Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Mọi thứ về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Các đợt thi thử của kỳ thi đánh giá năng lực đang tới rất gần. Trong bài viết sau đây, VUIHOC sẽ giải đáp và cung cấp các thông tin quan trọng về kỳ thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội năm 2025. Từ đó một phần giúp các em định hướng tương lai một cách rő ràng hơn. Các em hãy cùng theo dői bài viết để nắm bắt được phần thông tin này nhé!

1. Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?

Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là kì thi do các trường Đại học tự tổ chức thi riêng và sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển vào các trường đại học (bao gồm trường tổ chức thi và các trường khác sử dụng kết quả đó để xét tuyển)

Thi đánh giá năng lực có thể hiểu là một trong những hình thức để xét tuyển vào đại học. Các hình thức xét tuyển hiện nay như sử dụng điểm tốt nghiệp thpt, xét điểm học bạ, xét tuyển bằng điểm từ kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng, bằng chứng chỉ tiếng anh.

 

2. Tổng quan đặc điểm về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội

2.1. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm có 150 câu, thí sinh sẽ hoàn thành bài thi trong vòng 195 phút. Bài thi ĐGNL bao gồm 3 phần:

Phần 1:  Toán học và Xử lý số liệu 

Phần 2: Ngôn ngữ - Văn học

Phần 3: Khoa học và ngoại ngữ ( Lựa chọn 1 trong hai bài thi khoa học hoặc ngoại ngữ)

Chi tiết về đề thi các em học sinh có thể tham khảo bài viết: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQGHN

2.2. Hình thức bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sẽ làm bài thi trên máy tính. Để có thể hiểu rő hơn hình thức thi, bạn có thể tham khảo tiến trình làm bài thi trên máy tính do nhà trường cung cấp. 

2.3. Lệ phí đăng ký dự thi

Lệ phí của kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 chưa bao gồm một số kinh phí hỗ trợ của trường Đại học Quốc gia Hà Nội là: 500.000 đồng/ lượt thi/ thi sính. 

Ngoài ra, trường còn có chính sách miễn giảm lệ phí của kỳ thi cho một số trường hợp cụ thể như: Các thí sinh thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo, gia đình chính sách theo quy định hiện hành. Để có thể được hưởng hỗ trợ, các thí sinh thuộc đối tượng này phải gửi minh chứng online về trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội theo email: khaothi@vnu.edu.vn và nộp minh chứng khi đến tham dự kỳ thi.

3. Cách đăng ký đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1. Trước khi đăng ký dự thi

Email: Theo như yêu cầu về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh phải có email cá nhân, không được sử dụng email của người khác để đăng ký tài khoản. Tài khoản email này sẽ được duy trì trong 24 tháng kể từ ngày thí sinh đăng ký dự thi và tra cứu thông tin.

Ảnh chân dung: 

  • Ảnh chân dung phải dưới dạng bản điện tử, file định dạng jpg, có dung lượng tối đa 5 MB, có kích thước ảnh là 4×6 và tên file ảnh phải viết không dấu và không có dấu cách. Bạn có thể chọn ảnh chụp trong CMND/ CCCD. Ảnh chân dung được chụp trên phông nền sáng màu, mắt nhìn thẳng, đầu đề trần, không đeo kính.

  • Ảnh của thí sinh phải được chụp trong 6 tháng trở lại đây tính đến thời điểm đăng ký. Ảnh của thí sinh được in vào giấy chứng nhận kết quả thi nên lưu ý rằng ảnh phải có chất lượng ảnh tốt nhất và đúng quy cách. Ví dụ cụ thể bên dưới:

CMND/CCCD: Đối với CCCD bắt buộc gồm 12 số.

Điểm học tập trung bình chung trong các học kỳ ở lớp 10, 11 và HK1 lớp 12: Thí sinh chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin khai báo; thông tin không thể sửa sau khi đã hoàn thành lệ phí dự thi.

 

3.2. Trong khi đăng ký dự thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Bước 1: Đăng ký tài khoản và điền thông tin cá nhân

Để tham gia đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, bước đầu tiên bạn cần truy cập vào website khaothi.vnu.edu.vn. Sau đó nhấn vào mục “Đăng ký” nếu bạn chưa có tài khoản, hoặc nhấn vào mục “Đăng nhập” nếu bạn đã có tài khoản

 

Trong trường hợp đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia HN, màn hình của bạn sẽ hiện ra cửa số “Đăng ký tài khoản” như sau:

 

Bước 2: Đăng nhập tài khoản

Sau khi điền đầy đủ thông tin và hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản trên website khaothi.vnu.edu.vn, bạn hãy kiểm tra email được gửi về tài khoản mà bạn đã đăng ký. Sau đó, bạn ấn nút “Đăng nhập” với email và mật khẩu đã tạo trước đó, nhập mã bảo vệ hiển thị và chọn nút “Đăng nhập”.

Trong trường hợp thí sinh quên mật khẩu, hãy ấn vào mục “Quên mật khẩu”, rồi kiểm tra email của mình.

 

Bước 3: Cập nhập hồ sơ dự thi

Sau khi đăng nhập tài khoản thành công kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh cần cập nhập hồ sơ chính xác. Cần kiểm tra lại chính xác thông tin vì thông tin này sẽ được sử dụng làm Phiếu báo dự thi và Giấy chứng nhận kết quả cho thí sinh.

Thí sinh cần đảm bảo tính trung thực, tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã khai báo (bao gồm cả ảnh chân dung) trước ĐHQGHN và trước pháp luật.

Địa chỉ của người nhận thư và địa chỉ nhận thư rất quan trọng. Trung tâm Khảo thí sẽ gửi kết quả thi ĐGNL của thí sinh qua đường bưu điện bằng hình thức thư bảo đảm đến địa chỉ nhận thư. Có thể cán bộ đưa thư sẽ liên hệ qua điện thoại với thí sinh (hoặc người nhận thư) trước khi giao thư.

 

Bước 4: Đăng ký ca thi

Ở mục 2 – Đăng ký ca, hệ thống sẽ chỉ hiện thị những ca thi hiện tại đang mở trong thời điểm đăng ký. Ngoài ra, thí sinh có thể nhìn thấy một số đợt thi khác hiển thị trên màn hình nhưng ở trạng thái sắp mở.

Chọn địa điểm thi và ca thi: Thí sinh được phép chọn nhiều đợt thi; thời gian giữa 2 ca thi (tính cả ngày thi) tối thiểu là 28 ngày. Đối với các ca thi đã đủ số lượng thí sinh đăng ký (hết chỗ) sẽ không đăng ký thêm được nữa.

Sau khi hoàn tất chọn ca thi, chọn mục “Đăng ký ca thi”. Nếu thành công, cửa sổ sẽ hiện ra thông báo: “Bạn đã đăng ký ca thi thành công. Bạn có thể đăng ký ca thi khác hoặc chuyển đến bước nộp lệ phí”. Chọn “OK” và tiếp tục đăng ký ca thi khác nếu muốn hoặc chọn “Nộp lệ phí” để kết thúc đăng ca thi.

Lưu ý: Thí sinh phải hoàn thành lệ phí kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội trong vòng 48 giờ tính từ khi kết thúc bước chọn ca thi. Nếu thí sinh không hoàn thành lệ phí thi sau 48 giờ, hệ thống sẽ tự động loại xóa ca thi đã đăng ký. Lệ phí đã nộp không được hoàn trả lại. Thí sinh nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn “Nộp lệ phí”.

 

Bước 5: Thanh toán lệ phí

Thí sinh cần kiểm tra lại thông tin đăng ký dự thi trước khi Thanh toán lệ phí thi đánh giá năng lực. Các bạn có thể xóa ca thi đã đăng ký trước đó và lựa chọn lại hoặc thanh toán nộp lệ phí. Để giảm thiểu sai sót không mong muốn, hệ thống sẽ cho phép thanh toán lần lượt từng ca thi (trong trường hợp đăng ký nhiều ca thi tại cùng 1 thời điểm). Lưu ý một lần nữa: trước khi chọn “Thanh toán” cần kiểm tra kỹ lại các thông tin đăng ký.

Ngay sau khi chọn “Thanh toán”, màn hình sẽ hiện ra 2 phương thức thanh toán

Sau khi hoàn thành việc nộp phí đăng ký dự thi, thí sinh sẽ nhận được email thông báo xác nhận tình trạng thanh toán lệ phí đăng ký dự thi trong vòng 24 giờ. Hãy kiểm tra Hòm thư (Inbox) hoặc cả trong Thư rác (Spam) trong hộp thư của bạn.

 

Bước 6: Tra cứu thông tin và in Phiếu báo dự thi

Thông tin dự thi ở mục 4 – Tra cứu thông tin cá nhân và ca thi, đợt thi. Số báo danh, phòng thi, ca thi sẽ được cập nhật tối thiểu trước ngày thi chính thức 3-5 ngày. Hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo số báo danh (SBD), phòng thi, ca thi và đường link dẫn tải Phiếu báo dự thi cho thí sinh cập nhật trước ngày thi 3 ngày. Đối với rường hợp có thay đổi về ca thi sẽ được thông báo với thí sinh qua email.

Chọn “Đăng xuất” để thoát khỏi hệ thống. Vậy là bạn đã hoàn tất đăng ký dự thi ĐGNL học sinh trung học phổ thông ở Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN.

Các giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị trước khi đi thi: Phiếu báo dự thi (bản in), CMND/CCCD và một số vật dụng được mang vào phòng thi theo Quy định của ĐHQGHN, Tờ khai Y tế (nếu có yêu cầu).

Cần chú ý theo dői thông tin về ngày thi, ca thi trên website cet.vnu.edu.vn về kỳ thi. Ngày thi cũng như ca thi có thể phải thay đổi vì nguyên nhân khách quan nào đó.

 

Bước 7: Điểm thi

Điểm thi của kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được cập nhật tại mục 5 – Chứng nhận/Kết quả được trả tối thiểu sau 4 ngày thi. Thí sinh sẽ nhận miễn phí 01 bản Giấy chứng nhận kết quả thi gửi qua email (thư tín). Thí sinh có thể đăng ký trả phí và thanh toán trực tuyến để nhận Giấy chứng nhận kết quả thi nếu có nhu cầu.

 

4. Lịch thi đánh giá năng lực đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức kỳ thi ĐGNL 2025 dự kiến với 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA), dự kiến quy mô tổ chức cho 85.000 thí sinh tham gia thi.

Các đợt thi sẽ được tổ chức tập trung từ giữ tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 2024, dự kiến sẽ thu hút từ 50.000 – 90.000 lượt thí sinh. Năm 2025 dự kiến tổ chức 6 đợt thi gồm hai đợt vào tháng 3 và tháng 4, một đợt thi tổ chức vào tháng 5 và tháng 6. Năm 2025 giữu nguyên số đợt thi như kỳ thi ĐGNL năm 2024. 

Đợt thi

Đăng ký thi

Ngày thi

Địa điểm

Số chỗ dự kiến

501

Dự kiến 08/02/2025

15/3 - 16/3/2025

Đang cập nhật

10.000

502

Dự kiến 08/02/2025

29/3 - 30/3/2025

Đang cập nhật

15.000

503

Dự kiến 08/02/2025

12/4 - 13/4/2025

Đang cập nhật

15.000

504

Dự kiến 08/02/2025

19/4 - 20/4/2025

Đang cập nhật

15.000

505

Dự kiến 08/02/2025

10/5 - 11/5/2025

Đang cập nhật

15.000

506

Dự kiến 08/02/2025

17/5 - 18/5/2025

Đang cập nhật

15.000

 

Năm 2025, địa điểm thi dự kiến sẽ tổ chức tại 10 tỉnh và thành phố bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh. 

Năm 2025, số lượng đợt thi giữ nguyên như năm 2024 và giảm 2 đợt so với năm 2023. Chính vì vậy các thí sinh cần chuẩn bị kỹ hơn đặc biệt là lưu ý nếu đăng ký nhiều đợt thi thì mỗi đợt phải cách nhau tối thiểu 28 ngày. Cổng đăng ký dự thi dự kiến sẽ mở lúc 9h ngày 08/02/2025, các em hãy thường xuyên theo dői những thông tin quan trọng về kỳ thi đánh giá năng lực tại trang web vuihoc.vn hoặc trên trang web chính thức của trường tổ chức nhé! 

Theo số liệu thống kê của ĐHQGHN, cho đến tháng nay, có hơn 90 trường đại học, học viện đã sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển đầu vào.

Kỳ thi đánh giá năng lực là một trong những phương thức xét tuyển đại học đang được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Biết được tầm quan trọng của phương thức xét tuyển này, VUIHOC đã cập nhật thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội. Hy vọng rằng qua bài viết trên, các em học sinh sẽ nắm được những thông tin cần thiết của kỳ thi để chuẩn bị và ôn tập thật tốt.

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-thi-danh-gia-nang-luc-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-1549.html

 

 

Tovább

Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Tôn Đức Thắng

Ngày 10/07, trường Đại học Tôn Đức Thắng công bố điểm chuẩn đại học tất cả các phương thức tuyển sinh. Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Tôn Đức Thắng thuộc phương thức tuyển sinh 4 của trường theo thang điểm 1200 đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên khu vực

1. Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Tôn Đức Thắng 2024

Năm 2024, trường đại học Tôn Đức Thắng có số chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 6500 sinh viên. Trường có 4 phương thức tuyển sinh bao gồm xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024, xét tuyển thẳng theo quy định và xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. 

Dưới đây là bảng điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Tôn Đức Thắng 2024: 

STT

Tên chuyên ngành

Điểm ĐGNL

CHƯƠNG TRÌNH TIÊU CHUẨN

1

Thiết kế đồ họa 

800 ( Vẽ HHMT 6,0)

2

Thiết kế thời trang

720 ( Vẽ HHMT 6,0)

3

Ngôn ngữ Anh

850

4

Ngôn ngữ Trung Quốc

800

5

Xã hội học 

700

6

Việt Nam học: Du lịch lữ hành

750

7

Việt Nam học: Du lịch và quản lý du lịch

750

8

Quản trị kinh doanh: Quản trị nguồn nhân lực

820

9

Quản trị kinh doanh: Quản trị nhà hàng - khách sạn

800

10

Marketing

880

11

Kinh doanh quốc tế

880

12

Tài chính - Ngân hàng

830

13

Kế toán

800

14

Quan hệ lao động

650

15

Luật

800

16

Công nghệ sinh học 

780

17

Khoa học môi trường

600

18

Toán ứng dụng

750

19

Thống kê

650

20

Khoa học máy tính

900

21

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

820

22

Kỹ thuật phần mềm

870

23

Công nghệ kỹ thuật môi trường 

600

24

Kỹ thuật cơ điện tử

800

25

Kỹ thuật điện

800

26

Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

800

27

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 

780

28

Kỹ thuật hóa học 

830

29

Kiến trúc

800 ( Vẽ HHMT 6,0)

30

Qyuy hoạch vùng đô thị 

600

31

Thiết kế nội thất 

780 ( Vẽ HHMT 6,0)

32

Kỹ thuật xây dựng

700

33

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 

600

34

Quản lý xây dựng 

650

35

Dược học 

820 ( Học lực lớp 12 đạt loại giỏi)

36

Công tác xã hội 

650

37

Quản lý thể dục thể thao: Chuyên ngành kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện  

780

38

Quản lý thể dục thể thao: Chuyên ngành golf 

650

39

Bảo hộ lao động 

600

CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO 

1

Thiết kế đồ họa 

750( Vẽ HHMT 6,0)

2

Ngôn ngữ Anh 

750

3

Việt Nam học chuyên ngành du lịch và quản lý du lịch 

650

4

Quản trị kinh doanh: Quản trị nguồn nhân lực 

700

5

Quản trị kinh doanh: Quản trị nhà hàng - khách sạn 

700

6

Marketing

800

7

Kinh doanh quốc tế

800

8

Tài chính ngân hàng 

750

9

Kế toán 

700

10

Luật 

720

11

Công nghệ sinh học 

650

12

Khoa học máy tính 

840

13

Kỹ thuật phần mềm 

800

14

Kỹ thuật điện 

650

15

Kỹ thuật điện tử - viễn thông 

650

16

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

650

17

Kỹ thuật hóa học 

650

18

Kiến trúc

650 (Vẽ NK 6.0)

19

Kỹ thuật xây dựng 

600

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC BẰNG TIẾNG ANH 

1

Việt Nam học chuyên ngành du lịch và quản lý du lịch 

650

2

Quản trị kinh doanh: Nhà hàng - khách sạn 

650

3

Marketing 

780

4

Kinh doanh quốc tế

780

5

Tài chính - ngân hàng 

650

6

Kế toán 

650

7

Công nghệ sinh học 

650

8

Khoa học máy tính 

700

9

Kỹ thuật phần mềm 

700

10

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 

650

11

Kỹ thuật xây dựng

650

CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẠI PHÂN HIỆU KHÁNH HÒA 

1

Ngôn ngữ Anh    

650

2

Việt Nam học chuyên ngành du lịch và lữ hành  

600

3

Quản trị kinh doanh: Nhà hàng - khách sạn     

600

4

Marketing     

650

5

Kế toán     

600

6

Luật 

600

7

Kỹ thuật phần mềm 

600

8

Thiết kế đồ họa

600 (Vẽ NK 5.0

9

Khoa học máy tính

600

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

1

Quản trị kinh doanh - Liên kết đại học Kinh tế Praha

( Cộng hòa Séc)

650

2

Quản trị nhà hàng khách sạn - Liên kết đại học Taylor's ( Malaysia) 

650

3

Kinh doanh quốc tế - Liên kết đại học La Trobe ( Úc) 

720

4

Tài chính và kiểm soát - Liên kết đại học Khoa học ứng dụng Saxion ( Hà Lan) 

650

5

Kế toán - Liên kết đại học West of England, Bristol ( Anh) 

650

6

Công nghệ thông tin - Liên kết đại học La Trobe ( Úc) 

700

7

Khoa học máy tính - Liên kết đại học kỹ thuật Ostrava ( Cộng hòa Séc) 

700

8

Kỹ thuật điện - điện tử - Liên kết Đại học khoa học ứng dụng Saxion ( Hà Lan) 

650

9

Kỹ thuật xây dựng - Liên kết đại học La Trobe

( Úc) 

650

10

Quản trị kinh doanh toàn cầu - Liên kết ĐH Emlyon Pháp

650

11

Quản trị kinh doanh - liên kết ĐH Lunghwa Đài Loan

650

12

Kinh doanh - Liên kết đại học Massey New Zealand

650

Năm 2024, điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Tôn Đức Thắng có điểm cao nhất ở chuyên ngành khoa học máy tính 900 điểm, đứng thứ hai là chuyên ngành marketing và kinh doanh quốc tế 880 điểm. Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Tôn Đức Thắng thấp nhất là 650 điểm với nhiều chuyên ngành khác nhau. 

Lưu ý nếu thí sinh thấy điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG HCM của mình đủ điểm trúng tuyển của trường nhưng không có trong danh sách trúng tuyển chính thức thì có thể thí sinh đã trúng tuyển ở nguyện vọng khác có thứ tự ưu tiên cao hơn. Vì vậy, thí sinh nên tra cứu kết quả trúng tuyển của mình trên hệ thống của bộ GD&ĐT để biết chính xác nguyện vọng đã trúng tuyển của mình. 

2. Thủ tục nhập học đại học Tôn Đức Thắng 2024

2.1 Xác nhận nhập học 

- Từ ngày 19/08/2024, các thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển đại học chính thức tại trang web của Bộ GD&ĐT

- Từ ngày 27/08/2024, thí sinh xác nhận nhập học đại học trực tuyến trên hệ thống của Bộ GD&ĐT 

- Thí sinh phải hoàn thành nhập học đại học trên hệ thống của Bộ GD&ĐT trước khi đến trường đại học Tôn Đức Thắng làm thủ tục nhập học. 

2.2 Nhận thư mời nhập học 

Từ ngày đang cập nhật , thí sinh sẽ nhận thư mời nhập học trực tuyến trên website của Bộ GD&ĐT. Các thí sinh trúng tuyển vào trường sẽ được nhận thư mời nhập học bản cứng khi đến làm thủ tục nhập học.

2.3 Thời gian làm thủ tục nhập học 

Thời gian nhập học tại trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ bắt đầu từ ngày đang cập nhật sau khi thí sinh đã xác nhận nhập học trực tuyến. Thí sinh sẽ đến làm thủ tục tại trường đại học Tôn Đức Thắng ở địa chỉ Tân Phong, Quận 7. Thí sinh trúng tuyển tại phân hiệu Trường đại học Tôn Đức Thắng tại Khánh Hòa sẽ nhập học tại địa chỉ trường ở Khánh Hòa.

 

Trên đây là thông tin về Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Tôn Đức Thắng được công bố chính thức. Bên cạnh đó, VUIHOC sẽ liên tục cập nhật điểm chuẩn thi đánh giá năng lực của các trường đại học trên toàn quốc. Truy cập vuihoc.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực và điểm chuẩn của các trường đại học khác nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-diem-chuan-danh-gia-nang-luc-dai-hoc-ton-duc-thang-2023-2280.html

 

Tovább

Phổ điểm kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia các năm gần đây

Điểm kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia đang được quan tâm bởi không chỉ học sinh mà các trường đại học cũng sử dụng để xét tuyển. Bởi vậy, VUIHOC đã tổng hợp phổ điểm các năm, cách tính điểm và danh sách các trường đại học sử dụng điểm thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Các em hãy đọc thông tin và chuẩn bị thật kỹ cho kỳ thi này nhé!

1. Phổ điểm kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia 2024

1.1. Phổ điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN luôn hướng đến đánh giá năng lực của học sinh phổ thông dựa theo 3 nhóm chính: (i) Tính sáng tạo cùng cách giải quyết vấn đề; (ii) Năng lực về Toán, tiếng Việt, lập luận, logic, tư duy ngôn ngữ, tính toán cùng với xử lý số liệu; (iii) Khả năng tự học, quá trình khám phá và ứng dụng vào trong công nghệ/khoa học (hay còn gọi là phần kiến thức tự nhiên - xã hội).

Cấu trúc bài thi HSA của ĐHQGHN bao gồm 03 phần: Tư duy định tính (50 câu hỏi làm trong 60 phút), Tư duy định lượng (50 câu hỏi làm trong 75 phút), Khoa học (50 câu hỏi làm trong 60 phút). Tổng số câu hỏi là 150. Tổng thời gian để làm bài thi ĐGNL dành cho học sinh THPT là 195 phút (với những trường hợp có thêm câu hỏi thử nghiệm thì sẽ được cộng thêm thời gian vào bài làm). Mỗi thí sinh chỉ được phép sử dụng 1 mã đề thi độc lập duy nhất. Thí sinh hoàn thành bài thi đánh giá năng lực trong một buổi thi ở mỗi đợt thi.

a. Phổ điểm thi đánh giă năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022

Đây là phổ điểm thi HSA được biểu diễn sau 10 đợt thi liên tiếp tính từ 26/2 đến 26/6/2022.

 

 

Thống kê dữ liệu thu được cho thấy điểm cao nhất là 135/150 và thấp nhất 24/150, điểm trung bình đạt được là 79,3/150, điểm trung vị ở vị trí 79,0/150 cùng độ lệch chuẩn là 13,9. Phân bố điểm thi đánh giá năng lực HSA có dạng đường phân bố chuẩn. Trong số những thí sinh đạt được mức điểm cao thì có 01 thí sinh có số điểm là 135 điểm, 16 thí sinh có số điểm dao động trong khoảng từ 125 - 131 trong đó thì có 08 thí sinh đã tham gia thi HSA hơn một lần trong khoảng thời gian kể từ tháng 2 đến tháng 6 của năm 2022. Số lượt thi đạt trên 75 điểm chiếm gần 62%, đạt trên 80 điểm là khoảng 48,3%, đạt trên 90 điểm chiếm khoảng 23,9%, đạt trên 100 điểm chiếm 8,0% và chỉ có 1,6% thí sinh có số điểm thi thoả mãn điều kiện bằng hoặc cao hơn 110.

 

Năm 2022, phiếu báo cáo kết quả kỳ thi HSA của mỗi thí sinh sẽ được bổ sung thêm phần thông tin liên quan đến thứ hạng điểm thi với từng đợt thi tương ứng. Theo đó, thứ hạng điểm thi (kí hiệu là P%) chính là phép so sánh tương đối nhằm phản ánh được số điểm thi của từng đợt thi/kỳ thi bằng hay thấp hơn điểm thi của thí sinh ở trong đợt thi/kỳ thi đó. Bên cạnh thông tin về điểm thi hay phổ điểm HSA năm 2022 thì thứ hạng điểm thi cũng là một trong những công cụ quan trọng giúp xét tuyển thí sinh dựa vào năng lực cá nhân.

 

b. Phổ điểm thi đánh giă năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023

Theo thống kê năm 2023, điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội trung bình là 77,1/150, trong đó điểm số cao nhất là 133/150 và thấp nhất là 31/150. Điểm số cao nhất thuộc về thí sinh đến từ Hưng Yên, đứng thứ hai là thí sinh đến từ Vĩnh Phúc và thứ ba là thí sinh học tập tại Hà Nội. Có 7 thí sinh có cùng mức điểm là 125 và 58 thí sinh có mức điểm từ 120 trở lên. Số thí sinh đạt điểm từ 110 chiếm 1,9%, đạt điểm từ 100 chiếm 6% và từ 90 điểm chiếm 19,3%

Xét đường cong phân bố điểm thi năm 2023 có độ tương đồng với năm 2022, điểm trung bình năm nay có giảm nhẹ do quy mô của kỳ thi tăng 1,5 lần so với năm 2022. 

Phần trăm thứ hạng (P%) năm 2023: 

c. Phổ điểm thi đánh giă năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024

Phổ điểm bài thi của 100.633 lượt thi (bao gồm 32,2% thi lần thứ hai) có dạng phân phối chuẩn với trung vị tại 76,0/150. Điểm cao nhất của kỳ thi năm 2024 là 129/150; thấp nhất 17/150; điểm trung bình là 76,5/150; độ lệch chuẩn là 13,3.

1.2. Phổ điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

a. Phổ điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2022

- Phổ điểm đợt 1:

Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM thông báo kết quả phân tích 79.372 bài thi đánh giá năng lực cho biết điểm trung bình của các thí sinh rơi vào khoảng 646,1 điểm.

Có tất cả 117 thí sinh đạt trên 1.000 điểm. Thí sinh đạt được điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP HCM cao nhất là 1.087 điểm và điểm thấp nhất của kỳ thi này là 210 điểm.

Trong đợt 1 này có tới 2 thí sinh bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi và 2 bài thi thì bỏ trống hoàn toàn. Tất cả thí sinh được chấm đầy đủ điểm với 4 câu hỏi bị lỗi trong đề thi.

 

 

Đánh giá về phổ điểm của đợt thi này so với các đợt thi trước đó cho thấy phân bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 hơi lệch về phía bên trái, thể hiện kết quả thi không được bằng các năm trước. Điều này có thể xuất hiện do nhóm thí sinh 2022 bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tiến độ học tập chậm hơn so với các năm trước và cũng bởi vì quá trình học online của các em học sinh kéo dài.

Tuy nhiên kết quả phân tích độ khó và độ phân biệt của đề thi đánh giá năng lực đợt 1 này cho thấy rất phù hợp với các giá trị dựa vào thiết kế của đề thi. Kết quả phân tích này cho rằng đề thi có khả năng giúp phân loại tốt các thí sinh, phù hợp với mục đích tuyển sinh.

 

- Phổ điểm đợt 2:

Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 có tất cả 38.774 thí sinh đã tham dự kỳ thi (tỷ lệ dự thi/đăng ký lên tới 96,08%) trong đó có 25.255 thí sinh đã tham gia thi đợt 1. Kết quả phân tích thi cho biết điểm trung bình của các thí sinh là 671,9 điểm, trong đó có 61 thí sinh đạt được trên 1.000 điểm. Thí sinh sở hữu điểm thi cao nhất là 1.107 điểm và thấp nhất là 212 điểm.

 

Đánh giá về phổ điểm của đợt thi này so với  đợt 1, cho thấy phân bố điểm đợt 2 có phần về phía bên phải nên có thể tạm kết luận kết quả thi của thí sinh trong đợt này có phần nhỉnh hơn đợt 1.  Điều này có thể do 65% thí sinh tham dự đã dự thi đợt thi trước. Phân bố điểm thi ở đợt 1 của các thí sinh này có phần nhỉnh hơn so với phân bố điểm chung. Kết quả đợt 2 của nhóm thí sinh này cũng tăng rất ít so với kết quả thi đợt 1 (điểm trung vị đợt 1 là 692 điểm còn điểm trung vị của đợt 2 là 702 điểm). Từ đó có thể khẳng định rằng đề thi có "mang tính ổn định cao”.

Nhìn chung cho cả hai đợt thi diễn ra vào năm 2022 thì có tất cả 92.891 thí sinh tham gia dự thi. Phân bố điểm của 92.891 thí sinh (sử dụng kết quả cao nhất của thí sinh nếu có tham gia dự thi cả 2 đợt) có dạng phân bố chuẩn và trải rộng, thể hiện được khả năng phân loại thí sinh cao, giúp thuận lợi trong việc xét tuyển. 

Phân bố điểm thi như vậy đồng dạng với phân bố điểm từ các năm trước, tuy nhiên có phần ‘lệch trái’ nhẹ chỉ ra rằng kết quả thi có phần thấp hơn một chút. Điều này một phần là do nhóm thí sinh dự thi năm 2022 bị ảnh hưởng bởi các điều kiện học online, khó khăn hơn nhóm thí sinh tham gia thi từ các năm trước như lịch học bị gián đoạn, hình thức học thì chuyển một phần sang online.

b. Phổ điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2023

- Phổ điểm đợt 1

Trong đợt thi 1, phổ điểm trung bình của các thí sinh là 639,2 điểm, điểm số cao nhát là 1091, điểm số thấp nhất là 238. Phổ điểm trong đợt thi 1 có dạng phân bố chuẩn và trải rộng, có khả năng phân loại thí sinh cao, thuận lợi cho quá trình xét tuyển của các trường đại học.

- Phổ điểm đợt 2

Phổ điểm đợt 2 trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM gần như trùng với đợt 1 với điểm số trung bình là 650,4 điểm, điểm số cao nhất là 1133 và thấp nhất là 190. Trong đợt thi 2, đề thi có tính phân loại cao và vẫn bám sát theo cấu trúc đề thi đã được thiết kế và công bố. 

Nhìn chung cả hai đợt thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM năm 2023 có hơn 100 ngàn thí sinh tham dự, phổ điểm thi cả năm có sự trải rộng và phân bố chuẩn giúp phân loại thí sinh cao và thuận lợi cho việc xét tuyển. 

 

c. Phổ điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2024

Năm 2024, Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức hai đợt thi đánh giá năng lực. Đợt 1 diễn ra vào đầu tháng 4 với gần 94.000 thí sinh, điểm trung bình là 643,4/1.200. Ở mức trên 1.000 điểm chỉ có 80 người, thủ khoa đạt 1.076 điểm. Kỳ thi đợt 2 được tổ chức tại 14 tỉnh, thành từ Thừa Thiên Huế trở vào với khoảng 39.000 thí sinh.

 

2. Cách tính điểm bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia 

2.1. Cách tính điểm thi đgnl Đại học Quốc gia Hà Nội

Việc sử dụng điểm đánh giá năng lực đang được được rất nhiều trường đại học, ca đẳng hướng tới. Bởi vậy nắm được phổ điểm cũng như cách tính điểm sẽ giúp các em chủ động hơn nếu muốn xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi này. Dưới đây là cách tính điểm bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội. Các em hãy cùng tìm hiểu để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi này nhé!

  • Bài thi có thang điểm là 150 điểm

  • Phần kiến thức về tư duy định lượng là 50 điểm (50 câu hỏi làm trong 70 phút)

  • Phần kiến thức về tư duy định tính là 50 điểm (50 câu hỏi làm trong 60 phút)

  • Phần kiến thức về khoa học (lựa chọn 1 trong 2 bài thi là khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) chiếm 50 điểm (50 câu hỏi làm trong 60 phút)

Thí sinh khi tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội thực hiện bài thi ở trên máy tính, mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính là 1 điểm, câu sai hoặc không làm thì không tính điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm của phần thi Tư duy định lượng + Điểm của phần thi Tư duy định tính + Điểm của phần thi môn KHTN hoặc KHXH

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội với thang điểm 30 theo công thức cụ thể dưới đây:

Điểm quy đổi (trên thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực đạt được x 30/150 

2.2. Cách tính điểm thi đgnl Đại học Quốc gia TPHCM

Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM với tổng thang điểm là 1200 bao gồm 120 câu hỏi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mỗi câu hỏi sẽ được tính là 10 điểm. Vì kết quả của bài thi đánh giá năng lực này được xác định theo phương pháp trắc nghiệm hiện đại - Item Response Theory hay IRT.

Do đó, điểm số của từng câu hỏi khác nhau cũng sẽ có trọng số khác nhau, tùy vào độ phân biệt và độ khó của từng câu hỏi. Trong đó điểm tối đa của từng phần thi lần lượt là:

  • Phần ngôn ngữ chiếm 400 điểm

  • Phần toán học, tư duy logic cùng phân tích số liệu chiếm 300 điểm

  • Phần giải quyết vấn đề chiếm số điểm là 500 điểm

Điểm xét tuyển = Tổng số điểm đạt được ở 3 phần thi + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm đánh giá năng lực với thang điểm là 30 của Đại học Quốc gia TP.HCM được quy đổi theo công thức:

Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực thực tế x 30/1200

 

3. Danh sách các trường sử dụng điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia để xét tuyển đại học

3.1. Danh sách các trường xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 

Sau đây là danh sách các trường sử dụng điểm thi đánh giá năng lực nhằm tuyển sinh dự kiến và tuyển sinh bằng chính điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội. 

1. Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Trường Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

8. Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

10.Trường Quản trị và Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

12. Khoa các khoa học liên ngành thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

13. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

14. Đại học Công nghiệp Hà Nội

15. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

16. Đại học Ngoại thương

17. Đại học Y tế công cộng

18. Đại học Thương mại

19. Đại học Nha Trang

20. Đại học Kinh tế Quốc dân (xét kết hợp)

21...

 

 

 

3.2. Danh sách các trường xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM 

Đại học Quốc gia TP.HCM có dự kiến dành ra tối thiểu 45% tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực.

Bên cạnh đó, thí sinh vẫn được phép đăng ký thêm dưới các hình thức xét tuyển khác.

Ngoài ra, đến nay đã có tới hơn 80 trường đại học và cao đẳng khác cũng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM 2023 nhằm tuyển sinh đầu vào. Dự kiến sẽ có thêm nhiều trường khác đăng ký sử dụng kết quả của kỳ thi này. 

Dưới đây là bảng danh sách các đơn vị trong và ngoài hệ thống ĐHQG TPHCM đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đầu vào.  

Hiện nay, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM đang nhận được sự quan tâm đông đảo không chỉ từ các em sinh viên mà các trường đại học cũng đang quan tâm đến việc tuyển sinh bằng kết quả của kỳ thi này. Bởi vậy, VUIHOC đã giúp các em tổng hợp phổ điểm, cách tính điểm và các trường đăng ký sử dụng kết quả thi này để xét tuyển. Hy vọng có thể giúp các em chủ động hơn nếu muốn vào trường đại học mong muốn bằng điểm của kỳ thi này. 

Đặc biệt, trường học online VUIHOC đang tổ chức thi thử Đánh giá năng lực chuẩn mẫu đề ĐHQGHN và ĐHQGHCM. Để đăng ký tham gia kỳ thi thử Đánh giá năng lực của VUIHOC và có cơ hội nhận quà tặng lên đến 10 triệu đồng, các em hãy website chính thức vuihoc.vn hoặc truy cập trang đăng ký thi thử ĐGNL VUIHOC. Nhanh tay đăng ký tham gia để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi thật sắp tới và giành về những giải thưởng hấp dẫn các em nhé

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-pho-diem-ky-thi-danh-gia-nang-luc-dai-hoc-quoc-gia-1628.html

 

Tovább

Cách quy đổi điểm thi đánh giá năng lực

Hiện nay nhiều trường đại học nhận kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào đại học. Tuy nhiên, tùy từng trường sẽ có cách quy đổi điểm thi đánh giá năng lực theo hệ số 30 hoặc 40. Hãy để VUIHOC hướng dẫn bạn cách quy đổi điểm trong bài viết này nhé!

1. Cách tính điểm thi đánh giá năng lực 

1.1 Các tính điểm thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được rất nhiều thí sinh quan tâm. Bên cạnh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực thì cách tính điểm thi cũng là thông tin mà nhiều thí sinh muốn tìm hiểu. 

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được tính trên thang điểm 150 tương ứng với 150 câu hỏi trong đề thi đánh giá năng lực. Điểm bài thi được tính dựa trên các câu trả lời đúng, mỗi câu trả lời đúng thí sinh sẽ được 1 điểm, câu trả lời sai sẽ không được tính điểm. Cụ thể điểm thi đánh giá năng lực sẽ được tính như sau: 

 

Lĩnh vực

Câu hỏi

Thời gian (phút)

Điểm tối đa

Phần 1: Toán học và Xử lý số liệu

Toán học 

50

75

50

Phần 2: Ngôn ngữ - Văn học

Ngữ văn - ngôn ngữ

50

60

50

Phần 3: Khoa học hoặc tiếng anh 

Tự nhiên - xã hội

50

60

50

Tiếng anh

50

60

50

 

Lưu ý: Ngoài 150 câu hỏi gốc thì đề bài có thể xuất hiện những câu hỏi thử nghiệm ngẫu nhiên trong đề bài. Các câu hỏi thử nghiệm sẽ không được tính điểm thi, các phần thi có câu hỏi thử nghiệm sẽ được tăng thêm thời gian trả lời từ 2-4 phút. 

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Vì vậy sau khi thí sinh kết thúc bài thi sẽ có ngay kết quả. Thí sinh chỉ cần chờ trong một thời gian ngắn là có thể nhận được điểm số của mình. Dưới đây là mẫu phiếu điểm thi của các thí sinh: 

1.2 Cách tính điểm thi ĐGNL ĐHQG TP. HCM 

Không giống cách tính điểm của ĐHQG Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM có thang điểm số và cách tính điểm hoàn toàn khác. Thang điểm của trường ĐHQG TP. HCM là 1200 điểm và cách tính điểm cho từng phần thi như sau: 

Phần sử dụng ngôn ngữ có 60 câu hỏi: 600 điểm 

Phần toán học có 30 câu hỏi: 300 điểm

Phần tư duy khoa học có 30 câu hỏi: 300 điểm. 

Ngoài thang điểm khác nhau thì cách tính điểm cho từng câu hỏi cũng khác nhau tùy thuộc theo độ khó của từng câu hỏi. Trong khi đó ở trường ĐHQG Hà Nội thì điểm số được chia đều mỗi câu hỏi được tính 1 điểm. 

1.3 Cách tính điểm thi ĐGNL một số trường đại học khác 

Bên cạnh kỳ thi đánh giá năng lực của hai trường ĐHQG Hà Nội và TP. HCM thì một số kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy riêng của các trường đại học khác cũng được nhiều thí sinh quan tâm. Dưới đây là cách tính điểm thi ĐGNL, tư duy của một số trường đại học khác: 

a. Bài thi đánh giá tư duy ĐH Bách Khoa Hà Nội

Bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội có thang điểm 100 cho ba phần thi như sau: 

Tư duy toán học: 40 điểm

Tư duy đọc hiểu: 20 điểm 

Tư duy khoa học/ giải quyết vấn đề 40 điểm

b. Bài thi đánh giá năng lực Bộ Công An 

Bài thi đánh giá năng lực Bộ Công An gồm 2 phần thi trắc nghiệm và tự luận với tổng điểm là 100 điểm, trong đó 60 điểm cho phần thi trắc nghiệm và 40 điểm cho phần thi tự luận. 

Thí sinh có tổng số thời gian làm bài là 180 phút, trong đó 90 phút làm bài thi trắc nghiệm và 90 phút làm bài thi tự luận. 

2. Cách quy đổi điểm thi đánh giá năng lực 

2.1 Cách quy đổi điểm thi ĐGNL của hai trường ĐHQG Hà Nội và TP. HCM 

Từ năm 2023, điểm bài thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội và TP. HCM có thể quy đổi cho nhau theo công thức chuyển đổi như sau: 

HSA = 0,1103 x APT

Trong đó: HSA là điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

APT là điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM

0,1103 là hệ số chuyển đổi.

Công thức quy đổi điểm thi đánh giá năng lực này được khuyến nghị áp dụng đối với dải điểm thi HSA từ 60-135 điểm ứng với dải điểm APT từ 500- 1100 điểm. Sai số của cách tính điểm này là 5%. 

Cách quy đổi điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tại các vùng miền khác nhau đều có thể tiếp cận các bài thi đánh giá năng lực mà không cần phải dự thi nhiều lần. 

2.2 Cách quy đổi điểm thi đánh giá năng lực theo hệ số 30

Hiện nay có nhiều trường đại học xét điểm thi đánh giá năng lực theo hệ số 30. Dưới đây là cách quy đổi điểm thi đánh giá năng lực theo hệ số 30:

Đối với bài thi HSA:  Điểm quy đổi = Điểm thi đgnl x30/150

Đối với bài thi APT: Điểm quy đổi = Điểm thi đgnl x30/1200

VUIHOC vừa hướng dẫn bạn cách quy đổi điểm thi đánh giá năng lực đơn giản và dễ hiểu. Ngoài những cách quy đổi phổ biến trên, một số trường đại học sẽ có cách quy đổi điểm riêng theo đề án tuyển sinh của trường. Điều này sẽ được các trường đại học quy định rő trong quy chế tuyển sinh. Các thí sinh có thể tìm đọc quy chế của trường mình định đăng ký nguyện vọng để hiểu rő và chi tiết các tính điểm này. 

Hiện nay, thi đánh giá năng lực là kỳ thi được rất nhiều thí sinh quan tâm. VUIHOC là nền tảng học tập trực tuyến đang tổ chức các kỳ thi thử đánh giá năng lực bám sát cấu trúc đề thi của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. HCM. Nhanh tay đăng ký thi thử để biết năng lực của bản thân cũng như rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thi đánh giá năng lực nhé!

 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-cach-quy-doi-diem-thi-danh-gia-nang-luc-2309.html

 

Tovább

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2024


Mới nhất điểm chuẩn học viện tài chính 2024 

Năm 2024, học viện tài chính tuyển 4500 chỉ tiêu, trong đó chương trình đào tạo chuẩn là 3100 chỉ tiêu, chương trình chứng chỉ quốc tế là 1280 chỉ tiêu, chương trình liên kết đào tạo là 120 chỉ tiêu. 

STT

Mã ngành

Tên ngành/

Chuyên ngành

Kết hợp điểm thi THPT và chứng chỉ Tiến Anh (x2 tiếng anh)

Xét tuyển HSG dựa vào KQHT

1

7340201C06

Hải quan và Logistics

36.15

27.0

2

7340201C09

Phân tích tài chính

35.36

26.0

3

7340201C11

Tài chính doanh nghiệp

35.40

26.5

4

7340201C21

Kế toán doanh nghiệp

34.35

27.5

5

7340201C22

Kiểm toán

35.70

26.7

6

7220201

Ngôn ngữ Anh

34.37

29.0

7

7310101

Kinh tế

26.13

26.0

8

7340101

Quản trị kinh doanh

26.22

29.2

9

73402011

Tài chính - Ngân hàng 1

26.38

26.0

10

73402012

Tài chính - Ngân hàng 2

26.85

27.6

11

73402013

Tài chính - Ngân hàng 3

26.22

29.4

12

7340301

Kế toán

26.45

29.5

13

7340405

Hệ thống thông tin quản lý

26.03

28.5

14

7340101C35

Digital Marketing

35.31

26.8

 

Trên đây là toàn bộ điểm chuẩn Học viện tài chính mà vuihoc đã cập nhật, các em 2k6 đã biết được điểm thi của mình hãy nhanh chóng đối soát để biết được mình có đỗ vào ngành học mong muốn không nhé! 

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-diem-chuan-hoc-vien-tai-chinh-2072.html

Tovább

onthitnthpt

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek