thí nghiệm, các tính chất của hóa học và bài toán liên quan. Để thành công trong phần thi này, học sinh cần bổ sung kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để làm tốt các câu hỏi về hóa.

e. Vật lý

Môn Vật lý sẽ tập trung vào kiến thức lớp 12, cùng với một số câu hỏi ngoài luồng. Những câu hỏi ngoài luồng này sẽ yêu cầu kiến thức cần thiết, không phải là những câu hỏi nâng cao.

Ngoài ra, Vật lý cũng rất đa dạng với các dạng bài tập như dòng điện, ánh sáng, sóng, và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, học sinh nên dành nhiều thời gian ôn tập những phần quan trọng để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi.

f. Sinh học

Môn Sinh học khá quen thuộc với những ai học ngành Y, nhưng vẫn dễ tiếp cận với các bạn không chuyên. Đây là môn học chủ yếu tập trung vào kiến thức, và các bài tập sẽ được phân bố trong chương trình lớp 12.

g. Địa lý

Trong số các môn thi, Địa lý được coi là môn dễ đạt điểm tuyệt đối nhất, vì nội dung chủ yếu đều liên quan đến những kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Một điểm quan trọng là thí sinh có thể mang theo Atlat bản đồ Việt Nam, điều này giúp giải quyết nhiều vấn đề nhanh chóng và thuận lợi.

Đối với môn Địa lý, thí sinh chỉ cần chú ý đến đặc điểm của từng khu vực trong Atlat, từ đó sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi. Bên cạnh đó, cũng có những kiến thức bổ sung về dân số và tỷ lệ dân số mà thí sinh nên tìm hiểu thêm.

h. Lịch sử

Lịch sử thường khiến thí sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả các cột mốc và sự kiện. Tuy nhiên, thí sinh nên tóm tắt các nội dung một cách ngắn gọn để việc học trở nên dễ dàng hơn. Trong bài thi Lịch sử, thí sinh sẽ được cung cấp số liệu, từ đó có thể đọc và trả lời câu hỏi. Đây là cơ hội để nâng cao điểm cho bản thân.

 

 3. Ý nghĩa của kỳ thi đánh giá năng lực

Đây là kỳ thi được tổ chức với mục đích đánh giá các thí sinh dự thi, phục vụ cho việc xét tuyển trong mỗi mùa tuyển sinh. Điều này đã giải đáp cho các bạn kỳ thi đánh giá năng lực để làm gì. 

Kỳ thi đánh giá năng lực mang lại ý nghĩa rất lớn khi giúp cho các trường Đại học đánh giá được năng lực của các bạn thí sinh tham gia ứng tuyển vào các trường qua bài thi. Ngoài đánh giá năng lực học của ứng viên, bài đánh giá còn giúp kiểm tra một số trình độ cơ bản như việc sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic hay giải quyết các vấn đề. Nội dung đề được tổng hợp đầy đủ về cả kiến thức với tư duy giúp việc đánh giá học sinh chính xác hơn. 

 

4. Mục tiêu của kỳ thi đánh giá năng lực

Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh tại các trường đại học, trong đó có Đại học Quốc gia, làm tăng thêm cơ hội được trúng tuyển vào trường Đại học.

Ngoài ra, mục đích khi các thí sinh tham gia dự thi kỳ thi đánh giá năng lực là:

  • Để xét tuyển vào một vài trường Đại học

  • Để đánh giá năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông

  • Để kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng của học sinh

 

5. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

Ngoài biết những thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực thi môn gì, các bạn học sinh cần tìm hiểu về cấu trúc đề thi. Việc nắm rő được cấu trúc đề giúp thí sinh ôn tập và làm bài thật tốt. 

Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức sẽ có cấu trúc 150 câu hỏi và thí sinh sẽ hoàn thành trong vòng 195 phút. Cấu trúc bài kiểm tra được chia thành 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Toán học và xử lý số liệu : 50 câu hỏi – 75 phút (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án)

  • Phần 2: Văn học – Ngôn ngữ: 50 câu hỏi – 60 phút (trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi)

  • Phần 3: Khoa học hoặc Tiếng Anh : 50 câu hỏi – 60 phút với các phần để thí sinh lựa chọn (50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án)

Riêng trong phần 3 của đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội, thí sinh lựa chọn thi khoa học hoặc tiếng anh. Phần thi khoa học chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức sẽ có cấu trúc 120 câu hỏi và thí sinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 phút. Cấu trúc bài kiểm tra được chia thành 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh

  • Phần 2: Toán học

  • Phần 3: Tư duy khoa học: Logic, phân tích số liệu và suy luận khoa học.

 

 6. Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực phụ thuộc vào trưởng tổ chức kỳ thi. Mỗi trường sẽ có cách tính điểm thi khác nhau trong đó: 

a. Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội có thang điểm là 150 điểm, trong đó mỗi phần thi tư duy định lượng, định tính và khoa học có số điểm là 50. 

Điểm xét tuyển = Điểm bài thi tư duy định lượng + điểm bài thi tư duy định tính + Điểm bài thi khoa học. 

Điểm quy đổi theo hệ số 30 sẽ được tính như sau: Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150. 

b. Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM 

Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM có thang điểm 1200 trong đó phần sử dụng ngôn ngữ 400 điểm, phần toán học và phân tích số liệu, tư duy logic 300 điểm và phần giải quyết vấn đề 500 điểm. Điểm số trong các câu hỏi sẽ khác nhau, không đồng đều phụ thuộc vào độ khó của từng câu hỏi.

Điểm quy đổi theo hệ số 30 sẽ được tính như sau: Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200.

7. Lịch thi đánh giá năng lực 2025 của các trường Đại học hiện nay

Bên cạnh thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực thi môn gì thì lịch thi cũng là điều rất quan trọng các bạn cần nắm rő. Dưới đây là lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của một số trường đại học có thể các bạn sẽ quan tâm đến. 

7.1. Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức kỳ thi ĐGNL 2025 dự kiến với 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA), dự kiến quy mô tổ chức cho 85.000 thí sinh tham gia thi.

Các đợt thi sẽ được tổ chức tập trung từ tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 2025, dự kiến sẽ thu hút từ 50.000 – 90.000 lượt thí sinh.  

Đợt thi

Đăng ký thi

Ngày thi

Địa điểm

Số chỗ dự kiến

501

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

502

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

503

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

504

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

505

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

506

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

 

Năm 2025, địa điểm thi dự kiến sẽ tổ chức tại 10 tỉnh và thành phố bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh. 

 

7.2. Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2025 trong hai đợt. Thời gian diễn ra kỳ thi sẽ được cập nhật sớm nhất khi có thông báo. 

8. Một số câu hỏi thường gặp về kỳ thi đánh giá năng lực

8.1. Kỳ thi đánh giá năng lực có bắt buộc không?

Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi do các trường đại học tự tổ chức riêng, vì vậy nếu bạn muốn xét tuyển vào trường đại học nào thì bạn phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của trường đó, ví dụ như Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia,...

Tuy nhiên thì không phải trường nào cũng có kỳ thi đánh giá này. Các bạn học sinh cần tìm hiểu thật kỹ cho mình những thông tin liên quan.

8.2. Thi đánh giá năng lực có cần thi đại học không?

Kỳ thi THPT Quốc Gia và kỳ thi đánh giá năng lực là hai kỳ thi độc lập với nhau. Thí sinh dự thi có thể dùng kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Nếu trúng tuyển cả 2 hình thức thì được chọn một hình thức để nhập học. Tuy nhiên, học sinh vẫn phải thi kỳ thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp THPT vì điều kiện được nhập học của kỳ thi đánh giá năng lực là thí sinh phải tốt nghiệp THPT.

Bài viết trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về kỳ thi đánh giá năng lực là gì và những thông tin liên quan giúp các em học sinh có thêm nhiều điều hữu ích trước khi lựa chọn. Để học được nhiều điều hay và có thêm nhiều bài giảng, các em hãy truy cập Vuihoc.vn ngay từ bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-nhung-thong-tin-quan-trong-ve-ky-thi-danh-gia-nang-luc-1610.html

 

Tovább

Điểm chuẩn đánh giá năng lực sư phạm kỹ thuật TP. HCM

Rất nhiều thí sinh thắc mắc về điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2024 của trường sư phạm kỹ thuật. Cùng tham khảo bài viết để biết chính xác điểm chuẩn đánh giá năng lực sư phạm kỹ thuật TP. HCM nhé!

1. Điểm chuẩn đánh giá năng lực sư phạm kỹ thuật TP. HCM 

Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2024 có tổng cộng 63 ngành học sử dụng phương thức xét tuyển bằng điểm thi trong kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM tổ chức. Năm nay, điểm chuẩn của trường dao động trong khoảng từ 19 - 26 điểm. Trong đó chuyên ngành công nghệ kỹ thuật máy tính có điểm chuẩn cao nhất 26 điểm. Chuyên ngành có điểm chuẩn thấp nhất là thiết kế thời trang 19 điểm. 

Chuyên ngành

Điểm chuẩn ĐGNL

CHUYÊN NGÀNH KHÔNG CÓ MÔN NĂNG KHIẾU

Sư phạm Tiếng Anh (Tiếng Việt)

25

Sư phạm công nghệ (Tiếng Anh)

23

Ngôn ngữ Anh (Tiếng Việt) 

23

Tâm lý học giáo dục (Tiếng Việt)

23

Kinh doanh quốc tế (Tiếng Việt)

23.5

Thương mại điện tử (Tiếng Việt)

24

Kế toán tiếng Việt 

22.25

Luật (Tiếng Việt)

21.5

Công nghệ kỹ thuật máy tính CLC tiếng Anh

22

Công nghệ kỹ thuật máy tính CLC tiếng Việt

26

Hệ thống nhúng và IoT hệ đại trà 

23.5

Công nghệ thông tin CLC tiếng Anh

24

Công nghệ thông tin Việt Nhật

22

Công nghệ thông tin (Tiếng Việt) 

25

An toàn thông tin hệ đại trà 

24

Kỹ thuật dữ liệu (Tiếng Việt)

24

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng CLC tiếng Anh

21

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng CLC tiếng Việt

22

Hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng hệ đại trà 

22.5

Công nghệ kỹ thuật cơ khí CLC tiếng Anh

21

Công nghệ kỹ thuật cơ khí CLC tiếng Việt

21

Công nghệ chế tạo máy CLC tiếng Anh 

21

Công nghệ chế tạo máy Việt - Nhật

21

Công nghệ chế tạo máy tiếng Việt 

21

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử CLC tiếng Anh

21.25

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử CLC tiếng Việt

25

Công nghệ kỹ thuật ô tô CLC tiếng Anh 

21.25

Công nghệ kỹ thuật ô tô Việt - Nhật

21

Công nghệ kỹ thuật ô tô tiếng Việt

24

Công nghệ kỹ thuật nhiệt CLC tiếng Anh

20

Công nghệ kỹ thuật nhiệt Việt Nhật

21

Công nghệ kỹ thuật nhiệt Tiếng Việt 

21

Năng lượng tái tạo hệ đại trà 

21

Robot và trí tuệ nhân tạo hệ nhân tài 

24

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử CLC tiếng Anh

23

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử CLC tiếng Việt

23.5

Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông CLC tiếng Anh

21

Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông Việt Nhật

21

Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông Tiếng Việt

22

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa CLC tiếng Anh

23

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa CLC tiếng Việt

24

Công nghệ kỹ thuật hóa học CLC tiếng Việt

23

Công nghệ vật liệu đại trà 

20

Công nghệ kỹ thuật môi trường CLC tiếng Việt

21

Quản lý công nghiệp CLC tiếng Anh

21

Quản lý công nghiệp CLC tiếng Việt

23

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đại trà

25

Công nghệ kỹ thuật in CLC tiếng Việt

21

Kỹ thuật công nghiệp đại trà

22.5

Kỹ thuật y sinh đại trà

24

Kỹ thuật thiết kế Vi mạch

25.5

Công nghệ thực phẩm CLC tiếng Anh 

21

Công nghệ thực phẩm CLC tiếng Việt

23

Công nghệ may CLC tiếng Việt

21

Kỹ nghệ gỗ và nội thất đại trà

21

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đại trà 

21

Quản lý xây dựng đại trà

21

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đại trà

21

Quản lý và vận hành hạ tầng đại trà 

21

Thiết kế đồ họa (Tiếng Việt)

22

Thiết kế thời trang (Tiếng Việt)

19

Kiến trúc (Tiếng Việt)

21

Kiến trúc nội thất (Tiếng Việt)

21

 

Cách tính điểm xét tuyển theo điểm đánh giá năng lực: 

  • Không có môn năng khiếu: Điểm xét tuyển = (Điểm ĐGNL/40) + điểm ưu tiên (nếu có)

  • Có môn năng khiếu: Điểm xét tuyển = (Điểm ĐGNL/60 + Điểm vẽ x 2) x 3/4 + điểm ưu tiên (nếu có) 

Năm 2024, trường sư phạm kỹ thuật Tp.HCM tuyển sinh khoảng 6.500 chỉ tiêu, trong đó 50% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển sớm như xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực...  Học phí của trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM dao động từ 13 -16.2 triệu đồng/ năm đối với hệ đại trà, từ 20,8 - 23,2 triệu đồng/ năm với hệ chất lượng cao dạy bằng tiếng Việt, từ 23,4 - 26,1 triệu đồng/ năm đối với chương trình giảng dạy chất lượng cao bằng tiếng Anh. 

Trên đây là thông tin về Điểm chuẩn đánh giá năng lực sư phạm kỹ thuật TP. HCM được công bố chính thức. Bên cạnh đó, VUIHOC sẽ liên tục cập nhật điểm chuẩn thi đánh giá năng lực của các trường đại học trên toàn quốc. Truy cập vuihoc.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực và điểm chuẩn của các trường đại học khác nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-diem-chuan-danh-gia-nang-luc-su-pham-ky-thuat-tp-hcm-2296.html

 

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek