Bài viết dưới đây Vuihoc sẽ gửi tới các em Soạn bài Bảo kính cảnh giới văn 10 kết nối tri thức và chân trời sáng tạo. Không chỉ phân tích nội dung của tác phẩm, Vuihoc còn đi vào làm rő đặc điểm thơ ca của tác giả Nguyễn Trãi và mạch cảm xúc của ông khi sáng tác tác phẩm.

1. Soạn bài Bảo kính cảnh giới sách văn 10 Kết nối tri thức

1.1 Soạn bài Bảo kính cảnh giới trước khi đọc 

Câu 1: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

- Một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà em đã có cơ hội đọc là:

  • Một số tác phẩm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước,...

  • Một số tác phẩm thể thơ thất ngôn bát cú: Qua đèo ngang, Bạch đằng giang,...

>> Xem thêm: Soạn văn 10 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

Câu 2: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

- Một số đặc điểm hình thức giúp người đọc có thể dễ dàng nhận ra thể loại của bài thơ đó là:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú: Tác phẩm gồm tổng tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Trong đó có câu 1,2 và 4 hoặc chỉ có câu 2 và câu 4 có hiệp vần với nhau ở chữ cuối cùng trong câu đó. 

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Tác phẩm gồm tổng bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Trong đó câu 1,2,4 có gieo vần ở cuối câu.

1.2 Soạn bài Bảo kính cảnh giới trong khi đọc 

Câu 1: Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng

- Các động từ cần chú ý: đùn đùn, phun, đàn, tịn, hóng mát,...

- Các tính từ cần chú ý: rợp trương, thức đỏ, ngày trường,...

- Các từ láy cần chú ý: đùn đùn, dắng dỏi, lao xao,...

- Câu thơ sáu tiếng cần chú ý: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”, “Rồi hóng mát thuở ngày trường”,...

Câu 2: Hình dung về bức tranh cuộc sống

Bức tranh cuộc sống này có sự xuất hiện hòa hợp giữa thiên nhiên và con người với các gam màu nóng như màu đỏ của hoa lựu, màu vàng của ánh sáng mặt trời, màu hồng của hoa sen và màu xanh của cây hòe. Lúc này cảnh thiên nhiên rất sôi động, tràn đầy sức sống. Là nơi ở của những con người bình dị mang đậm bản sắc làng quê Việt Nam. Tất cả những đặc điểm này đã tạo nên bức tranh mùa hè xinh đẹp tại nước nhà.

1.3 Soạn bài Bảo kính cảnh giới sau khi đọc 

Câu 1 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

- Thể loại của tác phẩm: Thơ Nôm đường luật

- Bố cục: Chia thành hai phần

  • Phần 1 gồm 6 câu thơ đầu với nội dung miêu tả bức tranh mùa hè

  • Phần 2 gồm 2 câu thơ cuối là tâm trạng và mong muốn của nhà thơ

Câu 2 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ mở đầu “Rồi hóng mát thuở ngày trường” cho thấy phần nào tâm trạng và cuộc sống của nhân vật trữ tình. 

- Chữ “rồi” ở ngay đầu mang nghĩa rảnh rỗi, nhàn nhã, thư thái. Chỉ qua một từ đã thể hiện được cuộc sống lúc đó của tác giả Nguyễn Trãi. Câu thơ ngắn ngủi nhưng đã vẽ ra được bức tranh có con người thảnh thơi ngồi ngắm cảnh.

- Nhưng đó cũng là nỗi sầu của nhà yêu nước, chiến sĩ cách mạng khi mà đất nước đang lâm nguy lại chỉ có thể ngồi không hóng mát, không có cách nào cống hiến giải cứu đất nước.

 

Câu 3 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

- Cách từ ngữ, hình ảnh đã được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh mùa hè có thể kể đến: thạch lựu, hòe lục, cầm ve, hồng liên trì,...

- Khung cảnh đó có màu xanh của cây hoa hòe, có màu đỏ của cây hoa lựu, có cả màu hồng của bông sen và màu vàng chói của ánh mặt trời ban chiều.

- Cây hòe là loài cây xuất hiện đầu tiên trong đầu câu thơ. Đây là loài cây đặc trưng của vùng đất Bắc Bộ, nó phổ biến đến mức có thể gặp dễ dàng ở mọi nơi.Tác giả đã kết hợp sử dụng tính từ láy toàn phần “đùn đùn” với động từ mạnh “giương” để hỗ trợ miêu tả sự nảy nở, sum suê của cây hòe khiến cho cây hòe nói riêng và cả bức tranh trở nên có hồn không.

- Không chỉ cảm nhận bức tranh mùa hè bằng thị giác, tác giả Nguyễn Trãi còn cảm nhận bằng cả thính giác và khứu giác. Động từ mạnh “phun” kết hợp với nhịp thơ ¾ đã làm cho cảnh vật nổi rő hơn nhưng lại rất nhẹ nhàng mát dịu chứ không bị oi bức chói chang bởi nắng mùa hè.

- Tác giả đã chọn thời gian cuối ngày để miêu tả nhưng dù cho mặt trời đã lặn thì mùa hè Bắc Bộ vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ mang tính gợi cao như “phun”, “đùn đùn”, “lao xao”, “dắng dỏi”, “giương”,...

- Sự đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và cách miêu tả thiên nhiên của tác giả Nguyễn Trãi được thể hiện qua những chi tiết:

- Bằng cách sử dụng bút pháp tả cảnh một cách tinh tế tác giả đã thể hiện được những đặc trưng của mùa hè vùng Bắc bộ qua tác phẩm. Dù tất cả cảnh vật thiên nhiên đều rất giản dị, dường như không có gì quá nổi bật nhưng vẫn có thể đem lại cho người đọc cảm giác bất ngờ mới lạ như mới được nhìn thấy lần đầu.

- Không giống như phần lớn các nhà thơ Trung đại khác, tác giả Nguyễn Trãi không chọn cách sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình mà nhẹ nhàng khắc họa từng hình ảnh thiên nhiên một cách sinh động mà chân thực nhất.

Câu 4 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

- Cuộc sống của con người đã được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh và hình ảnh: 

  • Hình ảnh một làng ngư dân đánh cá với những tiếng “lao xao” của những con người lao động đang chăm chỉ miệt mài làm việc.

  • Đó là bức tranh “lầu tịch dương” đã tái hiện cuộc sống của con người cùng với âm thanh cũng đàn ve kêu gọi hè về.

  • Mối liên hệ giữa khung cảnh mùa hè đó với những ước nguyện của nhân vật trữ tình gửi gắm trong hai câu thơ cuối:

=> Khung cảnh mà tác giả khắc họa lên chính là hình ảnh cuộc sống no đủ hạnh phúc của người dân.Qua đó ta có thể cảm nhận được nguyện ước của nhân vật trữ tình chính là có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để có thể ca ngợi cuộc sống hiện nay. Khát vọng ấy không chỉ bó hẹp trong một ngôi làng nhỏ, phạm vi nhỏ mà còn dành cho mọi miền quê, mọi con người trên toàn thế giới. Khát vọng lớn nhất của nhân vật trữ tình, của tác giả Nguyễn Trãi chính là mong ước toàn nhân loại có một cuộc sống yên bình ấm no đủ đầy.

Câu 5 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ?

- Vị trí của câu lục ngôn trong tác phẩm: Ở câu đầu tiên và câu thơ cuối cùng

- Giá trị của hai câu thơ lục ngôn: Chỉ qua hai câu thơ sáu chữ đã có thể gây ra được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về cả mặt nội dung lẫn hình thức. Ngoài ra nó còn thể hiện được phong cách riêng biệt của nhà thơ. 

Câu 6 trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

- Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được:

  • Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi, ông là người yêu thiên nhiên, luôn sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên. Tác giả luôn muốn hòa mình với thiên nhiên, chan hòa với vạn vật nhưng vẫn không quên thực tại.

  • Nhà thơ Nguyễn Trãi còn là một người toàn tài, văn vő song toàn. Không chỉ tài năng mà ông còn giữ được cho mình một tâm hồn trong sáng, luôn sống trung thực đứng đắn. Gần như cả cuộc đời mình ông đã dành để nghĩ cho hạnh phúc của nhân dân, là khát khao ấm no hạnh phúc của toàn nhân loại.

1.4 Kết nối đọc viết trang 23 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)

Tác phẩm Bảo kính cảnh giới của nhà thơ Nguyễn Trãi tuy vẫn sử dụng phong cách của thơ Đường nhưng ông vẫn có sự phá cách, khác biệt so với các nhà thơ trung đại khác. Ông đã thả được nét đặc trưng của mình bằng cách biến bài thơ thất ngôn thông thường trở nên mới lạ hơn khi thêm hai câu sáu chữ vào. Thêm vào đó là sự ngắt nhịp mới lạ với nhịp một, hai và ba cùng với thanh bằng ở trong mỗi cuối câu. Thanh bằng này như một tiếng thở dài trong từng câu thơ nhưng cũng không quá não nề buồn bã. Chính vì sự mới lạ phá cách này đã góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân, khiến người đọc dễ nhận ra tác phẩm của tác giả Nguyễn Trãi.

2. Soạn bài Bảo kính cảnh giới sách văn 10 Chân trời sáng tạo

2.1 Câu 1 trang 44 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).

- Tác giả Nguyễn Trãi đã quan sát rất kỹ bức tranh ngày hè và đã khéo léo miêu tả bức tranh đó một cách chân thực và sống động để nói lên tình yêu thiên nhiên đất nước của chính bản thân mình.

- Cách sử dụng hình ảnh sống động “đùn đùn” mang nghĩa dồn dập tuôn chảy ra, “giương” rộng ra, “phun”, “tiễn”,... để tạo nên sự căng tràn sức sống của vạn vật trong mùa hè. Tất cả những hình ảnh kết hợp lại khiến cho mùa hè vừa quen thuộc lại vẫn mới lạ, ấn tượng.

- Tác giả Nguyễn Trãi không chỉ sử dụng thị giác sắc bén của mình mà còn phối hợp với thính giác và khứu giác để có thể cảm nhận mùa hè một cách trọn vẹn nhất, toàn diện nhất.

2.2 Câu 2 trang 44 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- Nét đặc sắc của bài thơ đã được tác giả thể hiện qua:

  • Thể thơ đặc biệt, thất ngôn xen lục ngôn với cách ngắt nhịp độc đáo

  • Câu đầu tiên và câu cuối cùng (Câu 1 và câu 8) chỉ có sáu chữ.

  • Câu thứ ba và thứ tư sử dụng cách ngắt nhịp ¾.

  • Câu đầu tiên và câu cuối cùng có thể tách trở thành một câu hoàn chỉnh. Đây là sự khác biệt với các bài thơ Đường luật khác bởi theo truyền thống thông thường câu một và câu hai phải gắn với nhau thành một chỉnh thể, câu bảy và câu tám cũng phải gắn liền với nhau như vậy.

=> Tất cả những nét đặc sắc này đã tạo ra dấu ấn cá nhân trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi. Qua đó còn thể hiện được tài quan sát sự vật hiện tượng và khả năng mang những điều mình thấy vào các tác phẩm văn học của ông cùng với tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp của tác giả.

2.3 Câu 3 trang 44 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện xuyên suốt:

  • Câu đầu tiên: Thể hiện tâm trạng thanh thản thư thái của tác giả đang ngắm cảnh thiên nhiên.

  • Câu thứ hai đến câu thứ sáu: Là tâm trạng rộn ràng, phấn chấn của tác giả trước cảnh thiên nhiên ngày hè.

  • Hai câu thơ cuối cùng: Thể hiện niềm yêu thương tha thiết của tác giả với đất nước, với cuộc đời.

  • Từ mạch cảm xúc đó ta có thể cảm nhận được tác giả Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, luôn sống hòa mình với thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu đất nước yêu nhân dân. 

 

VUIHOC gửi đến các em bài Soạn bài Bảo kính cảnh giới văn 10 kết nối tri thức và chân trời sáng tạo. Qua bài soạn này hy vọng có thể giúp các em có góc nhìn đa chiều hơn về tác phẩm cũng như cảm nhận được bức tranh ngày hè căng đầy sức sống mà tác giả Nguyễn Trãi đã mang vào bài thơ.

 

Nguồn: 

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-bao-kinh-canh-gioi-van-10-ket-noi-tri-thuc-va-chan-troi-sang-tao-2684.html