Bài viết dưới đây là phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức mà VUIHOC muốn các em tham khảo. Các em hãy tham khảo bài viết này để ôn tập và củng cố lại phần kiến thức liên quan đến từ ngữ địa phương cùng với tác dụng của chúng nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
1. Câu 1 trang 24 SGK văn 8/1 kết nối tri thức
Chỉ ra từ ngữ địa phương cùng với tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ ấy trong các trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Đọc ngữ liệu nhằm xác định từ địa phương sau đó nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
a. Từ địa phương: vô → Tác dụng: sử dụng theo cách của người xứ Nghệ để gợi sự thân mật và gần gũi
b. Từ địa phương: ni → Tác dụng: đưa lời nói mộc mạc thường ngày vào tạo hình ảnh cho thơ chân thực và sinh động
c. Từ địa phương: xiềng, gông → Tác dụng: làm nổi bật lên cảm xúc tự hào và vui sướng của con người vùng đất cố đô vào ngày cách mạng thành công
d. Từ địa phương: chi → Tác dụng: âm điệu nhẹ nhàng, mang đến sắc thái lời ăn tiếng nói của người dân xứ Huế
e. Từ địa phương: má, tánh → Tác dụng: phản ánh về đời sống một cách chân thực và thể hiện được bản sắc của một vùng đất.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức
2. Câu 2 trang 24 SGK văn 8/1 kết nối tri thức
Nhận xét việc sử dụng các từ ngữ địa phương (in đậm) trong những trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh của câu văn và thể loại của văn bản để nhận xét.
Lời giải chi tiết:
a. Giồng là một từ ngữ địa phương. Trong trường hợp khi viết biên bản phải sử dụng đến từ ngữ toàn dân. Thay từ “giồng” thành từ “trồng”.
b. Nhớn và giồng là những từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng đến từ ngữ địa phương nhằm tô đậm nét đặc sắc của vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy được sự gần gũi và thân thương thông qua từng lời văn và hình ảnh trong bài.
c. Tía và ăn ong là những từ ngữ địa phương. Trong trường hợp đó, sử dụng đến từ ngữ địa phương nhằm tô đậm đặc sắc vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự gần gũi, thân thương thông qua từng lời văn và hình ảnh trong bài.
d. Tui là một từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản cần phải sử dụng đến từ ngữ toàn dân. Thay từ “tui” thành từ “tôi”.
3. Câu 3 trang 25 SGK văn 8/1 kết nối tri thức
Trong những trường hợp giao tiếp dưới đây, trường hợp nào cần phải tránh sử dụng từ ngữ địa phương?
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức về từ ngữ địa phương
Lời giải chi tiết:
Những trường hợp cần phải tránh sử dụng từ ngữ địa phương là:
a. Phát biểu ý kiến trong một đại hội của trường
c. Viết biên bản cuộc họp vào đầu năm của lớp
e. Thuyết minh về một di tích văn hóa tại địa phương cho khách thăm quan
Thông qua Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24, các em có thể nắm chắc kiến thức về những từ ngữ địa phương cùng với tác dụng mà chúng đem lại. Ngoài bài soạn này, nếu các em cần tham khảo những bài soạn khác không chỉ trong chương trình ngữ văn mà kể cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung, các em hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy những dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.
Nguồn: